Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Giảng1.6 Chương 6 – Kế Toán Các Quá Trình Kinh Doanh Chủ Yếu mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
6.1. GIAI ĐOẠN CUNG CẤP 6.1.1. Nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ kế toán 6.1.1.1. Nội dung Quá trình cung cấp (quá trình dự trữ để sản xuất) là quá trình thu mua, dự trữ các loại nguyên liệu, công cụ dụng cụ và tài sản cố định,…để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường, liên tục.
6.1.1.2. Yêu cầu
– Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của quá trình cung cấp vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính. – Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. – Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. – Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính của quá trình cung cấp. – Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước. – Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
6.1.1.3. Nhiệm vụ
– Phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ tình hình thu mua, kết quả thu mua trên các mặt số lượng chất lượng giá cả quy cách. – Phản ánh và giám đốc chặt chẽ tình hình bảo quản sử dụng các loại vật tư tài sản theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
6.1.2. Tài khoản sử dụng
– Tài khoản 111 “Tiền mặt” – Tài khoản 112 “ Tiền gửi ngân hàng” – Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” – Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường” – Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” – Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”
– Tài khoản 141 “Tạm ứng” – Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” – Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” – Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” – Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” – Tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh ” – ….. Nội dung và kết cấu tổng quát của các tài khoản này
6.1.3. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
– Khi được cấp vốn kinh doanh bằng chuyển khoản qua ngân hàng ghi: Nợ TK 112 “tiền gửi ngân hàng” Có TK 411 “nguồn vốn kinh doanh ”
– Khi được cấp hoặc nhận vốn liên doanh hay cổ đông bằng TSCĐ, vật liệu, công cụ dụng cụ hay tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nếu là Tài sản cố định hữu hình Nợ TK 213: Nếu là Tài sản cố định vô hình Nợ TK 152: Nếu là nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153: Nếu là công cụ, dụng cụ Nợ TK 111: Nếu là tiền mặt ….
Có TK 411 “nguồn vốn kinh doanh ”
– Khi rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 “Tiền mặt” Có TK 112 “TGNH”
-Trường hợp mua hàng, hàng về hóa đơn cùng về:
+ Khi dùng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho đã kiểm kê đủ, căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi: Nợ TK 152“nguyên liệu, vật liệu”, 153 “công cụ, dụng cụ”: giá chưa thuế Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”: thuế GTGT đầu vào Có TK 111 “tiền mặt”, 112 “TGNH”, 331 “PTNB”: tổng số tiền chưa bán
+ Chi phí vận chuyển nguyên liệu, công cụ dụng cụ đã mua về nhập kho: Nợ TK 152“nguyên liệu, vật liệu”, 153 “công cụ, dụng cụ”: giá chưa thuế Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”: thuế GTGT đầu vào Có TK 111 “tiền mặt”, 112 “TGNH”, 331 “PTNB”: tổng số tiền thanh toán
Nợ TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”, 153 “công cụ, dụng cụ” Có TK 111 “tiền mặt”
+ Khi chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi thu mua hàng, đi công tác, đi nghỉ phép,… Nợ TK 141 “tạm ứng” Có TK 111 “tiền mặt”
+ Khi thanh toán tạm ứng bằng vật liệu, CCDC nhập kho hay đã trả chi phí thu mua VL, CCDC: Nợ TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”, 153 “công cụ, dụng cụ”: giá chưa thuế Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”: thuế GTGT đầu vào Có TK 141 “tạm ứng”: tạm ứng
+ Trường hợp nhập khẩu hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh những sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”, 153 “công cụ, dụng cụ”: theo giá mua cộng thuế nhập khẩu Có TK 111 “tiền mặt”, 112 “TGNH”, 331: giá mua
Có TK 333 (3333) thuế nhập khẩu phải nộp
Và ghi
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu. Có TK 333 (33312): thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu.
+ Khi dùng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng để trả nợ cho người bán trong thời hạn qui định từ đó được hưởng chiết khấu thanh toán: Nợ TK 331 “phải trả người bán”: theo số phải thanh toán Có TK 111 “tiền mặt”, 112 “TGNH”: số thực trả Có TK 515 “doanh thu tài chính”: phần được chiết khấu
+ Khi mua TSCĐ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh : Nợ TK 211, 213 – Theo giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”: thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: giá thanh toán
+ Khi phát sinh các chi phí trả trước cho nhiều kỳ như chi phí thuê xưởng, nhà kho, văn phòng, mua các loại bảo hiểm,… Nợ TK 142 “chi phí trả trước ngắn hạn” Nợ TK 242 “chi phí trả trước dài hạn” Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”: thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: giá thanh toán
– Trường hợp mua hàng, hóa đơn về, hàng chưa về:
+ Hàng đã mua hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng đến cuối tháng vẫn chưa về nhập kho thì phải coi là hàng mua đang đi đường cuối tháng căn cứ vào hóa đơn của bên bán, kế toán ghi: Nợ TK 151“hàng đang đi đường” Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”: thuế GTGT đầu vào Có TK 331 “phải trả người bán”: tổng số tiền chưa bán
+ Sang tháng sau hàng về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153 Có TK 151
– Trường hợp mua hàng, hàng về hóa đơn chưa về
+ Trong trường hợp này kế toán chưa biết giá trị thực tế của lô hàng nên phải ghi theo giá tạm tính
Nợ TK 152“nguyên liệu, vật liệu”, 153 “công cụ, dụng cụ”: giá tạm tính Có TK 331: giá tạm tính
+ Khi hóa đơn về, căn cứ vào giá trị thực tế của lô hàng trên hóa đơn, đối với trường hợp này có hai cách hạch toán như sau
Cách 1: Theo cách này kế toán ghi bút toán đảo của bút toán tạm tính và ghi lại như trường hợp hàng về và hóa đơn cùng về Cách 2: Ghi bổ sung
– Nếu giá trị thực tế lớn hơn giá trị tạm tính, kế toán ghi: Nợ TK 152“nguyên liệu, vật liệu”, 153 “công cụ, dụng cụ”: phần chênh lệch của giá trị nguyên vật liệu Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”: thuế GTGT đầu vào Có TK 331 “PTNB”: phần chênh lệch thanh toán với người bán
– Nếu giá trị thực tế nhỏ hơn giá trị tạm tính, kế toán ghi: Nợ TK 152“nguyên liệu, vật liệu”, 153 “công cụ, dụng cụ”: phần chênh lệch của giá trị nguyên vật liệu (ghi âm) Nợ TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”: thuế GTGT đầu vào Có TK 331 “PTNB”: phần chênh lệch thanh toán với người bán (ghi âm)
Sơ đồ hạch toán
6.2. GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT 6.2.1. Nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ kế toán 6.2.1.1. Nội dung
Quá trình sản xuất là quá trình phát sinh các khoản chi phí về nguyên liệu, chi phí hao mòn tài sản cố định, chi phí tiền lương công nhân sản xuất và các chi phí khác để tổ chức sản xuất ra sản phẩm theo kế hoạch đã định trước.
Kế toán quá trình sản xuất là tập hợp những chi phí sản xuất đã phát sinh trong quá trình sản xuất theo tính chất kinh tế, theo công dụng và nơi sử dụng chi phí sau đó tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kế toán nhằm mục đích chế tạo ra sản phẩm, theo qui định hiện nay gồm:
– Chi phí vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động doanh nghiệp dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm, có đặc điểm khi sử dụng là tham gia vào từng kỳ sản xuất, giá trị của chúng được tính vào chi phí sản xuất, hình thành nên giá thành của sản phẩm. Chi phí vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ bán thành phẩm mua ngoài sử dụng cho trực tiếp sản xuất. – Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. – Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh tại nơi sản xuất sản phẩm trừ chi phí vật liệu, nhân công trực tiếp, gồm: Khấu hao tài sản cố định phục vụ cho phân xưởng, tiền điện, nước, điện thoại trong phạm vi phân xưởng, nhân viên quản lý phân xưởng,…
6.2.2.2. Yêu cầu
– Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của quá trình sản xuất vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính. – Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. – Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. – Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính của quá trình sản xuất. – Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước. – Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được
6.2.2.3. Nhiệm vụ – Phản ánh một cách có hệ thống toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đồng thời giám đốc các chi phí đó theo định mức kỹ thuật, theo dự toán và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. – Theo dõi chặt chẽ số lượng chất lượng sản phẩm hoàn thành về mặt giá trị và hiện vật. – Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. – Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
6.2.2. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Định kỳ, kế toán phải tổng hợp các khoản chi phí để xác định giá thành sản phẩm sản xuất và đã hoàn thành. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là quá trình tương đối phức tạp và là trọng tâm của kế toán doanh nghiệp sản xuất, thường các bước:
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ .
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Tập hợp chi phí sản xuất chung
Bước 2: Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí đã tập hợp ở bước 1 cho từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành.
Đối với các chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) thường được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng nên vào thời điểm cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển sang tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, trường hợp doanh nghiệp không tổ chức theo dõi riêng thì đến thời điểm cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ cho từng đối tượng
Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm
Chú ý trong quá trình sản xuất có thể có những chi phí do tính chất hoặc do yêu cầu quản lý đã được tính trước vào chi phí, mặc dù thực tế chưa phát sinh chi phí. Những chi phí này được gọi là chi phí phải trả như một món nợ phải trả khi thực tế phát sinh chi phí như: trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất hay trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định,…
6.2.3. Tài khoản sử dụng
– TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, – TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, – TK 627 – Chi phí nhân công trực tiếp, – TK 154 – Chi phí SXKD dở dang, – TK 334 – Phải trả công nhân viên: Tài khoản này theo dõi tiền lương tiền thưởng cần thanh toán cho người lao động – TK 338 – Phải trả phải nộp khác: theo dõi các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,…
Kết cấu của các tài khoản như sau:
6.2.4. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
+ Khi xuất kho vật liệu để sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, ghi :
Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 152 (chi tiết theo từng loại vật liệu theo giá thực tế)
+ Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà được giao ngay cho bộ phân sản xuất để chế tạo sản phẩm :
Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng – giá chưa có thuế)
Nợ TK 133 (thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331,…:(giá thanh toán)
+ Đối với DN không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi :
Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng – giá đã bao gồm thuế)
Có TK 111, 112, 331…(tổng giá thanh toán)
+ Trường hợp vật liệu do DN tự sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công hoàn thành được đưa ngay vào sản xuất sản phẩm :
Nợ TK 621 ( chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 154 (chi tiết tự sản xuất hoặc thuê ngoài gia công)
+Trường hợp vật liệu thừa sử dụng không hết :
– Nếu nhập lại kho : Nợ TK 152 (chi tiết cho từng loại vật liệu) Có TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng)
– Nếu để tại phân xưởng sử dụng cho tháng sau thì kế toán dùng bút toán đỏ để điều chỉnh : Nợ TK 621
Có TK 152
Sang đầu tháng sau ghi lại bằng mực thường số vật liệu thừa để chuyển thành chi phí của kỳ sau (coi như vật liệu xuất sử dụng cho tháng sau) Nợ TK 621
Có TK 152
Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì vào thời điểm cuối kỳ dựa theo bản kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ kế toán tính ra giá trị nguyên vật liệu đã dùng:
Nợ TK 621
Có TK 611
+ Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ để kết chuyển vào TK tính giá thành :
Nợ TK 154 (Kê khai thường xuyên)
Nợ TK 631 (Kiểm kê định kỳ)
Có TK 621
+Khi tính tiền lương , tiền ăn giữa ca và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh trong kỳ :
Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí)
Có TK 334
+Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân sản xuất :
Nợ TK 622 (Chi tiết)
Có TK 338 (Chi tiết TK 3382, 3383, 3384, 3386)
+Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch để tính vào chi phí của kỳ này:
Nợ TK 622 (Chi tiết)
Có TK 335
+Khoản chi bằng tiền đã thanh toán cho công nhân sản xuất lao động theo thời vụ (lao ộng ngắn hạn)
Nợ TK 622
Có TK 111
Nợ TK 154 (Kê khai thường xuyên)
Nợ TK631 (Kiểm kê định kỳ)
Có TK 622
+ Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân phục vụ và nhân viên quản lý ở phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 334
+ Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ 22% trên tiền lương của công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 338 (Chi tiết TK 3382, 3383, 3384, 3386)
+ Khi xuất kho vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất như sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định hay quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng :
Nợ TK 627(6272)
Có TK 152 (kê khai thường xuyên),
Hoặc Có TK 611 (kiểm kê định kỳ)
+ Giá trị của công cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ một lần :
Nợ TK 627 (6273)
Có TK 153 (kê khai thường xuyên),
Hoặc Có TK 611 (kiểm kê định kỳ)
+ Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng sản xuất theo phương pháp phân bổ dần, giá trị phân bổ lần 2 của công cụ báo hỏng hoặc mất :
Nợ TK 627 (6273)
Có TK 242
+ Khấu hao TSCĐ đang dùng tại phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627(6274)
Có TK 214
+ Chi phí điện, nước điện thoại, thuê nhà xưởng, nhà kho, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài thuộc phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 (6277, 6278) : Giá chưa thuế
Nợ TK 133 : Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 111, 112, 331 : Giá thanh toán
+ Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
Nợ TK 627 (6277, 6278) Giá đã có thuế
Có TK 111, 112, 331
+ Trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định có kế hoạch, phân bổ chi phí sửa chữa lớn không có kế hoạch thuộc phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 (6277)
Có TK 335, 352
Có TK 242
+ Nếu có phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung
Nợ TK 138 (1388), 111
Có TK 627
Nợ TK 154 (kê khai thường xuyên)
Nợ TK 631 (kiểm kê định kỳ)
Có TK 627
+ Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ:
Nợ TK 632
Có TK 627
Chú thích: (1): Chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu,…dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm hay quản lý phân xưởng (2): Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản trích theo lương (3): Chi phí phải trả được ghi nhận trong kỳ (4): Chi phí khác ở phân xưởng đã thanh toán bằng tiền hay chưa thanh toán (5): Chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng (6): Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất (7): Phân bổ chi phí trả trước cho kỳ này (8): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (9): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (10): Kết chuyển chi phí sản xuất chung (11): Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho (12): Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ 6.3. GIAI ĐOẠN TIÊU THỤ
6.3.1. Nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ kế toán
6.3.1.1. Nội dung
Sau khi doanh nghiệp sản xuất xong sản phẩm thì phải đẩy nhanh việc bán sản phẩm ra gọi đó là tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi lại vốn để có thể tiếp tục quá trình sản xuất sau. Thành phẩm của doanh nghiệp được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền hoặc người mua đồng ý thanh toán, đồng thời doanh nghiệp mất quyền sở hữu về thành phẩm.
Trong quá trình tiêu thụ doanh nghiệp phải phản ánh được:
– Doanh thu bán hàng – Các chi phí: Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sau quá trình tiêu thụ thì doanh nghiệp xác định được lãi lỗ như sau:
– Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – ( Hàng bán bị trả lại + Giảm giá +CKTM + Thuế TTĐB, Thuế xuất khẩu,
Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
– Lãi (lỗ) hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ = Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
6.3.1.2. Yêu cầu
– Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của quá trình tiêu thụ vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
– Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
– Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
– Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính của quá trình tiêu thụ.
– Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
– Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
6.3.1.4. Nhiệm vụ
– Theo dõi tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm một cách chính xác theo các chỉ tiêu giá trị và hiện vật.
– Theo dõi chặt chẽ các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
– Xác định đúng đắn giá vốn của hàng đã bán và cuối kỳ xác định kết quả kinh
doanh.
6.3.2. Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình tiêu thụ thành phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản sau để ghi chép: TK 111, TK 112, TK 131, TK 152, TK 153, TK 155, TK 214, TK 334, TK 511, TK 632, TK 641, TK 642, TK 133, TK 331.
6.3.3. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
6.3.3.1. Hạch toán doanh thu tiêu thụ
Khi xuất kho sản phẩm để bán trực tiếp cho khách hàng hoặc giao hàng ngay tại xưởng không qua kho (SP đã xác định là tiêu thụ) .
