Đề Xuất 4/2023 # Dàn Ý Dạng Đề Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học # Top 4 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 4/2023 # Dàn Ý Dạng Đề Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dàn Ý Dạng Đề Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dàn ý dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

Một nhận định, phê bình, ý kiến đánh giá văn học được đưa ra. Có thể mang tính tổng hợp, có thể nhận định một tác phẩm cụ thể. Và học sinh phải dùng kiến thức một hoặc nhiều tác phẩm để chứng minh.

* CẤU TRÚC DẠNG ĐỀ NÀY PHẢI TUÂN THỦ CÁC BƯỚC NHƯ SAU

CẤU TRÚC

NỘI DUNG

ĐIỂM

Mở bài

Nêu vấn đề, dẫn ý kiến vào

Thân bài

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (hoặc đưa phần này lên mở bài)

0,5

2. Giải thích ý kiến: (nếu có hai ý kiến thì giải thích lần lượt từng ý kiến một); nếu là 1 ý kiến thì giải thích từng vế (hoặc từ khoá)

0,5

3. Nội dung

Xác lập luận điểm theo từng ý kiến (nếu đề cho 2 ý kiến) và xác lập luận điểm dựa trên từ khoá hoặc vế (nếu đề cho 01 ý kiến)

Vận dụng nhiều thao tác lập luận: so sánh, phân tích, chứng minh, bác bỏ… để làm rõ ý kiến.

Chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu, hợp lý để làm nổi bật ý kiến.

3,5

– Khẳng định ý kiến đúng hay sai. Vì sao ?

0,5

Kết bài

Đánh giá chung về vấn đề

Lưu ý: Đây là dạng đề khó, đòi hỏi lập luận chặt chẽ, logic, có tính lý luận cao. Vì vậy, các em cần nắm vững kiến thức và tập viết nhiều về dạng đề này.

LƯU Ý Ngoài những dạng đề có cấu trúc thường gặp ở trên, học sinh cũng cần xem lại kỹ năng về cách làm bài các dạng đề : Kỹ năng phân tích thơ. Kỹ năng phân tích văn xuôi. Kỹ năng phân tích nhân vật văn học (hình tượng văn học)

ĐỀ RA: Có ý kiến cho rằng “Sóng” của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp của tình yêu truyền thống”. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng “Tình yêu trong “Sóng” là tình yêu hiện đại”. Phân tích Sóng – Xuân Quỳnh để chứng minh cho hai ý kiến trên.

DÀN Ý

I.MỞ BÀI

II. THÂN BÀI

1. Khái quát:

          Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. “Sóng” là bài thơ tình yêu đặc sắc của Xuân Quỳnh, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

2. Giải thích

– Tình yêu truyền thống là tình yêu mang những cung bậc cảm xúc có tính truyền thống muôn đời. Đó là niềm tin mãnh liệt trong tình yêu, nỗi nhớ da diết cháy bỏng, sự thủy chung đằm thắm nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những cảm xúc lo âu, khắc khoải.

– Tình yêu hiện đại là tình yêu vượt ra khỏi sự chật hẹp tù túng, đời thường để vươn tới tình yêu cao đẹp, nhân văn.

3. Chứng minh

3.1. Ý kiến thứ nhất: “Sóng của Xuân Quỳnh là vẻ đẹp tình yêu truyền thống”. Vẻ đẹp ấy là những xúc cảm nồng nàn nhiều cung bậc trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.

+ Khi yêu, tâm hồn người phụ nữ đầy những phức tạp khó hiểu. Lúc dữ dội, dịu êm, khi ồn ào, lặng lẽ (2 câu đầu khổ 1)

+ Tình yêu gắn liền với khát vọng và những bồi hồi trong trái tim yêu

+ Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ là một cung bậc trong tình cảm và cũng là gam màu chủ đạo của tình yêu.   Nỗi nhớ ấy xuyên suốt cả không gian, thời gian đến nỗi “ngày đêm không ngủ được” đến “cả trong mơ còn thức”.

+ Tình yêu gắn với sự thủy chung. Đây là nét đẹp nhân văn (Phân tích khổ 6)

+ Tình yêu gắn liền với niềm tin nhưng cũng đầy những dự cảm lo âu, khắc khoải (Phân tích khổ 7, 8)

3.2. Ý kiến thứ hai : “ Sóng gắn liền với tình yêu hiện đại”

+ Người phụ nữ không cam chịu cuộc đời chật hẹp, bé nhỏ tù túng mà muốn bứt phá ra những không gian rộng lớn để sống với tình yêu đích thực “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”

+ Mạnh dạn bày tỏ tình cảm, mạnh mẽ quyết định hạnh phúc, thậm chí mang trong mình khát vọng lớn lao muốn bất tử hóa tình yêu (Phân tích khổ cuối)

3.3. Nghệ thuật

          Thể thơ ngũ ngôn, âm điệu nhịp nhàng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ điệp ngữ.

          Cả hai ý kiến trên đều đúng. Tình yêu truyền thống và hiện đại ở đây không tách rời nhau mà hòa quyện vào nhau, tạo nên nhiều nét đẹp nhân văn trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Chính hai ý kiến này đã góp phần làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sóng.

