Đề Xuất 6/2023 # Cấu Tạo Và Chức Năng Của Giác Mạc # Top 6 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 6/2023 # Cấu Tạo Và Chức Năng Của Giác Mạc # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cấu Tạo Và Chức Năng Của Giác Mạc mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giác mạc là gì?

Giác mạc (lòng đen), là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có  hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu.

Cấu tạo của giác mạc

Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, bán kính độ cong là 7,7 mm. Chiều dày giác mạc ở trung tâm (trung bình 520µm) mỏng hơn ở vùng rìa (trung bình 700µm).

Bán kính cong mặt trước giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhân cầu. Để điều trị tật khúc xạ, giác mạc có lợi thế nhất vì dễ tiếp cận, can thiệp ngoại nhãn nên an toàn, ít nguy cơ biến chứng.

Về phương diện tổ chức học giác mạc có 5 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm:

    – Biểu mô: là biểu mô lát tầng không sừng hoá.

    – Màng Bowmans: có vai trò như lớp màng đáy của biểu mô.

    – Nhu mô: chiếm 9/10 chiều dày giác mạc.

    – Màng Descemet: rất dai.

    – Nội mô: chỉ có một lớp tế bào.

Phẫu thuật khúc xạ bằng laser can thiệp từ 1/2 nhu mô trở về trước.

Phim nước mắt

Lớp phim nước mắt phủ đều trên bề mặt giác mạc, lấp đầy các khe hở giữa các nhung mao của tế bào biểu mô. Lớp phim nước mắt giúp bảo vệ giác mạc và duy trì bề mặt biểu mô trơn láng, nhờ vậy ánh sáng xuyên giác mạc không bị tán xạ, đảm bảo chức năng quang học hoàn hảo của giác mạc.

Dinh dưỡng giác mạc

Giác mạc được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ các mạch máu quanh rìa, từ nước mắt và thuỷ dịch.

Thần kinh cảm giác giác mạc

Giác mạc là một trong những mô của cơ thể có mật độ phân bố thần kinh cao nhất, nhạy cảm nhất. Thần kinh cảm giác giác mạc được phân nhánh từ dây thần kinh sinh ba, dây V1.

Nghiên cứu cho thấy cảm giác đau ở giác mạc nhiều hơn 300 – 600 lần so với da và nhiều hơn gấp 20 – 40 lần so với tủy răng, do vậy nếu có tổn thương cấu trúc của giác mạc bệnh nhân sẽ có cảm giác đau khủng khiếp.

Chức năng của giác mạc

Giác mạc trong suốt, trơn láng, rất dai, giúp bảo vệ mắt bằng 2 cách:

     – Cùng với hốc mắt, mi mắt, củng mạc bảo vệ bề mặt nhãn cầu tránh các tác nhân như vi trùng, bụi, các tác nhân có hại khác xâm nhập vào nhãn cầu.

     – Giác mạc giống như một thấu kính có chức năng kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào mắt. Giác mạc chiếm 2/3 công suất khúc xạ của nhãn cầu. Để nhìn rõ, các tia sáng đến bề mặt nhãn cầu phải được hội tụ bởi giác mạc và thủy tinh thể để rơi đúng vào võng mạc. Võng mạc chuyển các tia sáng thành các xung thần kinh truyền đến não giúp ta nhận biết hình ảnh.

Ngoài ra, giác mạc còn giống như bộ lọc sàng lọc tia cực tím (UV) có hại cho mắt, nếu không, thủy tinh thể và võng mạc sẽ bị tổn hại bởi tia UV.

Giác mạc sẽ đáp ứng như thế nào với các tổn thương?

Giác mạc sẽ đáp ứng tốt với các tổn thương hoặc vết trầy xước nhỏ, các tế bào biểu mô khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trượt đến, bắt cầu qua các tổn thương trước khi tổn thương bị nhiễm trùng và gây ảnh hưởng thị lực. Tổn thương nông có thể hồi phục hoàn toàn hoặc chỉ để lại sẹo rất mỏng.

