Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Dạy Con Lớp 2 Học Môn Toán Dễ Dàng mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu lớp 1 là thời điểm chuyển giao dễ làm trẻ và phụ huynh bỡ ngỡ thì chương trình học lớp 2 lại càng khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng vì kiến thức được mở rộng, chương trình học nặng hơn. Tuy nhiên, nếu biết cách dạy con lớp 2 đúng chuẩn sẽ giúp bé tiếp thu kiến thức nhanh hơn và bố mẹ cũng đỡ “căng não” hơn. Hãy cùng Kiến Guru tìm hiểu nhé.
Trong chương trình lớp 2, ngoài môn tập đọc, chính tả như lớp 1 vốn đã là một môn khó nhằn với nhiều bé thì sang đến lớp 2, bé sẽ phải làm quen với những phép tính phức tạp hơn ở môn Toán. Vậy nên đối với nhiều bé, môn Toán thật sự là ác mộng, tuy nhiên, áp dụng những phương pháp dưới đây thì bạn có thể giúp con vượt qua môn khó nhằn này.
Cách dạy con lớp 2: Đừng để con học một cách bơ vơ
Như đã chia sẻ, kiến thức môn toán lớp 2 được mở rộng hơn rất nhiều. Nhiều trẻ sẽ cảm thấy dễ nản lòng với khối lượng kiến thức mênh mông như vậy. Hãy đồng hành cùng con bằng cách đọc trước những kiến thức trong sách, giải thích lại cho con theo một ngôn ngữ dễ hiểu hơn nếu như trẻ chưa kịp tiếp thu ở trên trường lớp.
Hãy kiên nhẫn nếu như trẻ chưa kịp hiểu những gì bạn nói. Nếu giải thích nhiều lần mà trẻ vẫn chưa tiếp thu được thì hãy đổi nhiều phương pháp: tính toán bằng cách vẽ, đếm hạt, dùng que tính, dùng tay, tóm lại là hãy thử đổi nhiều phương pháp để xem cách nào hiệu quả với bé nhất
Hãy dạy bé cách đọc hiểu đề bài, dạng bài, dấu hiệu nhận biết và cách làm bài vì đề bài đôi khi rất dài nhưng lại nhiều dữ liệu không cần thiết. Hãy dạy bé cách xác định dữ kiện quan trọng khi làm bài để tìm ra cách giải phù hợp cho từng dạng bài. Bố mẹ không nên giải bài cho con mà chỉ giúp con tìm ra cách giải bài toán một cách dễ hiểu nhất. Hãy luôn hỏi con có hiểu bài không, nếu không hiểu thì hãy kiên nhẫn giải thích lại nhiều lần.
Nhân chia cộng trừ, cách xem giờ, cách tính giờ, cách tính đồng hồ, bảng cửu chương đều là những bài học mang tính thực tiễn rất cao trong chương trình toán lớp 2 mà bạn có thể chủ động dạy cho con ngay từ bé.
Bạn có thể dạy con xem giờ mọi lúc mọi nơi, chủ động hỏi bé xem bây giờ là mấy giờ bằng cả đồng hồ kim hay đồng hồ điện tử. Trong lúc ăn cơm bạn có thể dạy con làm toán bằng việc đếm số đũa, đếm số chén trên bàn, đây đều là những thứ rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày nên bé có thể dễ làm quen hơn. Làm mọi thứ trở nên thú vị và sinh động là cách dạy con lớp 2 luôn được các chuyên gia giáo dục khuyến khích.
Luyện tập thường xuyên
Cách dạy con lớp 2 để con có thể thành thục cách làm toán và nhớ dạng bài lâu hơn đó chính là giải bài tập thật nhiều. Mỗi ngày, bạn có thể cho bé tập trung vào một dạng bài và giải thật nhiều bài tập ở dạng bài đó để bé có thể nhớ mãi không quên cách làm bài. Sau khi giải hết các dạng bài thì bạn hãy có một bài kiểm tra tổng hợp tất cả các dạng bài đã học với nhau để bé có thể tư duy và phân biệt các loại dạng bài.
Tuy nhiên việc giải bài tập nên diễn ra thường xuyên nhưng với thời gian ngắn, mỗi ngày bé chỉ cần làm bài tập 10-20p nhưng lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ tốt hơn so với việc bạn cho bé làm toán liên tục 1 2 tiếng nhưng chỉ 1 ngày trong tuần.
