Cập nhật nội dung chi tiết về Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất: Hiểu Bản Chất mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ”
I. Vai trò của Báo cáo Tài chính
Trước đây, do tính chất môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như do ‘thói quen’ trong kinh doanh của người Việt Nam, Báo cáo Tài chính doanh nghiệp không được sử dụng rộng rãi cũng như không thực sự là công cụ hữu hiệu cho việc ra quyết định.
Toàn cầu hóa, sự biến chuyển mạnh mẽ của môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các tổ chức, các doanh nghiệp cũng như cá nhân, nhiều bài học xương máu của các doanh nghiệp, cá nhân đã được rút ra từ thói quen quyết định theo cảm tính. Và từ đó, Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp đã được chú trọng hơn, đã được sử dụng rộng rãi hơn với vai trò là nền tảng cơ bản cho việc ra quyết định.
Báo cáo Tài chính thể hiện khá toàn diện và đầy đủ vị thế tài chính của doanh nghiệp tại 1 thời điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó cho một thời kỳ. Do đó thông qua Báo cáo Tài chính, người ta có thể đánh giá về thực trạng cũng như triển vọng của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết sách riêng cho mình cũng như cho doanh nghiệp của mình.
II. Hợp nhất kinh doanh – Có cần thông tin của Báo cáo Tài chính hợp nhất?
Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ. Lấy tình huống cụ thể sau làm ví dụ, chúng ta sẽ phân tích sâu về vấn đề này
Các câu hỏi được quan tâm là: 1. Khi đầu tư trên 50% vốn của Công ty con, Công ty mẹ được gì? Câu trả lời là: Công ty mẹ được quyền kiểm soát Công ty con
2. Quyền kiểm soát có nghĩa là gì? Câu trả lời là: Quyền kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính, chính sách hoạt động của Công ty con nhằm mục đích thu được lợi ích kinh tế
3. Khi có quyền kiểm soát, Công ty mẹ có bao nhiêu % quyền và nghĩa vụ đối với Tài sản và Công nợ? Câu trả lời: 100% quyền và nghĩa vụ
4. Như vậy, vị thế tài chính của Tập đoàn thể hiện qua 100% tài sản, công nợ của Công ty mẹ A và 60% tài sản, công nợ của Công ty con B, 80% tài sản, công nợ của Công ty con C, 70% tài sản, công nợ của Công ty con D hay 100% tài sản, công nợ của tất cả 4 công ty?
Câu trả lời: 100% tài sản, công nợ của tất cả 4 công ty
5. Giả sử: Công ty mẹ A bỏ ra 5.000.000.000 VND để đầu tư mua (từ cổ đông hiện hữu) 60% giá trị tài sản thuần của Công ty con B với giá trị sổ sách của 60% này là 4.800.000.000 VND. Ảnh hưởng của giao dịch trên đối với các công ty đơn lẻ cũng như đối với Tập đoàn? Câu trả lời:
Công ty mẹ A: Được khoản đầu tư vào Công ty con B, từ đó được quyền kiểm soát công ty con B, và sẽ được hưởng cổ tức từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con B hoặc có trách nhiệm chia sẻ lỗ nếu Công ty con B kinh doanh lỗ Công ty con B: Không ảnh hưởng về tài sản và công nợ, chỉ thay đổi cổ đông Tập đoàn: Vị thế thay đổi, giá trị tài sản thuần tăng lên 100% giá trị tài sản thuần của Công ty con B, cộng thêm phần chênh lệch giữa giá trị đầu tư và tài sản thuần nhận được (gọi là lợi thế thương mại – 200 triệu). Kết quả hoạt động kinh doanh sẽ tăng thêm phần tương ứng có được từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con B (có thể khác với phần cổ tức mà Công ty mẹ A được hưởng từ Công ty con B) Như vậy: Nếu sử dụng Báo cáo Tài chính đơn lẻ của Công ty mẹ A trong tình huống này, người sử dụng Báo cáo Tài chính có thể đưa ra quyết sách không phù hợp. Do Báo cáo Tài chính đơn lẻ của Công ty mẹ A không thể hiện đầy đủ vị thế tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của cả Tập đoàn
6. Khi có giao dịch nội bộ Tập đoàn (ví dụ Công ty mẹ A mua – bán hàng với các công ty con, hoặc các công ty con có nghiệp vụ mua – bán hàng lẫn nhau) các công ty đơn lẻ ảnh hưởng thế nào và Tập đoàn ảnh hưởng thế nào? 7. …
III. Chuẩn mực Kế toán – Kim chỉ nam cho việc lập Báo cáo Tài chính hợp nhất
Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Thông tư hướng dẫn kế toán nói chung là kim chỉ nam để kế toán các doanh nghiệp thực hiện hạch toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Không nằm ngoài định hướng đó, Chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất Kinh doanh, Chuẩn mực Kế toán số 25 – Báo cáo Tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và Thông tư số 21/2006/TT-BTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC là kim chỉ nam để kế toán thực hiện lập Báo cáo Tài chính hợp nhất cho một Tập đoàn.
Theo hệ thống Chuẩn mực và Thông tư này, kế toán sẽ có những thông tin cơ bản và chung nhất của qui trình lập Báo cáo Tài chính hợp nhất, và kế toán có thể dựa vào qui trình đó để xây dựng qui trình cụ thể cho riêng Tập đoàn của mình.
