Đề Xuất 5/2023 # Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tinh Dịch Đồ Sao Cho Đúng? # Top 8 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 5/2023 # Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tinh Dịch Đồ Sao Cho Đúng? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tinh Dịch Đồ Sao Cho Đúng? mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trung Tâm Nam Khoa

10/02/2019

6953 lượt xem

Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tinh Dịch Đồ Sao Cho Đúng?

Khi đọc kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ, không ít người tỏ ra hoang mang vì chưa hiểu rõ ý nghĩa của các chỉ số hay thuật ngữ có trong đó.

Tinh dịch đồ được xem là loại xét nghiệm nhằm biết chính xác số lượng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới từ đó đánh giá khả năng có con. Một số người vì chưa hiểu rõ các trị số có trong bảng tinh dịch đồ nên có những cách hiểu sai lệch về ý nghĩa của các con số này. Vậy làm sao để đọc kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ đúng cách? Bài viết sau sẽ mách nước cho bạn.

Tinh dịch đồ là gì?

Cách lấy tinh dịch để xét nghiệm

3-5 ngày trước khi muốn lấy mẫu làm xét nghiệm tinh dịch đồ, nam giới cần kiêng xuất tinh, nếu kiêng dưới 3 ngày, tinh trùng có thể yếu do non, ngược lại kiêng quá lâu trên 7 ngày tinh trùng cũng có thể yếu vì già cỗi.

Tại thời điểm lấy tinh dịch, đảm bảo nam giới không bị sốt và không sử dụng bất kỳ chất kích thích nào như bia rượu

Tinh dịch nên được lấy bằng cách “tự sướng” ngay tại phòng xét nghiệm.

Phải lấy toàn bộ tinh dịch

Nếu lấy tinh dịch ở nhà thì lọ đựng tinh dịch phải được giữ ấm (để trong túi áo hoặc túi quần),  và mang lọ đựng đến phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút sau khi xuất tinh, không để lọ trong tủ lạnh hay túi nước đá.

Cách đọc kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ

a.Thế nào là mẫu tinh dịch bình thường?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, một mẫu tinh dịch “bình thường” sẽ có các chuẩn tham khảo sau:

Có thể tích từ 2-6ml

Mật độ tinh trùng tối thiểu là là 20 triệu/ml

Tỉ lệ di động về phía trước tối thiểu là 50%

Tỉ lệ tinh trùng sống tối thiểu là 75% vào khoảng 30-60 phút sau khi xuất tinh

Hơn 14% tinh trùng có hình dạng bình thường.

b.Các khái niệm mô tả tinh dịch đồ

Vô tinh dịch: tinh dịch không có hoặc rất ít

Vô tinh: không có tinh trùng trong tinh dịch

Vô tinh thực tế: chỉ có vài tinh trùng non trong tinh dịch đồ

Nhược tinh: các chỉ số về độ di động, tỉ lệ sống thấp hơn trị số bình thường

Quái tinh: hình dạng tinh trùng bình thường dưới 15%, tinh trùng có hình dạng bất thường như không có đầu hoặc đuôi…

Bình thường, tinh dịch sẽ ly giải hay tan trong khoảng trên dưới 30 phút ở nhiệt độ 37 độ C thành một chất dịch đồng nhất, không lợn cợn và có màu trắng đục.

c.Bảng giá trị tham khảo của tinh dịch đồ

Ly giải (tan)

phút ≥ 30 phút

pH

7,2-8,0

Mật độ

TT/ml ≥ 20 ×106 TT/ml

Di động Tiến tới nhanh

% a ≥ 25%

Tiến tới chậm

% Hoặc a + b ≥ 50%

Không tiến tới

%

Không di động

%

Tỉ lệ sống

% ≥ 75%

Hình dạng bình thường

% ≥ 15%

Bạch cầu

BC/ml  ≥ 1× 106

Những con số trên chỉ mang giá trị tham khảo. Một tinh dịch đồ chỉ bị coi là bất thường nếu như nó không có tinh trùng trong đó (vô tinh) hoặc có quá nhiều hồng cầu (tinh máu) hay quá nhiều bạch cầu (tinh mủ).

Bảng giá trị của một tinh dịch đồ “bình thường” nói trên thường dễ gây ngộ nhận là tinh dịch phải đạt được những con số đó thì mới có con, trái lại thì không thể sinh con.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, những trị số bình thường mà bạn thường thấy in trên các phiếu tinh dịch đồ này chỉ có ý nghĩa là “những người có tinh dịch đồ nằm trong giới hạn này dễ có con hơn những người khác mà thôi.”