Cách dạy con học lớp 2 bằng cách chơi game
Đối với nhiều bạn nhỏ thì smartphone là một thứ vô cùng hấp dẫn. Hầu như bé nào cũng thích chơi game, xem youtube trên smartphone hơn là những cuốn sách, đơn giản là vì chúng sinh động và thu hút hơn nhiều. Nhiều bố mẹ tỏ ra rất gay gắt đối với việc cho con sử dụng smartphone, nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng ưu điểm của điện thoại, máy tính bảng vào việc học. Hãy cho con chơi những game làm toán, tập đọc vô cùng sinh động trên điện thoại trong một thời gian nhất định, quãng thời gian đủ để bé học mà vừa không ảnh hưởng đến thị lực của bé.
Bé sẽ cảm thấy Toán là môn học không đáng sợ và thời gian học sẽ thú vị hơn, bé sẽ có điều để mong đợi hơn. Bằng cách này thì bạn vừa có thể kiểm soát thời gian và nội dung con xem trên điện thoại, giúp hoạt động này mang nhiều lợi ích hơn là mặt hại. Đây là một cách dạy con học lớp 2 khá thông minh được nhiều ông bố bà mẹ áp dụng.
Hiện nay có nhiều ứng dụng giúp con học toán lớp 2 dễ dàng như Kiến Guru. Nội dung giảng dạy trên app Kiến Guru bao gồm các video bài giảng trọng tâm, các bài tập giúp rèn luyện kiến thức, bộ hình tóm tắt nội dung bài học một cách ngắn gọn, và kho đề thi kèm đáp án chi tiết vô cùng phong phú…Ngoài ra app Kiến Guru còn có tính năng Báo cáo học tập, giúp phụ huynh dễ dàng kiểm soát được con đã học bài gì, làm gì bài, trong thời gian bao lâu, và kết quả thế nào…
Bạn có thể dùng miễn phí hoặc trả phí để có được nhiều tính năng và bài học hấp dẫn hơn cho con mình. Ứng dụng này đều có phần luyện tập và kiểm tra để giúp con ôn luyện được những kiến thức, đồng thời kiểm tra xem con bạn có thực sự hiểu bài hay không.
Không quan trọng học bao lâu, quan trọng là học được gì
Rất nhiều bố mẹ hay có tâm lý ép buộc con phải học trong một quãng thời gian cố định, ví dụ như từ 7 giờ đến 9 giờ. Đây là một hành động sai lầm, dễ gây ra sự chán nản và học đối phó ở trẻ. Khi bị ép buộc học trong một thời gian thì trẻ chỉ ngồi vào bàn tập đọc và làm vài phép tính cho hết giờ chứ có thể không thực sự đọng lại được kiến thức gì.
Bạn hãy ra một mục tiêu cụ thể, ví dụ như buổi học hôm nay bé có thể giải được 3 bài tập toán, tập viết 10 chữ, bất kể khi nào bé hoàn thành thì buổi học sẽ kết thúc. Nếu trẻ tiếp thu nhanh thì bé sẽ làm nhanh, nhưng nếu bé làm chậm thì bạn cũng có thể biết được là bé đang gặp vấn đề ở đâu. Hãy luôn đồng hành cùng con trong cách buổi học này, luôn giữ vai trò định hướng và gợi ý cho con làm bài đúng, không đốc thúc, ép con làm bài nhanh.
Đây cũng là cách con dạy lớp 2 giúp bé tự giác hơn trong việc học, trong suy nghĩ của bé sẽ biết được chính xác hôm nay mình phải làm bao nhiêu bài chứ không bị áp lực phải học bao nhiêu tiếng.
Hiểu rõ thế mạnh của con
Tuy lời khuyên không nên đặt nặng áp lực học hành cho con đã được các chuyên gia giáo dục khuyến khích trong nhiều năm nay, nhưng thực tế không nhiều bố mẹ hiểu được việc nên chấp nhận năng lực của con. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều không giống nhau, môi trường sống và cách giáo dục cũng là một phần khiến khả năng tiếp thu, tư duy của trẻ đều khác biệt.
Thay vì ép con đạt được điều mình mong muốn thì bạn nên tìm hiểu trẻ có thế mạnh ở môn học nào. Có bé sẽ làm toán rất nhanh nhưng có bé lại thể hiện năng khiếu của mình ở môn tiếng Anh.Mọi năng khiếu đều đáng quý và hãy giúp con hiểu rằng bạn rất trân trọng khả năng của con, nhưng đồng thời con cũng phải đạt được mức tối thiểu kể cả ở những môn con không thích vì đó là trách nhiệm và tiêu chuẩn giáo dục.