III. KẾT BÀI

Đánh giá chung

—————————————–

Thầy Phan Danh Hiếu

Dạng Nghị Luận 2 Ý Kiến Bàn Về Văn Học

Vậy làm thế nào để giúp học sinh nâng cao năng lực làm bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học? Để trả lời câu hỏi này, theo tôi, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:

Nhận diện các dạng nghị luận hai ý kiến bàn về văn học

Qua tìm hiểu, khảo sát các đề thi ĐH, CĐ mấy năm trở lại đây, tôi thấy có các kiểu dạng nghị luận hai ý kiến bàn về văn học cơ bản sau: 2 ý kiến về một chi tiết nghệ thuật; 2 ý kiến về một nhân vật; 2 ý kiến về một đoạn trích; 2 ý kiến về một tác phẩm.

Như vậy, dấu hiệu để nhận ra các kiểu dạng đề trên thể hiện ngay ở đề bài. Đây là khâu định hướng quan trọng đối với học sinh. Bởi ngoài đặc điểm chung của bài văn nghị luận hai ý kiến bàn về văn học, mỗi kiểu dạng đề bài cụ thể lại có những yêu cầu riêng, đòi hỏi học sinh phải biết huy động vốn hiểu biết và các đơn vị kiến thức khác nhau để giải quyết các vấn đề cụ thể theo yêu cầu của ở đề bài.

Không những thế, học sinh cần thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình, đồng tình hay bác bỏ, hoặc chỉ nhất trí về một phương diện, khía cạnh nào đó trong các ý kiến và đề xuất, bổ sung cho phù hợp. Đây quả là một yêu cầu rất cao đối với học sinh. Các em phải huy động vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân và thể hiện rõ phẩm chất, năng lực người học. Để đáp ứng yêu cầu ấy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm chắc khung dàn ý chung của kiểu bài này bao gồm các ý cơ bản sau:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (đoạn trích, nhân vật, chi tiết) cần nghị luận; trích dẫn hai ý kiến.

+ Phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa hai kiến.

+ Đánh giá khái quát giá trị hai ý kiến với nhận thức, suy nghĩ của bản thân về vị trí vai trò của chi tiết, nhân vật, đoạn trích trong tác phẩm, cũng như vị trí vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.

Cùng với việc phân tích đề, nhận diện ra các kiểu dạng nghị luận hai ý kiến về văn học và xác định rõ thao tác nghị luận chính được sử dụng, các ý chính, cơ bản cần trình bày, phạm vi tư liệu cần sử dụng, việc nắm chắc khung dàn ý chung của kiểu bài này là khâu hết sức quan trọng, giúp học sinh biết cách làm bài và chủ động, tự tin trong quá trình triển khai ý và hoàn thiện bài làm.

Đối với kiểu dạng hai ý kiến về một tác phẩm, giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; những nét chính trong phong cách nghệ thuật của tác giả; hiểu rõ và cảm nhận, phân tích được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm thông qua thế giới ngôn ngữ, hình tượng được tác giả sử dụng; biết cách cắt nghĩa, lý giải hai ý kiến khác nhau về tác phẩm; đánh giá giá trị của hai ý kiến với việc nâng cao nhận thức của bản thân về tác phẩm và khẳng định vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả, cũng như trong nền văn học dân tộc.

Sử dụng hệ thống câu hỏi

Để giúp học sinh hình thành kỹ năng viết bài nghị luận theo bố cục ba phần, giáo viên cần hướng dẫn các em xây dựng hệ thống câu hỏi triển khai các ý chính cơ bản theo bố cục ấy cho phù hợp. Cụ thể là:

Mở bài: Để giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc giới thiệu về chi tiết, (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) cần nghị luận; trích dẫn 2 ý kiến, giáo viên nên định hướng cho các em tự đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

+ Chi tiết nghệ thuật (nhân vật, đoạn trích) cần nghị luận thuộc tác phẩm nào? Tác phẩm ấy do ai sáng tác?

+ Chi tiết (nhân vật, đoạn trích) ấy nằm ở phần nào trong tác phẩm?

+ Những ý kiến khác nhau về chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm)?

Thân bài :

+ Ý kiến ấy bao gồm những khía cạnh nào? (hay chỉ có một khía cạnh)- thao tác phân tích.

+ Khía cạnh (những khía cạnh) ấy được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? – thao tác phân tích, chứng minh.

* Phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa hai 2 kiến, học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:

+ Hai ý kiến này giống nhau hay khác nhau? (thường khác nhau).

+ Chúng đối lập nhau hay bổ sung cho nhau? (thường bổ sung).

+ Nếu bổ sung cho nhau thì chúng giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) ở phương diện nào? (đặc điểm, tâm lý, tính cách, hay nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả ; giá trị nội dung, hay giá trị nghệ thuật tác phẩm; hoặc cả hai…).

+ Nếu chúng đối lập nhau thì ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hay cả hai ý kiến đều đúng? Bản thân đồng tình với ý kiến nào? (hay cả hai). Có cần bổ sung, đề xuất gì thêm không?.

Kết bài: Để đánh giá khái quát về giá trị hai ý kiến với nhận thức, suy nghĩ của bản thân về chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) với sự nghiệp sáng tác của nhà văn, học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:

+ Những ý kiến này giúp ta hiểu về chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) như thế nào? (sâu sắc toàn diện về một phương diện nào đó).

+ Chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) góp phần làm nổi bật phương diện nào của tác phẩm? (Nội dung, tư tưởng nào? Nét đặc sắc nghệ thuật nào?).

+ Chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) có góp phần làm nên sức sống của tác phẩm hay phong cách nghệ thuật của nhà văn không? Sức sống ấy như thế nào? Phong cách nghệ thuật ấy ra sao?