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :

Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

Hotline: 0902 353 353 – (028)62 933 301

Email: menhealth.vn@gmail.com

Website: https://menhealth.vn

Nguồn: https://trungtamnamkhoa.com/doc-ket-qua-xet-nghiem-tinh-dich-do.html

Linkedin:

Kết Quả Xét Nghiệm Tinh Dịch Đồ Như Thế Nào Là Bình Thường?

Tinh dịch đồ là xét nghiệm đơn giản thường được sử dụng để đánh giá chức năng sinh sản của nam giới, đặc biệt là với những cặp vợ chồng gặp khó khăn khi thụ thai.

Tinh dịch đồ (hay phân tích tinh dịch) là một xét nghiệm tinh dịch tươi vừa được xuất tinh, thường được thu thập bằng cách tự kích thích bằng tay (thủ dâm). Nó là một phần thiết yếu, đơn giản của các xét nghiệm dành cho nam giới.

Một kiểm tra phân tích tinh dịch có tinh trùng đang hiện diện và giúp xác định nếu có một vấn đề với số lượng hoặc chất lượng của tinh trùng. Số lượng, hình dạng và chuyển động của tinh trùng được đo đạc dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm tinh dịch đồ cho biết điều gì?

Thể tích tinh dịch

Số lượng tinh trùng

Khả năng di chuyển (tính di động)

Hình dạng của tinh trùng (hình thái)

Tỷ lệ tinh trùng sống đôi khi cũng được quan tâm cùng với độ pH, lượng bạch cầu trong tinh dịch.

Bệnh nhân sẽ được nhận một lọ đựng mẫu sạch, vô khuẩn. Sau đó, bệnh nhân sẽ lấy tinh dịch bằng cách thủ dâm, rồi hứng toàn bộ lượng tinh dịch lấy được vào lọ đã đưa, không lấy tinh dịch từ bao cao su. Trước khi lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ yêu cầu không quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian nhất định, thường ít nhất khoảng 48 tiếng (2 ngày).

Khoảng thời gian mà người bệnh được yêu cầu kiêng không quan hệ tình dục có thể thay đổi, tuy nhiên không quá 7 ngày kể từ lần quan hệ cuối cùng. Sau khi lấy mẫu tinh dịch, tốt nhất nên mang tới phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ. Lọ đựng mẫu không nên để ra ngoài trời lạnh mà cần được giữ ấm, ví dụ như để trong túi áo khoác.

Tinh dịch là hỗn hợp chất lỏng có chứa các tế bào sinh sản đực (hay còn gọi là tinh trùng). Bình thường tinh hoàn góp phần sản xuất chỉ 5% số lượng tinh dịch và tất cả tinh trùng. Phần lớn tinh dịch được sản xuất bởi các tuyến sinh dục phụ, cụ thể là các túi tinh, dịch niệu đạo và tuyến tiền liệt… Đo lượng tinh dịch được xuất tinh được xem như một phần của xét nghiệm phân tích tinh dịch. Nam giới thường xuất tinh khoảng 2-5 ml tinh dịch.

Hay được gọi là đếm tinh trùng. Việc đếm số lượng tinh trùng trong một đơn vị thể tích tinh dịch được xuất tinh là một phần của các phân tích tinh dịch. Mật độ tinh trùng là số lượng tinh trùng trong 1 ml của tinh dịch.

Khả năng của tinh trùng bơi hoặc di chuyển về phía trước. Số lượng tinh trùng di chuyển so với tinh trùng không di động được ghi nhận theo tỷ lệ phần trăm của tổng số tinh trùng.

Một đánh giá về hình dạng của tinh trùng và các tính năng vật lý. Số lượng tinh trùng có hình dạng bất thường được so sánh với số lượng tinh trùng bình thường. Điều này được ghi lại theo một tỷ lệ phần trăm trên tổng số tinh trùng thu thập. Tinh trùng có thể có bất thường ở phần đầu hoặc đuôi, mà ảnh hưởng đến sự di động và khả năng để bám dính vào trứng.

Khi kiểm tra bằng cách sử dụng đúng phương pháp của WHO, kết quả hình thái này có thể đưa ra một dấu hiệu tốt về khả năng thụ tinh của tinh trùng của với trứng trong môi trường xét nghiệm. Không giống như tinh trùng từ các loài khác, ở loài người thường sản xuất một số lượng lớn tinh trùng hình dạng bất thường (lên đến 86-95 %). Trong những trường hợp rất hiếm hoi, các tinh trùng của một số nam giới đều có đầu tròn (globozoospermia) và những người đàn ông này sẽ không làm người nữ thụ thai được.

