Cập nhật nội dung chi tiết về Có Nhiều Cách Để Tìm Ra Lời Giải Của Bài Toán mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải các bài toán có lời văn luôn là điều thú vị đối với học sinh tiểu học. Việc tìm ra các cách giải khác nhau cho một bài toán càng làm cho lời giải thêm sinh động và phong phú hơn, học sinh thêm say mê học Toán hơn. Kỳ thi học sinh giỏi tiểu học môn Toán năm học 2003 – 2004 của thành phố Hà Nội có một bài toán khiến nhiều giáo viên còn băn khoăn về các lời giải khác nhau của học sinh. Tôi xin trình bày lại các cách giải khác nhau của bài toán thuộc dạng toán tính ngược có trong đề thi.Bài toán : “Bạn Yến có một bó hoa hồng đem tặng các bạn cùng lớp. Lần đầu Yến tặng một nửa số bông hồng và thêm 1 bông. Lần thứ hai Yến tặng một nửa số bông hồng còn lại và thêm 2 bông. Lần thứ ba Yến tặng một nửa số bông hồng còn lại và thêm 3 bông. Cuối cùng Yến còn lại 1 bông hồng dành cho mình. Hỏi Yến đã tặng bao nhiêu bông hồng ?”
*Cách 1 : Ta có sơ đồ về số các bông hồng : Số bông hồng còn lại sau khi Yến tặng lần thứ hai là : (1 + 3) x 2 = 8 (bông) Số bông hồng còn lại sau khi Yến tặng lần thứ nhất là : (8 + 2) x 2 = 20 (bông) Số bông hồng lúc đầu Yến có là : (20 + 1) x 2 = 42 (bông) Số bông hồng Yến đã tặng các bạn là : 42 – 1 = 41 (bông)
Đáp số : 41 bông hồng.
*Cách 2 : Gọi số bông hồng lúc đầu Yến có là a. Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho bạn lần thứ nhất là : a : 2 – 1 (bông hồng) Số bông hồng còn lại sau Yến cho bạn lần thứ hai là : (a : 2 – 1) : 2 – 2 (bông hồng) Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho bạn lần thứ ba là : ((a : 2 – 1) : 2 – 2) : 2 – 3 (bông hồng) Theo đề bài ta có : ((a : 2 – 1) : 2 – 2) : 2 – 3 = 1 (bông hồng) ((a : 2 – 1) : 2 – 2) : 2 = 1 + 3 (bông hồng) ((a : 2 – 1) : 2 – 2) : 2 = 4 (bông hồng) (a : 2 – 1) : 2 – 2 = 4 x 2 (bông hồng) (a : 2 – 1) : 2 – 2 = 8 (bông hồng) (a : 2 – 1) : 2 = 8 + 2 (bông hồng) (a : 2 – 1) : 2 = 10 (bông hồng) a : 2 – 1 = 10 x 2 (bông hồng) a : 2 – 1 = 20 (bông hồng) a : 2 = 20 + 1 (bông hồng) a : 2 = 21 (bông hồng) a = 21 x 2 (bông hồng) a = 42 (bông hồng) Số bông hồng mà Yến đã tặng các bạn là : 42 – 1 = 41 (bông hồng)
Đáp số : 41 bông hồng.
*Cách 3 : Biểu thị : A là số bông hồng lúc đầu Yến có. B là số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ nhất. C là số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ hai. Ta có lưu đồ sau : Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho lần thứ 2 là : (1 + 3) x 2 = 8 (bông hồng) Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho lần thứ nhất là : (8 + 2) x 2 = 20 (bông hồng) Số bông hồng lúc đầu Yến có là : (20 + 1) x 2 = 42 (bông hồng) Số bông hồng Yến tặng các bạn là : 42 – 1 = 41 (bông hồng)
Đáp số : 41 bông hồng.
Nhận xét : Cách giải 1 là cách giải thông thường mà học sinh tiểu học lựa chọn để giải. Mục đích của việc vẽ sơ đồ nhằm giúp học sinh dễ dàng nhìn thấy các mối liên hệ trong bài toán. Tuy nhiên, đối với các em học sinh khá giỏi thì việc vẽ sơ đồ là không cần thiết khi các em đã thành thạo.