Nếu tổn thương thâm nhập giác mạc sâu hơn, quá trình lành sẹo sẽ mất nhiều thời gian, bệnh nhân sẽ cảm giác đau rất nhiều, mờ mắt, kích thích chảy nước mắt, đỏ mắt và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Các tổn thương giác mạc sâu sẽ để lại sẹo dày, giảm tầm nhìn và có thể phải ghép giác mạc.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bác sĩ Chuyên khoa II Đặng Đức Khánh Tiên

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 41: Cấu Tạo Và Chức Năng Của Da

Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Trả lời:

Bài tập 2 (trang 110-111 VBT Sinh học 8):

1. Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?

2. Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?

3. Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc?

4. Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?

5. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?

6. Tóc và lông mày có tác dụng gì?

Trả lời:

1. Mùa hanh khô, thường thấy những vảy trắng nhỏ bong ra, đó là tầng sừng ở lớp biểu bì của da. Chúng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra.

2. Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước là do dưới da có các mô liên kết chắt chẽ với nhau và có các tuyến tiết chất nhờn.

3. Da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm, đau đớn…

4. Khi trời quá nóng mao mạch dưới da dãn ra dẫn đến tiết mồ hôi. Khi trời quá lạnh, các mao mạch dưới da co lại dẫn đến cơ chân lông co lại.

5. Lớp mỡ dưới da chứa chất dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

6.– Tóc tạo lớp đệm không khí chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ.

– Lông mày ngăn nước và mồ hôi xuống mắt.

Bài tập 3 (trang 111 VBT Sinh học 8):

1. Da có những chức năng gì?

2. Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?

3. Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?

4. Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?

Trả lời:

1. Da có chức năng: bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, tạo nên vẻ đẹp của con người.

2. Đặc điểm giúp da thực hiện chức năng bảo vệ là: sự co dãn của các mạch máu dưới da, các sợi mô liên kết chặt chẽ với nhau, tuyến nhờn và lớp mỡ dưới da.

3. Bộ phận giúp da tiếp nhận kích thích là thụ quan. Bộ phận thực hiện chức năng bài tiết là tuyến mồ hôi.

4. Da điều hòa thân nhiệt bằng các tiết mồ hôi và co cơ chân lông.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 112 VBT Sinh học 8): Chọn các từ, cụm từ: 3, chức năng, tầng sừng, bảo vệ cơ thể, các bộ phận, lớp mỡ, các lớp của da, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống; lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt; trong cùng là lớp mỡ dưới da. Da tạo nên vẻ đẹp của người và có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, các lớp của da đều phối hợp thực hiện chức năng này.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 112 VBT Sinh học 8): Da có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?

Trả lời:

Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

– Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. Ở ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp xít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.

– Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi ô liên kết bện chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu.

– Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ có vai trò cách nhiệt.

Lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy, không nên lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày.

Bài tập 2 (trang 112 VBT Sinh học 8): Chọn phương án đúng nhất bằng cách điền dấu × vào ô ở đầu câu.

Trả lời:

Chức năng của da là:

a) Bảo vệ cơ thể, nó không thấm nước và ngăn cách không cho vi khuẩn đột nhập vào cơ thể.

b) Phân chia tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.

c) Thực hiện cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt, chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt.

e) Chỉ a và c đúng.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Bài Tập Sbt Sinh Học 8 Bài 41: Cấu Tạo Và Chức Năng Của Da

– Hãy trình bày các chức năng của da.

Phương pháp giải

– Chức năng của da:

+ Chức năng bảo vệ.

+ Chức năng điều hòa thân nhiệt.

+ Da là cơ quan cảm giác.

+ Chức năng bài tiết.

Hướng dẫn giải

– Chức năng của da.

Da có chức năng che chở, bảo vệ tác động lí hoá học, chống sự xâm nhập của vi khuẩn.

Da có chức năng điều hoà thân nhiệt nhờ có các tuyến mồ hôi, các mao mạch máu dưới da và cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da cũng góp phần chống lạnh cho cơ thể.

Da còn là cơ quan cảm giác nhờ có các thụ quan xúc giác (thụ quan áp lực, nóng lạnh, đau đớn).

Da cũng góp phần thực hiện chức năng bài tiết nhờ các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn.

– Chức năng nào của da là quan trọng nhất? Vì sao?

Phương pháp giải

– Chức năng bảo vệ.

– Chức năng điều hòa thân nhiệt.

Hướng dẫn giải

– Da có các chức năng che chở, bảo vệ và góp phần điều hòa thân nhiệt, là cơ quan cảm giác nhờ các thụ quan xúc giác (thụ quan áp lực, nóng lạnh, đau đớn), chức năng bài tiết nhờ các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn.