Độ pH được đo để xác định xem tinh dịch có tính axit hay kiềm. Tinh dịch thường hơi kiềm. Tinh dịch bị axit hóa kết hợp với một số lượng tinh dịch thấp có thể có nghĩa là có một tắc nghẽn có thể có trong các ống dẫn tinh hoặc thậm chí bất sản ống dẫn tinh/túi tinh.

Số lượng lớn bạch cầu trong tinh dịch có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng đường sinh dục. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra mà không rõ nguyên nhân.

Đánh giá các kháng thể kháng tinh trùng trong tinh dịch

Đây là một xét nghiệm quan trọng, thường được thực hiện tại các phòng thí nghiệm chuyên biệt sử dụng những phương pháp được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Kháng thể kháng tinh trùng có thể xảy ra ở một số nam giới khi hệ thống miễn dịch coi tinh trùng của chính mình là một tác nhân lạ và sản xuất kháng thể chống lại. Kháng thể kháng tinh trùng thường xuất hiện sau phẫu thuật cắt ống dẫn tinh. Kháng thể bám dính vào thân tinh trùng sẽ làm giảm chuyển động của tinh trùng. Tinh trùng bị dính thành cụm, làm cho nó khó khăn để đi qua các chất nhầy ở cổ tử cung một người phụ nữ. Ngoài ra, trong quá trình thụ tinh, tinh trùng và trứng nhận ra nhau bằng các chất trên bề mặt (thụ thể). Nếu kháng thể bị dính với tinh trùng, các thụ thể được bao phủ bởi các kháng thể và ngăn cản các tinh trùng bám vào trứng.

Một số giá trị tối thiểu (lower reference limits) của tinh dịch đồ bình thường theo WHO 2010:

Thời gian ly giải : Lúc mới xuất tinh, tinh dịch có chứa những hạt thạch giống như hạt rau câu, nhưng sau khoảng 30 phút chúng sẽ ly giải (hoá lỏng) hoàn toàn. Nếu quá 60 phút tinh dịch vẫn không ly giải là dấu hiệu của sự bất thường.

Tinh dịch đồ bình thường có pH tinh dịch: ≥ 7,2

Thể tích tinh dịch cho một lần xuất tinh phải từ 1,5 ml trở lên.

Tổng số tinh trùng: ≥ 39 triệu.

Mật độ tinh trùng: ít nhất 15 triệu tinh trùng trở lên trong 1 ml

Di động: phải có ít nhất 40% tinh trùng phải di chuyển hoặc 32% tinh trùng bơi về phía trước.

Hình dạng bình thường: có ít nhất 04% tinh trùng có hình dạng bình thường.

Tỉ lệ tinh trùng sống: 58% tinh trùng sống trở lên

Tế bào lạ: Ngoài tinh trùng, trong tinh dịch còn có các tế bào khác. Các tế bào lạ là các tế bào tròn, chúng có thể hiện diện trong tinh dịch với mật độ ≤ 1 triệu tế bào/ml. Nếu có các tế bào nhiều hơn, điều này có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng cơ quan sinh dục.

Nếu kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bình thường thì có thể yên tâm. Nếu kết quả có bất thường, xét nghiệm sẽ cần phải được lặp đi lặp lại 2-3 lần trong 2-3 tháng để xác nhận việc bất thường này có liên tục hay không.

Cần chú ý thêm rằng tinh dịch đồ của một người bình thường có thể có kết quả một kết quả bất thường trong khoảng thời gian xét nghiệm khác nhau, do đó, chỉ một xét nghiệm tinh dịch duy nhất có ý nghĩa rất ít. Do có sự biến động tự nhiên về số lượng và chất lượng tinh trùng, nhiều bác sĩ yêu cầu kiểm tra hai hoặc ba mẫu trong khoảng 1-3 tuần.

Việc đo lường tất cả các phần của mẫu tinh dịch cho bác sĩ một số gợi ý về mức độ khả năng sinh sản. Kết quả lượng tinh trùng thấp không phải đồng nghĩa là không có cơ hội thụ thai. Một số người có số lượng tinh trùng thấp nhưng với khả năng chuyển động và hình dạng tinh trùng bình thường vẫn có thể thụ thai.

Khách hàng có thể đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản của Vinmec Times City để thăm khám và hướng dẫn cụ thể về xét nghiệm tinh dịch đồ cũng như các vấn đề nam khoa khác. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec là trung tâm hiện đại hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương án tối ưu cho từng trường hợp người bệnh.