Đối với cách giải 2, nhiều người cho rằng, khi giải bằng cách này là không vừa sức đối với học sinh tiểu học. Điều đó không đúng, vì thực ra học sinh chỉ cần vận dụng các kiến thức cơ bản đã học trong chương trình tiểu học là tìm thành phần chưa biết của phép tính và căn cứ vào dữ kiện đã cho để đưa ra lời giải. Ví dụ ở bước 1, học sinh thực hiện tìm số bị trừ khi biết số trừ và hiệu, bước 2 học sinh thực hiện tìm số bị chia khi biết thương và số chia v.v…
Th.S Phùng Như Thuỵ(Chuyên viên Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Những Bài Toán Siêu Kinh Điển Chưa Tìm Ra Lời Giải
Các con số và quy ước trong Toán học luôn đem đến cho con người nhiều điều thú vị tạo nên sự hấp dẫn tò mò lớn lao. Tuy nhiên cũng có những bài toán khiến chúng ta phải “vật lộn” suốt nhiều năm trời mà vẫn không tìm ra được đáp án.
1. Bài toán 263 năm chưa tìm ra lời giải
Trong Toán học bài tập về các số nguyên tố giữ mức độ khó kỉ lục nhất điển hình như giả thuyết của nhà toán học Christian Goldback trải qua suốt 263 năm những vẫn chưa có một ai chứng minh thành công bài Toán đó.
Vào năm 2000 một công ty có tên Faber and Faber của Anh đã đặt ra giải thưởng lên đến 1 triệu ÚSD cho những ai tìm ra được cách chứng minh giả thuyết Goldback trong khoảng thời gian từ ngày 20/03/2000 đến 20/03/2002. Nhưng giải thưởng này vẫn chưa tìm được chủ nhân.
Đến thời điểm hiện nay thì người tiếp cận gần nhất với bài Toán này là nhà toán học Terence Tao của trường đại học California ở Los Angeles, Mỹ. Ông đã chứng minh mỗi số lẻ là tổng tối đa 5 số nguyên tố và hy vọng là có thể giảm từ 5 xuống còn 3 để chiến thắng tuyệt đối giả thuyết Goldback trong tương lai không xa.
Đây là một đề Toán do ông chủ ngân hàng kiêm nhà toán học nghiệp dư người Mỹ tên Daniel Andrew đặt ra. Và sau gần 2 thập kỷ đến năm 1997 ông cũng đã tuyên bố giải thưởng có tên là Beal Prize trên tạp chí của hội Toán học Mỹ. Thời gian dần trôi qua thì mức tiền thưởng đã tăng lên xấp xỉ 1 triệu USD và suốt từ đó cũng có rất nhiều nhà toán học chuyên nghiệp đến thử sức nhưng cũng phải bó tay.
Ax + By = Cz. Bằng điều kiện A, B, C, x, y, z đều là các số nguyên dương trong đó x, y, z lớn hơn 2 còn A, B, C có cùng bội số chung nhỏ nhất.
Theo lời của tỉ phú Beal thì đây là giải thưởng nhằm khuyến khích những người trẻ tuổi tìm kiếm cơ hội phát triển trong lĩnh vực toán học nói riêng và khoa học nói chung.
Giả thuyết trên được rất nhiều nhà toán học trên thế giới tìm cách giải quyết và nghiên cứu trong suốt 150 năm. Họ đã kiểm tra tính đúng đắn của nó trong 1,5 tỷ giá đầu tiên nhưng vẫn không thể chứng minh được.
Giả thuyết Riemann được nhiều người cho rằng nó là một bài toán hết sức quan trọng đến cả lý thuyết số lẫn toán học hiện đại.
Đó là phương trình mô tả hình dạng của sóng, xoáy lốc không khí, chuyển động của khí quyển, hình thái của các thiên hà trong thời điểm nguyên thủy của vũ trụ. Nó được đưa ra bởi Henri Navier và George Stokes cách đây 150 năm.
Các phương trình được áp dụng vào các định luật về chuyển động của Newton vào chất lỏng và chất khí. Tuy nhiên cho đến nay thì các phương trình này vẫn còn là một điều bí ẩn của toán học thậm chí là người ta không thể xác nhận là nó có nghiệm hay không.
Kinh Nghiệm Để Làm Dạng Toán Có Lời Văn
Những khó khăn mà con gặp phải khi xử lý dạng bài giải toán có lời văn
Trên thực tế có khá nhiều con cảm thấy khó khăn khi gặp dạng bài này bởi lẽ các con khá lúng túng khi đặt phép tính đặc biệt là lời giải cho bài toán.