– Trong các chức năng trên thì chức năng bảo vệ và điều hoà thân nhiệt là quan trọng nhất vì da bao bọc toàn bộ cơ thể, không có cơ quan, bộ phận nào thay thế được. 90% lượng nhiệt toả ra qua bề mặt da đảm bảo thân nhiệt luôn ổn định.

– Chức năng che chở và bảo vệ của da do bộ phận nào đảm nhiệm?

Phương pháp giải

– Dựa vào khả năng chống thấm nước và ngăn vi khuẩn xâm nhập, khả năng diệt khuẩn.

– Khả năng chống tác hại của tia tử ngoại, lớp mỡ bảo vệ.

Hướng dẫn giải

– Da có chức năng che chở, bảo vệ do.

+ Tầng sừng có khả năng chống thấm nước và ngăn vi khuẩn xâm nhập, các tuyến nhờn tiết chất nhờn chứa lizôzim có khả năng diệt khuẩn.

+ Lớp tế bào sắc tố của tầng Manpighi có khả năng chống tác hại của tia từ ngoại, ngoài ra, lớp mô liên kết đàn hồi và lớp mỡ dưới da có vai trò chống lại các tác động cơ học và che chở cho cơ thể.

– Chức năng điều hoà thân nhiệt của cơ thể do bộ phận nào đảm nhiệm?

Phương pháp giải

– Da có chức năng điều hòa thân nhiệt cơ thể.

Hướng dẫn giải

– Chức năng điều hoà thân nhiệt của cơ thể do da đảm nhiệm là chủ yếu nhờ:

Da phủ khắp bề mặt cơ thể, 90% lượng nhiệt thoát ra là do da.

Sự bức xạ nhiệt tiến hành qua mặt da.

Da có các tuyến mồ hôi.

Có các mao mạch máu dưới da và cơ co chân lông.

– Cụ thể:

+ Khi trời nóng tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ mang theo một lượng nhiệt của cơ thể ra môi trường, mạch máu dưới da dãn tăng khả năng toả nhiệt của da.

+ Khi trời lạnh, mạch máu dưới da co, cơ chân lông co, da săn lại (hiện tượng nổi da gà) làm giảm khả năng thoát nhiệt. Lớp mỡ dưới da cũng góp phần chống lạnh cho cơ thể.

– Chức năng tiếp nhận các kích thích của da do bộ phận nào đảm nhiệm?

Phương pháp giải

– Chức năng tiếp nhận các kích thích của da do các thụ quan nằm trong lớp bì của da đảm nhiệm.

Hướng dẫn giải

– Chức năng tiếp nhận các kích thích của da do các thụ quan nằm trong lớp bì của da đảm nhiệm.

– Da còn có chức năng là cơ quan cảm giác nhờ các thụ quan xúc giác (thụ quan áp lực, nóng lạnh, đau đớn), nhờ dây thần kinh phân bố trong lớp bì ờ các vị trí nông, sâu khác nhau, tuỳ loại tiếp nhận các kích thích theo dây hướng tâm truyền về trung ương cho ta cảm giác tương ứng.

Da có cấu tạo gồm

A. 1 lớp.

B. 2 lớp.

C. 3 lớp.

D. 4 lớp.

Phương pháp giải

– Cấu tạo da gồm 3 lớp: Lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

Hướng dẫn giải

→ Chọn C

Da có chức năng

A. Tiếp nhận kích thích

B. Bài tiết mồ hôi.

C. Đào thải chất độc

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

– Xem chức năng của da:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Bài tiết mồ hôi.

+ Đào thải chất độc.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án D.

Da có cấu tạo gồm

A. Lớp bì, lớp biểu bì.

B. Lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da.

C. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da.

D. Lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da.

Phương pháp giải

– Cấu tạo da gồm 3 lớp: Lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án C.

Ngoài cùng của tầng sừng

A. Gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau.

B. Là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.

C. Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan.

D. Chứa nhiều mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt.

Phương pháp giải

– Tầng sừng gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau.

Hướng dẫn giải

– Ngoài cùng của tầng sừng gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau.

→ Chọn A.