Nắm chắc kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm

Để giúp các em nắm chắc kiến thức trọng tâm, cơ bản về tác giả, tác phẩm văn học, tạo cơ sở, nền tảng làm tốt các kiểu bài nghị luận văn học, nhất là dạng đề nghị luận về hai ý kiến giáo viên cần lưu ý học sinh:

Nhớ được những chi tiết quan trọng trong cuộc đời mỗi tác giả, như: Năm sinh, năm mất, đặc điểm, không khí thời đại ảnh hưởng tới thế giới quan, nhân sinh quan và nhất là cảm hứng sáng tác của nhà thơ, nhà văn; tên khai sinh, bút danh (nếu có); ảnh hưởng của quê hương, gia đình và những chi tiết, sự kiện quan trọng trong cuộc đời tới sự nghiệp sáng tác của tác giả; những tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ nhất đặc điểm phong cách của nhà văn, nhà thơ…

Hiểu rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo của tác giả. Đối với văn bản thơ phải học thuộc tác phẩm, hiểu được cảm hứng chủ đạo, phát hiện ra các từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ tiêu biểu, đặc sắc… Đối với các tác phẩm văn xuôi phải tóm tắt được cốt truyện, nắm được những chi tiết cơ bản, đặc điểm nổi bật của các nhân vật chính, nhận diện được ngôi kể, giọng kể…

Rèn kỹ năng viết bài

Kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học có nét đăc thù riêng, đòi hỏi học sinh vừa phải thể hiện được năng lực cảm thụ văn học, vừa phải thể hiện được chính kiến, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận.

Muốn nâng cao năng lực làm một bài nghị luận hai ý kiến về văn học, cùng với vốn kiến thức phong phú, năng lực cảm thụ tinh tế, sâu sắc, người viết cần có kĩ năng kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận để làm sáng tỏ vấn đề, trình bày một cách thuyết phục, hấp dẫn ý kiến, nhận định của mình.

Lời văn của một bài nghị luận cần chuẩn xác, trong sáng, thể hiện rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết. Khi viết một bài văn nghị luận hai ý kiến về văn học điều quan trọng không chỉ ở chỗ viết cái gì mà chủ yếu là viết như thế nào, bằng thái độ, tình cảm ra sao. Học sinh cần cân nhắc cách dùng từ, cách viết câu, viết đoạn, viết bài.

Ngôn từ phải làm sao diễn tả sát, trúng bản chất của đối tượng, điều mình muốn nói. Câu văn có hình, có khối, giàu nhịp điệu, bày tỏ rõ quan điểm của người viết. Giọng văn phải phù hợp với nội dung, không nên hài hước khi cần trữ tình cảm thương và ngược lại.

Bài viết phải có bố cục rõ ràng. Mỗi luận điểm phải được trình bày trong một đoạn văn. Đoạn văn có thể được viết theo hình thức diễn dịch, quy nạp, hoặc tổng – phân – hợp, nhưng nên chọn hình thức tổng – phân – hợp để diễn đạt cho chặt chẽ.

Các đoạn văn trong bài cần có sự liên kết mật thiết với nhau. Tất cả các đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề (liên kết nội dung). Ngoài liên kết nội dung các em cần chú ý tới cả liên kết hình để bài văn mạch lạc, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu…

Đề Bài : Nghị Luận Xã Hội Về Ý Chí Nghị Lực

Trong cuộc sống chúng ta ai cũng có những khó khăn và thử thách. Nếu hèn hát yếu đuối mà không mạnh mẽ thì sẽ thất bại và gục ngã

Nếu người nào có ý chí nghị lực thì sẽ vượt qua mọi chông gai trong cuộc sống và vươn tớ tành công. Vậy ý chí nghị lực là gì? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn,là nghị lực phi thường ,là bản lĩnh con người để vươn tới những thành công cao hơn nữa.ý chí và nghị lực luôn luôn là bạn đồng hành của con người.

Biểu hiện của những người có ý chí nghị lực đó là những tấm gương tốt đẹp dám nghĩ dám làm và vượt qua mọi thứ để sống tốt hơn đó chính là chàng trai không tay không chân nick,thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Ý chí nghị lực có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta,tạo cho chúng ta tinh thần và lòng dũng cảm dám đương đầu với mọi thử thách,dám nghĩ dám làm và dám sống,sống vì mục đích và lí tưởng cao cả

Điển hình là chàng trai Nguyễn sơn Lâm cao chưa đầy một mét nhưng giỏi ba thứ tiếng,thi việt nam idol và là người khuyết tật ở Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi Phan xi pang.. ý chí và nghị lực rèn luyện cho chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách và thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước và vững tin về một tương lai tốt đẹp hơn. Như người phương tây đã từng có câu rất nổi tiếng đó là “hãy hướng vè phía mặt trời,bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn” rồi nick nói “không có mục tiêu nào quá lớn và không có mục tiêu nào quá xa vời. tất cả đều chứa đựng những thông điệp lớn lao cao cả về niềm tin vào ý chí nghị lực. Có ý chí ghị lực giúp cho con người ta tự hào về bản thân hơn và luôn tự tin trong công việc

Cho dù thất bại hay là chưa thành công thì cũng không được nản chí. Như câu chuyện về bill gate bỏ dở đại học thành lập về công ty phần mềm nhưng liên tiếp thất bại,ông đã không bỏ cuộc và trở thành một tỷ phú giàu nhất thế giới hay là chủ tịch tập đoàn huyndai của hàn quốc từ một người nông dân mà đã trở thành một chủ tịch lớn. Đó là cả một quá trình tôi luyện xây dựng và không ngừng vượt qua khó khăn của họ

Ngày nay trái ngược với những người có ý chí rèn luyện là những người không có ý chí. Giới trẻ bây giờ vẫn rất còn nhiều người chưa làm thấy khó khăn đã nản chí ,thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.Nếu sống thiếu ý chí và bất cần đời sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta vô vị chẳng có ý nghĩa gì và rất tẻ nhạt. về nhận thức thì cho ta thấy rằng ý chí luôn là động lực là niềm tin của con người.

