Đề Xuất 5/2023 # Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu # Top 7 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 5/2023 # Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nghiên cứu – Phê bình – Trao đổi

Kỷ Niệm 43 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước (30/4/1975 – 30/4/2018)

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Bởi thế, không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui chiến thắng giặc ngoại xâm, đem lại độc lập, thống nhất, hòa bình cho đất nước. Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đại thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc là niềm vui sướng, xúc động vô ngần của nhân dân ta. Bài thơ “Toàn thắng về ta!” của nhà thơ Tố Hữu (1920 – 2002) đăng báo Nhân Dân ngày 1/5/1975 nói lên niềm vui lớn lao của quân và dân ta về chiến thắng vĩ đại ấy (Toàn văn bài thơ, xem tập “Tố Hữu – Tác phẩm (thơ)”, NXB Văn học, Hà Nội – 1979, tr. 595 – 598).

Mở đầu bài thơ là niềm vui tột đỉnh của quân và dân ta khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Có được niềm vui ấy, phải trải qua 30 năm đầy gian khổ, hy sinh, anh dũng chiến đấu với hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Niềm vui xen lẫn nỗi xúc động, nghẹn ngào:

Ôi, nỗi mừng hơn mọi nỗi mừngTrào vui nước mắt cứ rưng rưngCả Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậyDồn dập tim ta trăm trận thắng bừng bừng.

Người làm nên chiến thắng vang dội núi sông, chấn động địa cầu không phải là những siêu nhân, thần thánh, mà chính là Anh Giải phóng quân bình dị, kiên cường:

Không, không phải thiên thầnBước chân hài bảy dặmVẫn là Anh, Anh Giải phóng quânVẫn đôi dép cao su, đánh giặc suốt ba mươi năm, lội khắp sông sâu rừng thẳm.

Anh Giải phóng quân “giản dị như chàng trai làng Gióng” đã giáng những đòn chí tử, khiến Mỹ – ngụy phải kinh hoàng và chịu thất bại thảm hại – dù Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ, giầu có nhất thế giới và quân đội Mỹ được trang bị vũ khí hiện đại khiến nhiều nước phải khiếp sợ:

Giặc Mỹ kiêu căng, tưởng có thể ngủ yên trên giường vàng, đầu gối lên bomNghe chúng ngáy đủ run – đã có dã man làm luậtBỗng choàng dậy, bàng hoàng… Sắp tắt hoàng hônNgười chôn chúng là Anh, Anh Giải phóng quân Việt Nam, mũ tai bèo chân đất.

Những chiến thắng dồn dập của quân dân ta được Tố Hữu thể hiện bằng những câu thơ hào hùng, với nhịp điệu ào ào như thác lũ, cuồn cuộn như bão giông, liên tiếp đổ xuống đầu quân giặc: Chặt Buôn Mê Thuột, rụng cả Tây Nguyên

Quét Huế – Thừa Thiên, đổ nhào Đà NẵngVà Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú YênVà Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng, rũ rượi một màu tang cờ trắng.

Hình ảnh và âm hưởng khổ thơ gợi nhớ khí thế mãnh liệt, rầm rộ của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo khi truy quét giặc Minh, ở nửa đầu thế kỷ XV:

… Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thếNgày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầuNgày hai nhăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vongNgày hai tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn…

(“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)

Giây phút đầu tiên miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tố Hữu và toàn quân, toàn dân ta nhớ ngay đến Bác Hồ – vị lãnh tụ thiên tài! Bác đã chỉ đường cho chúng ta đi đến thắng lợi huy hoàng. Đẹp biết bao hình ảnh thành phố mang tên Bác trong ngày vui đại thắng:

Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹpBác Hồ ơi! Toàn thắng về taChúng con đến, xanh ngời ánh thépThành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa.

Bác Hồ từng nói: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Trong bài thơ “Mừng xuân 1969”, Bác đã khích lệ:

… Vì độc lập, vì tự doĐánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhàoTiến lên! Chiến sĩ, đồng bàoBắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

Bác Hồ thật là tiên tri.

Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước – là sự thực hiện tuyệt vời ý nguyện của Bác Hồ vĩ đại, cũng là ý nguyện của nhân dân ta, đồng thời thể hiện đường lối chiến tranh nhân dân sáng suốt, đúng đắn và nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta! Chiến thắng 30/4/1975 được dư luận quốc tế đánh giá rất cao và xứng đáng là một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất của các cuộc chiến tranh vệ quốc của các dân tộc trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh – 30/4/1975 khẳng định sức mạnh Phù Đổng của quân và dân ta qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Từ đây, đất nước thống nhất sẽ không ngừng lớn mạnh, sáng tươi và ngày càng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập với thế giới văn minh. Tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin tưởng sâu sắc đó, được Tố Hữu thưa với Bác Hồ bằng những câu thơ hào sảng, thắm thiết nghĩa tình:

Chúng con sẽ gấp trăm lần mạnhĐứng gác biển trời tươi mát màu lamBởi có Bác, từ nơi đây ra đi tìm đường kách mệnhCho chúng con nay được trở về, vĩnh viễn Việt Nam!

Bốn mươi ba năm đã trôi qua, Đại thắng 30/4/1975 vẫn là và mãi mãi là khúc khải hoàn ca tuyệt mỹ, là niềm phấn chấn và tự hào to lớn của quân dân ta, khích lệ dân tộc ta vững bước tiến lên phía trước.

Đào Ngọc ĐệTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 495

Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu

Kỷ Niệm 43 Năm Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước (30/4/1975 – 30/4/2018)

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Bởi thế, không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui chiến thắng giặc ngoại xâm, đem lại độc lập, thống nhất, hòa bình cho đất nước. Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đại thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc là niềm vui sướng, xúc động vô ngần của nhân dân ta. Bài thơ “Toàn thắng về ta!” của nhà thơ Tố Hữu (1920 – 2002) đăng báo Nhân Dân ngày 1/5/1975 nói lên niềm vui lớn lao của quân và dân ta về chiến thắng vĩ đại ấy (Toàn văn bài thơ, xem tập “Tố Hữu – Tác phẩm (thơ)”, NXB Văn học, Hà Nội – 1979, tr. 595 – 598).

Mở đầu bài thơ là niềm vui tột đỉnh của quân và dân ta khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Có được niềm vui ấy, phải trải qua 30 năm đầy gian khổ, hy sinh, anh dũng chiến đấu với hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Niềm vui xen lẫn nỗi xúc động, nghẹn ngào:

Người làm nên chiến thắng vang dội núi sông, chấn động địa cầu không phải là những siêu nhân, thần thánh, mà chính là Anh Giải phóng quân bình dị, kiên cường:

Những chiến thắng dồn dập của quân dân ta được Tố Hữu thể hiện bằng những câu thơ hào hùng, với nhịp điệu ào ào như thác lũ, cuồn cuộn như bão giông, liên tiếp đổ xuống đầu quân giặc: Chặt Buôn Mê Thuột, rụng cả Tây Nguyên

Quét Huế – Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng(“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi) Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú YênVà Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng, rũ rượi một màu tang cờ trắng.

Hình ảnh và âm hưởng khổ thơ gợi nhớ khí thế mãnh liệt, rầm rộ của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo khi truy quét giặc Minh, ở nửa đầu thế kỷ XV:

Giây phút đầu tiên miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tố Hữu và toàn quân, toàn dân ta nhớ ngay đến Bác Hồ – vị lãnh tụ thiên tài! Bác đã chỉ đường cho chúng ta đi đến thắng lợi huy hoàng. Đẹp biết bao hình ảnh thành phố mang tên Bác trong ngày vui đại thắng:

Bác Hồ từng nói: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Trong bài thơ “Mừng xuân 1969”, Bác đã khích lệ:

Bác Hồ thật là tiên tri.

Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước – là sự thực hiện tuyệt vời ý nguyện của Bác Hồ vĩ đại, cũng là ý nguyện của nhân dân ta, đồng thời thể hiện đường lối chiến tranh nhân dân sáng suốt, đúng đắn và nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta! Chiến thắng 30/4/1975 được dư luận quốc tế đánh giá rất cao và xứng đáng là một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất của các cuộc chiến tranh vệ quốc của các dân tộc trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh – 30/4/1975 khẳng định sức mạnh Phù Đổng của quân và dân ta qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Từ đây, đất nước thống nhất sẽ không ngừng lớn mạnh, sáng tươi và ngày càng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập với thế giới văn minh. Tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin tưởng sâu sắc đó, được Tố Hữu thưa với Bác Hồ bằng những câu thơ hào sảng, thắm thiết nghĩa tình:

Bốn mươi ba năm đã trôi qua, Đại thắng 30/4/1975 vẫn là và mãi mãi là khúc khải hoàn ca tuyệt mỹ, là niềm phấn chấn và tự hào to lớn của quân dân ta, khích lệ dân tộc ta vững bước tiến lên phía trước.

