Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Trang 33 Sách Giáo Khoa Vật Lí 11 mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tụ điện là gì ? Tụ điện phẳng có cấu tạo như thế nào ?
Trả lời.
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Nó dùng để chứa điện tích.
Tụ điện được dùng phổ biến là tụ điện phẳng. Cấu tạo của tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
Bài 2 – Trang 33 – SGK Vật lí 11
Làm thế nào để tích điện cho tụ điện ? Người ta gọi điện tích của tụ điện là điện tích của bản nào ?
Muốn tích điện cho tụ điện, người ta nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện .
Bản nối cực dương sẽ tích điện dương, bản nối cực âm sẽ tích điện âm.
Bài 3 – Trang 33 – SGK Vật lí 11
Điện dung của tụ điện là gì?
Bài làm
Điện tích Q mà một tụ điện nhất định tích được tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt giữa hai bản của nó.
Q = CU hay c = Q/U (6.1)
Đại lượng C được gọi là điện dung của tụ điện. Nó đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Thật vậy, dưới một hiệu điện thế U nhất định, tụ có điện dung C sẽ tích được điện tích Q lớn. Vậy :
Điện dung của tụ điện được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa
Bài 4 – Trang 33 – SGK Vật lí 11
Năng lượng của một tụ điện tích điện là dạng năng lượng gì ?
Bài làm.
Năng lượng của một tụ điện tích điện là dạng năng lượng của điện trường trong tụ điện và có biểu thức là : (W=frac{Q^{2}}{2C}).
A. C tỉ lệ thuận với Q.
B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U.
D. C không phụ thuộc vào Q và U.
Trả lời.
Chọn D.
Bài 6 – Trang 33 – SGK Vật lí 11
Trong trường hợp nào sau đây, ta không có một tụ điện ?
Giữa hai bản kim loại là một lớp :
A. mica.
B. nhựa pôliêtilen.
C. giấy tẩm dung dịch muối ăn.
D. giấy tẩm parafin
Trả lời.
Đáp án C.
Bài 7 – Trang 33 – SGK Vật lí 11
Trên vỏ tụ điện có ghi 20 μF – 200 V.
a) Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. Tính điện tích của tụ điện.
b) Tính điện tích tối đa mà tụ điện có thể tích được.
Bài 8 – Trang 33 – SGK Vật lí 11
Tích điện cho một tụ điện có điện dung 20 μF dưới hiệu điện thế 60 V. Sau đó tháo tụ điện ra khỏi nguồn.
a)Tính điện tích q của tụ.
b) Tính công mà điện trường trong tụ điện sinh ra khi phóng điện tích ∆q = 0,001q từ bản dương sang bản âm.
c) Xét lúc điện tích của tụ điện chỉ còn (frac{q}{2}). Tính công mà điện trường trong tụ điện sinh ra khi phóng điện tích ∆q như trên từ bản dương sang bản âm lúc đó.
Giải.
a)Điện tích của q : q =Cu = 12.10-4 C.
b) Vì lượng điện tích rất nhỏ, nên điện tích và đo đó cả hiệu điện thế giữa hai bản tụ coi như không thay đổi. Công của lực điện sinh ra sẽ là: A = ∆q.U = 72.10-6 J.
c) Điện tích của tụ giảm một nửa thì hiệu điện thế giữa hai đầu bản tụ cũng giảm một nửa.
(U’=frac{U}{2} = 30 V)
Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Trang 157 Sách Giáo Khoa Vật Lí 11
Trong những trường hợp nào có hiên tượng tự cảm?
Hướng dẫn:
Hiện tượng tự cảm xuất hiện trong một mạch kín có dòng điện xoay chiều chạy qua, hoặc trong một mạch điện một chiều khi ta đóng mạch hay ngắt mạch
Bài 2 trang 157 sgk vật lí 11
Phát biểu định nghĩa từ thông riêng, độ tự cảm của một mạch kín.