Vậy nên mỗi người chúng ta cần rèn luyện như thế nào để bả thân ngày càng có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài . lên án phê phán những người sống mà không có ý chí ngị lực ,không có niềm tin và thiếu niềm tin về cuộc sống. hãy học tập những tấm gương sáng có ý chí và nghị lực để đi tới thành công

Như vậy,ý chí và nghị lực là thước đó giá trị con người,mỗi chúng ta ai cũng cố gắng rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống ,không nên sống hèn hát và yếu đuối.Muốn như vậy thì từ vậy giờ hãy rèn luyện để bản thân vươn tới những ước mơ thành công

Nghị Luận Xã Hội Về Ý Chí Nghị Lực

Nghị luận về ý chí nghị lực, hướng dẫn cách làm,lập dàn ý chi tiết vàtham khảo tuyển chọn những bài văn hay nghị luận bàn về vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực đối với cuộc sống mỗi con người.

Một số đoạn văn 200 chữ hay bàn về ý chí nghị lực

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực ta lại vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù.

Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Kí thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

Top 2 bài văn Nghị luận về ý chí nghị lực lớp 9 và 10

Bàn về ý chí nghị lực lớp 9:

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường, Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình day rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên”.

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

Bàn về ý chí nghị lực lớp 10

Trong cuộc đời thăng trầm, mỗi người cần phải tự trang bị cho mình những kĩ năng sống nhất định. Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng được hạnh phúc, sẽ có những lúc ta cần phải có ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Nhưng ta cũng cần phải hiểu rằng những khó khăn thử thách đó chúng ta vẫn có thể vượt qua được nếu chúng ta cố gắng và có đủ nghị lực để vượt qua. Giống như câu nói của Nguyễn Bá Ngọc: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.”

Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Thái Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của mỗi người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vươn lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó là chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với những ai muốn đi đến được thành công.

Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loại người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được. Chúng ta cứ thử một lần bước qua những thử thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện để mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống. Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.

Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”.

Top 2 bài nghị luận về ý chí nghị lực lớp 11 hay

Bài nghị luận 1:

Bác Hồ đã dạy ta rằng:

“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”

Con người ta sinh ra cần phải có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống mới có thể gặt hái được thành công trong cuộc sống. Bởi vì lẽ đó, nghị lực sống luôn được đề cao và được xem là điểm tựa vững chãi cho mỗi người chúng ta xây dựng một tương lai tươi sáng hơn sau bao khó khăn vất vả.

Vậy người nghị lực là như thế nào? Đó chính là những người luôn cố gắng không quản mệt mỏi sau bao thử thách nhưng không nề hà, từ bỏ đam mê của họ. Tuy nhiên, để có được sức mạnh ý chí ấy, họ phải chiến đấu với rất nhiều gian khổ, trái đắng để tiến tới con đường tràn đầy hoa hồng, nơi chứa đựng hạnh phúc, danh vọng và tiền bạc.

Nhắc tới những tấm gương hiếu học, vượt lên khó khăn, chắc hẳn chúng ta không thể quên tấm gương của người thầy “Nguyễn Ngọc Ký”. Tuy bị mất đôi tay từ thuở nhỏ nhưng không vì thế mà thầy từ bỏ đam mê học tập. Bằng đôi bàn chân nhỏ bé cùng với nỗ lực phi thường, thầy đã có thể học viết, học vẽ hơn cả người thường. Rất nhiều người trẻ tuổi không thể không ngưỡng mộ chiến thắng của đầu bếp Christina Hà – một phụ nữ gốc Việt tuy bị mù những đã là người thắng cuộc của cuộc thi Vua đầu Bếp Mỹ.

Chắc chắn rằng, rất nhiều người sẽ tò mò và nghi ngờ về đâu là động lực cho cô gái bé nhỏ ấy tỏa sáng trong khi đôi mắt đã không còn.Hay ở đâu đó trong hàng triệu con người trên hành tinh này, ta không thể đề cập hết tới những người đã vượt lên trên mọi nghịch cảnh để trở thành những vị giáo sư, bác sỹ tài ba lỗi lạc. Họ tuy có những khuyết điểm, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều nhờ lòng kiên trì, nghị lực vượt qua khó khăn, biến họa thành phúc để đạt được mục tiêu chung cho mỗi giấc mơ thành công của họ. Thay vì buông xuôi, từ bỏ hay đổ lỗi, họ sẽ luôn cố gắng biến nghịch cảnh thành sức mạnh để đẩy cho đến thành công.

Không có cái gì tự nhiên sinh ra, không có thành công nào mà không phải nhuộm màu gian khổ, nghị lực sống của mỗi người đều được hình thành và tôi luyện từ một quá trình lâu dài, theo suốt thời gian trưởng thành. Trong thời chiến, nhờ có lòng kiên trì nhẫn nại của toàn quân và dân Việt Nam mới có thể giành được độc lập dân tộc, thế nhưng ý chí nghị lực của tuổi trẻ ngày nay dường như đã bị suy giảm.