Bên cạnh phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giỏi trong nước và thế giới, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hiếm muộn có vai trò quyết định thành công của IVF Vinmec:

TS.BS Tô Minh Hương – Trưởng Đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản lâm sàng, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản.

Th.S.BS Lê Thị Phương Lan – Trưởng Đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản Phòng Lab, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Với 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản.

Trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đảm bảo điều kiện tốt nhất nuôi cấy phôi như Hệ thống phòng sạch cấp I chuẩn quốc tế ISO 14644-1, Labo được thiết kế một chiều, áp lực dương thổi khí sạch và hệ thống tủ cấy phôi mini.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Đánh Giá Kết Quả Tinh Dịch Đồ Như Thế Nào?

TTO – * Chồng tôi đi làm xét nghiệm tinh dịch, kết quả như sau: mật độ: 22tr/ml, tỉ lệ TT sống: 72 %, tiến tới: nhanh (a): 3, chậm (b): 43, không tiến tới(c): 7, không DĐ: 47. Đặc điểm hình thái: tinh trùng bình thường: 7, tinh trùng không bình thường: 93, TT non: (-) , BC: (-), vi khuẩn: (-).

Bác sĩ có thể giải thích cho chúng tôi ý nghĩa của những con số và khả năng có con của chồng tôi như thế nào ạ? Phương hướng điều trị ra sao? (Hoang)

– Trả lời của Phòng mạch Online:

Xin chào chị,

Tuy nhiên, khi đánh một kết quả tinh dịch đồ cần lưu ý:

– Cách thức lấy tinh dịch có đúng không, thời gian kiêng giao hợp trước khi lấy tinh dịch (3-5 ngày) và thời điểm phân tích mẫu thử phải trong khoảng 1 giờ sau khi lấy mẫu.

– Nếu tinh dịch đồ có bất thường, nên thực hiện ít nhất 2-3 lần để đánh giá, kiểm tra và so sánh.

– Kết quả và chuẩn bình thường tinh dịch đồ của mỗi phòng xét nghiệm ở những bệnh viện khác nhau có thể sẽ không giống nhau.

Để biết khả năng có con của một người đàn ông thì không thể chỉ có dựa vào kết quả tinh dịch đồ. Một số người vẫn có con bình thường dù kết quả tinh dịch đồ có số lượng tinh trùng ít hoặc yếu. Ngược lại, tinh dịch đồ bình thường cũng không thể đảm bảo người đó chắc chắn có thể có con.

Ví dụ, có hai cặp vợ chồng chưa có con, không dùng phương pháp ngừa thai gì. Cả hai người chồng đều có kết quả tinh dịch đồ giống nhau là số lượng ít: 18 triệu/ml, các chỉ số còn lại bình thường:

– Cặp vợ chồng thứ nhất 23-25 tuổi, mới cưới được một năm. Khám người chồng về cơ quan sinh dục không có gì bất thường. Người vợ khám về phụ khoa cũng bình thường.

– Cặp thứ hai 33-35 tuổi, đã cưới mười năm. Khám người chồng thấy bị giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái độ 3. Người vợ bị u xơ tử cung to.

Với cùng kết quả tinh dịch đồ giống nhau như vậy, nhưng khả năng có con tự nhiên của hai người sẽ hoàn toàn khác nhau. Cặp vợ chồng thứ nhất khả năng có con tự nhiên rất cao và họ có thể chờ đợi, trong khi đó cặp vợ chồng thứ hai khả năng có con tự nhiên rất thấp, họ cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Như vậy để đánh giá khả năng có con cũng như hướng điều trị thế nào thì cần đánh giá cả hai vợ chồng, độ tuổi, thời gian cưới nhau, các bệnh kèm theo, đã điều trị gì chưa… chứ không chỉ dựa vào kết quả tinh dịch đồ.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân… Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

Cách Đọc Các Chỉ Số Hay Gặp Nhất Trong Kết Quả Xét Nghiệm Máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là một trong các xét nghiệm thường quy được thực hiện khi khám sức khỏe, khám bệnh, cấp cứu và theo dõi quá trình điều trị của người bệnh. Tuy nhiên, vì lý do này khác, nhiều bác sĩ đã không diễn giải cho bạn cặn kẽ.

Chỉ số hồng cầu1. RBC (Red Blood Cell – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu):

– Giá trị bình thường: 4.2-5.9 x 1012 tế bào/l

– Tăng: cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), bệnh đa hồng cầu nguyên phát, thiếu oxy kéo dài …

– Giảm: thiếu máu, mất máu, suy tuỷ, thấp khớp cấp, người cao tuổi, mang thai…

2. HBG (Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu):

Huyết sắc tố là một loại phân tử protein của hồng cầu có vai trò vận chuyển, trao đổi O2 và CO2 từ phổi đến các cơ quan. Huyết sắc tố đồng thời là chất tạo màu đỏ cho hồng cầu.

