Đề Xuất 3/2023 # Bài Tập Có Lời Giải Trang 49, 50, 51 Sbt Sinh Học 9 # Top 5 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 3/2023 # Bài Tập Có Lời Giải Trang 49, 50, 51 Sbt Sinh Học 9 # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Tập Có Lời Giải Trang 49, 50, 51 Sbt Sinh Học 9 mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài 1 trang 49 SBT Sinh học 9

Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 5998 nuclêôtit.

1. Xác định chiều dài của gen b.

2. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.

Lời giải:

1. Khi gen B tự nhân đôi đã lấy từ môi trường tế bào là 3000 nuclêôtit.

Vậy, số nuclêôtit của gen b là :

5998 nuclêôtit – 3000 nuclêôtit = 2998 nuclêôtit

Chiều dài của gen b là : (2998 : 2) X 3,4 = 5096,6 (Ả)

2. Số nuclêôtit của gen b kém gen B là :

3000 nuclêôtit – 2998 nuclêôtit = 2 nuclêôtit

Vậy, dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng mất 1 cặp nuclêôtit.

Bài 2 trang 49 SBT Sinh học 9

Chiều dài của gen B là 4080 Ả. Khi sự nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit.

1. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.

2. Gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến nào ?

Lời giải:

1. Số nuclêôtit của gen B là :

(4080 : 3,4) X 2 = 2400 (nuclêôtit)

Số nuclêôtit của gen b lớn hơn gen B là :

2402 nuclêôtit – 2400 nuclêôtit = 2 nuclêôtit

Vậy, dạng đột biến từ gen B thành gen b là dạng thêm 1 cặp nuclêôtit.

2. Nếu gen B đột biến thành gen b’ vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

Bài 3 trang 50 SBT Sinh học 9

Ở một loài thực vật, bộ lưỡng bội là 24 NST.

Xác định số lượng NST trong mỗi tế bào của một số cá thể trong loài sau đây khi biết rằng :

Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể B đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 175 NST đơn.

Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ 1 tế bào của cá thể c tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có 184 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.

Lời giải:

1. Gọi y là số NST trong mỗi tế bào của cá thể B, ta có phương trình :

(2 3 – 1)y= 175 (NST)

Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể B là :

y = 175 : 7 = 25 (NST)

Vậy, tế bào có bộ NST là thể ba : 2n + 1

2. Gọi z là số NST trong mỗi tế bào của cá thể C, ta có phương trình :

Suy ra số NST trong mỗi tế bào của cá thể C là :

z= 184:8 = 23 (NST)

Vậy, tế bào có bộ NST là thể một: 2n – 1

Bài 4 trang 50 SBT Sinh học 9

Giả sử có một cặp NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau :

– NST thứ nhất: ABCDEF

– NST thứ hai : abcdef

1. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một NST trong các trường hợp sau :

a) Xuất hiện các giao tử : ABCD, abcdefef

b) Xuất hiện các giao tử : ABABCDEF, abdcef

Hãy xác định dạng đột biến trong các trường hợp nêu trên.

2. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một cặp NST trong các trường hợp sau:

a) Xuất hiện các giao tử : ABCDEF, abcdef

b) Xuất hiện các giao tử : ABCDEF, ABCDEF

Lời giải:

1. Trường hợp chứa một NST :

a) Đây là các dạng đột biến mất đoạn (mất đoạn EF) và lặp đoạn (lặp đoạn ef).

b) Đây là các dạng đột biến lặp đoạn (lặp đoạn AB) và đảo đoạn (đảo đoạn cd).

2. Trường hợp chứa một cặp NST :

a) Đây là dạng đột biến dị bội (n +1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân I.

b) Đây là dạng đột biến dị bội (n +1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân II.

Bài 5 trang 51 SBT Sinh học 9

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Khi lai các cây cà chua tứ bội lai với nhau người ta thu được những kết quả sau :

1. Trường hợp 1 : F 1 có tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

2. Trường hợp 2 : F 1 có tỉ lệ 11 quả đỏ : 1 quả vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp.

Lời giải:

1. Trường hợp 1 :

F 1 có tỉ lệ phân li 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Quả vàng có kiểu gen aaaa chứng tỏ những cây P đem lại ở đây ít nhất có 2 gen lặn aa. Mặt khác, với 3 + 1 = 4 tổ hợp là kết quả thụ phấn giữa 2 loại giao tử cái. Để cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau trong đó có giao tử mang aa thì kiểu gen của cây P phải là Aaaa.