Tuy nhiên, thực tế ứng dụng cho thấy, Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư này chưa bao quát được những tình huống (rất) có thể xảy ra trong thực tế, do đó kế toán có thể lúng túng khi gặp những tình huống này. Dưới đây là một vài tình huống như vậy:
1. Tập đoàn bao gồm nhiều mẹ, nhiều con Trong thực tế hoàn toàn có thể có những cấu trúc Tập đoàn sau:
Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn đưa cho kế toán những Tập đoàn này kim chỉ nam gì? • Cách xác định quyền biểu quyết và quyền kiểm soát • Khi nào thì một công ty mẹ phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất và khi nào không phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất
Trong khi đó, Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể của qui trình hợp nhất đối với những trường hợp tiêu biểu này
2. Công ty con mua lại cổ phiếu quĩ
3. Thay đổi cấu trúc Tập đoàn trong kỳ báo cáo Trong thực tế, có thể xảy ra tình huống thay đổi cấu trúc Tập đoàn, ví dụ như một Tập đoàn ban đầu có cấu trúc như sau:
Sau giao dịch Công ty B mua lại 30% cổ phần của Công ty C (do Công ty A đang nắm giữ)
4. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu quĩ
Cũng tương tự như những tình huống trên, đây là tình huống sẽ gây ‘đau đầu’ cho bộ phận kế toán của hầu hết các Tập đoàn khi gặp phải, giải pháp sẽ không thể tìm thấy tại Hệ thống Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn
5. Lập Báo cáo Tài chính cho những năm tiếp theo
Với Báo cáo Tài chính đơn lẻ, Báo cáo của những năm sau sẽ được lập dựa trên Báo cáo Tài chính của năm trước đó, tuy nhiên điều này có đúng khi lập Báo cáo Tài chính hợp nhất? Đây cũng là bài toán cần các kế toán viên giải đáp, và câu trả lời sẽ không nằm trong Hệ thống Chuẩn mực kế toán cũng như Thông tư hướng dẫn
6. ….
IV. Hiểu bản chất – Giải pháp bền vững Vậy giải pháp cho những tình huống trên là gì?
Có nhiều giải pháp để giải quyết những vấn đề trên, ví dụ như tham vấn các chuyên gia, hoặc nghiên cứu các giải pháp tương tự từ các Tập đoàn khác … Tuy nhiên, một giải pháp được cho là bền vững nhất là: Hiểu bản chất vấn đề và giải quyết vấn đề theo bản chất.
Có 2 vấn đề mà kế toán cần hiểu bản chất ở đây: 1. Bản chất của việc lập Báo cáo Tài chính hợp nhất Như đã đề cập ở trên: “Bản chất của lập Báo cáo Tài chính hợp nhất là lập Báo cáo Tài chính thể hiện vị thế tổng thể của một Tập đoàn tại một thời điểm và kết quả kinh doanh của một Tập đoàn qua một thời kỳ”
2. Bản chất của tình huống/ giao dịch
Kế toán phải nhìn nhận về những ảnh hưởng của tình huống/ giao dịch tới vị thế tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Từ đó có những ‘ứng xử’ kế toán tương ứng và phù hợp.
Với mục đích cung cấp tới người học nền tảng cơ bản để có thể phân tích và hiểu hai vấn đề nêu trên, Vietsourcing đã thiết kế chương trình đào tạo đặc biệt về ‘Hợp nhất Báo cáo Tài chính’, chương trình đào tạo sẽ bao gồm hai cấp độ: Cơ bản và nâng cao
Cấp độ cơ bản được thiết kế dành cho những kế toán viên chưa có kinh nghiệm thực tế về hợp nhất kinh doanh và lập Báo cáo Tài chính hợp nhất cũng như chưa hiểu bản chất của công việc này là gì, khóa học sẽ tiếp cận người học theo phương châm: Thực tiễn và bản chất vấn đề, học viên sẽ:
• Được tiếp cận với hệ thống chứng từ cụ thể của các khoản đầu tư, ví dụ như Biên bản họp của Hội đồng quản trị, Chứng nhận doanh nghiệp … Từ đó tự nhìn nhận và tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát.
• Được giải thích rõ ràng về qui trình lập Báo cáo Tài chính hợp nhất, mục đích thực tế của mỗi bước trong qui trình
• Được nhìn nhận tất cả các vấn đề trên thông qua tình huống cụ thể tại một Tập đoàn cụ thể, từ đó có thể dễ hình dung và áp dụng với Tập đoàn của mình
Một số tình huống/ giao dịch được giới thiệu tại khóa học này là:
• Tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát của một Tập đoàn bao gồm 1 Công ty mẹ và 2 Công ty con
• Công ty mẹ thực hiện đầu tư vào công ty con tại thời điểm giữa niên độ kế toán, khoản đầu tư có phát sinh lợi thế thương mại
• Công ty mẹ và Công ty con có giao dịch nội bộ Tập đoàn (mua bán hàng hóa nội bộ, mua bán tài sản nội bộ, vay nội bộ)
• Công ty mẹ và Công ty con có số dư nội bộ Tập đoàn
• Báo cáo Tài chính hợp nhất được lập cho 3 năm hoạt động
Cấp độ nâng cao được thiết kế dành cho lãnh đạo Bộ phận kế toán cũng như Trưởng phòng nghiệp vụ của các Công ty kiểm toán, khóa học cũng tiếp cận học viên theo phương châm: Thực tiễn và bản chất vấn đề, học viên sẽ:
• Được nhìn nhận lại bản chất của qui trình lập Báo cáo Tài chính Hợp nhất
• Được tiếp cận vấn đề theo cách: Phân tích thực tế
• Được tiếp cận một số tình huống cụ thể và xây dựng khả năng tự tìm hiểu tình huống, tự đưa ra các giải pháp, từ đó có thể xây dựng nền tảng cho việc tự đưa ra giải pháp cho những tình huống của Tập đoàn mình
• Được nhìn nhận tất cả các vấn đề trên thông qua tình huống cụ thể tại một Tập đoàn cụ thể, từ đó có thể dễ hình dung và áp dụng với Tập đoàn của mình
Một số tình huống/ giao dịch được giới thiệu tại khóa học này là:
• Tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát của một Tập đoàn phức tạp, và cấu trúc Tập đoàn thay đổi trong kỳ kế toán
• Công ty mẹ thực hiện đầu tư vào công ty con tại thời điểm giữa niên độ kế toán, khoản đầu tư có phát sinh lợi thế thương mại, bất lợi thương mại
• Công ty mẹ thực hiện bán bớt cổ phần nắm giữ tại Công ty con trong niên độ kế toán
• Công ty con thực hiện mua lại cổ phiếu quĩ và sử dụng cổ phiếu quĩ để chi trả cổ tức
• Công ty mẹ và Công ty con có giao dịch nội bộ Tập đoàn
• Công ty mẹ và Công ty con có số dư nội bộ Tập đoàn
• Báo cáo Tài chính hợp nhất được lập cho 3 năm hoạt động
• …
Hợp Nhất Báo Cáo Tài Chính: Các Tình Huống Thường Gặp Cần Biết
Trước khi đi vào giải thích cách xử lý từng dạng bài tập hợp nhất báo cáo tài chính, mình sẽ giải thích qua chút về việc hợp nhất Báo cáo tài chính. Vì không phải ai cũng đã từng có kinh nghiệm thực tế trong vụ này.
