Cập nhật nội dung chi tiết về Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt Động Của Mắt mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Cùng tìm hiểu cấu tạo và cơ chế hoạt động của mắt.
Cấu tạo bên ngoài
Nhìn bên ngoài, đôi mắt cơ bản có các bộ phận sau: lông mày, lông mi, mi mắt, tròng trắng, tròng đen…
Cấu tạo bên trong
Mắt là một cơ quan có cấu tạo bên trong hết sức tinh vi trong đó giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là những bộ phận cơ bản để đảm bảo chức năng nhìn của mắt.
Bán phần trước
Giác mạc
Giác mạc (lòng đen), là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, bán kính độ cong là 7,7 mm. Chiều dày giác mạc ở trung tâm mỏng hơn ở vùng rìa.
Bán kính cong mặt trước giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhân cầu. Về phương diện tổ chức học giác mạc có 5 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: biểu mô, màng Bowmans, nhu mô, màng Descemet, nội mô.
Mống mắt – Đồng tử
Mống mắt là vòng sắc tố bao quanh đồng tử, quyết định màu mắt (đen, nâu, xanh..). Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.
Thủy tinh thể
Thủy tinh thể nằm sau mống mắt. Thủy tinh thể trong suốt làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét, giúp ta có thể nhìn xa gần.
Bán phần sau
Dịch kính
Dịch kính là chất dạng gel trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷ tinh. Khối dịch kính chiếm chừng 2/3 thể tích nhãn cầu.
Dây thần kinh mắt- mạch máu võng mạc
Dây thần kinh thị giác là nơi tập hợp các bó sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền các tín hiệu nhận được ở võng mạc giúp ta nhận biết ánh sáng, hình ảnh… Mạch máu võng mạc gồm động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc cung cấp chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng mắt.
Hoàng điểm
Võng mạc là một màng bên trong đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm võng mạc là hoàng điểm (điểm vàng), nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh.
Thông qua các dây thần kinh thị giác võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích ở não. Võng mạc có nhiều lớp tế bào, đáng chú ý là lớp tế bào que, tế bào nón và lớp tế bào thần kinh cảm thụ.
Tế bào que, tế bào nón nhận biết hình ảnh, màu sắc. Lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào que, tế bào nón trước tác động gây hại của tia cực tím và ánh sáng xanh chất chuyển hóa gây hại võng mạc.
Cơ chế hoạt động của mắt
Để hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của máy chụp ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim, qua quá trình rửa hình sẽ cho ta các bức ảnh.
Mắt có hệ thấu kính thuộc bán phần trước nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể. Ánh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt.
Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật nào đó.
Đối với máy ảnh, chúng ta phải điều chỉnh tiêu cự chính xác và mức độ ánh sáng, khi ống kính bị bẩn phải lau chùi và bảo dưỡng cẩn thận.
Trong thực tế mắt chúng ta cũng thực hiện những công việc đó một cách hoàn toàn tự động. Ví dụ, để thay đổi tiêu cự thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của mình dưới sự điều khiển của cơ thể mi trong mắt. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử, từ đó điều khiển cường độ chùm sáng đi vào.
Các tuyến lệ chính và phụ hoạt động giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn, nó là một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên mà tạo hóa ban cho đôi mắt. Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển vô cùng tinh vi của các cơ chế thần kinh, mà không một máy ảnh cao cấp nào có thể sánh kịp.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Bác sĩ Chuyên khoa II. Đặng Đức Khánh Tiên
Bài 49. Mắt Cận Và Mắt Lão
49.1 (SBT, trang 100)
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.
49.2 (SBT, trang 100)
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để được một câu có nội dung đúng.
Cách ghép đúng: a-3; b-4; c-2; d – 1.
49.3 (SBT, trang 100)
Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được các vật ở xa nhất cách mắt bao nhiêu?
Khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ vật xa nhất là 50 cm.
49.4 (SBT, trang 100)
Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cực 50 cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Xét ΔFOI ~ ΔFAB, ta có hệ thức:
Khi không đeo kính, nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 50cm.
49.5 (SBT, trang 100)
Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không ?
A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
Chọn C. Mắc tật lão thị.
49.6 (SBT, trang 100)
Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
Chọn A. Không mắc tật gì.
49.7 (SBT, trang 100)
Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 15cm trở ra đến 40cm. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
Chọn B. Mắc tật cận thị.
49.8 (SBT, trang 101)
Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính. Khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
Chọn C. Mắc tật lão thị.
49.9 (SBT, trang 101)
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
Cách ghép đúng: a – 4; b – 3; c – 1; d – 2.
49.10 (SBT, trang 101)
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
Cách ghép đúng: a – 3; b – 4;- c – 1; d – 2.