Lớp dưới của tầng sừng

A. Gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau.

B. Là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.

C. Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan

D. Chứa nhiều mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt.

Phương pháp giải

– Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.

Hướng dẫn giải

→ Chọn B.

Cấu tạo của lớp bì

A. Gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau.

B. Là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.

C. Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan

D. Chứa nhiều mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt.

Phương pháp giải

– Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu.

Hướng dẫn giải

→ Chọn C.

Cấu tạo của lớp mỡ dưới da

A. Gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau.

B. Lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.

C. Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan

D. Chứa nhiều mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt.

Phương pháp giải

Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Hướng dẫn giải

→ Chọn D.

Vào mùa hanh khô, da thường có vảy trắng bong ra là do

A. Lớp da ngoài cùng bị tổn thương.

B. Lớp tế bào ngoài cùng hoá sừng và bị chết.

C. Mọc lớp da mới.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

– Da thường có vảy trắng bong ra là do lớp tế bào ngoài cùng hoá sừng và bị chết.

Hướng dẫn giải

→ Chọn B.

Da luôn mềm mại là do

A. Được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau.

B. Lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.

C. Chứa nhiều mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

– Da luôn mềm mại là do lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.

Hướng dẫn giải

→ Chọn B.

Da không thấm nước là đo

A. Được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau.

B. Lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.

C. Trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.

D. Cả A và C.

Phương pháp giải

– Xem chức năng của da.

Hướng dẫn giải

– Da không thấm nước là đo:

Được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau.

Lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.

→ Chọn D.

Ta có thể nhận biết được độ nóng, lạnh, cứng, mềm của vật là do

A. Được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau.

B. Lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.

C. Da có nhiều thụ quan là những đầu mút tế bào thần kinh.

D. Trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.

Phương pháp giải

– Xem chức năng tiếp nhận kích thích của da.

Hướng dẫn giải

– Ta có thể nhận biết được độ nóng, lạnh, cứng, mềm của vật là do da có nhiều thụ quan là những đầu mút tế bào thần kinh.

→ Chọn C.

Khi trời quá nóng da có phản ứng

A. Mao mạch dưới da dãn, tiết nhiều mồ hôi.

B. Mao mạch dưới da dãn.

C. Mao mạch dưới da co.

D. Mao mạch dưới da co, cơ chân lông co.

Phương pháp giải

– Xem lại chức năng điều hòa thân nhiệt của da.

Hướng dẫn giải

– Khi trời quá nóng da có phản ứng: Mao mạch dưới da dãn, tiết nhiều mồ hôi để đào thải nhiệt.

→ Chọn A.

Khi trời quá lạnh da có phản ứng

A. Mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều

B. Mao mạch dưới da dãn.

C. Mao mạch dưới da co.

D. Mao mạch dưới da co, cơ chân lông co.

Phương pháp giải

– Xem chức năng điều hòa thân nhiệt.

Hướng dẫn giải

– Khi trời quá lạnh da có phản ứng: Mao mạch dưới da co, cơ chân lông co.

→ Chọn D.

Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?

A. Tăng sinh nhiệt.

B. Chống mất nhiệt, có tác dụng như lớp đệm.

C. Giảm thoát nhiệt.

D. Tăng thoát nhiệt.

Phương pháp giải

– Dựa vào vai trò điều hòa thân nhiệt của da.

Hướng dẫn giải

– Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt, chống mất nhiệt.

→ Chọn B

Tóc có tác dụng

A. Tăng sinh nhiệt.

B. Chống mất nhiệt, có tác dụng như lớp đệm.

C. Tạo nên lớp đệm có vai trò chống tia tử ngoại và vai trò điều hoà nhiệt độ.

D. Ngăn mồ hôi và nước không chảy xuống mắt.

Phương pháp giải

– Tóc có tác dụng tạo nên lớp đệm có vai trò chống tia tử ngoại và vai trò điều hoà nhiệt độ.

Hướng dẫn giải

→ Chọn C.

Lông mày có tác dụng

A. Tăng sinh nhiệt.

B. Chống mất nhiệt, có tác dụng như lớp đệm.

C. Tạo nên lớp đệm có vai trò chống tia tử ngoại và vai trò điều hoà nhiệt độ.

D. Ngăn mồ hôi và nước không chảy xuống mắt.

Phương pháp giải

– Xem chức năng bài tiết mồ hôi của da.