1. Hợp nhất Báo cáo tài chính là gì?
Mình hiểu đơn giản như sau:
Khi Công ty A mua Công ty B và trở thành Công ty mẹ của B. Khi đó, nhà đầu tư sẽ cần thông tin về BCTC riêng của Công ty A, BCTC riêng của Công ty B và BCTC tổng hợp của A và B. BCTC tổng hợp của A và B chính là BCTC Hợp nhất.
Tại sao cần có BCTC hợp nhất này?
Có cả đống lý do. Các bạn có thể search google. Mình chỉ nói về 1 khía cạnh đứng ở góc độ nhà đầu tư: rõ ràng là khi A đã là công ty mẹ của B thì hoạt động của 2 công ty này sẽ có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau vô cùng lớn. Và là nhà đầu tư, khi chúng ta xem xét quyết định đầu tư và A hay B. Chúng ta cần phải xem xét tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nó “như một doanh nghiệp đồng nhất”. Và BCTC hợp nhất chính là để phản ánh tình hình tài chính của A và B “như một doanh nghiêp đồng nhất”.
Làm thế nào để hợp nhất báo cáo tài chính?
Hiểu đơn giản là chúng ta sử dụng BCTC riêng của A và B;
Loại trừ đi ảnh hưởng của giao dịch hợp nhất & các giao dịch nội bộ giữa A và B trên số liệu BCTC riêng của các công ty. Vì đứng từ góc độ tập đoàn thì các giao dịch nội bộ này không tồn tại. Làm gì có ai tự mua bán với chính mình, đúng không?
Tổng hợp ảnh hưởng của các bút toán điều chỉnh lên các tài khoản
2. Các dạng bài tập hợp nhất báo cáo tài chính
Một số dạng bài tập Hợp nhất Báo cáo tài chính cơ bản:
(1) Điều chỉnh giao dịch phát sinh tại ngày hợp nhất (hay còn gọi là “Điều chỉnh Giao dịch hợp nhất kinh doanh”)
(2) Loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ phát sinh sau ngày hợp nhất:
Giao dịch bán hàng hoá giữa công ty mẹ – con
Giao dịch bán Tài sản cố định giữa công ty mẹ – con
Loại khác: Công ty con chi trả cổ tức; Phát hành trái phiếu hoặc vay nội bộ giữa công ty mẹ – con
3. Dạng bài điều chỉnh “Giao dịch hợp nhất kinh doanh”
Tại ngày hợp nhất:
Công ty mẹ phải sẽ phải xác định & phản ánh giao dịch hợp nhất này trên BCTC riêng của mình. Cụ thể là ghi tăng khoản đầu tư vào công ty con (TK 221) tương ứng với giá trị tài sản đã bỏ ra. Công ty con thì không phải ghi nhận gì do đây chỉ là “giao dịch” giữa các cổ đông của công ty mà thôi.
Tuy nhiên xét trên góc độ tập đoàn thì khoản “Đầu tư vào công ty con” này không tồn tại. Do vậy, chúng ta cần loại trừ tài khoản này khi hợp nhất Báo cáo tài chính. Đối ứng với nó là ghi giảm giá trị của phần Vốn chủ sở hữu công ty con mà công ty mẹ sở hữu. Trường hợp công ty mẹ không sở hữu 100% công ty con, chúng ta cần ghi nhận cả giá trị của NCI khi hợp nhất Báo cáo tài chính.
Cách làm là:
Bước 1. Xác định các bút toán phát sinh tại ngày hợp nhất được ghi nhận trên BCTC riêng của công ty mẹ
Bước 3. Ghi nhận bút toán điều chỉnh cần thiết để hợp nhất báo cáo tài chính
Cùng xem ví dụ sau:
Tình huống– A mua 40% cổ phần của B vào ngày 01/01/20X0 bằng cách phát hành cho cổ đông của B 10.000 cổ phiếu có mệnh giá 10.000/cổ phiếu & giá trị thị trường là 27.000/cổ phiếu.