Giá trị bình thường: Nữ: 12-16 g/dl; Nam: 13-18 g/dl (ở người trưởng thành) tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế là 120-180 g/l

Tăng: bệnh tim, bệnh phổi, cô đặc máu, thiếu oxy mạn tính…

Giảm: thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu…

3. HCT (Hematocrit – Tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn bộ):

Chỉ tiêu này có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp

Giá trị bình thường: 0.377-0.537 L/L

Tăng: dị ứng, bệnh đa hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, cô đặc máu, chứng giảm lưu lượng máu…

Giảm: mất máu, thiếu máu, thai nghén…

4. WBC (White Blood Cell – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu):

Giá trị bình thường: 4.3-10.8 x 109tế bào/l

Tăng: viên nhiễm, mất máu nhiều, sau ăn no, sau hoạt động, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu…

Giảm: thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn, do thuốc, sốt rét, thương hàn, nhiễm virus (sốt xuất huyết), thiếu máu do giảm sinh tủy, dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng…

Chỉ số bạch cầu1. NEUT (Neutrophil – Bạch cầu trung tính):

Là những tế bào trưởng thành ở trong máu ngoại vi và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu ngoại vi khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể

Giá trị bình thường: 37-80% (2.0 – 6.9 G/L)

Tăng: sau bữa ăn, sau vận động nặng (tăng ít và tạm thời), nhiễm trùng cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm túi mật, áp se…), stress, ung thư, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi cấp, sau phẫu thuật lớn có mất nhiều máu, sau điều trị Corticoid…

Giảm: nhiễm virus, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, bệnh nhân suy kiệt, nhiễm độc kim loại nặng, sốt rét, giảm sản hoặc suy tủy, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị…

2. LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lymphô):

Đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể

Giá trị bình thường: 10- 50% (0.6 – 3.4 G/L)

Tăng: nhiễm khuẩn mạn, lao, nhiễm một số virus khác, viêm loét đại tràng, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin’s, suy thượng thận, xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát.

Giảm: một số bệnh nhiễm trùng cấp tính, sử dụng glucocorticoid, nhiễm khuẩn cấp, các bệnh tự miễn, các ung thư, tăng chức năng vỏ thượng thận…

3. MONO (Monocyte – Bạch cầu Mono)

Là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào. Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo vệ

Giá trị bình thường: 0-12% (0 -0.9 G/L)

Tăng: nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng mono, u lympho, u tủy…

Giảm: thiếu máu do suy tủy, các ung thư, sử dụng corticoid

4. EOS (Eosinophil – Bạch cầu múi ưa axit)

Bạch cầu đa nhân ái toan, khả năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường

Giá trị bình thường: 0- 7% (0- 0.7 G/L).

Tăng: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số bệnh máu…

Giảm: nhiễm khuẩn cấp tính, quá trình sinh mủ cấp tính, tình trạng sốc, điều trị corticoid, bệnh Cushing…

5. BASO (Basophil – Bạch cầu múi ưa kiềm)

Bạch cầu đa nhân ái kiềm, đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng

Giá trị bình thường: 0 – 2.5% ( 0 – 0.2G/L)

Tăng: một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy, bệnh bạch cầu kinh dòng hạt.

Giảm: nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

Chỉ số tiểu cầu PLT (Platelet Count – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu)

Tiểu cầu không phải là một tế bào hoàn chỉnh, mà là những mảnh vỡ của các tế bào chất (một thành phần của tế bào không chứa nhân của tế bào) được sinh ra từ những tế bào mẫu tiểu cầu trong tủy xương. Tiểu cầu đóng vai trò sống còn trong quá trình đông máu, có tuổi thọ trung bình 8-12 ngày, đổi mới sau 4 ngày.

Giá trị bình thường: 150-400G/L.

Số lượng tiểu cầu quá thấp có thể gây ra chảy máu. Còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu có thể gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu…

Tăng: Các nguyên nhân tăng tiểu cầu phản ứng (chảy máu cấp, dị ứng, nhiễm khuẩn, ung thư, sau cắt lách…), rối loạn tăng sinh tuỷ xương, các bệnh viêm…

Giảm: đông máu trong lòng mạch rải rác, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh, các chất hoá trị liệu, phì đại lách,…

***

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tinh Dịch Đồ Sao Cho Đúng? trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!