Họ ngại thay đổi, ngại đối diện với khó khăn, thay vì cố gắng để đạt thành quả thì họ lại muốn nhẹ nhàng hưởng thụ cuộc sống. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, nó sẽ làm cho đất nước vị thụt lùi so với bề thế hùng mạnh của các cường quốc khác. Hơn thế nữa, sống thiếu ý chí và dễ bỏ cuộc sẽ làm cho cuộc sống trở nên nhàm chán và trôi đi một cách vô vị.

Mỗi người sẽ có những ước mơ hoài bão riêng và họ đều khao khát để có thể đạt được thành công. Vậy nên chúng ta cần rèn luyện ý chí của bản thân, cần vững vàng và có chính kiến trong mọi hoàn cảnh, dù có khó khăn nhường nào. Người đời có câu “Muốn thấy cầu vồng phải đợi sau những cơn mưa”. Muốn gặt hái được hoa thơm trái ngọt, phải chịu đựng đắng cay ngọt bùi, vất vả sẽ đạt được thành quả xứng đáng. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, mở rộng các mối quan hệ, chúng ta nên có tinh thần quả quyết và tâm huyết với những dự định của bản thân.

Như vậy, ý chí nghị lực là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người có thể rèn luyện để đạt tới thành công. Không chỉ cố gắng cho riêng bản thân mỗi người, cá nhận cần học tập để trở thành những tấm gương sáng cho thế hệ về sau. Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy đừng ngại thử thách, “Thất bại là mẹ thành công”, vì vậy chúng ta cần chịu khó tìm tòi, học tập để vươn tới những ước mơ về sau.

Bài nghị luận 2:

Không ai luôn được đi trên những con đường bằng phẳng trong suốt cả cuộc đời, đôi khi phải trải qua nhiều khó khăn và thử thách, những hòn đá ngăn cản tiến bước của mình. Nếu như bạn hèn nhát và yếu đuối trước những thử thách, chắc chắn bạn sẽ là người thất bại, bị đánh ngã. Nhưng khi bạn có một ý chí nghị lực kiên cường, cố gắng vượt qua để vươn lên thì thành công sẽ mỉm cười với bạn. Cuộc sống là muôn màu, hãy để người bạn đồng hành – ý chí nghị lực giúp bạn.

Theo bạn, “ý chí nghị lực” là gì? Trong từ điển Việt Nam có định nghĩa rằng, ý chí chính là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường của mỗi người, là bản lĩnh để con người vượt qua được mọi thử thách và khó khăn để bước tới đỉnh vinh quang thành công. Không quá khó để chúng ta biết được những tấm gương sáng của ý chí nghị lực, đây là những con người dám làm, dám sống, dám thử thách để có thành công. Chúng ta chắc chắn không quên được những bài diễn thuyết của chàng trai không tay, không chân Nick Vujicic, và sẽ bật khóc vì cảm động trước hình ảnh anh ấy đang chơi bóng, bơi lội. Càng không thể quên được người thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã ngày đêm miệt mài luyện chữ bằng chính đôi chân của mình, và nghị lực của thầy đã được đền đáp bởi những dòng chữ đẹp. Hay vận động viên Ánh Viên, chị ấy đã cố gắng luyện tập không ngừng nghỉ để đạt được những huy chương vàng về cho đất nước Việt Nam… Từ những tấm gương trên, ta thấy được chẳng điều gì có thể ngăn bước khi chúng ta có ý chí và nghị lực.

Có ý chí nghị lực sẽ tạo cho chúng ta bản lĩnh và lòng dũng cảm đối mặt, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn và thử thách, dám nghĩ, dám làm, dám sống hết mình. Nguyễn Sơn Lâm, một chàng trai thấp bé, chỉ cao chưa đến một mét, bước đi khó khăn phải dùng đến nạng mới di chuyển được nhưng lại giỏi ba thứ tiếng, đi thi Việt Nam Idol, chinh phục được đỉnh Phanxipang, là người khuyết tật đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi mà không cần bất kỳ ai giúp đỡ. Phải là một người thật sự có bản lĩnh và lòng dũng cảm mới có thể làm được điều phi thường đó.

Ý chí nghị lực cũng giúp chúng ta khắc phục được những lần thất bại, những thử thách khó khăn, rèn ta sự tin tưởng, niềm tin, thúc đẩy mỗi người luôn phải biết hướng đến tương lai, tiến về phía trước. Tôi đã từng được nghe nhiều câu nói chứa trong đó là những thông điệp về ý chí nghị lực như: “Hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn“, “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời”, “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”… Đây như là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn vững tin, hãy nghị lực vươn lên.

Ý chí nghị lực cũng giúp con người cảm thấy thêm tự tin về bản thân, tự tin với công việc của mình làm. Dù bạn có gặp thất bại thì hãy luôn cảm thấy vui vẻ rồi khắc phục vấp ngã, coi đó như một bước đẹp chứ đừng bao giờ nản chí. Như Jack Ma, Bill Gate, nếu họ từ bỏ, gục ngã từ thất bại thì ngày hôm nay sẽ không có những công ty phần mềm Microsoft, hay cổng điện tử Alibaba… Gian nan nếu bạn biết rèn luyện vực lên thì sẽ đến với thành công.