– A dùng 1 TSCĐ HH để trao đổi cho cổ đông của B: Nguyên giá: 300 triệu giá trị hao mòn lũy kế: 20 triệu. Giá trị hợp lý chưa có thuế: 300 triệu; thuế suất thuế GTGT 10%.
– Ngày 01/01/20X1: A mua thêm 40% cổ phần của B với giá 750 triệu. A đã thanh toán bằng TGNH và đạt được quyền kiểm soát. Trước khi đạt được quyền kiểm soát, A không có ảnh hưởng đáng kể đối với B. Giá thị trường cổ phiếu của công ty B mua ngày 1/1/X1 được đánh giá lại là 700 triệu.
-Tại ngày 01/01/20X1: giá trị hợp lý tài sản thuần của B là 1.000 triệu. Tài sản thuần theo giá ghi sổ là 800 triệu, trong đó vốn cổ phần là 200 triệu & LNSTCPP là 600 triệu. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý là do bất động sản đầu tư có GTHL là 500 triệu & GTGS là 300 triệu.
Yêu cầu: Ghi nhận bút toán cần thực hiện trên BCTC riêng của A và BCTC hợp nhất
Bước 1. Xác định bút toán về giao dịch hợp nhất đã ghi nhận trên BCTC riêng công ty mẹ
Trên BCTC riêng của công ty mẹ: khoản đầu tư vào công ty con sẽ được hạch toán theo “Phương pháp giá gốc”.
Theo phương pháp này, công ty mẹ sẽ phải ghi nhận giá trị khoản đầu tư vào công ty con theo giá gốc trên BCTC riêng tại ngày đầu tư:
Ngày 1.1.20X0 (A chỉ có ảnh hưởng đáng kể chứ chưa có quyền kiểm soát B)
(1) A phát hành cổ phiếu để thanh toán cho cổ đông của B:
DR TK 222: 27.000 * 10.000 = 270 triệu / CR TK 4111: 10.000 * 10.000 = 100 triệu & CR TK 4112: 170 triệu
(2) A sử dụng tài sản để thanh toán cho cổ đông của B:
DR TK 222: 330 triệu / CR TK 711: 300 triệu & CR TK 3331: 30 triệu
DR TK 811: 280 triệu & DR TK 214: 20 triệu / CR TK 211: 300 triệu
(4) Chi phí phát hành cổ phiếu của A: DR TK 4112 / CR TK 112: 25 triệu
Ngày 1.1.20X1 (A đạt quyền kiểm soát B)
(A thanh toán cho cổ đông của B bằng TGNH để mua thêm 40% cổ phần & đạt quyền kiểm soát
DR TK 221: 1.390 triệu / CR TK 112: 750 triệu & CR TK 222: 640 triệu
Giá phí hợp nhất kinh doanh công ty mẹ phải bỏ ra: 1.450 triệu (700 triệu + 750 triệu)
Giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con thoả mãn điều kiện ghi nhận: 1.000 triệu
Lợi thế thương mại: 650 triệu
Gía trị của cổ đông thiểu số NCI: 200 triệu
(1) Điều chỉnh BCTC riêng của bên mua trước khi hợp nhất
Bước 3. Thực hiện bút toán điều chỉnh để hợp nhất báo cáo tài chính
Tại ngày 1.1.20X1: Cổ phần của B mà A đã mua tại ngày 1.1.20X0 có giá trị hợp lý là 700 triệu. Trong khi giá trị đã hạch toán trên BCTC riêng của A chỉ là 640 triệu. Do vậy, ta phải điều chỉnh lại giá trị khoản đầu tư này trên BCTC riêng của A theo giá trị tại ngày hợp nhất:
(2) Bút toán để hợp nhất Báo cáo tài chính
DR TK 221 /CR TK 515: 700 triệu – 640 triệu = 60 triệu
Bút toán 1: “Loại trừ” giá trị khoản đầu tư vào công ty con đã ghi nhận trên BCTC riêng của A tại ngày hợp nhất
Sử dụng thông tin từ Bước 1 – Bước 2
Nợ VCSH: 200 triệu * 80% = 160 triệu
Nợ LNSTCPP: 600 triệu * 80% = 480 triệu
Nợ Bất động sản đầu tư: (500 triệu – 300 triệu)*80% = 160 triệu
Nợ Lợi thế thương mại: 650 triệu
Bút toán 2. Ghi nhận giá trị của NCI tại ngày hợp nhất báo cáo tài chính
CR TK 221 Đầu tư vào công ty con: 1.450 triệu (1.390 triệu + 60 triệu)
Nợ VCSH: 200 triệu * 20% = 40 triệu
Nợ LNSTCPP: 600 triệu * 20% = 120 triệu
Nợ Bất động sản đầu tư: (500 triệu – 300 triệu)*20% = 40 triệu
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát: 200 triệu
Vậy là xong. Trong bài viết tiếp theo mình sẽ giải thích vể dạng bài “Điều chỉnh các giao dịch nội bộ” phát sinh sau ngày hợp nhất.