Giải Bài Tập Vật Lý 9 Bài 49: Mắt Cận Và Mắt Lão
MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO A - KIẾN THÚC TRỌNG TÂM Mắt cận Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa. Mắt lão Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần. B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK VÀ GIẢI BÀI TẬP TRONG SBT cx. Những biểu hiện của tật cận thị là : Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường ; Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ ; Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường. C2. Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường. C3. Để kiểm tra xem kính cận có phải là thấu kính phân kì hay không ta có thể làm một trong ba cách sau : Cách ỉ : Đưa kính cận ra hứng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng ngọn đèn lén tờ giấy. Nếu trên tờ giấy xuất hiện một vùng sáng rộng thì đó là thấu kính phân kì. Cách 2 : Đưa kính cận lại gần dòng chữ trên trang sách. Nếu nhìn qua kính thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn dòng chữ khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính phân kì. Cách 3 : Dùng tay so sánh độ dày phần rìa và phần giữa của mắt kính. Nếu thấy phần giữa lõm vào thì đó là thấu kính phân kì. Chú ý : Chỉ dùng cách thứ 3 đối với kính của người bị cận thị nặng (mắt kính dày). Mắt kính mỏng thì dùng tay không so sánh được độ dày phần rìa và phần giữa của mắt kính. (J4. Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi kính cận (Hình 49.1). Nhìn vào hình 49.1 ta thấy : Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật nằm xa mắt hơn điểm cực viễn Cv của mắt. Khi đeo kính, muon nhìn rõ ảnh A'B' của vật AB thì ảnh A'B' phải hiện lên trong khoảng từ điểm cực cận Cc tới điểm cực viễn Cv của mắt, có nghĩa là phải nằm gần mắt hơn so với điểm cực viễn Cv. C5. Muốn biết một kính lão có phải thấu kính hội tụ hay không ta nhận biết bằng một trong ba cách sau : Cách 1 : Đưa kính ra hứng ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng của ngọn đèn trên trần lên một tờ giấy. Nếu trên tờ giấy xuất hiện một điểm sáng chói thì đó là thấu kính hội tụ. Cách 2 : Đưa kính lại gần dòng chữ trên trang sách. Nhìn qua mắt kính, nếu thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, to hơn dòng chữ khi quan sát trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ. Cách 3 : Dùng tay nhận biết độ dày phần giữa mắt kính. Nếu thấy phần giữa lồi ra thì đó là thấu kính hội tụ. Chú ý : Chỉ dùng cách thứ 3 đối với mắt kính dày (kính của người bị lão thị nặng). Mắt kính mỏng thì dùng tay không so sánh được độ dày phần rìa và phần giữa của mắt kính. C6. Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi kính lão (Hình 49.2). Nhìn vào hình 49.2 ta thấy : Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật nằm gần mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt. Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh A'B' của vật AB thì ảnh A'B' phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt. D. a - 3 ; b - 4 ; c - 2 ; d - 1. Khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ vật xa nhất là 50 cm. 49.4*. Hình 49.3. Muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt. Xét A FOI, ta có hệ thức : AB _ FA _ 25 1 OI - FO - 50 - 2 AB 1 A'B' " 2 AB OA 1 A'B' ~ OA' - 2 Vậy OA' = 2OA = 50 cm = OF. * Khi không đeo kính, nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 50 cm. c. 49.6. A. 49.7. B. 49.8. c. a - 4 ; b-3; c-1; d-2. a - 3 ; b - 4 ; c - 1 ; d-2. c - BÀI TẬP BỔ SUNG 49a. Một bạn học sinh chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15 cm đến 50 cm. Hỏi : Mắt bạn đó có mắc tật gì ? Để khắc phục tật đó, bạn học sinh phải đeo kính có tên gọi là gì ? Mắt kính của bạn ấy là thấu kính hội tụ hay phân kì ? Thấu kính đó phải có tiêu cự bao nhiêu là hợp lí ? 49b. Một người chi nhìn rõ các vật cách mắt từ 40 cm trở ra. Hỏi : Mắt người đó mắc tật gì ? Để khắc phục tật này, người đó phải đeo kính có tên gọi là gì ? Mắt kính của người ấy là thấu kính hội tụ hay phân kì ? Khi nhìn một vật ở xa, người đó có phải đeo kính hay không ? 49c. Bạn Tâm không bị tật ở mắt nhưng mượn kính của m'ẹ đeo vào để nhìn một dòng chữ trên trang sách thì thấy dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn không đeo kính. Nếu Tâm mượn kính của bác Thanh đeo thì lại nhìn thấy dòng chữ đó to lên. Vậy mắt của bác và mẹ bị tật gì ?