– Xác định giá vốn của số sản phẩm đã tiêu thụ : Nợ TK 632 Có TK 155 (ZTT của SP xuất kho) Có TK 154 (ZTT của SP hoàn thành, nếu giao hàng tại xưởng không qua kho)
– Căn cứ vào HĐ GTGT phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế : Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (DT bán hàng là giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 (thuế GTGT phải nộp đầu ra)
Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Phản ánh doanh thu (căn cứ vào hóa đơn bán hàng)
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (DT bán hàng là giá đã có thuế GTGT)
Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 511
Có TK 3331
Khi xuất sản phẩm gửi đi nhưng chưa xác định là tiêu thụ (nhờ bán đại lý, ký gửi, hoặc hàng chuyển đi theo hợp đồng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán)
Nợ TK 157 (chi tiết cho từng đối tượng gứi đi)
Có TK 155, 154 (ZTT của SP)
Khi được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán toàn bộ hoặc một phần số hàng đã chuyển giao (ở trường hợp 2)
+ Kết chuyển giá vốn (giá thành thực tế ) của số sản phẩm gửi bán đã tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 157
+ Căn cứ vào HĐGTGT Phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT: .Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế :
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (DT bán hàng là giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp đầu ra)
Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
+ Phản ánh doanh thu (căn cứ vào hóa đơn bán hàng)
Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 (DT bán hàng là giá đã có thuế GTGT)
+ Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 511
Có TK 3331 Trường hợp tiêu thụ qua các đại lý, ký gửi
* Hạch toán bên có hàng gửi bán (Chủ hàng) – Khi đem SP để gửi cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý hoặc ký gửi.
Nợ TK 157
Có TK 154, 155
– Khi SP giao cho các đại lý đã bán được. Căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của SP đã tiêu thụ do các đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về.
– Phản ánh doanh thu và thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu theo giá bán chưa có thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Đối với DN chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (DT bán hàng là giá đã có thuế GTGT)
– Đồng thời kết chuyển giá vốn số hàng gửi bán đại lý đã tiêu thụ :
Nợ TK 632
Có TK 157
-Phản ánh số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý :
Nợ TK 641 (Hoa hồng dành cho đại lý giá chưa thuế)
Nợ TK 133 (Thuế GTGT/hoa hồng)
Có TK111, 112, 131(Tổng số tiền hoa hồng trả cho đại lý)
* Hạch toán Đơn vị nhận bán hàng đại lý
– Khi hàng hóa nhận đại lý đã bán được :
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 331 :(Phải trả cho chủ hàng theo tổng giá thanh toán)
– Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 – Hoa hồng trừ vào khoản nợ phải trả cho chủ hàng theo giá đã có thuế
Có TK 511 – Hoa hồng được hưởng theo giá chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
– Khi trả tiền bán hàng cho chủ hàng
Nợ TK 331
Có TK 111, 112 (Số tiền thanh toán = Số phải trả cho chủ hàng theo tổng giá thanh toán – Hoa hồng)
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp
Bán trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng mà khách hàng phải trả trước cho DN một khoản tiền khi nhận hàng, khoản còn lại được trả chậm trong một thời gian nhất định và phải chịu khoản lãi do trả chậm.
– Phản ánh giá vốn của SP do bán trả chậm, trả góp.
Nợ TK 632
Có 155, 154
Phản ánh Doanh thu hàng do bán trả chậm, bán trả góp :
Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :
+ Khoản tiền mà khách hàng thanh toán cho DN bao gồm : doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay tại thời điểm bán (chưa có thuế GTGT), thuế giá trị gia tăng phải nộp và khoản lãi do trả chậm :
Nợ TK 111, 112: Số tiền khách hàng thanh toán lần đầu khi nhận hàng
Nợ TK 131: Số tiền trả chậm, trả góp
Có TK 511: Doanh thu theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 : Thuế giá trị gia tăng tính trên doanh thu chưa có thuế
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện ( lãi bán hàng trả chậm )
+ Định kỳ khi thu tiền bán hàng lần tiếp theo :
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
Đồng thời Ghi nhận tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ vào doanh thu tài chính.:
Nợ TK 3387 – Tiền lãi trả chậm tương ứng với số tiền thực thu
Có TK 515 – Tiền lãi trả chậm
Nếu DN chịu thuế GTGT theo PP trực tiếp hoặc không thuộc diện nộp thuế GTGT :
+ Khoản tiền mà khách hàng thanh toán cho DN bao gồm : doanh thu bán hàng tại thời điểm bán (đã có thuế GTGT), khoản lãi do trả chậm :
Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền khách hàng thanh toán
Có TK 511: Doanh thu ( giá bán trả tiền ngay đã có thuế GTGT)
Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (lãi bán hàng trả chậm)
+ Khi thu tiền bán hàng lần tiếp sau :
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
+ Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ :
Nợ TK 3387
Có TK 515
Trường hợp bán hàng theo phương thức trao đổi hàng không tương tự.
+Phản ánh giá vốn của sản phẩm xuất trao đổi :
Nợ TK 632 – Giá thành thực tế xuất kho
Có TK 155
+ Căn cứ vào HĐGTGT Phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư hàng hóa khác:
Nợ TK 131 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – DT theo giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
+ Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi về và có hóa đơn GTGT :
Nợ TK 152, 153, 156 – Nhập kho theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào
Có TK 131 – Tổng giá thanh toán
+ Khi nhận vật tư hàng hóa trao đổi về và không có hóa đơn GTGT :
Nợ TK 152, 153, 156, 211 (giá thanh toán)
Có TK 131
+ Quá trình trao đổi hoàn thành, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng : – Nếu trị giá hàng đem trao đổi lớn hơn trị giá hàng nhận được thì khoản chênh lệch được bên trao đổi thanh toán :
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
– Nếu trị giá hàng đem trao đổi nhỏ hơn trị giá hàng nhận được thì khoản chênh lệch được DN thanh toán cho bên trao đổi : Nợ TK 131
Có TK 111, 112
Trường hợp SP dùng để trả luơng cho người lao động :
+ Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm xuất kho :
Nợ TK 632
Có TK 155
+ Phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ để trả lương cho công nhân viên :
Nợ TK 334 – Tổng giá thanh toán
Có TK 512 – DT nội bộ theo giá chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Trường hợp sản phẩm dùng để biếu tặng, sử dụng nội bộ:
+ Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm xuất :
Nợ TK 632
Có TK 155
+ Phản ánh doanh thu bán hàng theo ZTT của SP:
Nợ TK 353, 627, 641, 642 – Theo ZTT của SP
Có TK 511
Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng:
+ Khi nhận khoản tiền ứng trước của khách hàng
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
+ Khi xuất kho SP gửi cho khách hàng đã ứng trước tiền mua hàng (SP coi như xác định là tiêu thụ)
– Phản ánh giá vốn của SP xuất kho
Nợ TK 632
Có TK 155,154
– Phản ánh doanh thu và thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (Doanh thu theo giá bán chưa thuế)
Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp)
– Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511
Có TK 911 6.3.3.2. Hạch toán chi phí bán hàng
– Trong kỳ khi phát sinh chi phí bán hàng
Nợ TK 641 – Chi tiết cho các TK cấp 2 tương ứng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 334 – Tiền lương phải trả cho NV bán hàng, tiếp thị, . . .
Có TK 338 – Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ 24%
Có TK 152 – VL phục vụ cho quá trình bán hàng
Có TK 153, 242 – Công cụ xuất dùng loại phân bổ 1 lần, phân bổ nhiều lần
Có TK 214 – Trích khấu hao TSCĐ cho hoạt động bán hàng
Có TK 111, 112, 331, 311 – Chi phí dịch vụ mua ngoài đã trả hoặc phải trả trong kỳ thuộc hoạt động bán hàng như: điện, nước, điện thoại, chi phí thu cửa hàng, chi phí thu SC TSCĐ có giá trị không lớn. . .