Hướng dẫn giải

– Lông mày có tác dụng ngăn mồ hôi và nước không chảy xuống mắt.

→ Chọn D.

Da có chức năng

A. Bảo vệ cơ thể chống các tác nhân có hại của môi trường như sự va đập. sự xâm nhập của vi khuẩn.

B. Điều hoà thân nhiệt, nhận biết các kích thích.

C. Tham gia hoạt động bài tiết.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

– Xem chức năng của da:

+ Bảo vệ cơ thể.

+ Điều hòa thân nhiệt.

+ Bài tiết mồ hôi.

Hướng dẫn giải

⇒ Chọn D.

Màu da phụ thuộc vào các yếu tố nào?

A. Màu vàng nhạt của tế bào biểu bì

B. Cấu tạo của lớp tế bào biểu bì.

C. Các sắc tố có trong tế bào sống của biểu bì.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

– Màu da phụ thuộc vào các sắc tố có trong tế bào sống của biểu bì. Sắc tố da là melanin.

Hướng dẫn giải

→ Chọn C

– Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điển kết quả vào cột 3.

Phương pháp giải

– Xem chức năng của da:

+ Lớp biểu bì.

+ Lớp bì.

+ Lớp mỡ dưới da.

Hướng dẫn giải

– Đáp án nối cột.

– Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điển kết quả vào cột 3.

Phương pháp giải

– Cấu tạo của da:

+ Lớp biểu bì.

+ Lớp bì.

+ Lớp mỡ dưới da.

Hướng dẫn giải

– Đáp án nối cột.

– Điền dấu X vào bảng cho phù hợp đáp án đúng sai.

Phương pháp giải

– Xem lại chức năng điều hòa thân nhiệt và bài tiết của da.

Hướng dẫn giải

– Đáp án đúng, sai.

– Điền dấu X vào bảng cho phù hợp.

Phương pháp giải

– Xem cấu tạo các lớp tế bào của da:

+ Lớp biểu bì.

+ Lớp bì.

+ Lớp mỡ dưới da.

Hướng dẫn giải

– Đáp án.

Soạn Bài Từ Và Cấu Tạo Của Từ Tiếng Việt

Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng việt

I. Từ là gì?

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)

– Các tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.

– Các từ:

+ Từ đơn: Thần, dạy, dân, cách, và

+ Từ ghép: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.

Câu 2 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các đơn vị được gọi là tiếng và từ khác nhau

+ Tiếng là thành phần cấu tạo nên từ.

+ Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để tạo câu

II. Từ đơn và từ phức

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1) Câu 2(trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Từ ghép và từ láy giống nhau: đều có từ 2 âm tiếng trở lên tạo thành

– Khác nhau:

+ Từ ghép: được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau

+ Từ láy: được tạo ra bởi quan hệ láy âm giữa các tiếng.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.

b, Những từ đồng nghĩa với nguồn gốc: gốc gác, nguồn cội, cội nguồn

c, Những từ ghép có quan hệ theo kiểu thân thuộc: con cháu, anh chị, vợ chồng, anh em, cô dì, chú bác, chị em…

Bài 2 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép thể hiện quan hệ thân thuộc:

– Theo giới tính (nam, nữ) : anh chị, cô chú, cô bác, chị em, cô cậu,…

– Theo bậc (bậc trên, bậc dưới): cha con, con cháu, cháu chắt…

Bài 3 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Nêu cách chế biến bánh

Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng

Nêu tên chất liệu của bánh

Bánh nếp, bánh tôm, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh bột lọc, bánh đậu xanh

Nêu tính chất của bánh

Bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng…

Nêu hình dáng của bánh

Bánh gối, bánh tai to, bánh quấn thừng

Bài 4 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Từ thút thít miêu tả tiếng khóc nhỏ, không liên tục, xen với tiếng xịt mũi của nàng công chú Út. Đây là từ láy tượng thanh.

– Các từ láy có cùng tác dụng: sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức,…

Bài 5 (Trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, rinh rích, toe toét…

c, Tả dáng điệu: lom khom, thướt tha, mềm mại, lừ đừ, ngật ngưỡng, lóng ngóng, hí hoáy, co ro, liêu riêu…

Bài giảng: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cấu Tạo Và Chức Năng Của Giác Mạc trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!