Khi xã hội phát triển, sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho mỗi người nhưng không phải ai cũng biết nắm bắt cơ hội. Bên cạnh những người thành công, biết vươn lên, tự tin thì có rất rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ cần thấy một chút khó khăn sẽ nản chí, gặp thất bại sẽ chìm đắm vào đó hủy hoại chính mình. Sống không biết phấn đấu, thiếu ý chí, tự tin, sống hèn nhát… Chúng ta cần phải lên án ngay những trường hợp trên để có được những lớp trẻ luôn giàu nghị lực, để xây dựng đất nước. Ý chí nghị lực là niềm tin và kim chỉ nam cho con người, khi nhận thức được điều đó chúng ta phải cố gắng rèn luyện hàng ngày hàng giờ, cũng như cần phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Nên học tập những tấm gương sáng, dám sống dám làm để đi đến được con đường thành công.

Ý chí nghị lực chính là thước đo phẩm giá của con người. Chúng ta hãy cố gắng rèn luyện một ý chí sắt thép một nghị lực sống kiên cường, đừng hèn nhát và yếu đuối. Hãy biết ước mơ và phấn đấu vì ước mơ để vươn tới thành công.

Ba bài văn đạt điểm cao lớp 12 bàn về ý chí và nghị lực sống của con người

Bạn bè thường hay hỏi tôi tại sao lại thích chụp ảnh những loài cỏ dại mà không phải là những thứ khác, bởi lẽ trong mắt tôi có dại rất đẹp đẹp từ hình thức cho tới tâm hồn. Những ngọn cỏ tuy mỏng manh, yếu ớt nhưng luôn tràn đầy sức sống. Dù chúng có bị vùi dập, bị thiêu đốt đi chăng nữa chúng vẫn cố bám trụ để dành sự sống. Mỗi khi gặp khó khăn tôi lại mang những bức ảnh đó ra ngắm và tự nhủ với mình rằng không có gì gọi là số phận áp đặt, số phận là do mỗi chúng ta quyết định.Đừng đổ lỗi mà hãy như những cây cỏ kia vươn lên và cố gắng hơn nữa trong cuộc sống.

Điều gì đã khiến cho cây cỏ dại giữa một vùng sỏi đá khô cằn thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng ấy vẫn xanh tốt? Đó chính là nhờ vào nghị lực sống, nó như một điểm tựa vững chắc giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Vậy nghị lực là gì? Đó là những cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách cho dù những thử thách đó có khó khăn, gian khổ đến đâu. Cuộc sống là như vậy,không có con đường nào được trải thảm đỏ để dẫn bạn tới thành công. Con đường nào cũng có những tảng đá dù lớn hay nhỏ cản trở những bước chân của chúng ta, con đường đi ấy chính là con đường đời của mỗi người còn tảng đá chính là những thử thách mà ta gặp phải trên con đường ấy, tảng đá nhỏ tượng trưng cho những sóng gió nhỏ mà ta có thể dễ dàng vượt qua, còn những tảng đá lớn là những thử thách khó mà đòi hỏi ta phải cố gắng, kiên trì mới có thể vượt qua được. Những lúc gặp khó khăn ấy, bạn sẽ làm gì? Kiên quyết cố gắng hay đi giật lùi những bước chân để về vạch xuất phát. Một số người họ sẽ dồn hết ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn ấy vì họ cho rằng sự thành công nào cũng phải trả giá bằng sức lực và ý chí. Như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã nói:

Tại sao họ lại có thể làm được những việc phi thường đến vậy? Bởi vì anh ấy có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn, gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ là những bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời. Trong cuộc chiến ấy họ không đơn độc mà họ luôn có sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè xã hội nên họ có đủ dũng cảm, đủ tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận và những chông gai phía trước.

Nếu như những chú chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Đối với tôi họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay.

Bên cạnh những tấm gương vượt khó trong cuộc sống luôn có những người hay nản lòng, nhụt chí. Mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi. Nhiều bạn học sinh khi đi học thấy bài khó đã nản lòng, không chịu suy nghĩ. Như vậy các bạn chẳng bao giờ có thể tiến bộ và đạt kết quả cao trong học tập được. Họ luôn đổ lỗi cho số phận, luôn nghĩ rằng những thất bại trong cuộc sống là do số phận áp đặt.

Tôi vẫn nhớ câu nói mà mẹ tôi hay nói: “Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”, những khó khăn trong cuộc sống chỉ làm cho chúng ta thêm cứng cỏi, thêm cứng rắn. Hãy mạnh mẽ để bước tiếp trên chặng đường mà bạn đã chọn. Hãy mang nhựa sống tràn trề của tuổi trẻ để vượt qua những khó khăn, hãy giống như những đóa hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời chào đón những điều tốt đẹp đang chờ đợi bạn ở phía trước. Hãy cố gắng khi còn có thể.

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai cũng sẽ trải qua vui, buồn, hạnh phúc và khó khăn, gian khổ. Mỗi điều đó sẽ mang lại những trải nghiệm và kinh nghiệm quý báu trên đường đời của mỗi con người. Không một ai sinh ra có thể chọn cho mình bố mẹ hay hoàn cảnh sống như thế nào cả, có thể sinh ra bình thường đã là một hạnh phúc không gì bằng, nhưng không may mắn cho những người mới sinh ra đã mồ côi, mới sinh ra đã khuyết tật đã không nhìn thấy bầu trời. Nhưng trong họ luôn khao khát được sống hạnh phúc và nghị lực sống cháy mãnh liệt trong lòng họ giúp cho con người thực hiện được niềm ước mơ hoài bão.