Có TK 335, 242 – Trích trước SCL TSCĐ có kế hoạch và phân bổ chi phí SCL TSCĐ không có kế hoạch
Có TK 352 – Cuối kỳ trích lập số dự phòng phải trả về sửa chữa, bảo hành SP, hàng hóa
Có TK 111, 112, 141 – Các chi phí khác phát sinh trong kỳ bằng tiền thuộc hoạt động bán hàng
+ Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
Nợ TK 111, 112, 335 . .
Có TK 641
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 để XĐ KQKD
Nợ TK 911
Có TK 641
6.3.3.3. Hạch toán chi phí QLDN
+ Trong kỳ khi phát sinh chi phí QLDN
Nợ TK 642 – Chi tiết các TK cấp 2 tương ứng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 333, 334 – TL và các khoản trích theo lương
Có TK 152, 111, 112, . . . – VL xuất kho hoặc mua về sử dụng ngay dùng cho QLDN
Có TK 153, 242, 111, . . .- Công cụ xuất kho loại P/bổ 1 lần, 2 lần, nhiều lần, hoặc mua về sử dụng ngay.
Có TK 214 – Trích KH TSCĐ đang dùng tại bộ phận QLDN
Có TK 333, 111, 112, 141 – Thuế môn bài, thuế nhà đất, phí và lệ phí phải nộp cho nhà nước
Có TK 2293 – Trích lập Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 111, 112, 331, . . . Điện, nước, điện thoại, . . .
Có TK 351 – Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Có TK 352 – Trích lập dự phòng phải trả cho các khoản tái cơ cấu DN, cho các hợp đồng rủi ro và dự phòng phải trả khác.
Có TK 111, 112, . . . Các chi phí khác phát sinh trong kỳ bằng tiền ngoài các chi phí kể trên
+ Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí QLDN
Nợ TK 111, 112, . . .
Có TK 642
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN sang TK 911 để xác định KQKD
Nợ TK 911
Có TK 642
6.3.3.4. Hạch toán kết quả tiêu thụ
– Cuối kỳ kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần sang TK 911 [chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại và số thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có)
Nợ TK 511
Có TK 911
– Cuối kỳ kết chuyển giá vốn của SP, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ :
Nợ TK 911
Có TK 632
– Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 911
Có TK 641
– Cuối kỳ kết chuyển số chi phí QLDN
Nợ TK 911
Có TK 642
Kết quả tiêu thụ = DT thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH – Chi phí QLDN – Cuối kỳ kết chuyển lãi
Nợ TK 911
Có TK 421
– Nếu lỗ ghi ngược lại :
Nợ TK 421
Có TK 911
Ghi chú: (1): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng hay cán bộ quản lý doanh nghiệp và các khoản trích theo lương (2): Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp (4): thu tiền bán hàng bao gồm giá bán và thuế GTGT phải nộp (5): Giá vốn của hàng đã bán (6): Kết chuyển doanh thu bán hàng (7): Kết chuyển giá vốn của hàng đã bán (8): Kết chuyển chi phí bán hàng (9): Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp (10): Kết chuyển lãi (11): Kết chuyển lỗ (12): số thuế GTGT đầu vào khấu thừ với thuế GTGT đầu ra (13): Nộp thuế cho Nhà nườc
Giảng Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 1
Nguyên lý kế toán (kế toán đại cương) là môn học nền tảng cho các chuyên ngành kế toán khác như kế toán quản trị và kế toán tài chính. Nội dung của các chương có tính liên kết với nhau, yêu cầu các bạn không bỏ lỡ bất cứ chương nào.
Chương 1 để giới thiệu cho các bạn hiểu kế toán là như thế nào nên lý thuyết hơi nhiều, và mình đã tóm gọn hết sức có thể. Qua các chương sau lý thuyết sẽ giảm đi nhiều và bài tập sẽ khó hơn.
Mình lấy tài liệu ở đâu? Sách Nguyên lý kế toán lưu hành nội bộ trường STU.
Phương pháp học
Khái niệm kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
Bên trong doanh nghiệp: các nhà quản trị, các cổ đông, chủ sở hữu và cán bộ công nhân viên.
Đối tượng của kế toán
Là tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Phân loại đối tượng của kế toán
Tài sản của doanh nghiệp bao giờ cũng biểu hiện trên 2 mặt là kết cấu tài sản và nguồn gốc hình thành.
Phân loại theo kết cấu tài sản:
Gồm tài sản ngắn hạn (tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và các thứ tồn kho) và tài sản dài hạn (các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định vô hình hay hữu hình hoặc xây dựng cơ bản dở dang, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác).
Phân loại theo nguồn hình thành tài sản:
Gồm nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn) và vốn chủ sở hữu (vốn góp chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các loại quỹ khác).
Lưu ý, có 2 quỹ đặc biệt không phải vốn chủ sở hữu: quỹ khen thưởng phúc lợi là nợ phải trả ngắn hạn và quỹ phát triễn khoa học – công nghệ là nợ phải trả dài hạn.
Công việc của kế toán
Quan sát đối tượng của kế toán (ví dụ: nguyên vật liệu, dụng cụ trong kho).
Đo lường bằng thước đo hiện vật (ví dụ: 10kg vật liệu…).
Tính toán.
Ghi chép những công việc trên.
Về nội dung: kế toán là công việc quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép bằng con số.
Đối tượng ghi chép: các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Đó là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản của đơn vị kế toán.
Thước đo sử dụng của kế toán
Thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị.
Chức năng của kế toán
Chức năng phản ánh: toàn bộ hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Chức năng giám đốc: theo nghĩa giám sát, kiểm tra và ra quyết định.
Các nguyên tắc kế toán
Nguyên tắc giá gốc: giá trị của tài sản được ghi nhận là giá gốc dù giá thị trường có thay đổi.
Nguyên tắc thực thể kinh doanh: doanh nghiệm là một thực thể, các hoạt động của nó tách rời với chủ sở hữu và danh nghiệp khác (ví dụ: chủ mua xe để đi cá nhân thì không được kế toán vào tài sản doanh nghiệp).
Nguyên tắc bảo thủ: chi phí được ghi nhận khi có bằng chứng (đã xảy ra). Doanh thu được ghi nhận khi có phát sinh (có thể chưa xảy ra như trường hợp bán thiếu).
Nguyên tắc dồn tích: mọi nghiệp vụ kế toán phải được ghi vào sổ kế toán tại thời điểm phát sinh.
Nguyên tắc nhất quán: nhất quán phương pháp kế toán trong suốt kỳ kế toán.
Nguyên tắc trọng yếu: thông tin được coi là quan trọng trong trường hợp thiếu thông tin đó có thể gây sai lệch đáng kể trong báo cáo tài chính. Làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.
Nguyên tắc phù hợp (tương ứng): khi có khoảng tăng lên phải có khoảng bị giảm tương ứng.
Công thức của chương
Tài sản = Vốn chữ sở hữu + Nợ phải trả
Bài tập chương 1 – Một số vấn đề chung của kế toán
Bài tập 1
Với 3 người hợp tác, bạn định thành lập 1 công ty. Bạn dư kiến là công ty mua một nhà xưởng trị giá 400 triệu đồng thanh toán ngay. Một lượng hàng tồn kho 210 triệu đồng, trong đó, 140 triệu sẽ trả ngay, số còn lại sẽ thiếu người bán trong vòng 1 tháng. Công ty cũng sẽ trang bị một xe chở hàng trị giá 500 triệu đồng thanh toán ngay. Sau khi xem xét khả năng, bạn biết có thể nhận 1 khoản vay thế chấp bất động sản là 200 triệu đồng và muốn có một khoản tiền mặt 120 triệu để chi tiêu.
Hãy xác định số vốn 1 người bỏ ra để thành lập công ty (biết tỷ lệ góp vốn mỗi người như nhau)?
Bài tập 2
Hãy lựa chọn những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán trong các sự kiện sau:
Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán người bán.
Xuất hàng hóa trong kho chưa thu tiền.
Trong tháng qua, có quá nhiều nhân viên đi làm trễ.
Đơn vị bị truy thu thuế.
Các khoản chi phí phát sinh tại đơn vị.
Cách thức nhân viên sử dụng thu nhập của mình.
Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Các mâu thuẫn thường xuyên xảy ra trong quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên.
Tình hình mua sắm tài sản cố định của các đối tác có mối quan hệ mua bán với đơn vị.
Cách thức phân phối lãi tại đơn vị.
Bài tập 3
C.ty Minh Hiếu có tình hình tài sản và nguồn vốn tại thời điểm 31/12/201X như sau (ĐVT: 1000 đồng).
Yêu cầu: tính giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Bài tập 4
Anh Hiếu hiện đang có số tiền là 1.200.000 dự định thành lập một doanh nghiệp thương mại với các số liệu sau (ĐVT: 1000 đồng).
Giá trị hàng hóa cần dự trữ ban đầu: 500.000 từ nhà cung cấp X, anh Hiếu phải tiến hành thanh toán 100% ngay khi mua.
Mua nhà để xây dựng trụ sở văn phòng công ty kinh doanh bất động sản Bến Xuân, trị giá căn nhà là 1.000.000, anh Hiếu thanh toán trước 50% phần còn lại ngân hàng hổ trợ vay, thanh toán trong 5 năm, kỳ hạn thanh toán đầu tiên sau thời điểm mua nhà 3 năm.
Mua máy móc, thiết bị văn phòng, dụng cụ làm việc 150.000, thanh toán ngay.
Tài liệu bổ sung: theo dự toán, công ty anh Hiếu sẽ bắt đầu có doanh thu sau 3 tháng hoạt động, các chi phí phát sinh tại công ty mỗi tháng là– Tiền lương nhân viên: 20.000– Tiền điện, nước, điện thoại: 5.000– Chi phí bằng tiền khác: 10.000
Yêu cầu:
Theo anh chị, anh Hiếu có thể tiến hành lập doanh nghiệp với số tiền hiện có hay không?
Anh Hiếu dự tính yêu cầu nhà cung cấp X cho mình nợ lại một phần tiền mua hàng, theo anh chị số tiền mua hàng anh cần phải nợ lại là bao nhiêu?
Bài tập 5
Tại công ty Bến Mơ, trong năm 201X có một số thông tin như sau (ĐVT: 1000 đồng).
Tiền có tại công ty đầu năm: 500.000
Tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong năm lần lược là 10.000.000 và 9.600.000
Tiền có cuối kỳ tại công ty: 600.000
Sau khi đọc các thông tin trên, giám đốc công ty Bến Mơ không đồng ý số tiền cuối kỳ tại công ty. Ông lập luận rằng với dữ liệu 1 và 2 thì tiền còn cuối kỳ của công ty phải là 900.000. Bạn có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao?
Giải bài tập nguyên lý kế toán chương 1
Giảng Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 3
Phản ánh tài khoản, ghi sổ kép và bảng cân đối tài khoản là 3 phần quan trọng trong chương 3 của môn nguyên lý kế toán. Từ chương này sẽ không còn nhiều lý thuyết như các chương trước nữa. Tuy hơi dài nhưng để hiểu và giải bài tập thôi các bạn ạ 😀
Phương pháp học
Phản ánh tài khoảnCác bạn cần nắm loại tài khoản nào tăng bên Nợ hay bên Có, giảm bên Nợ hay bên Có và có số dư hay không. Cách tính số dư cuối kỳ. (Tập trung ở mục 1.2 phần nội dung)
Ghi sổ kép & định khoảnCũng như phản ánh tài khoản (không tính số dư) nhưng các bạn chú ý các bước ghi sổ kép.
Bảng cân đối tài khoảnLà việc phản ánh tất cả tài khoản vào 1 bảng lớn, tính tổng ở tất cả cột Nợ và Có. Các bạn cũng nắm vững quy tắc như Phản ánh tài khoản.
Khái niệm tài khoản
Tài khoản là phương pháp phân loại các đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế. Mỗi đối tượng kế toán khác nhau được theo dõi trên một tài khoản riêng.
Về hình thức biểu hiện thì tài khoản là sổ kế toán được dùng để ghi chép số hiện có, số tăng lên, số giảm xuống cho từng đối tượng kế toán.
Tài khoản được nhà nước quy định thống nhất về tên gọi, số hiệu, nội dung và công dụng.
Kết cấu tài khoản và nguyên tắc phản ánh từng loại tài khoản
Kẽ bảng chữ “T”, bên trái là Nợ (Debits) bên phải là Có (Credits). Chính giữa là số hiệu tài khoản (xem trong hệ thống tài khoản kế toán) như hình dưới.
Tài khoản tài sản
Số hiệu bắt đầu là 1 và 2. Tăng bên Nợ, giảm bên Có và số dự bên Nợ.
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Cộng phát sinh tăng – Cộng phát sinh giảm
Tài khoản nguồn vốn
Số hiệu bắt đầu là 3 và 4. Tăng bên Có, giảm bên Nợ và số dự bên Có.
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Cộng phát sinh tăng – Cộng phát sinh giảm
Tài khoản doanh thu và thu nhập khác
Số hiệu bắt đầu là 5 và 7. Tăng bên Có, bên Nợ kết chuyển (911), không có số dư.
Tài khoản chi phí
Số hiệu bắt đầu là 6 và 8. Tăng bên Nợ, bên Có kết chuyển (911), không có số dư.
Tài khoản 911
Là tài khoản liên kết giữa doanh thu và chi phí. Chi phí kết chuyển ghi bên Nợ, doanh thu kết chuyển ghi bên Có và không có số dư.
Mẹo để nhớ
Tăng bên nợ là Tài sản và Chi phí.
Tăng bên có là Nguồn vốn và doanh thu.
Tài sản ngược với Nguồn vốn và Chi phí ngược với Doanh thu.
Chi phí, doanh thu và 911 không có số dư.
Doanh nghiệp sẽ mở bao nhiêu tài khoản?Doanh nghiệp có bao nhiêu đối tượng kế toán cần theo giỏi thì cần mở bấy nhiêu tài khoản.
Làm sao phân biệt được tài khoản này với tài khoản khác?Thông qua tên gọi và mỗi tên gọi phản ánh đúng đối tượng kế toán cần theo giỏi.
Giả sử chỉ dừng lại ở tên gọi thì có những tài khoản rất dài thì trong học tập và nghiên cứu phải ghi chép rất dài, có cách nào để khắc phục?Dùng số hiệu kế toán.
“Những nghiệp vụ kinh tế làm đối tượng kế toán tăng lên sẽ ghi một bên, làm đối tượng kế toán giảm sẽ ghi vào một bên.” Phát biểu này đúng hay sai?Đúng cmnr 😀
Ghi sổ kép
Khái niệm ghi sổ kép
Các bước ghi sổ kép
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán bị ảnh hưởng trong nghiệp vụ kinh tế.
Bước 2: Xác định tính tăng giảm của đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kinh tế đó.
Bước 3: Tính chất của đối tượng kế toán.
Bước 4: Định khoản.
Ví dụ 1: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 10 triệu.
Bước 1: 112 (Tiền gửi ngân hàng), 111 (tiền mặt).
Bước 2: 112↓, 111↑.
Bước 3: (112 giảm bên có, 111 tăng bên nợ)
Bước 4:
Nợ 111: 1.000.000. Có 112: 1.000.000
Ví dụ 2: Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 50 triệu đồng trả bằng tiền mặt 30 triệu, còn lại nợ người bán.
Bước 1: 221, 111, 331.
Bước 2: 221↑, 111↓, 331↑.
Bước 3:
Bước 4:
Nợ 221: 50.000.000. Có 111: 30.000.000. Có 331: 20.000.000
Các loại định khoản
Khái niệm
Định khoản kế toán là việc ghi nợ vào tài khoản nào và ghi có vào tài khoản nào ^_^
Các loại:
Mẹo lưu ý cho định khoản
Nợ và Có luôn luôn = nhau.
Nợ ghi trước, Có ghi sau và chữ “Có” thục vào bên phải chữ “Nợ” giống như 2 ví dụ trên.