Đào Ngọc ĐệTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 495

Thơ Về Đại Thắng Mùa Xuân 1975

Lời BBT: Năm mươi sáu ngày đêm lịch sử (từ 4-3 đến 30-4-1975) trong thế trận “trúc chẻ ngói tan” khi thời cơ chiến lược xuất hiện, táo bạo, thần tốc, quân và dân ta dốc sức tiến công, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, lành lại nỗi đau chia cắt, đem niềm vui hòa bình đến với mọi nhà, với toàn dân tộc. Đồng Nai trước giải phóng 1975 là địa bàn chiến lược, cửa ngõ vào Sài Gòn, nơi địch điên cuồng lập phòng tuyến tử thủ, đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, đổ nhiều xương máu hy sinh.

Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Đồng Nai Cuối tuần giới thiệu một số bài thơ của những người lính trực tiếp tham gia chiến dịch lịch sử, có mặt trong những trận chiến đấu quyết liệt và chiến thắng vẻ vang ấy. Trang thơ do nhà thơ Đàm Chu Văn tuyển chọn.

Thương

Đã vượt qua cả ngàn cây số đạn bom

bạn nằm lại ở rừng cao su Bà Rịa

đành chịu lỗi với mẹ

ngày mai chiến dịch cuối cùng sẽ mở

chắc mẹ ở nhà dõi theo chờ

máu chảy theo hình chữ S

chảy đến mỗi ngõ nhà…

                                               25-4-1975

                                                                                            

Lực lượng giải phóng tiến vào Sài Gòn mang theo cờ và ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 30-4-1975. Ảnh: Jacques Pavlovsky

Khi ấy mặt trời chưa lên

Chỉ có pháo bắn thật gần

mới được cười thoải mái

bom nổ loạt thật dài

mới hát hết một câu

Pháo sáng vãi đúng đầu

mới nhìn rõ mặt nhau

mới nhìn rõ những cái đầu

mọc lên từ cát

giống một vườn cây ươm

Chỉ có dứt hẳn tiếng pháo, tiếng bom

mới nghe tiếng gào

của dòng sông chảy xiết

tiếng quẫy nước

phải rất tinh mới nghe thấy được

trong chớp lửa nhập nhòe

chúng tôi vượt sông

Chỉ có ánh sáng vừa lên

mới trông rõ dải sao trong khói bom

không đứng yên mang tâm hồn chiến sĩ

mới trông rõ dòng sông Đồng Nai lấp loáng

chảy ngang

và đội hình chúng tôi vượt qua

hàng dọc

thành một dấu cộng

mặt trời khi ấy chưa lên

Mặt trời sẽ lên thôi

chúng tôi đẩy mặt trời lên

để nhìn rõ Sài Gòn phía trước

để viên đạn bay đi khỏi lạc

bầy chim xòe quạt đón mặt trời

Sài Gòn ơi!

hồi hộp kia rồi

qua họng súng bồn chồn trên sóng nước

mặt trời khi ấy

vẫn chưa lên…

                                           Vượt sông Đồng Nai.

                                                         30-4-1975

                                                                         Vương Cường

Đêm vào chiến dịch

Ta lại mở những cung đường mới nữa

Đường dài không nhớ hết những đoàn quân

Bánh xe lăn hòa với những bước chân

Ngọt trong gió đêm hè chiến dịch

Ôi con đường dẫn ta tới đích

Là con đường có ánh sáng hàng tiêu

Đồng chí công binh bắt tay người ra trận

Thấy con đường ấm như bàn tay

Từ Xuy Nô đến ngã ba Cây Điệp

Những con đường nối bước xung phong

Đêm không ngủ dẫn xe vào trận đánh

Bóng nghiêng dài trên tháp pháo xe tăng

Ngâm mình trong nước lạnh

Nhổ rào kẽm gai, cột sắt

Áo loang màu đất, mùi bùn

Tất cả vững vàng trong thế trận tấn công!