Hãy cùng con tìm ra nguyên nhân và giải pháp nếu bé không thực sự thích môn học nào đó. Đây là cách dạy con lớp 2 vô cùng tâm lý mà các bố mẹ nên phát huy và khuyến khích con đi theo.
Với những cách dạy con lớp 2 mà Kiến Guru vừa chia sẻ, chúng tôi hi vọng các bậc phụ huynh và bé sẽ dễ dàng hơn trong việc học tốt những môn trong chương trình giáo dục lớp 2. Hãy luôn tìm cách để chương trình học của con trở nên thú vị, sinh động hơn, giúp bé không nhàm chán và tìm được hứng thú trong học tập.
App Giúp Giải Toán Hình Học Dễ Dàng Cho Học Sinh 9
Video hướng dẫn
Cài đặt ứng dụng giải toán hình học
Sau khi tải xuống cài đặt xong bạn mở ứng dụng này lên giao diện của nó sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều hình ở đây.
Cách sử dụng ứng dụng học toán hình
Bây giờ bạn chọn một hình mà bạn muốn tính ở đây mình chọn hình tam giác để demo cho các bạn.
Sau khi chọn hình muốn tính thì mình nhập chiều dài cạnh a = 3 chiều dài cạnh b = 5 thì khi đó nó tự động tính ra chu vi, diện tích, chiều cao, góc anpha,… rất là nhanh và vô cùng chính sát.
Bây giờ mình sẽ thử hình thang với cạnh a = 5, cạnh b = 2, cạnh h = 4 thì kết quả chu vi, diện tích,… sẽ được tự động tính toán và hiển thị ra.
Bây giờ những hình khó hơn như hình Elip thì bạn cũng nhập a và b vô thì nó cũng sẽ giải ra được diện tích và chu vi một cách nhanh chóng và cực kỳ đơn giản.
Với hình chóp hay những hình khó hơn bạn cũng chọn vào hình sau đó nhập thông tin của hình vào thì ngay lập tức những yếu tố như diện tích, chu vi, chiều cao ,… sẽ được tự động tính toán và hiển thị kết quả cho bạn ngay tức khắc.
Ngoài ra không chỉ hiển thị kết quả không mà ứng dụng còn hiển thị cả công thức và cách làm từng bức một.
10 Cách Dễ Dàng Để Giải Phóng Dung Lượng Lưu Trữ Trên Iphone
1Kiểm tra các việc sử dụng các ứng dụng
Điều đầu tiên bạn cần làm là hãy kiểm tra lại hạn mức dung lượng đã sử dụng trên các ứng dụng.
Bởi vì ở đây, bạn sẽ phát hiện ra một số ứng dụng hiếm khi dùng đến nhưng bất ngờ chiếm nhiều bộ nhớ.
Ở phía trên, bạn sẽ thấy không gian bộ nhớ mà bạn đã sử dụng và dung lượng bộ nhớ còn lại. Ở phía dưới, bạn sẽ thấy một danh sách các ứng dụng được xếp hạng theo dung lượng bộ nhớ chiếm dụng từ nhiều nhất đến ít nhất. Hãy xem xét ứng dụng nào thật sự không cần thiết và gỡ bỏ nó.
2Cẩn thận với các ứng dụng tải nội dung thêm
Các con số mà bạn nhìn thấy trong phần Dung lượng iPhone sẽ bao gồm tất cả không gian bộ nhớ mà ứng dụng cùng dữ liệu của nó chiếm dụng.
Một số ứng dụng nhỏ nhưng lại có rất nhiều tập tin, dữ liệu trong đó.
Ví dụ: Bạn có thể thấy, ứng dụng PUBG Mobile hiện ngốn dung lượng là 3,13 GB nhưng thực chất kích cỡ ứng dụng chỉ có 2,42 GB và kèm theo đó là 714 MB là dành cho Tài liệu & Dữ liệu (có thể bao gồm là bản đồ trong game, hình ảnh, đồ họa).
Vậy nên, nếu bạn muốn giải phóng đi phần dung lượng thì bạn chọn vào lựa chọn Gỡ bỏ đi ứng dụng và vẫn sẽ giữ lại tài liệu và dữ liệu. Bạn chỉ việc lên AppStore để tải lại nếu muốn.