Từ biện luận trên ta có sơ đồ lai như sau :

2. Trường hợp 2 :

F 1 có tỉ lệ phân li 11 quả đỏ : 1 quả vàng, trong đó cây quả vàng có kiểu gen aaaa, do đó ở cây p ít nhất có 2 gen a. Mặt khác với 11 + 1 = 12 tổ hợp có thể giải thích là một bên P cho ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 4 : 1, còn một bên cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1. Từ đó suy ra một bên P có kiểu gen AAaa còn bên P còn lại có kiểu gen Aaaa.

Vậy sơ đồ lai như sau :

Giải Bài 49, 50, 51, 52 Trang 24 Sgk Toán 6 Tập 1

49. Tính nhẩm bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp:

Ví dụ: 135 – 98 = (135 + 2) – (98 + 2) = 137 – 100 = 37.

Hãy tính nhẩm: 321 – 96; 1354 – 997.

Bài giải:

321 – 96 = (321 + 4) – (96 + 4) = 325 -100 = 225.

1354 – 997 = (1354 + 3) – (997 + 3) = 1357 – 1000 = 357.

Bài 50 trang 24 sgk toán 6 tập 1

50. Sử dụng máy tính bỏ túi:

Nút dấu trừ:

Dùng máy tính bỏ túi để tính:

425 – 257; 91 – 56; 82 – 56; 73 – 56; 652 – 46 – 46 – 46.

Bài giải:

Học sinh tự thực hành

Bài 51 trang 25 sgk toán 6 tập 1

51. Đố: Điền số thích hợp vào ô vuông ở hình bên sao cho tổng các số ở mỗi dòng, ở mỗi cột, ở mỗi đường chéo đều bằng nhau.

Bài giải:

Từ đường chéo đã cho ta tính được tổng các số ở các dòng, các cột các đường chéo là 2 + 5 + 8 = 15. Do đó nếu biết hai số trên một dòng hoặc một cột ta sẽ tìm được số thứ ba trên dòng hoặc cột đó.

Chảng hạn, ta có thể tìm được số chưa biết ở cột thứ ba: gọi nó là x ta có x + 2 + 6 = 15 hay x + 8 = 15. Do đó x = 15 – 8 = 7.

Ở dòng ba đã biết 8 và 6 với tổng 8 + 6 = 14. Do đó phải điền vào ô ở dòng ba cột hai số 1. Bây giờ đã biết hai số là 5 và 7 với 5 + 7 = 12.

Do đó phải điền tiếp số 3 vào ô dòng hai cột một. Bây giờ cột thứ nhất lại có hai số đã biết là 8 và 3 với tổng 8 + 3 = 11. Do đó phải điền vào ô ở dòng một cột một số 4. Cuối cùng, phải điền số 9 vào ô ở dòng một cột hai.

Bài 52 trang 25 sgk toán 6 tập 1

52. a) Tính nhẩm bằng cách nhân thừa số này, chia thừa số kia cho cùng một số thích hợp:

14 . 50; 16 . 25

b) Tính nhẩm bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với cùng một dố thích hợp:

2100 : 50; 1400 : 25.

c) Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất (a + b) : c = a : c + b : c (trường hợp chia hết):

132 : 12; 96 : 8.

Bài giải:

a) 14 . 50 = (14 : 2)(50 . 2) = 7 . 100 = 700;

16 . 25 = (16 : 4)(25 . 4) = 4 . 100 = 400.

b) 2100 : 50 = (2100 . 2) : (50 . 2) = 4200 : 100 = 42;

1400 : 25 = (1400 . 4) : (25 . 4) = 5600 : 100 = 56.

c) 132 : 12 = (120 + 12) : 12 = 120 : 12 + 12 : 12 = 10 + 1 = 11;

96 : 8 = (80 + 16) : 8 = 80 : 8 + 16 : 8 = 10 + 2 = 12.

chúng tôi

Bài Tập Có Lời Giải Trang 21, 22, 23 Sbt Sinh Học 9

Bài 1 trang 21 SBT Sinh học 9

Một hợp tử ở người với 2n = 46.

1. Khi ở kì trung gian, hợp tử trên có :

a) Bao nhiêu sợi nhiễm sắc ?

b) Bao nhiêu tâm động ?

c) Bao nhiêu crômatit ?

2. Khi chuyển sang kì đầu (kì trước), hợp tử trên có bao nhiêu NST kép ?

3. Khi chuyển sang kì giữa, hợp tử trên có :

a) Bao nhiêu NST kép ?

b) Bao nhiêu crômatit ?

c) Bao nhiêu tâm động ?

4. Khi chuyển sang kì sau, hợp tử trên có :

a) Bao nhiêu NST đơn ?

b) Bao nhiêu tâm động ?