                                                          Bến Cát, tháng 4-1975

                                                                Đức Quả

Những Chiến sĩ Điện Biên

Tư lệnh trưởng hướng Bắc gặp Chính ủy hướng Nam

Nỗi xúc động rung hai mái đầu tóc bạc

Những Chiến sĩ Điện Biên năm trước

Lại gặp nhau ở đích cuối cùng.

Dọc xa lộ Biên Hòa

Đỏ lòng xa lộ: màu cờ

Trắng bờ xa lộ: giặc giơ tay hàng

Chúng thoát chết, miệng hân hoan

Sài Gòn mở cửa đón đoàn quân vô.

Trước Dinh Độc Lập

Dép còn lấm đỏ đất rừng

Hân hoan nhịp bước giữa rừng cờ hoa

Hồn như bay giữa giấc mơ

Quanh tôi ba má, dì cô hỏi chào

Vui sao nước mắt dâng trào

Bốn phương đồng đội gặp nhau phen này.

                                                         30-4-1975

                                                                     Nguyễn Miền Đông

Trận cuối cùng

Mai vào trận cuối cùng

Đêm nay ta không ngủ

Tin vui như hoa nở

Náo nức mãi trong lòng

Gần xa trong tiếng súng

Tiếng dân reo vang lừng

Một vùng đất mênh mông

Đã rợp cờ giải phóng

Ta như cơn gió lốc

Mới ngày nào Chơn Thành

Hôm qua về Long Khánh

Biên Hòa đây rồi anh!

Những binh đoàn lớp lớp

Tiến quân về Sài Gòn

Tăng, pháo ta trùng trùng

Mặt quân thù khiếp đảm

Đồn bốt thù hiện ra

Lù lù trong bóng tối

Những lá cờ ba que

Trong đêm đen hấp hối

Ta hành quân thần tốc

Sài Gòn ta vây chặt

Quả đấm thép sẵn sàng

Giáng xuống đầu quân giặc

Nào, tăng ơi xông lên!

Hãy gầm vang đường phố

Quyết tâm trong trận này

Diệt thù tận hang ổ!

Mai vào trận cuối cùng

Đêm nay ta không ngủ

Trời đã hừng phía đông

Sài Gòn ơi, súng nổ!

                                         29-4-1975   

                                                                              Nguyễn Quốc Trung                   

Bộ đội Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng Xuân Lộc tháng 4-1975

Sài Gòn vào trận  (trích)

Cờ trắng địch kinh hoàng trong tiểu khu Hàm Tân

trận cuối cùng này lại ghi thêm một chiến công chói lọi

cùng với hôm qua quân ta tiến vào Xuân Lộc giáng đòn vỗ mặt kẻ thù

ở đấy phòng tuyến được ken bằng xe tăng, phi cơ, bộ binh và lính dù chẳng ngăn được lớp sóng tiến công bắt đầu từ Phước Long, Pleiku, Buôn Mê Thuột; lớp sóng của những người chân đi dép cao su mang khí thế ngựa Gióng năm xưa và nghĩa quân Nguyễn Huệ tràn qua dải cát miền Trung, tràn qua những cánh rừng già cao nguyên bốn mùa mầu lá xanh um hướng về thành phố dinh lũy cuối cùng của lũ tay sai ngoan cố nơi đau thương trùm lên từng xóm nhỏ những căn nhà, ô cửa mốc meo chồng lớp trước sau những mái hiên thấp tè và tường gạch xỉn màu day dứt uất căm chồng chất.

Sóng ơi! Hãy bổ vào thành phố với những con đường như nhà lao khép chặt

Lửa ơi! Hãy bùng lên từ lòng Sài Gòn ấp ủ bao năm giải phóng những người thợ áo xanh, giải phóng những người buôn thúng bán bưng, giải phóng những em thơ, những ca-ve có cuộc đời như ngõ cụt; cho Chương Dương lại vang lên khúc hát, tiếng hát hào hùng có tự ngàn xưa; cho Thị Nghè sóng sánh nước xanh mơ; Sài Gòn yêu thương lại sáng ngời giữa lòng dân tộc.