3 Xóa những trò chơi không sử dụng
Cách tiếp theo để giải phóng thêm dung lượng cho iPhone là bạn có thể xóa đi những game mà bạn không chơi, hoặc là không cần thiết.
4 Xóa bỏ podcast và video cũ
Bạn có phải là người có cả tá podcast? Hãy nhớ rằng một podcast 30 phút có thể chiếm tới 25MP.
5Đặt chế độ lưu trữ tin nhắn cũ
Tính năng lưu trữ tin nhắn trên iPhone cho phép bạn lưu lại các tin nhắn mà bạn muốn và nếu bạn thích đọc lại những tin nhắn cũ thì đừng sử dụng tính năng này.
6Sử dụng Google Photos để lưu trữ hình ảnh
Nếu như bạn không muốn để mất bất cứ bức ảnh nào nhưng vẫn muốn tiết kiệm không gian lưu trữ trên iCloud.
Thì đây, Google Photos là một trong những ứng dụng sáng giá đã được rất nhiều người ưu chuộng.
Sao lưu không giới hạn với ảnh chất lượng cao.
Tính năng tìm cực kì mạnh mẽ, bạn không cần nhớ album hay tên file làm gì, chỉ cần muốn tìm gì thì gõ vào.
Cho phép tạo album chia sẻ với người khác rất dễ.
Có tính năng thông minh để áp hiệu ứng, tạo video slideshow.
Có thể dùng được bất kì đâu: web, Android, iOS.
Khá là ngon lành cành đào phải không nào?
Google Photos cho phép bạn:
Tất cả những gì bạn cần làm là tải về ứng dụng Google Photos và:
Mở ứng dụng Google Photos.
Đăng nhập vào Tài khoản Google của bạn.
Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào ảnh hồ sơ tài khoản hoặc tên viết tắt của bạn.
Bật hoặc tắt tính năng “Sao lưu và đồng bộ hóa”.
7Ngưng sử dụng tính năng Album được chia sẻ
Tính năng Album được chia sẻ, sẽ tự động truyền các ảnh mới của bạn trong 30 ngày gần nhất từ Camera Roll lên tất cả các thiết bị sử dụng cùng tài khoản iCloud.
Vậy nên tính năng có thể sẽ chiếm dụng một phần bộ nhớ trên iPhone của bạn. Vì thế, nếu bạn không cần chia sẻ hình ảnh từ iPad sang iPhone thì hãy tắt nó đi.
8Tắt tùy chọn Lưu ảnh thường
Chế độ chụp HDR giúp ảnh chụp trên iPhone có chất lượng tốt hơn khi cần cân bằng sáng tối. Vì vậy, bạn không cần thiết phải giữ cả ảnh bình thường lẫn ảnh HDR, gây tốn không gian bộ nhớ.
Vậy nên bạn chỉ cần giữ lại chế độ chụp HDR thông minh và tắt đi tùy chọn Lưu ảnh thường là được.
9Đăng ký một dịch vụ âm nhạc trực tuyến
Đã qua rồi cái thời bạn phải lưu tất cả bài hát yêu thích trên thiết bị của mình. Hãy chỉ tải những album yêu thích về chức năng nghe nhạc offline nếu thật sự thích, các dịch vụ âm nhạc trực tuyến sẽ cung cấp cho bạn một không gian lưu trữ trực tuyến.
Sau đó bạn có thể nghe bất kỳ bài nào online mà không cần phải tải chúng về.
Nếu bạn thích ứng dụng iTunes, hãy đăng ký iTunes Match. Với khoảng 25USD mỗi năm, bạn có thể đồng bộ rất nhiều bài hát lên thư viện iTunes thông qua đám mây.
Bạn có thể trực tiếp tải về bài hát hay album bất kỳ bằng cách nhấn vào biểu tượng đám mây cạnh đó. Hoặc, nếu bạn muốn truy cập vào một thư viện lớn hơn, hãy xem xét các dịch vụ âm nhạc trực tuyến Spotify.
10Khám phá mục Khác trên iTunes và khôi phục lại điện thoại của bạn
Mục Khác trên iTunes bao gồm email, nhạc, dữ liệu duyệt web. Đôi khi, các tệp tin này có thể chiếm dung lượng khá lớn hơn mức bình thường.
Cách dễ dàng nhất để xóa chúng đi và sao lưu và phục hồi dữ liệu cho điện thoại thông qua iTunes.