Lời giải:

1. Hợp tử :

a) Khi ở kì trung gian, lúc NST chưa tự nhân đôi thì số sợi nhiễm sắc là 46

b) Dù ở trạng thái chưa hay đã nhân đôi thì số tâm động vẫn là 46

c) Sau khi NST tự nhân đôi thì số crômatit là 46 x 2 = 92

2. Khi ở kì đầu, số NST kép là 46

3. Khi ở kì giữa :

a) Số NST kép là 46

b) Số crômatit là 92

c) Số tâm động là 46

4. Khi ở kì sau :

a) Số NST đơn là 92

b) Số tâm động là 92

Bài 2 trang 22 SBT Sinh học 9

Một loài có bộ NST 2n = 20.

1. Một nhóm tế bào của loài mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Xác định số tế bào của nhóm.

2. Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? Với số lượng bao nhiêu ? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.

3. Nhóm tế bào thứ ba cũng của loài trên mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào.

* Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? Với số lượng bằng bao nhiêu ?

Lời giải:

1. Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì trung gian (khi chưa tự nhân đôi) thì số tế bào của nhóm là : 200 : 20 = 10 (tế bào).

– Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì cuối trước khi sự phân chia chất tế bào kết thúc thì số tế bào của nhóm là : 200 : 40 = 5 (tế bào).

2. Trong chu kì nguyên phân, NST kép tồn tại ở :

– Kì trung gian sau khi NST tự nhân đôi.

– Kì đầu, lúc này các NST kép đang co ngắn, đóng xoắn.

– Kì giữa, thời điểm này các NST kép co ngắn, đóng xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Dù ở kì nào trong 3 kì nói trên thì số tế bào của nhóm vẫn là :

400:20 = 20 (tế bào)

3. Nhóm tế bào mang NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào là nhóm tế bào đang kì sau của nguyên phân. Sô tê bào của nhóm là : 640 : 40 = 16 (tế bào).

Bài 3 trang 22 SBT Sinh học 9

Ở người, bộ NST 2n = 46. Một tinh bào bậc 1 bước vào quá trình giảm phân.

1. Khi tế bào bước vào lần phân bào I bình thường :

– Số NST kép ở kì đầu là bao nhiêu ?

– Số NST kép ở kì giữa là bao nhiêu ?

– Số NST kép đang phân li về 1 cực tế bào là bao nhiêu ?

– Khi kết thúc lần phân bào I thì mỗi tế bào con mang bao nhiêu NST kép ?

2. Khi các tế bào con chuyển sang lần phân bào II bình thường :

– Số NST kép và số tâm động ở kì giữa của mỗi tế bào con là bao nhiêu ?

– Số NST đơn và số tâm động ở kì sau của mỗi tế bào là bao nhiêu ?

– Số NST đơn ở mỗi tế bào con được tạo thành khi kết thúc lần phân bào II là bao nhiêu ?

Lời giải:

1. Khi tế bào bước vào lần phân bào I bình thường :

– ở kì đầu tế bào có 46 NST kép.

– ở kì giữa tế bào có 46 NST kép.

– Số NST kép đang phân li về 1 cực tế bào là :

46 NST kép : 2 = 23 NST kép.

– Khi kết thúc lần phân bào I, mỗi tế bào con được tạo thành đều mang 23 NST kép.

2. Khi các tế bào con chuyển sang lần phân bào II bình thường :

– Mỗi tế bào con ở kì giữa có 23 NST kép và 23 tâm động.

– Mỗi tế bào con ở kì sau có :

23 NST đơn X 2 = 46 NST đơn.

23 tâm động X 2 = 46 tâm động

– Mỗi tế bào con được tạo thành sau lần phân bào II có 23 NST đơn.

Bài 4 trang 23 SBT Sinh học 9

Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8.

1. Một nhóm tế bào sinh dục ruồi giấm mang 128 NST kép. Nhóm tế bào này đang ở kì nào ? Với số lượng bao nhiêu ? Cho biết mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.

2. Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 512 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc lần phân bào II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con ?

3. Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành.

Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của các nhóm tế bào trên đều diễn ra bình thường.

Lời giải:

1.NST kép có thể ở 1 trong các kì sau :

– Kì trung gian trước lần phân bào I sau khi đã tự nhân đôi.

– Kì đầu I, nếu các NST kép tiếp hợp với nhau theo cặp tương đồng.

– Kì giữa I, nếu các NST kép tập hợp ở mặt phẳng xích đạo tạo thành 2 hàng.

– Kì sau I, nếu các NST kép đang phân li về 2 cực tế bào.

– Kì cuối I, nếu các NST kép nằm ở 2 cực hay ở 2 tế bào con mới được tạo thành.