Bảng cân đối kế toán cuối kỳ
Cái này không quan trọng, chỉ là ghi lại tài khoản và số dư cuối kỳ sau các khi hoàn thành tất cả các nghiệp vụ trong kỳ thôi. 😛 (Kiểm tra & thi 96.69% không cho làm cái này)
Bảng cân đối tài khoản
“Số TK” chính là số hiệu tài khoản, phần còn lại nhìn chắc các bạn cũng đủ hiểu, hơi bị đuối khi đề yêu cầu làm bảng này :))
Bài tập chương 3 – Tài khoản và ghi sổ kép
Bài tập 1
Tại doanh nghiệp Sona, trong tháng 1/201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (ĐVT: 1000 đồng)
Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 500.000
Khách hàng X thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt 200.000
Xuất quỹ tiền mặt 5.000 hỗ trợ phong trào xây nhà tình thương của thành phố.
Xuất quỹ tiền mặt 40.000 trả tiền mua nguyên vật liệu cho nhà cung cấp B.
Bổ sung vốn kinh doanh bằng tiền mặt 300.000
Xuất quỹ tiền mặt 400.000 trả tiền vay dài hạn ngân hàng.
Vay ngắn hạn công ty Z một khoản tiền 150.000 trong thời hạn 1 năm, đã nhập quỹ tiền mặt.
Xuất quỹ tiền mặt 50.000 nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước.
Thu khoản phải thu khác bằng tiền mặt 10.000
Cuối kỳ kiểm kê quỹ phát hiện thừa một khoản tiền 1.000 không rõ nguyên nhân.
Yêu cầu:
Hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản tiền mặt.
Tính tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm và số dư cuối kỳ tài khoản tiền mặt. Tài liệu bổ sung: Số dư đầu kỳ là 150.000
Bài tập 2
Tại doanh nghiệp Lee Sin, trong tháng 1/201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (ĐVT: 1000 đồng)
A. Giá trị vốn đầu tư của CSH trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201X là 800.000
Nhà nước cấp cho doanh nghiệp 1 tài sản cố định trị giá 300.000
Doanh nghiệp dùng quỹ đầu tư phát triển bổ sung vốn đầu tư CSH 50.000
Nhận góp vốn tham gia liên doanh bằng tiền mặt 150.000
Thực hiện bút toán kết chuyển nguồn vốn từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản sang vốn đầu tư CSH 400.000
Xuất quỹ tiền mặt trả lại vốn góp công ty A 200.000
Yêu cầu:
Hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản nguồn vốn đầu tư của CSH
Tính tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm và số dư cuối kỳ của tài khoản vốn đầu tư của CSH
Bài tập 4
Tính lương phải trả cho bôn phận quản lý doanh nghiệp 30.000
Tính khấu hao phân bổ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000
Tiền điện, nước, điện thoại phải trả ở các bộ phận quản lý doanh nghiệp 15.000
Chi phí tiếp khách đã chi bằng tiền mặt được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp 5.000
Yêu cầu:
Hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thực hiện bút toán kết chuyển chi phi vào lúc cuối kỳ, tính tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm và số dư cuối kỳ tài khoản thu nhập khác.
Bài tập 5
Hãy ghi sổ kép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây.
Rút quỹ tiền mặt đem gửi vào ngân hàng 2.500.000
Mua hàng hóa nhập kho thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 80.000
Dùng lãi chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển là 10.000
Dùng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bổ sung vốn đầu tư của CSH 200.000
Nhận bổ sung thêm vốn kinh doanh bằng tiền mặt 200.000
Dùng lãi chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triễn 25.000 và quỹ khen thưởng phúc lợi 10.000
Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 10.000 và công dụng cụ trị giá 20.000 chưa thanh toán người bán.
Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một lượng hàng hóa trị giá 50.000 và một tài sản cố định trị giá 100.000
Xuất quỹ tiền mặt trả lương cho công nhân viên là 80.000 và trả các khoản phải trả khác là 10.000
Nhân viên đơn vị thanh toán tạm ứng bằng lượng nguyên vật liệu trị giá 40.000 và công dụng cụ trị giá 20.000
Bài tập 6
Anh Hiếu thành lập công ty với các thông tin như sau (ĐVT: 1000 đồng)
Chuyển khoản góp vốn vào tài khoản ngân hàng của công ty 1.000.000
Mua tài sản cố định hữu hình chưa thanh toán người bán X 500.000
Chuyển khoản trả tiền mua nguyên vật liệu cho người bán Y còn nợ 100.000
Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập bảng cân đối kế toán sau khi kết thúc các nghiệp vụ.
Giải bài tập nguyên lý kế toán chương 3
Nếu không hiểu chổ nào các bạn cứ tự nhiên đặt câu hỏi, mình sẽ giải đáp.
Bài Tập Kế Toán Tài Chính 1 Trong Các Doanh Nghiệp Có Lời Giải
Bài tập kế toán tài chính 1 – Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
1. Bài tập kế toán tài chính 1: Kế Toán vật liệu, công cụ dụng cụ
Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho có tài liệu trong tháng 10/N như sau (1000 đ).
1. Thu mua vật liệu chính nhập kho ,chưa trả tiền cho công ty X. Giá mua ghi trên hóa đơn ( cả thuế GTGT 10% ) là 440.000. Chi phí thu mua đơn vị đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng : 4.200 ( cả thuế GTGT 5%).
2. Mua nguyên vật liệu của công ty K , trị giá thanh toán ( cả thuế GTGT 10%) : 363.000 Hàng đã kiểm nhận , nhập kho đủ.
3. Phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ nhập kho : 5000.
4. Xuất kho một số thành phẩm để đổi lấy dụng cụ với công ty Y ,trị giá trao đổi ( cả thuế GTGT 10% ) 66.000. Biết giá vốn thành phẩm xuất kho 45.000. Thành phẩm đã bàn giao , dụng cụ đã kiểm nhận , nhập kho đủ.
5. Dùng tiền mặt mua một số vật liệu phụ của công ty Z theo tổng giá thanh toán ( cả thuế GTGT 10% ) là 55.000.
6. Trả toàn bộ tiền mua vật liệu ở nghiệp vụ 1 bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%.
7. Xuất kho vật liệu phụ kém phẩm chất trả lại cho công ty K theo trị giá thanh toán 77.000. ( trong đó có cả thuế GTGT 7.000 ). Công ty K chấp nhận trừ vào số tiền hàng còn nợ.
8. Xuất tiền mặt tạm ứng cho cán bộ đi thu mua nguyên vật liệu : 3.000.
YÊU CẦU
1. Định khoản các nghiệp vụ nói trên .
2. Hãy định khoản các nghiệp vụ nói trên trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (bài tập kế toán tài chính 1)
BÀI GIẢI
1. Định khoản các nghiệp vụ nêu trên.
1a) Nợ TK 152 ( VLC) : 400.000
Nợ TK 133 ( 1331) : 40.000
-Có TK 331 ( X) : 440.000
1b) Nợ TK 152 ( VLC) : 4.000
Nợ TK 133 ( 1331) : 2.000
-Có TK 112 : 4.200 2.)
Nợ TK 152 ( VLP ) : 330.000
Nợ TK 133 ( 1331 ) : 33.000
Có TK 331 (X): 363.000
3.) Nợ TK 152 ( PL) :
5.000 -Có TK 711: 5.000
4a) Nợ TK 632 : 45.000 –
Có TK 155: 45.000
4b) Nợ TK 131 (Y) : 66.000
-Có TK 511: 60.000
-Có TK 3331( 33311): 6.000
4c) Nợ TK 153 ( 1531): 60.000
Nợ TK 133 ( 1331): 6.000
-Có TK 131 (Y) : 66.000
5a) Nợ TK 152 ( VLP): 50.000
Nợ TK 133 ( 1331): 5.000
-Có TK 331 (Z) : 55.000
5b) Nợ TK 331 ( Z) : 55.000
-Có TK 111: 55.000
6) Nợ TK 331 (X) : 440.000
-Có TK 515 : 4.400
-Có TK 112 : 435.600
7) Nợ TK 331 (K) : 77.000
-Có TK 133(1331): 7.000
-Có TK 152 (VLP): 70.000
8) Nợ TK 141 : 3.000
-Có TK 111 : 3.000
2. Định khoản các nghiệp vụ nói trên trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp .
1a) Nợ TK 152 ( VLC) : 440.000
-Có TK 331(X): 440.000
1b) Nợ TK 152 (VLC) : 4.200
-Có TK 112 : 4.200 2)
Nợ TK 152 ( VLP) : 363.000
-Có TK 331 ( X) : 363.000
3) Nợ TK 152 ( PL) : 5.000
-Có TK 711: 5.000
4a) Nợ TK 632 : 45.000
– Có TK 155 : 45.000
4b) Nợ TK 131 ( Y): 66.000
-Có TK 511: 66.000 4c)
Nợ TK 153 ( 1531): 66.000
-Có TK 131 ( Y): 66.000
5a) Nợ TK 152 ( VLP) : 55.000
-Có TK 331( Z) : 55.000
5b) Nợ TK 331 ( Z ) : 55.000
-Có TK 111: 55.000
6) Nợ TK 331 ( X): 440.000
-Có TK 515: 4.400
-Có TK 112 : 435.600
7) Nợ TK 331 ( K): 77.000
-Có TK 152 ( VLP) : 77.000
8) Nợ TK 141 : 3.000
-Có TK 111 : 3.000
2. Bài tập kế toán tài chính 2: Kế toán TSCĐ và bất động sản đầu tư
Có tài liệu về TSCĐ tại một Công ty trong tháng 6/N ( 1.000 đồng ):
1. Ngày 7, nhận vốn góp liên doanh dài hạn của công ty V bằng một TSCĐ dùng cho sản xuất theo giá thỏa thuận như sau :
– Nhà xưởng sản xuất : 300.000 , thờI gian sử dụng 10 năm:
– Thiết bị sản xuất : 360.000, thời gian sử dụng 5 năm.
– Bằng sáng chế : 600.000, thời gian khai thác 5 năm.
2. Ngày 10, tiến hành mua một dây chuyền sản xuất của công ty K dùng cho phân xưởng sản xuất .Giá mua phải trả theo hóa đơn ( cả thuế GTGT 5%) 425.880.; trong đó : giá trị hữu hình của thiết bị sản xuất 315.000 ( khấu hao trong 8 năm ); giá trị vô hình của công nghệ chuyển giao 110.880 ( khấu hao trong 4 năm ). Chi phí lắp đặt chạy thử thiết bị đã chi bằng tiền tạm ứng ( cả thuế GTGT 5% ) là 12.600. Tiền mua Công ty đã thanh toán bằng tiền vay dài hạn 50%. Còn lại thanh toán bằng chuyển khoản thuộc quỹ đầu tư phát triển.
3. Ngày 13, Công ty tiến hành thuê ngắn hạn của công ty M một thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng. Giá trị TSCĐ thuê 240.000. Thời gian thuê đến hết tháng 10/N. Tiền thuê đã trả toàn bộ ( kể cả thuế GTGT 10% ) bằng tiền vay ngắn hạn 16.500.
4. Ngày 16, phát sinh các nghiệp vụ :
– Thanh lý một nhà kho của phân xưởng sản xuất , đã khấu hao hết từ tháng 5 /N., nguyên giá 48.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 12%. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 5.000, phế liệu thu hồi nhập kho 10.000.
– Gửi một thiết bị sản xuất đi tham gia liên kết dài hạn với Công ty B , nguyên giá 300.000 ; giá trị hao mòn lũy kế 55.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Giá trị vốn góp được Công ty B ghi nhận là 320.000, tương ứng 21% quyền kiểm soát (bài tập kế toán tài chính 1)
5. Ngày 19 , mua một thiết bị quản lý sự dụng cho văn phòng Công ty. Giá mua ( cả thuế GTGT 5% ) là 315.000, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển , bốc dỡ , lắp đặt đã chi bằng tiền mặt 2.100 ( cả thuế GTGT 5%). Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của TSCĐ là 15 % và thiết bị đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh.
6. Ngày 22, nghiệm thu nhà văn phòng quản lý do bộ phận XDCB bàn giao. Giá quyết toán của ngôi nhà là 1.000.800, vốn xây dựng công trình là nguồn vốn đầu tư XDCB. Thời gian tính khấu hao 20 năm.
7. Ngày 25, tiến hành nghiệm thu công trình sửa chữa nâng cấp một quầy hàng của bộ phận bán hàng bằng nguồn vốn khấu hao. Chi phí sửa chữa nâng cấp thuê ngoài chưa trả cho công ty V ( cả thuế GTGT 5% ) là 189.000. Dự kiến sau khi sửa chữa xong , TSCĐ này sẽ sử dụng trong vòng 5 năm nữa. Được biết nguyên giá TSCĐ trước khi sửa chữa là 300.000, hao mòn lũy kế 240.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%.
8. Ngày 28, tiến hành nghiệm thu một thiết bị sản xuất thuê ngoài sửa chữa lớn đã hoàn thành, bàn giao cho bộ phận sử dụng. Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài chưa trả cho công ty W ( cả thuế GTGT 5% ) là 56.700. Được biết DN đã trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch của thiết bị này là 50.000.
YÊU CẦU:
1. Định khoản các nghiệp vụ nêu trên
2. Xác định mức khấu hao tăng, giảm theo từng bộ phận trong tháng 6/N, biết DN tính khấu hao theo ngày và tháng 6/N có 30 ngày.
3. Xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 6/N biết:
– Tháng 5/N không có biến động tăng giảm TSCĐ
– Mức khấu hao TSCĐ đã trích trong tháng 5/N ở bộ phận sản xuất : 30.000, bán hàng 7.000, quản lý DN 10.000 (bài tập kế toán tài chính 1)
4. Giả sử tháng 7/N không có biến động về TSCĐ . Hãy xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 7 ở từng bộ phận.