Bạn kết nối iPhone với máy tính thông qua dây cáp USB và khởi động iTunes lên. Để sao lưu dữ liệu điện thoại của bạn vào máy tính bằng cách chọn Sao lưu bây giờ. Sau đó, bạn chọn Khôi phục iPhone và cuối cùng là chọn Khôi phục bản sao lưu.
Có Không
Cách Dạy Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Tiểu Học
GD&TĐ – Tuy chỉ học những kiến thức hết sức đơn giản nhưng với lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5, việc giải các bài toán đố có yếu tố hình học là một nội dung tương đối khó trong chương trình Toán tiểu học.
Nó đòi hỏi ở người học một khả năng tư duy trừu tượng, một trí tưởng tượng không gian, một óc quan sát tốt, biết phân tích, tổng hợp những kiến thức đã học…để thực hiện yêu cầu của đề bài.
Thực tế đã cho thấy, những học sinh có khả năng tư duy tốt sẽ rất thích học môn này, song số lượng những học sinh này ít, một lớp thường chỉ có vài em. Ngược lại những học sinh có khả năng tư duy chậm hơn thì dần dần rất ngại học dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém môn Toán chiếm tỉ lệ khá cao so với các môn học khác.
Giáo viên có thể tiến hành một số biện pháp như sau để giúp học sinh làm tốt bài bài toán đố có yếu tố hình học.
Hướng dẫn học sinh nắm vững đường lối chung giải một bài toán.
Việc hướng dẫn HS giải các loại bài toán có lời văn với nội dung hình học cũng tuân theo đường lối chung để hướng dẫn học sinh giải toán. Thông thường có 4 bước giải như sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề để xác định cái đã cho, cái phải tìm.
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ ngắn gọn.
Bước 3: Phân tích bài toán để thiết lập trình tự giải.
Bước 4: Thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để tìm đáp số (có thử lại) và viết bài giải.
Hướng dẫn học sinh nắm vững đường lối chung của một biện pháp tính
Để nắm và vận dụng thành thạo một biện pháp tính, cần qua hai khâu cơ bản: Làm cho HS hiểu biện pháp tính và biết làm tính; Luyện tập để tính được đúng và thành thạo.
Giáo viên có thể hướng dẫn HS theo các bước sau:
Bất kỳ biện pháp tính mới nào cũng phải dựa trên một số kiến thức, kỹ năng đã biết. Người giáo viên cần nắm chắc rằng: Để hiểu được biện pháp mới, HS cần biết gì, đã biết gì (cần ôn lại), điều gì là mới (trọng điểm của bài) cần dạy kỹ; các kiến thức, kỹ năng cũ sẽ hỗ trợ cho kiến thức, kỹ năng mới, hay ngược lại dễ gây nhầm lẫn cần giúp phân biệt.
Chẳng hạn: Từ chia miệng chuyển sang chia viết thì cái mới là bước thử lại (sau khi chia từng hàng đơn vị) bằng cách nhân lại và trừ, là cách đặt tính và cách viết thương. Do đó, cần ôn quan hệ giữa nhân và chia bằng hỏi đáp; hoặc ra bài tập cho làm phép chia miệng để chuyển sang chia viết.
Hoặc, để tính được số cọc rào giậu xung quanh một vườn rau hình chữ nhật khi biết hiệu và tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng và khoảng cách giữa hai cọc trong bài toán sau: Một mảnh đất hình chữ nhật dài 8m và rộng 6m. Người ta muốn đóng cọc xung quanh, cọc nọ cách cọc kia 2m. Hỏi phải dùng bao nhiêu cọc? ” thì cái mới là cách tính số cọc đóng xung quanh hình chữ nhật hay chính là tính số cây trên đường khép kín (cây ở đây là cọc).
Bước 2: Giảng biện pháp tính mới
Mỗi biện pháp tính, trong hệ thống các biện pháp, đều được dựa trên một số kiến thức, kỹ năng cũ, nếu được hướng dẫn tốt học sinh hoàn toàn có thể “ tự tìm thấy” biện pháp.
Ở đây cần kết hợp khéo léo giữa các phương pháp giảng giải, hỏi đáp, trực quan để lưu ý HS vào được điểm mới, điểm khó, điểm trọng tâm. Điều quan trọng là trình bày trên một mẫu điển hình, trình bày làm sao nêu bật được nội dung cơ bản của biện pháp tính, hình thức trình bày đẹp.