Khi cờ đỏ ta bay trên phố dài Xuân Lộc

là lúc ta bắt đầu…

                                                                                                                                           Lê Quang Trang

Đại Thắng Mùa Xuân Năm 1975: Sức Mạnh Đại Đoàn Kết

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, chúng tôi Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng, 45 năm sau chiến thắng vĩ đại ấy, có rất nhiều bài học đến bây giờ vẫn còn giá trị thời sự, trong đó bài học lớn nhất chính là nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Bài học từ sự đoàn kết, sáng tạo Về ý nghĩa của Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu cả trong nước và quốc tế đề cập. Với tư cách là người nghiên cứu lịch sử, theo ông đâu là yếu tố quyết định đến thắng lợi lịch sử trọng đại này?

PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà:Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là thành quả của ý chí đoàn kết và tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu cho ý chí đó và cũng là linh hồn của cuộc kháng chiến chính là Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhớ lại năm 1969, trong thư chúc Tết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hai câu thơ vừa là mệnh lệnh chiến đấu, vừa dự báo viễn cảnh niềm vui sum họp khi đất nước thống nhất: “Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào! Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn”. Bằng Hiệp định Paris tháng 1/1973, chúng ta đã buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam. Bước thứ hai chính là đánh đổ chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Thắng lợi này đã thể hiện được tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng thể hiện quyết tâm của toàn thể Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ 21 năm chịu rất nhiều hy sinh, gian khổ. Cuối cùng, miền Nam đã được giải phóng, non sông thu về một mối. Thời khắc lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập đánh dấu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đứng về góc độ nghiên cứu lịch sử, theo tôi để chiến thắng một kẻ thù lớn mạnh về quân sự cũng như về kinh tế như đế quốc Mỹ, nếu chúng ta lấy lực lượng ra so sánh thì không thể được, khi tương quan lực lượng về quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật của kẻ thù gấp chúng ta nhiều lần. Vì thế, chúng ta phải tạo nên sức mạnh tổng hợp, bắt nguồn từ lòng yêu nước của người dân, từ truyền thống đánh giặc của cha ông, từ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của mọi người Việt Nam. Đây là sức mạnh của sự nghiệp chính nghĩa. Lúc đó, ai đi chiến đấu cũng nghĩ là vì đất nước nên có thể chấp nhận hy sinh. Với một đất nước, một dân tộc gan góc như thế thì không kẻ thù nào có thể đánh bại được.

Thực tế đã chứng minh như vậy. Chúng ta đã đánh bại được thế lực xâm lược lớn mạnh nhất của thời đại. Đây là thành quả của sự kết hợp sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận chính trị, ngoại giao và huy động được lòng yêu nước, sự đoàn kết của toàn dân. Theo tôi, chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn là chiến dịch được chuẩn bị bài bản nhất, lực lượng đông đảo nhất và đã giành chiến thắng vang dội nhất trong một thời gian ngắn nhất. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm đã kết thúc oanh liệt và hào hùng như vậy.

45 năm đã qua, nhìn lại những chiến công ấy, theo ông, đâu là những bài học để lại cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ tiếp theo?

PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà: Thực tiễn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã chứng minh, khi “ý Đảng” hợp với “lòng dân” thì sẽ hội tụ được sức mạnh, làm cho “thế trận lòng dân” càng được phát huy cao độ, tạo nên cao trào cách mạng quyết tâm giành toàn thắng. Tôi nghĩ rằng, thế hệ hôm nay cần học bài học từ lịch sử, từ sự đoàn kết, đồng tâm, nhất trí, sáng tạo, quyết tâm chiến đấu để chiến thắng kẻ thù xâm lược, thì giờ đây là quyết tâm chiến đấu, chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu để đưa đất nước phát triển. Người Việt Nam bản chất rất năng động, thông minh, sáng tạo, nếu tạo được sự đồng tâm, nhất trí giữa lãnh đạo với quần chúng Nhân dân thì mọi việc đều có thể thực hiện tốt đẹp. Dựa được vào dân, thực hiện đúng khẩu hiệu của dân, do dân, vì dân thì tôi nghĩ không có việc gì mà chúng ta không thể vượt qua.

Khi ý Đảng hợp với lòng dân Nhìn từ thực tiễn, theo ông, những bài học đó, đặc biệt là bài học về tinh thần đại đoàn kết đang được vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay thế nào?

PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà: Đúng như Bác Hồ đã nói: “Sự nghiệp cách mạng bắt đầu từ dân, cuối cùng cũng vì dân”. Đại đoàn kết và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc là bài học xuyên suốt tiến trình lịch sử từ khi Đảng thành lập cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đến kháng chiến chống Pháp rồi kháng chiến chống Mỹ và trong suốt quá trình Đảng tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. Theo tôi, những bài học để giành thắng lợi trong chiến tranh của 45 năm trước, đang được Đảng vận dụng sáng tạo vào công cuộc đổi mới đất nước ngày hôm nay và đang cho thấy những kết quả đáng tự hào.

Đảng ta đã phát huy được sức mạnh, ý chí quyết tâm của người Việt Nam trong kháng chiến chống ngoại xâm vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Đồng thời, vận dụng sáng tạo bài học đoàn kết, đó là đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết quốc tế, nhờ sự đoàn kết ấy chúng ta mới có những thành công trong sự nghiệp đổi mới. Năm 1986, bình quân thu nhập đầu người của người Việt Nam chỉ 120 USD, đến năm 2019, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có quy mô dân số gần 100 triệu người với mức thu nhập bình quân 2.800 USD/người. Về chính trị, chúng ta đã tham gia thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và gần 200 nước đã đặt quan hệ ngoại giao với chúng ta. Đồng thời, chúng ta đã tham gia vào tất cả các tổ chức quốc tế lớn, trở thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế. Vị thế và vai trò của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao.

Từ những thành quả đã có, điều quan trọng nhất hiện nay, theo tôi, Đảng phải tiếp tục phát huy, khơi dậy được khả năng sáng tạo của Nhân dân, đoàn kết và tạo nên sức mạnh của cả dân tộc. Mà muốn đoàn kết thì ý Đảng phải hợp với lòng dân, ý Đảng mà ngược với lòng dân hiệu quả công việc không đạt được. Tức là trong chủ trương, chính sách của mình, Đảng, Nhà nước phải có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, phù hợp với tình hình quốc tế, phản ánh được mong đợi của người dân. Tức là Đảng, Nhà nước cần lắng nghe ý kiến phản biện của người dân, chọn lọc, tiếp thu đưa vào những quyết sách những gì tinh tuý có thể tiếp thu được, áp dụng được. Bởi lịch sử đã chứng minh bất kể sự kiện gì nếu không có sự tham gia của người dân, sự đồng thuận của người dân rất khó thực hiện. Do đó, phải biến khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành thực tiễn. Và phải thêm điều nữa là dân được hưởng, chứ chỉ biết, bàn, làm, kiểm tra mà không được hưởng cái gì thì thiếu hẳn một vế quan trọng. Đừng để khẩu hiệu đó chỉ là hình thức nữa mà nó phải thực chất.

Với “cuộc chiến” đang rất thời sự hiện nay là chống dịch Covid-19, ông đánh giá thế nào về việc phát huy tinh thần đại đoàn kết, “thế trận lòng dân” trong đẩy lùi dịch bệnh?

PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà: Sau 45 năm đất nước hòa bình lập lại, Đảng, Chính phủ ta lại mới dùng những từ “chống giặc” trong những văn bản chỉ đạo chính thức của mình. Với những gì diễn ra trong 3 tháng qua và đặc biệt là những ngày gần đây cho thấy những chủ trương, giải pháp của Việt Nam khi “đánh giặc” vô hình Covid-19 đang có hiệu quả và được quốc tế ghi nhận. Trong đó, theo tôi, quyết sách đúng đắn là chúng ta đã huy động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, cùng chung tay quyết chiến thắng đại dịch. Chính sự phối hợp nhịp nhàng cùng tinh thần quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị đã tạo nên sức mạnh kiên cường.