– Kì giữa II, nếu các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo thành 1 hàng.

– Nếu nhóm tế bào đang ở kì trung gian (trước phân bào), hoặc kì đầu, hoặc kì giữa, hay kì sau của lần phân bào I thì sô tế bào của nhóm là :

128:8 = 16 (tế bào)

– Nếu nhóm tế bào đang ở kì cuối I (tế bào con đã được tạo thành), hay ở kì giữa thì số tế bào của nhóm là :

128 : 4 = 32 (tế bào)

2. Các NST đang phân li về 2 cực của tế bào là dấu hiệu cho biết nhóm tế bào hai đang ở kì sau lần phân bào n.

– Số lượng tế bào của nhóm là :

512:8 = 64 (tế bào)

– Khi nhóm tế bào trên kết thúc lần phân bào II thì số tế bào con được tạo thành li

64 tế bào x 2 = 128 (tế bào)

3. Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh là :

128 tinh trùng x 0,03125 = 4 tinh trùng

Mỗi tinh trùng trực tiếp thụ tinh với 1 trứng tạo thành 1 hợp tử. Vậy với 4 tinh trùng trực tiếp thụ tinh đã tạo được 4 hợp tử.

Giải Sách Bài Tập Toán 9 Tập 1 Trang 13 Bài 50, 51

# Giải sách bài tập Toán 9 trang 13 tập 1 câu 50, 51

Thử lại kết quả bài 48 bằng bảng căn bậc hai.

+ Giải sách bài tập Toán 9 tập 1 trang 13 câu 50

a. x2 = 15

Tìm ô có giá trị gần với 15 trong bảng bình phương ta được ô 14,98 và ô 15,05

* Với ô 14,98 tra bảng ta được x ≈ 3,87. Đây là kết quả gần đúng nhưng hơi thiếu.

* Với ô 15,05 tra bảng ta được x ≈ 3,88. Đây là kết quả gần đúng nhưng hơi thừa.

Thực hiện tương tự cho các bài còn lại.

+ Giải sách bài tập Toán 9 tập 1 trang 13 câu 51

Sử dụng bảng căn bậc hai, thử lại các kết quả bằng cách tra bảng căn bậc hai cho các kết quả vừa tìm được.

# Cách sử dụng sách giải Toán 9 học kỳ 1 hiệu quả cho con

chỉ gợi ý, có loại giải chi tiết, có sách kết hợp cả hai. Dù là sách gợi ý hay sách giải thì mỗi loại đều có giá trị riêng. Theo + Sách tham khảo rất đa dạng, có loại chúng tôi phụ huynh có vai trò giám sát định hướng cho con trong trường hợp nào thì dùng bài gợi ý, trường hợp nào thì đọc bài giải.

Ví dụ: Trước khi cho con đọc bài văn mẫu thì nên để con đọc bài gợi ý, tự làm bài; sau đó đọc văn mẫu để bổ sung thêm những ý thiếu hụt và học cách diễn đạt, cách sử dụng câu, từ.

+ Trong môn Văn nếu quá phụ thuộc vào các cuốn giải văn mẫu, đọc để thuộc lòng và vận dụng máy móc vào các bài tập làm văn thì rất nguy hiểm.

Phụ huynh chỉ nên mua những cuốn sách gợi ý cách làm bài chứ không nên mua sách văn mẫu, vì nó dễ khiến học sinh bắt chước, làm triệt tiêu đi tư duy sáng tạo và mất dần cảm xúc. Chỉ nên cho học sinh đọc các bài văn mẫu để học hỏi chứ tuyệt đối không khuyến khích con sử dụng cho bài văn của mình.

+ Trong môn Toán nếu con có lực học khá, giỏi thì nên mua sách giải sẵn các bài toán từ sách giáo khoa hoặc toán nâng cao để con tự đọc, tìm hiểu. Sau đó nói con trình bày lại. Quan trọng nhất là phải hiểu chứ không phải thuộc.

Nếu học sinh trung bình, yếu thì phải có người giảng giải, kèm cặp thêm. Những sách trình bày nhiều cách giải cho một bài toán thì chỉ phù hợp với học sinh khá giỏi.

Tags: bài tập toán lớp 9 học kỳ 1, vở bài tập toán lớp 9 tập 1, toán lớp 9 nâng cao, giải toán lớp 9, bài tập toán lớp 9, sách toán lớp 9, học toán lớp 9 miễn phí, giải sbt toán 9, giải sbt toán 9 tập 1, giải toán 9 trang 13

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Tập Có Lời Giải Trang 49, 50, 51 Sbt Sinh Học 9 trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!