Bước 3: Luyện tập rèn kỹ xảo
Sau khi hiểu cách làm, học sinh cần lặp đi lặp lại độngtác tương tự. Phương pháp chủ yếu lúc này là học sinh làm bài tập. Điều quan trọng là bài tập cần có hệ thống, bài đầu y hệt mẫu, các bài sau nâng dần độ phức tạp. Nếu biện pháp tính bao gồm nhiều kỹ năng, có thể huấn luyện từng kỹ năng bộ phận.
Bước 4: Vận dụng và củng cố
Cách củng cố tốt nhất, không phải là yêu cầu học sinh nhắc lại bằng lời mà cần tạo điều kiện để học sinh vận dụng biện pháp. Thông thường là qua giải toán, để học sinh độc lập chọn phép tính và làm tính. Lúc này không nên cho những bài toán quá phức tạp, mà chỉ nên chọn bài toán đơn giản dùng đến phép tính hay quy tắc vừa học. Việc ôn luyện, củng cố những biện pháp tính khác, quy tắc khác sẽ làm trong giờ luyện tập, ôn tập.
Khi củng cố, có thể kết hợp kiểm tra trình độ hiểu quy tắc: Nếu HS thực hành đúng, diễn đạt được cách làm với lời lẽ khái quát, giải thích được cơ sở lý luận- là biểu hiện nắm biện pháp, kiến thức ở trình độ cao.
Nếu HS thực hành đúng, nói được các bước làm trên ví dụ cụ thể coi như đạt yêu cầu. Nếu chỉ thuộc lòng quy tắc mà không làm được tính coi như không đạt yêu cầu.
Ôn tập, tổng hợp lại công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình.
Ở lớp 5, nếu kể cả công thức tính ngược thì có tới hàng chục công thức (quy tắc) tính toán về hình học. Muốn cho học sinh có thể nhớ và vận dụng các công thức này, giáo viên cần thường xuyên cho học sinh ôn tập, tổng hợp, tăng cường so sánh, đối chiếu để hệ thống hóa các quy tắc và công thức tính toán, giúp các em hiểu và nhớ lâu, tái hiện nhanh.
Có thể kẻ bảng mẫu cho học sinh để các em tự tổng hợp các kiến thức để tiện sử dụng trong việc ghi nhớ.
Hướng dẫn học sinh giải các bài toán có lời văn chứa nội dung hình học
Áp dụng trực tiếp công thức tính khi đã cho biết độ dài các đoạn thẳng là các thành phần của công thức.
Nhờ công thức tính chu vi, diện tích mà tính độ dài 1 đoạn thẳng là yếu tố của hình.
Phương pháp dùng tỉ số: Trong một bài toán hình học người ta có thể dùng tỉ số các số đo đoạn thẳng, tỷ số các số đo diện tích hay thể tích như một phương tiện để tính toán, giải thích, lập luận cũng như trong thao tác so sánh các giá trị về độ dài đoạn thẳng, về diện tích hoặc về thể tích.
Phương pháp thực hiện các số đo diện tích và thao tác phân tích, tổng hợp trên hình: Có những bài toán hình học đòi hỏi phải biết vận dụng thao tác phân tích, tổng hợp trên hình đồng thời kết hợp với việc tính toán trên số đo diện tích. Điều đó được thể hiện như sau:
Một hình được chia ra thành nhiều hình nhỏ thì diện tích của hình đó bằng tổng diện tích của các hình nhỏ được chia.
Hai hình có diện tích bằng nhau nà cùng có phần chung thì hai hình còn lại sẽ có diện tích bằng nhau.
Nếu ghép thêm một hình vào hai hình có diện tích bằng nhau thì ta được hai hình mới có diện tích bằng nhau.
Phương pháp “Biểu đồ hình chữ nhật”: Phương pháp“Biểu đồ hình chữ nhật” là một công cụ đắc lực để giải loại toán có ba đại lượng, trong đó có một đại lượng này bằng tích của hai đại lượng kia.
Đây là một phương pháp mới nên lần đầu tiếp xúc, có thể học sinh sẽ thấy bỡ ngỡ. Nhưng khi các em đã làm quen, nó giúp ích rất nhiều trong việc trực quan hóa các mối quan hệ toán học giữa ba đại lượng và do đó làm cho cách giải trở nên dễ hiểu hơn đối với học sinh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Dạy Con Lớp 2 Học Môn Toán Dễ Dàng trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!