BÀI GIẢI
(1) Định khoản các nghiệp vụ nêu trên:
1) Nợ TK 211: 660.000
-2111: 300.000
-2112 : 360.00
Nợ TK 213 ( 2133) : 600.000
-Có TK 411 (V): 1.260.000
2a) Nợ TK 211( 2112) : 300.000
Nợ TK 213( 2138) : 105.600
Nợ TK 133( 1332) : 20.280
-Có TK 331( K) : 425.880
2b) Nợ TK 331( K) : 425.880
-Có TK 341: 212.940
-Có TK 112: 212.940
2c) Nợ TK 211 ( 2113) : 12.000
Nợ TK 133( 1332) : 600
-Có TK 141 : 12.600
2d) Nợ TK 414 : 204.660
-Có TK 411: 204.600
3a) Nợ TK 001 : 240.000
3b) Nợ TK 641 ( 6417): 15.000
Nợ TK 133( 1331) : 1.500
-Có TK 311 : 16.500
4a) Nợ TK 214( 2141) : 48.00
-Có TK 211 ( 2112): 48.000 4b)
Nợ TK 811: 5.000
-Có TK 111: 5.000
4c) Nợ TK 152( phế liệu) : 10.000
-Có TK 711: 10.000
Nợ TK 223 (B): 320.000
Nợ TK 214( 2141) : 55.000
-Có TK 711: 75.000
-Có TK 211( 2112): 300.000
5a) Nợ TK 211( 2114) : 300.000
Nợ TK 133( 1332) : 15.000
-Có TK 112: 315.000
5b) Nợ TK 211( 2114): 2.000
Nợ TK 133 ( 1332) : 100
-Có TK 111: 2.100
6a) Nợ TK 211(2111) : 1.000.800
-Có TK 241( 2412) : 1.000.800
6b) Nợ TK 441: 1.000.800
-Có TK 411 : 1.000.800
7a) Nợ TK 241( 2413) : 180.000
Nợ TK 133( 1332): 9.000
-Có TK 331 ( V) : 189.000
7b) Nợ TK 211( 2111): 180.000
-Có TK 214(2143): 180.000
8a) Nợ TK 241( 2412) : 54.000
Nợ TK 133 ( 1331): 2.700
-Có TK 331 ( W): 56.700
8b) Nợ TK 335: 54.000
-Có TK 241( 2413): 54.000
8c) Nợ TK 627: 4.000
-Có TK 335: 4.000
(2) Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng 6/N:
– Bộ phận bán hàng: (60.000 + 180.000) *6/( 5*12*30) = 800;
– Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 302.000*15%*12/( 12*30) +1.000.800*9/ ( 20*12*30) = 1.510 + 1251= 2.761
– Bộ phận sản xuất :
= 300.000*24/ ( 10*12*30) + 360.000* 24/( 5*12*30) + 600.000*24/ (5*12*30) + 312.000*21/(8*12*30) + 105.600*21/(4*12*30)
= 2.000 + 4.800 + 8.000 + 2.275 + 1540
= 18.615
Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng 6/N tại:
– Bộ phận sản xuất: 300.000 *10%*15/(12*30) = 1.250
– Bộ phận bán hàng : 300.000 * 10% *6/ ( 12*30) = 500
(3) Mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 6/N
– Bộ phận sản xuất : 30.000 + 18.615 – 1.250 = 47.365
– Bộ phận bán hàng : 7.000 + 800 – 500 = 7.300
– Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 10.000 + 2.761 = 12.761
(4) Mức khấu hao tài sản cố định trích trong tháng 7/N
Bộ phận sản xuất :
= 30.000 + 300.000*(10*12) + 360.000/ ( 5*12) + 600.000 /( 5*12) + 312.000/ ( 8*12) + 105.600/(4*12) – 300.000* 10%/12
= 30.000 + 2.500 + 6.000 + 10.000 + 3250 + 2200 – 2500
= 51.450
– Bộ phận bán hàng : 7.000 + ( 60.000 + 180.000 )/(5*12) – 300.000 *10%/12 = 7.000 + 4.000 – 2.500 = 8.500
– Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000 + 302.000*15%/12 + 1.000.800/(20*12) = 10.000 + 3.775 + 4170 = 17.945
3. Bài tập kế toán tài chính 3: Vốn đầu tư
Công ty CP Đầu tư & CN Việt Hưng có tình hình như sau:
Số dư ngày 31/03/N của TK 421 là 100.000.000đ. Trong đó:
TK 4211 là 80.000.000đ
TK 4212 là 20.000.000đ
Trong năm N – 1, công ty có lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN là 190.000.000đ và đã tạm chia lãi cho thành viên góp vốn là 50.000.000đ, trích Quỹ đầu tư phát triển: 50.000.000đ, Quỹ khen thưởng: 5.000.000đ, Quỹ phúc lợi: 5.000.000đ.
1. Quyết định phân phối số lợi nhuận còn lại của năm trước (năm N – 1):
Chia lãi bổ sung cho các thành viên góp vốn: 50.000.000đ • Trích thưởng cho ban điều hành: 10.000.000đ
Số lợi nhuận sau thuế còn lại chưa phân phối năm trước sau khi trừ 2 khoản trên, được trích thêm Quỹ đầu tư phát triển 50%, Quỹ khen thưởng 20% và Quỹ dự phòng tài chính 30%.
2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong tháng 4/N là lỗ 8.000.000đ.
YÊU CẦU: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (bài tập kế toán tài chính 1)
BÀI GIẢI
1. Nợ TK 4211: 50.000.000
Có TK 3388: 50.000.000
Nợ TK 4211: 10.000.000
Có TK 418: 10.000.000
Nợ TK 4211: 20.000.000
Có TK 414: 10.000.000
Có TK 4311: 4.000.000
Có TK 415: 6.000.000 2.
Nợ TK 4212: 8.000.000
Có TK 911: 8.000.000
4. Bài tập kế toán tài chính 4: Kế toán thanh toán
I. Số dư đầu tháng 3: TK 331: 31.000.000đ, trong đó: công ty xây dựng số 1 – số dư Nợ: 50.000.000đ, cửa hàng Đồng Tâm – số dư Có: 80.000.000đ, ông A – số dư Có: 1.000.000đ.
II. Số phát sinh trong tháng:
– Ngày 02/03 nhập kho 5.000kg vật liệu X chưa thanh toán tiền cho công ty Đông Hải, đơn giá chưa thuế GTGT ghi trên hóa đơn (GTGT) 10.000đ/kg, thuế GTGT 5%. 2. Ngày 05/03 mua một máy vi tính theo hóa đơn (GTGT) 16.500.000đ (gồm thuế GTGT 10%) chưa trả tiền của cửa hàng vi tính 106, dùng cho câu lạc bộ do quỹ phúc lợi đài thọ.
– Ngày 08/03 nghiệm thu công trình nhà kho do công ty xây dựng số 1 nhận thầu (phần xây lắp) theo hóa đơn (GTGT) 165.000.000đ (gồm thuế GTGT 15.000.000đ). 4. Ngày 10/03 chuyển TGNH thanh toán số tiền còn nợ công ty xây dựng số 1. 5. Ngày 12/03 chi tiền mặt thanh toán cho cửa hàng vi tính 106 sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng là 1% giá chưa thuế.
6. Ngày 20/03 nhập kho hàng hóa E mua chịu của công ty X theo hóa đơn (GTGT) 10.500.000đ (gồm thuế GTGT 5%).
7. Ngày 24/03 ứng trước bằng tiền mặt theo hợp đồng giao thầu sửa chữa lớn xe vận tải cho Garage Ngọc Hùng 2.000.000đ.
8. Ngày 26/03 chi phí gia công khuôn mẫu phải trả cho cơ sở cơ khí Phú Thọ theo hóa đơn bán hàng thông thường 10.000.000đ. Công ty nhận toàn bộ khuôn mẫu đã thuê ngoài gia công với giá thực tế 15.000.000đ, giao thẳng cho phân xưởng sử dụng, ước tính phân bổ 18 tháng từ tháng sau.
9. Ngày 28/03 công ty xử lý số tiền nợ không ai đòi, khoản tiền phải trả cho ông A là 1.000.000đ được tính vào thu nhập khác (bài tập kế toán tài chính 1)
10. Cuối tháng nhận được hóa đơn (GTGT) của XN Thiên Long số tiền 5.500.000đ (gồm thuế GTGT 500.000đ). Công ty đã chấp nhận thanh toán nhưng vật tư vẫn chưa về nhập kho.
YÊU CẦU:
Trình bày bút toán ghi sổ các nghiệp vụ trên
Mở sổ chi tiết theo dõi thanh toán với từng nhà cung cấp.
BÀI GIẢI
1. Ngày 02/03
Nợ TK 152: Nợ TK 133:
Có TK 331: 50.000.000 = 5.000 x 10.000 2.500.000 52.500.000
2. Ngày 05/03
Nợ TK 211: 16.500.000 Có TK 331 (VT 106):16.500.000 Nợ TK 4312: 16.500.000 Có TK 4313: 16.500.000
3. Ngày 08/03 Nợ TK 2412: 150.000.000 Nợ TK 133: 15.000.000 Có TK 311 (xây dựng số 1): 165.000.000
4. Ngày 10/03
Nợ TK 311 (xây dựng số 1):
Có TK 112: 115.000.000 = 165.000.000 – 50.000.000 115.000.000
5. Ngày 12/03 Nợ TK 331 (VT 106):16.500.000 Có TK 515: 150.000 = 15.000.000 x 1% Có TK 111: 16.350.000
6. Ngày 20/03 Nợ TK 156: 10.000.000 Nợ TK 133: 500.000 Có TK 331 (X): 10.500.000
7. Ngày 24/03 Nợ TK 331: 2.000.000 Có TK 111: 2.000.000
8. Ngày 26/03 Nợ TK 154: 10.000.000 Có TK 331: 10.000.000 Nợ TK 242: 15.000.000 Có TK 154: 15.000.000
9. Ngày 28/03
Nợ TK 331 (A): Có TK 711: 1.000.000 1.000.000
10. Cuối tháng Nợ TK 151: 5.000.000 Nợ TK 133: 500.000 Có TK 331: 5.500.000
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Giảng1.6 Chương 6 – Kế Toán Các Quá Trình Kinh Doanh Chủ Yếu trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!