23 Dạng Bài Tập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Thực Tế Có Đáp Án
Mẫu báo cáo tài chính hợp nhất Công ty du lịch Viettravel
1. BÀI 1 – Bài tập hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con đồng thời là công ty liên doanh, liên kết hoặc có vốn góp của các đơn vị khác trong tập đoàn
Công ty mẹ A sở hữu 80% tài sản thuần của công ty B và 60% tài sản thuần của Công ty C. Công ty B đầu tư thêm 20% vào công ty C. Tại ngày đầu tư 1/1/20X3, (giả sử không có lợi thế thương mại), các công ty này có Bảng Cân đối kế toán như sau:
– Việc xác định tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát như sau:
Nếu báo cáo tài chính của công ty B trình bày khoản đầu tư vào công ty C theo phương pháp giá gốc thì Tập đoàn phải hợp nhất công ty C theo tỷ lệ nắm giữ trực tiếp và gián tiếp (76%). Cổ đông không kiểm soát trong công ty C được tách theo tỷ lệ 24%. Đồng thời khi loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ và công ty B vào công ty C, phải ghi giảm lợi ích cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần cổ đông không kiểm soát trong B đầu tư vào C (4%)
– Bút toán điều chỉnh để lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 1/1/20X3 như sau:
+ Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con B:
Bảng Cân đối kế toán hợp nhất của tập đoàn tại ngày 31/12/20X3 như sau:
– Giả định rằng trong năm 20X3, công ty con C có 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, các công ty mẹ A và B có Bảng cân đối kế toán không thay đổi so với ngày đầu năm như
Xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát: Lợi ích cổ đông không kiểm soát tại công ty C gồm cả trực tiếp và gián tiếp là 24%. Vì vậy, khi Công ty C có 100 lợi nhuận trong kỳ thì Tập đoàn được hưởng 76, Cổ đông không kiểm soát hưởng 24. Ngoài các bút toán như mục a nêu trên thì cần thực hiện thêm bút toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh từ lợi nhuận sau thuế trong năm 20X3 của công ty C như sau:
Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn tại ngày 31/12/20X3 như sau:
b) Trường hợp báo cáo tài chính của các đơn vị trong tập đoàn trình bày khoản đầu tư vào công ty con theo phương pháp vốn chủ sở hữu
Tiếp theo ví dụ trên, nếu báo cáo tài chính của công ty B trình bày khoản đầu tư vào công ty C theo phương pháp vốn chủ sở hữu thì khi công ty C có lợi nhuận là 100 thì công ty B được điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư thêm 20 do nó nắm giữ 20% tài sản thuần của C. Kết quả là trên BCTC của B, khoản đầu tư vào C có giá trị là 140. Trong số điều chỉnh tăng thêm này đã có 16% của công ty mẹ và 4% của cổ đông không kiểm soát.
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán thực hiện theo các bước tương tự ví dụ a, sau đó phải điều chỉnh giảm giá phí khoản đầu tư, phần lãi, lỗ trong công ty liên kết, liên doanh và lợi ích cổ đông không kiểm soát.
Việc công ty mẹ hợp nhất với Công ty B và C tại ngày 31/12/20X3 được thực hiện như sau:
– Đối với công ty B
+ Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con B:
+ Lợi ích cổ đông không kiểm soát đầu kỳ trong B:
+ Xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ, ghi:
– Đối với Công ty C:
+ Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ và công ty B trong công ty C
+ Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát trong C
+ Xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh từ lợi nhuận sau thuế trong năm 20X3 của công ty C như sau:
Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi trong giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông không kiểm soát
+ Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:
+ Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát do điều chỉnh giảm phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết
Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn tại ngày 31/12/20X3 như sau:
2. BÀI 2 – Bài tập hợp nhất báo cáo tài chính Công ty con và công ty liên kết mua lại cổ phiếu đã phát hành (cổ phiếu quỹ)
Vào ngày 1/1/20X1, Công ty X mua 55% cổ phần của công ty Y với giá là 198 tỷ đồng. Tại ngày này, tài sản thuần của công ty Y theo giá trị hợp lý gồm: Vốn cổ phần là 100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 200 tỷ đồng.
Vào ngày 1/1/20X2, Công ty X mua 46% cổ phần của công ty Z với giá 276 tỷ đồng (tương ứng 9,2 triệu cổ phiếu). Tại ngày này, tài sản thuần của công ty Z theo giá trị hợp lý gồm: Vốn cổ phần là 200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 300 tỷ đồng. Khoản đầu tư này được xác định là khoản đầu tư vào công ty liên kết.
Ngày 1/1/20X5, cả hai công ty Y và Z mua lại 10% cổ phiếu từ thị trường tự do. Giá trị thị trường cổ phiếu mua lại của công ty Y là 60đ/cp (tương ứng 60 tỷ đồng) và công ty Z là 50.000đ/cp (tương ứng 100 tỷ đồng). Kết quả của việc mua lại, Công ty X đạt được quyền kiểm soát công ty Z vào ngày 01/01/20X5.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20X5 của 3 công ty như sau:
Yêu cầu: Lập báo cáo tài chính hợp nhất của công ty X Bhd cho năm tài chính 20X5.
Xác định lợi thế thương mại khi mua công ty Y (Đơn vị tính: Tỷ đồng):
Thay đổi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông khi công ty Y từ việc mua lại cổ phiếu quỹ:
Thay đổi trong tài sản thuần:
a) Xác định lợi thế thương mại khi nắm giữ quyền kiểm soát Công ty Z:
Sau khi công ty Z mua lại cổ phiếu quỹ, tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty Z tăng lên 51% (46/90). Công ty mẹ xác định lợi thế thương mại như sau:
Giá trị hợp lý của cổ phiếu mua lại: 50.000đ/cp
Công ty mẹ nắm giữ: 9,2 triệu cổ phiếu
Giá trị hợp lý khoản đầu tư tại ngày 1/1/20X5 là 460 tỷ đồng
b) Xác định khoản lãi do đánh giá lại giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý tại ngày 1/1/20X5 trên báo cáo tài chính hợp nhất:
– Giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi công ty Z còn là công ty liên kết được xác định là 285,2 tỷ đồng: 276 tỷ đồng (giá gốc) + 9,2 tỷ đồng (phần điều chỉnh tăng tương ứng với 46% trong lãi của công ty liên kết sau ngày đầu tư (320-300))
– Phần lãi do đánh giá lại khoản đầu tư theo giá trị hợp lý là: 460 – 285,2 = 174,8
a) Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty Y
Bút toán (e) kết chuyển LNST của cổ đông không kiểm soát (35)
Bút toán (g) điều chỉnh tăng doanh thu hoạt động tài chính: 174,8
Bút toán (k) kết chuyển LNST của cổ đông không kiểm soát:( 54)
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất như sau:
XEM THÊM: Hơn 60 Khoá học kế toán Online 1 Kèm 1 Cầm tay chỉ việc trực tiếp
Bài Tập Kế Toán Tài Chính 2 Tổng Hợp
4.