Vậy nghi lực là gì?

Nghị lực là một năng lực tinh thần, tác động đến suy nghĩ cách làm việc của mỗi người, nó không có sẵn mà phải qua tôi luyện mới có được. Nghị lực sống là động lực, là niềm tin, sức mạnh giúp chúng ta vượt qua biết bao những khó khăn thử thách trong cuộc sống của mình, động lực giúp ích cho cuộc sống, con người cũng như tạo nên nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống của mình.

Cuộc sống hiện nay làm con người ta bị u mê, luôn đánh mất chính mình, luôn lùi bước trước những khó khăn phía trước vì nghĩ bản thân không thể vượt qua, vì vậy mỗi người cần rèn luyện cho mình nghị lực sống là một trong những việc quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta để khi có bất kì thử thách nào ta cũng luôn sẵn sàng đối mặt, sẵn sàng vượt qua. Nghị lực sống giúp chúng ta có thêm nhiều niềm tin, tự bản thân chúng ta sẽ thắp nên những ngọn lửa hi vọng và tạo nó thành một sức mạnh ghê gớm để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống này. Nghị lực sống là phẩm chất quan trọng để giúp chúng ta có được nhiều giá trị, ý nghĩa trong cuộc sống của mình, nghị lực giúp ta có thêm nhiều sức mạnh để vượt qua khó khăn, giúp chúng ta có thêm nhiều động lực, vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nghị lực sống rất quan trọng với mỗi người nó giúp thực hiện ước mơ hoài bão.

Có những con người bình thường họ có những ước vọng cao trong xã hội, vượt qua những khó khăn để đạt được ước mơ đó rất khó khăn. Với người bình thường đã khó khăn như thế nhưng Nguyễn Ngọc Kí không hề lùi bước trước số phận, cố gắng viết bằng chân, cố sống vui vẻ và có ích như người bình thường và cuối cùng ông cũng thành nhà giáo ưu tú. Hay như cậu bé Hà Văn Tài, sinh ra đã không may mắn, thân thể bé không có đôi tay, chỉ có đôi chân bên ngắn bên dài. Chỉ có bà ngoại là người thân duy nhất trên đời, cậu rất nghe lời, chăm chỉ, chịu khó. Không có đôi tay em sử dụng đôi chân nhỏ nhắn để làm việc, và luyện từng nét chữ nắn nót. Lê Minh Châu, chàng trai 25 tuổi lớn lên tại làng Hòa Bình đã thực hiện thành công ước mơ cháy bỏng trở thành họa sĩ và nhà thiết kế thời trang để đưa sản phẩm của mình ra thế giới. Dù cơ thể không trọn vẹn nhưng chàng trai nghi lực này đã vô cùng tài năng, đặc biệt là thông thạo tiếng Anh, tiếng Nhật. Toàn những tấm gương đáng để ta học hỏi, thua người bình thường về các bộ phận nhưng hơn hẳn về trí tuệ. Họ luôn phấn đấu tìm ra cho mình những niềm tin sống và sống bằng khả năng của mình.

Tuy vậy, có rất nhiều người không có nghị lực, ỷ lại vào người khác, luôn chấp nhận những gì đã có. Sinh ra trong một gia đình giàu có, họ chỉ dựa vào gia đình mình, tiêu tiền của bố mẹ mà không hề cố gắng nỗ lực vào bản thân. Điều đó đáng bị phê phán và cảnh tỉnh những con người như thế để họ có thể tìm nghị lực của bản thân.

Nghị lực không tự nhiên mà xuất hiện, nó cũng không tồn tại mãi mãi, chính vì vậy chúng ta cần rèn luyện nghị lực, rèn cả ba phương diện: suy nghĩ, quyết định và hành động. Để đạt là người có nghị lực ta cần đạt suy nghĩ thông sâu, sáng kiến, tinh thần quyết đoán và hành động bền bỉ, tự chủ. Những đức tính này phải trung hoà, nếu thái quá sẽ ảnh hưởng đến nghị lực. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghị lực như là sự hiểu rộng biết nhiều giúp ta suy nghĩ chín chắn, thông sâu. Tình cảm nồng nhiệt giúp ta quyết định mau và bền chí hành động. Lời khen chê của người khác làm tăng thêm nghị lực, ta bắt đầu thay đổi thói quen xấu và dần làm những thói quen tốt để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Khi ta có nghị lực thì mọi khó khăn và gian khổ đều không thành vấn đề ta sẽ luôn vững bước vượt qua. Thành công là từ chính bản thân làm nên vì vậy nó không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh nào. Những thành công đó thật vẻ vang và đáng tự hào.

Nghị lực sống rất quan trọng với mỗi con người, vì vậy mỗi chúng ta nên tự rèn luyện cho mình một nghị lực bền bỉ để vượt qua những cửa ải trong cuộc sống này, để chạm đến ước mơ của chính mình một cách vinh quang nhất.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai…”

(“Một đời người, một rừng cây” – Trần Long Ẩn)

Câu hát luôn âm vang trong lòng thế hệ trẻ về trách nhiệm của mình với đất nước. Để làm tròn trách nhiệm của lớp trẻ, ý chí nghị lực là điều không thể thiếu.