Lý do có thể là do các con lớp 3 chưa biết cách tìm hiểu đề, kĩ năng đọc hiểu còn tương đối kém vậy nên việc hiểu và xác định những ý chính có trong đề khá thụ động và chậm chạp. Như vậy, cha mẹ cần làm gì để giúp con khắc phục tình trạng này?
Những kỹ năng để giải bài giải toán có lời văn
Phụ huynh đồng hành cùng con trong học tập
Đồng hành cùng con trong học tập là cách tốt nhất để biết con mình đang gặp khúc mắc ở đâu để kịp thời khắc phục. Sẽ có 4 mức đánh giá về mức độ của học sinh khi giải toán có lời văn:
– Mức không đạt: là những con không xác định được dạng toán, không biết yêu cầu của bài là gì, không hiểu thuật ngữ và không nắm được quy trình các bước giải có trong bài
– Mức 1: là những con nắm chưa chắc quy trình giải, nội dung bài, khó khăn trong việc hiểu nội dung và phân tích bài toán.
– Mức 3: Là những con hiểu và nắm được quy trình làm bài.
Biết được mục tiêu học sinh cần nắm được các dạng toán cơ bản trong năm
Con cần biết được những dạng toán có lời văn cơ bản như:
Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Gấp một số lên nhiều lần.
Giảm một số đi một số lần.
Bài toán giải bằng hai phép tính…
Cấu trúc của một bài toán có lời văn sẽ bao gồm: Lời giải – phép tính – đáp số.
Các bước vận dụng vào trong bài
Đầu tiên các con cần gạch chân dưới những từ quan trọng hay còn gọi là key chính xuất hiện trong đề bài.
Việc gạch chân dưới những từ quan trọng xuất hiện trong đề bài sẽ giúp con xác định được mục tiêu, hướng giải để tránh đi lạc đề.
Ngoài ra, khi đăng ký Giải pháp ở thời điểm này, các con sẽ nhận được khóa Ôn hè miễn phí vô cùng bổ ích. Đây là cơ hội để con bổ sung lại những kiến thức còn thiếu trong năm học cũ hiệu quả.
Làm Thế Nào Để Hướng Dẫn Học Sinh Giải Một Bài Toán Có Lời Văn
Làm thế nào để hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn
A/.Thế nào là toán dơn , toán hợp ?-Toán đơn : là loại bài toán mà khi giải ta chỉ dùng một phép tính.-Toán hợp : là loại bài toán mà khi giải ta phải dùng từ hai phép tính trở lên.B/.Làm thế nào để hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn ?Giải toán là một hoạt động trí truệ khó khăn, phức tạp, hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kỹ năng tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng, mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép tính, đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi làm tính thông thạo.Để giúp học sinh thực hiện được hoạt động trên có kết quả, cần làm cho các em nắm được một số bước của quy tắc chung, hướng dẫn các em có thói quen khi giải toán như sau :1/.Một bài toán có lời văn có các phần cơ bản nào ?Ở tiểu học các bài toán gồm có :-Đối với toán đơn : có hai phần cơ bản là : những dữ kiện và ẩn số -Đối với toán hợp : có ba phần cơ bản là : những dữ kiện, ấn số và các điều kiện.Giáo viên dạy cũng cần tìm hiểu thêm cách giải bài toán hợp và cách để tóm tắt bài toán (bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng, hình ảnh, . . . .nhằm nâng cao hiểu biết về phương pháp dạy học toán, như sau :Ba thành phần cơ bản của một bài toán -Các dữ kiện -Các ẩn số -Các điều kiệnTừ ba phần cơ bản trên , ta thấy :-Những dữ kiện là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài.-Những ẩn số là những cái chưa biết mà ta cần phải tìm.-Những điều kiện là mối quan hệ ( toán học ) đã cho giữa các dữ kiện và ẩn số. Ví dụ : (loại toán hợp)Trong vườn có 36 cây cam và một số cây quýt ít hơn số cây cam 3 lần. Hỏi trong vườn có mấy cây quýt ? Tóm tắt : 36 cây Cam ? cây Quýt
Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Nhiều Cách Để Tìm Ra Lời Giải Của Bài Toán trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!