Bài tập kế toán tài chính 2 về nghiệp vụ kinh tế phát sinh 4
Công ty nhận ủy thác nhập hàng cho một Hợp tác xã (HTX), hoa hồng ủy thác 2%/giá trị hàng thực nhập và thuế GTGT khấu trừ tính 10%, các chi phí và thuế trong quá trình nhập khẩu công ty chi trả, sau đó thu lại HTX. Công ty còn tồn 2.000 USD bằng TGNH, TG ghi sổ: 17.500 VND/USD. Công ty đã thực hiện:
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên ở công ty và HTX. Cho biết công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên, tỷ giá hối đoái xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước.
BÀI GIẢI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
1- HTX ứng trước tiền cho công ty 17.800.000đ bằng tiền mặt, quy ra 1.000USD. Công ty dùng tiền mặt mua ngoại tệ gửi trực tiếp vào NH để mở L/C nhập khẩu hàng trị giá 1.000 USD. TGGD: 17.800 VND/USD.
CÔNG TY NHẬN ỦY THÁC NHẬP HÀNG:
Nhận tiền ứng trước của Hợp Tác Xã:
Nợ TK 1111: 17.800.000 (1,000USD x 17.800)
Có TK 131 (HTX): 17.800.000
Xuất tiền mặt mua ngoại tệ gửi NH Ký quỹ mở LC:
Nợ TK 144: 17.800.000
Có TK 1111: 17.800.000
HỢP TÁC XÃ:
Chi tiền mặt ứng trước cho Công ty nhận ủy thác:
Nợ TK 331 (Cty): 17.800.000
Có TK 1111: 17.800.000
2- Công ty đã nhập hàng và giao thẳng cho HTX tại cảng trị giá 1.000USD, thuế GTGT khấu trừ tính 10%. Công ty đã chi TGNH để nộp thuế nhập khẩu 5%, nộp thuế GTGT 10% và chi hộ HTX 100.000đ bằng tiền mặt chi phí khác. TGGD: 17.850VND/USD
CÔNG TY NHẬN ỦY THÁC NHẬP HÀNG:
Công ty nhận hàng và giao thẳng cho HTX tại cảng:
2a. Nhận hàng
Nợ TK 131 (HTX): 20.566.750 (1,000$ x17.800 + 892.500 + 1.874.250)
Nợ TK 635: 50.000
Có TK 331 (nước ngoài): 17.850.000 (1,000$ x 17.850)
Có TK 3333: 892.500 (1,000$ x 17.850 x 5%)
Có TK 33312: 1.874.250 [(17.850.000 + 892.500) x 10%]
2b. Chi nộp thuế bằng Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 3333: 892.500
Nợ TK 33312: 1.874.250
Có TK 112: 2.766.750
Nợ TK 131 (HTX): 100.000
Có TK 111: 100.000
HỢP TÁC XÃ:
Nhận hàng tại cảng kèm HĐ(GTGT) của công ty nhận ủy thác phát hành và vận chuyển hàng về kho HTX:
3- HTX chở hàng nhập kho, tiền vận chuyển chở hàng về 100.000đ trả bằng tiền mặt. TGGD: 17.850 VND/USD.
HỢP TÁC XÃ:
Nhập kho hàng hóa
Nợ TK 156: 18.842.500
Nợ TK 133 : 1.874.250
Có TK 331(Cty): 20.666.750 (giá Invoice 1,000$ x 17.800 + thuế NK 892.500 + VAT 1.874.250 + phí nhập hàng 100.000)
Có TK 515: 50.000
Chi phí vận chuyển hàng
Nợ TK 156: 100.000
Có TK 111: 100.000
4- Công ty nhận giấy báo Nợ Ngân hàng thanh toán cho người bán, nội dung: Giải tỏa L/C trả tiền cho người bán: 1.000USD, và phí ngân hàng 15 USD trừ vào TGNH công ty (phí NH do HTX chịu). TGGD: 17.900 VND/USD.
CÔNG TY NHẬN ỦY THÁC NHẬP HÀNG:
4a. Thanh toán tiền hàng cho Công ty nước ngoài
Nợ TK 331 (nước ngoài): 17.850.000 (1,000$ x 17.850)
Có TK 144: 17.800.000 (1,000$ x 17.800)
Có TK 515: 50.000
4b. Phí ngân hàng:
Nợ TK 131 (HTX): 268.500 (15$ x 17,900)
Có TK 1122: 262.500 (15$ x 17.500)
Có TK 515: 6.000
Ghi đơn Có TK 007: 15USD
5- Công ty gởi các chứng từ nộp thuế, chi phí và đòi tiền hoa hồng HTX. HTX đã dùng TGNH thanh toán thuế, tiền phí ngân hàng và hoa hồng quy đổi theo tỷ giá 17.900 VND/USD.