Chắc hẳn bạn chưa bao giờ tra từ điển tiếng Việt xem ý chí, nghị lực được giải nghĩa như thế nào. Vậy thì tôi sẽ làm giúp bạn. Theo từ điển Việt ngữ, ý chí là khả năng con người tự xác định mục đích hành động và mức độ quyết tâm đạt mục đích đó; còn nghị lực là sức mạnh nội tâm con người, có tác động tới hành động của chính họ. Tóm lại, ý chí và nghị lực nằm trong tinh thần và được thể hiện ra ngoài bằng hành động.

Ý chí nghị lực được biểu hiện cụ thể qua sự cố gắng nỗ lực làm điều gì đó, sự vươn lên hoàn cảnh, vượt qua giới hạn của bản thân, dám từ bỏ cái không tốt, dám đấu tranh cho công lí. Những câu nói “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” hay “Thất bại là mẹ thành công” cũng có ý nghĩa tương tự khái niệm này.

Có thể nói, ý chí nghị lực không phải điều gì xa vời mà thể hiện ngay từ cách con người lựa chọn lối sống. Bạn chọn cách nịnh nọt sếp, “chạy” tiền, đút lót… để được một công việc với vị trí và lương ổn định? Hay bạn chọn một công việc cực nhọc, vất vả, áp lực song đúng do chính mình có được từ năng lực và đam mê? Sáng nay trời nổi giông bão, bạn sẽ tiếp tục đi học đúng lịch hay kiếm lí do để nghỉ ở nhà? Bài tập hôm nay được giao bạn sẽ làm thật đầy đủ hay chỉ “ngoáy bút” làm qua loa? Tôi chỉ muốn nói một điều, nếu như một bài tập bạn không thể hoàn thành, hay việc đi học trời mưa là không thể với bạn, thì bạn chẳng thể làm gì một việc gì khác cho xã hội.

Từ trong cách con người đứng dậy sau vấp ngã cũng thể hiện được ý chí nghị lực. Đó là những tấm gương như Bill Gate, Walt Disney, Steve Jobs, Jack Ma, Michelle Obama… đã đứng dậy sau bao lần sự nghiệp dưới đáy vực thẳm. Ở Việt Nam có Đào Hồng Tuyển, Nguyễn Tử Quảng, Đặng Lê Nguyên Vũ… đều là những tấm gương ý chí nghị lực phi thường.

Một điều nữa hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: Tại sao phải cố gắng, nỗ lực đóng góp cho xã hội? Thực tế, khi bạn cố gắng làm một điều gì đó, bạn chính là người nhận được giá trị lớn nhất. Những con người thành công là những người luôn chăm chỉ, cố gắng làm việc. Khi bạn tạo ra giá trị của bản thân, đồng thời bạn cũng trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Ý chí nghị lực là vấn đề của tinh thần song có khả năng tạo các giá trị vật chất. Một cộng đồng mà mọi người luôn biết nỗ lực sẽ là một cộng đồng mạnh.

Đáng buồn, giới trẻ có lẽ đang dần quên ý nghĩa của sự cố gắng, nỗ lực. Xã hội vẫn có những cá nhân lười lao động, sống thực dụng và quên đi trách nhiệm bản thân. Một vài người khác lại dễ dàng bỏ cuộc, phó mặc cuộc đời cho số phận. Nếu không sớm thay đổi, cả xã hội sẽ thụt lùi về nhân cách và trình độ phát triển.

Ý chí nghị lực là điều quan trọng với mỗi cá nhân cũng là thước đo giá trị con người. Vì vậy, mong rằng mỗi chúng ta hãy nỗ lực từng ngày để phát triển, hoàn thiện và làm nên những điều tốt đẹp cho xã hội.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về ý chí nghị lực của con người.

1. Phân tích đề

– Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực trong cuộc sống.

– Dạng đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: những sự việc, con người có ý chí nghị lực trong thực tế.

2. Hệ thống luận điểm

– Luận điểm 1: Giải thích khái niệm ý chí nghị lực

– Luận điểm 2: Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực

– Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực.

3. Lập dàn ý chi tiết nghị luận về ý chí nghị lực

a) Mở bài nghị luận về ý chí nghị lực

– Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: ý chí nghị lực sống của con người.

b) Thân bài nghị luận về ý chí nghị lực

* Luận điểm 1: Giải thích khái niệm ý chí nghị lực

– Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.

– Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.

* Luận điểm 2: Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực

– Nguồn gốc

+ Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Ví dụ: Nguyễn Sơn Lâm…

– Biểu hiện của ý chí nghị lực

+ Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven…

+ Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.

+ Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích.

* Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực

– Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate,…

– Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống

– Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn

– Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.

– Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

+ Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.

+ Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai

+ Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận

– Phương hướng rèn luyện

+ Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống

+ Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện

* Bài học nhận thức và hành động

– Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.

– Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã

– Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.

– Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.

– Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.

c) Kết bài nghị luận về ý chí nghị lực

– Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống

: Có ý chí nghị lực thì chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn để đưa những bước chân gần hơn với thành công và hạnh phúc.

– Liên hệ bản thân.

Sơ đồ tư duy nghị luận về ý chí nghị lực

Vậy là các em vừa tham khảo xong những bài văn nghị luận hay về ý chí nghị lực sống của con người. Hãy vận dụng sáng tạo những ý văn hay mà các bạn chọn lọc được qua các bài viết ấy để làm thành một bài nghị luận hoàn chỉnh cho riêng mình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dàn Ý Dạng Đề Nghị Luận Về Một Ý Kiến Bàn Về Văn Học trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!