Theo dõi dư luận tôi thấy, người dân từ hoang mang lo lắng, hoảng loạn, đã nhanh chóng lấy lại cân bằng và an tâm tin tưởng hơn khi các giải pháp như khoanh vùng, cách ly, sàng lọc, điều trị tích cực được thực thi hiệu quả. Chính sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị đã tạo nên sự đồng thuận cao trên phạm vi toàn xã hội, thực sự là “ý Đảng – lòng dân” đã gặp nhau. Vì thế đã khơi dậy, nâng cao niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, đã hình thành nên “phong trào cách mạng” rộng rãi trong Nhân dân trên cuộc đấu tranh “chống dịch như chống giặc” này. Tôi thấy rất nhiều phong trào, tấm gương của tập thể, cộng đông và cá nhân đáng quý đã xuất hiện như chung sức, đồng lòng, giúp nhau vượt qua khó khăn, tình nguyện tham gia vào tuyến đầu chống dịch… Đặc biệt, người dân đã chấp hành nghiêm các quy định của cơ quan chức năng về phòng, chống dịch, tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc để chiến thắng dịch bệnh. Tôi tin rằng, với việc phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân tộc một cách mạnh mẽ trong lúc đất nước gặp khó khăn này, chúng ta sẽ chiến thắng “giặc covid” trong một ngày không xa.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bài Thơ: Miền Nam (Tố Hữu

Nếu tâm sự cùng ta, bạn hỏiTiếng nào trong muôn ngàn tiếng nóiNhư nỗi niềm nhức nhói tim gan ?– Trong lòng ta hai tiếng: Miền Nam!

Khi âu yếm cùng anh, em hỏiTên nào trong muôn ngàn tên gọiNhư mối tình chung thuỷ không tan ?– Trong lòng anh, tên ấy: Miền Nam!

Nếu con hỏi quê nào đẹp nhất ?Bóng dừa xanh quanh sóng biển lamÓng xanh lúa chan hoà mặt đấtXanh ngát trời… Quê ấy: Miền Nam!

Ôi miền Nam, vì sao mỗi lúcMây chiều xa bay giục cánh chimĐêm khuya một tiếng bầu, tiếng trúcMột câu hò… cũng động trong tim ?

Vì sao chẳng ngày vui trọn vẹnNhư bâng khuâng việc hẹn chưa làm ?Vì sao miếng cơm ăn bỗng nghẹn ?Một nửa còn cay đắng: Miền Nam!

Có ai biết ba ngàn đêm ấyMỗi đêm là biết mấy thân rơi!Có ai biết bao nhiêu máu chảyMáu miền Nam, hơn chín năm trời!

Vì sao, hỡi miền Nam yêu dấuNgười không hề tiếc máu hy sinh ?Vì sao, hỡi miền Nam chiến đấuNgười hiên ngang không chịu cúi mình ?

Có ai hỏi vì sao không nhỉỞ miền Nam còn lửa chiến tranh ?Có phải ở miền Nam, giặc MỹĐang cùng ta chung sống hoà bình ?

Xin hãy trồng những đôi mắt nhỏĐôi tròng đen lặng ngó, rưng rưng.Rào gai thép giam em bé đóVà quanh em lửa đỏ bừng bừng!

Hãy trông những người con gái ấyNgười ta yêu, khuôn mặt trái xoanMột sáng sớm mùa xuân, thức dậyBỗng giội tràn bom cháy, thành than!

Hãy nghe tự miền Nam, tiếng rúXé “trời xanh”, lũ “phượng hoàng” bayBầy chó dữ, những con người – thúĂn gan người, uống máu no say!

Hãy nghe tiếng những người đang sốngNhư biển động, ầm ầm tiếng sóngVà hãy nghe cả tiếng người xưaNhư gió khơi reo vọng rừng dừa!

Tất cả nói một lời: Giải phóng!Cứu miền Nam! Cứu miền Nam!Ôi cửa Phật cũng dầu sôi lưa bỏngDẫu thiêu mình làm đuốc, vẫn cam!

Có phải, hỡi miền Nam anh dũng!Khi ta đứng lên cầm khẩu súngTa vì ta, ba chục triệu ngườiCũng vì ba ngàn triệu trên đời!

Ta tha thiết tự do dân tộcKhông chỉ vì một dải đất riêngKẻ đã rắc trên mình ta thuốc độcGiết màu xanh cả trái đất thiêng!

Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩĐất anh hùng của thế kỷ hai mươi!Hãy kiêu hãnh: trên tuyến đầu chống MỹCó miền Nam anh dũng tuyệt vời.

Miền Nam trong lửa đạn, sáng ngời!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đại Thắng 30/4/1975 Qua Bài Thơ “Toàn Thắng Về Ta” Của Tố Hữu trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!