CÔNG TY NHẬN ỦY THÁC NHẬP HÀNG:
5a. Doanh thu dịch vụ nhập khẩu ủy thác thu bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112: 393.800 (20$x 110% x 17.900)
Có TK 5113: 358.000 (20$ x17.900)
Có TK 33311: 35.800
5b. Thu lại tiền thuế, các loại phí nhập khẩu bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 1121: 3.529.050
Có TK 131 (HTX): 3.529.050 (892.500+ 1.874.250+100.000+268.500+393.800)
HỢP TÁC XÃ:
Phí ngân hàng:
Nợ TK 642: 268.500 (15$ x 17.900)
Có TK 331 (Cty): 268.500
5a. Hoa hồng ủy thác nhập khẩu phải trả:
Nợ TK 156: 358.000 (1.000$ x 2% x17.900)
Nợ TK 133: 35.800 (358.000 x10%)
Có TK 331 (Cty): 393.800
Nợ TK 331 (Cty): 3.529.050 (892.500+ 1.874.250 + 100.000 +268.000 + 393.800)
Có TK 1121: 3.529.050
5.
Bài tập kế toán tài chính 2 về nghiệp vụ kinh tế phát sinh 5
DN đang trong thời kỳ SXKD, tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tỷ giá xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước. Ngoại tệ gởi ngân hàng tồn đầu kỳ 2.000USD. Tỷ giá ghi sổ: 15.700 VND/USD. Các TK khác có số dư hợp lý.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
BÀI GIẢI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
1/ Xuất khẩu lô hàng bán 5.000USD. Tỷ giá giao dịch thực tế (TGGD): 15.800VND/USD, chưa thu tiền.
Nợ TK 131 79.000.000 (5.000 x 15.800)
Có 511 79.000.000
2/ Nhận giấy báo Có ngân hàng thu được nợ ở NV1, nội dung:
– Ghi tăng tài khoản TGNH : 4.980 USD
– Phí ngân hàng : 20 USD
TGGD: 15.750VND/USD
Nợ TK 1122 78.435.000 (4.980 x 15.750)
Nợ TK 641 315.000 (20 x 15.750)
Nợ TK 635 250.000
Có TK 131 79.000.000
Ghi đơn Nợ TK 007 : 4.980 USD
3/ Bán 3.000USD chuyển khoản lấy tiền Việt Nam nhập quỹ tiền mặt. TGGD: 15.770 VND/USD.
Nợ TK 1111 47.310.000 (3.000 x 15.770)
Có TK 1122 47.150.000 [(2.000 x 15.700) +(1.000 x 15.750)]
Có TK 515 160.000
Ghi đơn Có TK 007 : 3,000 USD
4/ Nhập khẩu một TSCĐHH trị giá 1.000 USD, trả bằng TGNH. TGGD: 15.800VND/USD.
Nợ TK 211 15.800.000 (1.000×15.800)
Có TK 1122 15.750.000 (1.000×15.750)
Có TK 515 50.000
Ghi đơn Có TK 007 : 1,000 USD
5/ Rút TGNH tiền Việt Nam mua 2.000USD chuyển khoản. TGGD mua: 15.820VND/USD.
Nợ TK 1122 31.640.000 (2.000 x15.820)
Có TK 1121 31.640.000
Ghi đơn Nợ TK 007 : 2,000 USD
6/ Chuyển 2.000USD gởi ở ngân hàng để ký quỹ mở L/C nhập khẩu. TGGD : 15.850VND/USD.
Nợ TK 144 31.700.000 (2.000×15.850)
Có TK 1122 31.500.000 (2.000×15.750)
Có TK 515 200.000
Ghi đơn Có TK 007 : 2,000 USD
7/ Nhập kho lô hàng hoá nhập khẩu trị giá 2.000USD chưa thanh toán. TGGD: 15.900VND/USD.
Nợ TK 156 31.800.000 (2.000 x 15.900)
Có TK 331 31.800.000
8/ Giải tỏa L/C ở NV6 trả nợ nhập hàng ở NV7. TGGD: 15.850VND/USD.
Nợ TK 331 31.800.000
Có TK 144 31.700.000
Có TK 515 100.000
9/ Nhập khẩu hàng hoá trị giá 3.000 USD nhập kho đủ. Tiền chưa thanh toán. TGGD: 15.700VND / USD.
Nợ TK 156 47.100.000 (3.000 x 15.700)
Có TK 331 47.100.000
10/ Xuất khẩu lô hàng trị giá 2.000USD, tiền chưa thu. TGGD: 15.750 VND/USD.
Nợ TK 131 31.500.000 (2.000 x15.750)
Có TK 511 31.500.000
11/ Cuối năm đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ (TGNH và công nợ ngắn hạn) theo tỷ giá hối đoái ngoại tệ bình quân liên ngân hàng 15.750VND/USD.
Nợ TK 4131 140.000
Có TK 1122 140.000 [2,000 * (15.820-15.750)]
Nợ TK 4131 150.000
Có TK 331 150.000 [3,000 * (15.750-15.700)]
Để số dư cuối năm TK 4131: SD Nợ 290.000
6.