Giải Sbt Vật Lý 9: Bài 49. Mắt Cận Và Mắt Lão
Bài 49. Mắt cận và mắt lão
Câu 1 trang 100 SBT Vật Lí 9
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm
Chọn D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm. vì kính cận là thấu kính phân kì, kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn là điểm nhìn rõ xa nhất của mắt khi không điều tiết nên đáp án D đúng.
Câu 2 trang 100 SBT Vật Lí 9
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng
a) Ông Xuân khi đọc sách cũng như khi đi đường không phải đeo kính
b) Ông Hạ khi đọc sách thì phải đeo kính còn khi đi đường không thấy đeo kính
c) Ông Thu khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một kính
d) Ông Đông khi đi đường thì thấy đeo kính, còn khi đọc sách lại không đeo kính
1. Kính của ông ấy không phải là kính cận hoặc kính lão mà chỉ có tác dụng che bụi và gió cho mắt
2. Ông ấy bị cận thị
3. Mắt ông ấy còn tốt, không có tật
4. Mắt ông ấy là mắt lão
a- 3 b- 4 c- 2 d- 1
Câu 3 trang 100 SBT Vật Lí 9
Một người cận thì phải đeo kính có tiêu cự 50cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật xa nhất cách bao nhiêu?
Người đó nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt 50cm vì người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở xa. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn tức là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy khi không điều tiết.
Câu 4 trang 100 SBT Vật Lí 9
Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu
Gợi ý: Dựng ảnh của vật qua kính rồi tính, biết rằng muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở cực cận của mắt
Giả sử OA = d = 25cm; OF = f = 50cm; OI = AB;
Vì khi đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm nên ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tụ phải trùng với điểm cực cận C c của mắt: OC c = OA’
Trên hình 49.4, xét hai cặp tam giác đồng dạng:
ΔA’B’F’ và ΔOIF’; ΔOAB và ΔOA’B’.
Từ hệ thức đồng dạng ta có:
Câu 5 trang 100 SBT Vật Lí 9
Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắc tật gì
B. Mắc tật cận thị
C. Mắc tật lão thị
D. Cả ba câu A, B, C đều sai
Chọn C. Mắc tật lão thị vì người bình thường điểm cực cận nằm cách mắt 25cm mà người này nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra nên mắt bị viễn thị hay lão thị.
Câu 6 trang 101 SBT Vật Lí 9
Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 25cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không.
A. Không mắc tật gì
B. Mắc tật cận thị
C. Mắc tật lão thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai
Chọn A. Không mắc tật gì. Vì người cận thị nhìn được các vật cách mắt nhỏ hơn 25cm còn người viễn thị thì nhìn được các vật cách mắt xa hơn 25cm nên mắt nhìn được như trên là mắt bình thường không mắc tật gì.
Câu 7 trang 101 SBT Vật Lí 9
Một người có khả năng nhìn rõ các vật từ 15cm trở ra đến 40cm. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không.
A. Không mắc tật gì
B. Mắc tật cận thị
C. Mắc tật lão thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai
Chọn B. Mắc tật cận thị. Vì người cận thị nhìn được các vật cách mắt nhỏ hơn 25cm nên người nhìn rõ các vật từ 15cm trở ra đến 40cm là bị cận thị.
Câu 8 trang 101 SBT Vật Lí 9
Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính, khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không.
A. Không mắc tật gì
B. Mắc tật cận thị
C. Mắc tật lão thị.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai
Chọn C. Mắc tật lão thị. Vì khi mắt bị lão thị chỉ nhìn được các vật ở xa, phải đeo kính là thấu kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.
Câu 9 trang 101 SBT Vật Lí 9
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
a) Người có mắt tốt thì nhìn rõ được những vật
b) Người bị cận thị chỉ nhìn rõ được
c) Mắt người già không nhìn rõ được các vật ở
d) Kính cận là thấu kính phân kì, còn kính lão là
1. gần mắt. Cho nên, khi đọc sách, người già phải đeo kính lão.
2. thấu kính hội tụ.
3. các vật nằm trong một khoảng khá hẹp trước mắt; chẳng hạn từ 15cm đến 40 cm trước mắt.
4. nằm trước mắt từ khoảng cách 25cm trở ra.
a- 4 b- 3 c- 1 d- 2
Câu 10 trang 101 SBT Vật Lí 9
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
a) Kính cận là thấu kính
b) Mắt lão là mắt của người già. Mắt lão không nhìn rõ
c) Kính lão là
d) Người có mắt tốt có thể nhìn rõ các vật trước mắt, cách mắt từ
1. Thấu kính hội tụ. Kính lão càng “nặng” có tiêu cự càng ngắn
2. 25cm đến vô cùng
3. Phân kì. Kính cận càng “nặng” có tiêu cự càng ngắn
4. Các vật ở gần
a- 3 b- 4 c- 1 d- 2
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt Động Của Mắt trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!