Bài tập kế toán tài chính 2 về nghiệp vụ kinh tế phát sinh 6
Công ty P tính thuế GTGT theo PP khấu trừ, hàng tồn kho xuất theo phương pháp thực tế đích danh, xuất ngoại tệ theo phương pháp FIFO. SDĐT TK 1122: 0
BÀI GIẢI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
Trong tháng phát sinh:
1. Chuyển khoản mua ngoại tệ gửi ở NH, sau đó làm thủ tục ký quỹ mở L/C để nhập hàng hóa A 15.000 USD, TG bán của NH 17.500 VND/USD, TGTT ngày giao dịch 17.480 VND/USD.
a) Nợ TK 1122 15.000USD * 17.500 = 262.500.000
Có TK 1121 262.500.000
Ghi đơn Nợ TK 007 15.000USD
b) Nợ TK 144 15.000USD * 17.480 = 262.200.000
Nợ TK 635 300.000
Có TK 1122 15.000USD * 17.500 = 262.500.000
Ghi đơn Có TK 007 15.000USD
2. Nhập kho hàng hoá A trị giá 15.000 USD, TGTT 17.400 VND/USD, thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT 10% chưa thanh toán. Chi phí nhập hàng 3.000.000đ + thuế GTGT 300.000đ thanh toán bằng tiền mặt.
– Nhập kho :
Nợ TK 156 (A) 15.000 * 17.400 = 261.000.000
Có TK 331 15.000 * 17.400 = 261.000.000
– Thuế nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 156 (A) 15.000USD * 5% * 17.400 = 13.050.000
Có TK 3333 13.050.000
– Thuế GTGT hàng NK được khấu trừ:
Nợ TK 133 (261.000.000 + 13.050.000) * 10% = 27.405.000
Có TK 33312 27.405.000
– Chi phí nhập hàng:
Nợ TK 156 3.000.000
Nợ TK 133 300.000
Có TK 111 3.300.000
3. Nhận giấy báo nợ ngân hàng đã thanh toán tiền hàng nhập khẩu hàng A bằng tiền ký quỹ và nộp thuế đủ bằng VND.
a) Nợ TK 331 15.000USD * 17.400 = 261.000.000
Nợ TK 635 1.200.000
Có TK 144 15.000USD * 17.480 = 262.200.000
b) Nợ TK 3333 13.050.000
Nợ TK 33312 27.405.000
Có TK 1121 40.455.000
4. Xuất bán toàn bộ lô hàng hoá A, giá bán chưa thuế 300.000.000đ + thuế GTGT 10% chưa thu tiền. Sau đó Khách hàng chuyển khoản trả nợ số còn lại sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1% giá bán chưa thuế GTGT. Phí vận chuyển 400.000đ + thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt.
a) Nợ TK 131 330.000.000
Có TK 5111 300.000.000
Có TK 33311 30.000.000
Nợ TK 632 277.050.000
Có TK 156 (A) (261.000.000 + 13.050.000 + 3.000.000) = 277.050.000
b) Nợ TK 1121 327.000.000
Nợ TK 635 300.000.000 * 1% = 3.000.000
Có TK 131 330.000.000
c) Nợ TK 641 400.000
Nợ TK 133 40.000
Có TK 111 440.000
5. Công ty P Nhận nhập khẩu uỷ thác cho DN X
– Nhận GBC DN X chuyển 10.000 USD, TGTT 17.450 VND/USD
a) Nợ TK 1122 10.000 USD * 17.450 = 174.500.000
Có TK 131(X) 174.500.000
Ghi đơn Nợ TK 007 10.000 USD
– Chuyển khoản ứng trước cho người bán nước ngoài 10.000 USD, TGTT 17.500 VND/USD.
Nợ TK 331(NN) 10.000 USD * 17.500 = 175.000.000
Có TK 1122 10.000 USD * 17.450 = 174.500.000Có TK 515 500.000
Ghi đơn Có TK 007 10.000 USD
Nhận hàng – 1 thiết bị giao thẳng tại cảng cho DN X, giá mua 20.000 USD, thuế nhập khẩu 2%, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán, TGTT 17.600 VND/USD.
a) Nợ TK 131(X) 357.540.000 [10.000USD*17.450+10.000USD*17.600)+ 7.040.000]
Nợ TK 635 1.500.000
Có TK 331(NN) 20.000USD * 17.600 = 352.000.000
Có TK 3333 (20.000USD * 2%) * 17.600 = 7.040.000
– Thuế GTGT
Nợ TK 131(X) 35.904.000
Có TK 33312 359.040.000 * 10% = 35.904.000
6. Nhận giấy báo có X chuyển tiếp 10.000 USD để trả nợ người bán + phí uỷ thác 100 USD + thuế GTGT 10%, và tiền VND để nộp thuế, TGTT 17.620 VND/USD. Cty P đã làm thủ tục thanh toán cho người bán nước ngoài: nhận giấy báo nợ NH, TGTT 17.540 VND/USD.
a) Nợ TK 1122 10.000USD * 17.620 = 176.200.000
Có TK 131(X) 176.000.000
Có TK 515 200.000
b) Nợ TK 1122 110USD * 17.620 = 1.938.200
Có TK 5113 100USD * 17.620 = 1.762.000
Có TK 33311 100USD * 10% * 17.620 = 176.200
Ghi đơn Nợ TK 007 10.110USD
c) Nợ TK 1121
Có TK 131(X)
Nộp Thuế
Nợ TK 3333 7.040.000
Nợ TK 33312 35.904.000
Có TK 1121 42.944.000
d) Nợ TK 331(NN) 10.000USD * 17.600 = 176.000.000
Nợ TK 635 200.000
Có TK 1122 10.000USD * 17.620 = 176.200.000
Ghi đơn Có TK 007 10.000USD
XEM THÊM: Các Khoá học kế toán Online tại Việt Hưng
0
0
Bình chọn
Bình chọn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất: Hiểu Bản Chất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!