Hướng dẫn:
Giả sử có một mạch kín C, trong đó có dòng điện cượng đọ i. Dòng điện i gây ra một từ trường, từ trường này gây ra một từ thông Φ qua C được gọi là từ thông riêng của mạch.
L là một hệ số, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín C gọi là độ tự cảm của C
Bài 3 trang 157 sgk vật lí 11
Độ lớn của suất điện động tự cảm phụ thuộc các đại lượng nào?
Hướng dẫn:
Suất điện động tự cảm e tc = – L (frac{Delta i}{Delta t}).
Từ đây ta thấy nó tỉ lệ với độ tự cảm của mạch và tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện (frac{Delta i}{Delta t}) trong mạch.
Bài 4 trang 157 sgk vật lí 11
Chọn câu đúng:
Một ống dây có độ tự cảm L; ống dây có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là:
A. L
B. 2L
C. (frac{L}{2})
D. 4L
Trả lời:
Chọn B
Sử dụng công thức L = 4π10-7 iS.(frac{N^{2}}{l}) . Khi N tăng gấp đôi, s giảm một nửa thì l tăng gấp đôi. L’ = 2L
Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
A. Dòng điện tăng nhanh
B. Dòng điện giảm nhanh
C. Dòng điện có giá trị không đổi
D. Dòng điện biến thiên nhanh.
Hướng dẫn:
Chọn C
Dòng điện có giá trị lớn nếu không biến thiên thì suất điện động tự cảm vẫn bằng 0.
Bài 6 trang 157 sgk vật lí 11
Tính độ tự cảm của mỗi ống dây hình trụ có chiều dài 0,5m gồm có 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có đường kính 20cm
Hướng dẫn:
L = 4π10-7 .(frac{10^{6}}{0,5}) (π. 0,01) = 0,079H
Bài 7 trang 157 sgk vật lí 11
Suất điện động tự cảm 0,75V xuất hiện trong một cuộn cảm có L = 25mH; tại đó cường độ dòng điện giảm từ i a giá trị xuống 0 trong 0,01s. Tính i a
Hướng dẫn:
Bài 8 trang 157 sgk vật lí 11
Trong mạch điện hình 25.5, cuộn cảm L có điện trở bằng không. Dòng điện qua L bằng 1,2A; độ tự cảm L = 0,2 H. Chuyển K sang vị trí b, tính nhiệt lượng tỏa ra trong R.
Hướng dẫn:
Nhiệt tỏa ra bằng năng lượng từ trường của ống dây:
Q = (frac{1}{2}) Li 2 = (frac{1}{2}) .0,2. (1,2) 2 = 0,144J.
chúng tôi
Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Trang 14 Sách Giáo Khoa Vật Lí 11
Trình bày nội dung thuyết êlectron.
Giải.
Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật.
Bài 2 – Trang 14 – SGK Vật lí 11
Giải thích hiện tượng nhiễm điện âm của một quả cầu kim loại do tiếp xúc bằng thuyết êlectron.
Khi quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với kim loại nhiễm điện âm thì một phần trong sô êlectron ở kim loạii truyền sang thanh quả cầu. Vì thế quả cầu kim loại cũng thừa êlectron nên nó nhiềm điện âm.
Bài 3 – Trang 14 – SGK Vật lí 11
Trình bày hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng và giải thích hiện tượng đó bằng thuyết êlectron.
Trả lời.
Trong kim loại các e chuyển động tự do trong không gian rỗng giữa các nguyên tử. Khi đưa lại gần một vật nhiễm điện, giả sử vật nhiễm điện dương lại gần 1 vật bằng kim loại thì: các e chuyển động trong vật đó sẽ bị hút về phía điện dương, khi các e đi về 1 bên đồng nghĩa với việc bên đó sẽ dương hơn vì lúc này các hạt nhân mất e nên mang điện tích dương. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng ko làm thay đổi điện tích trong vật hưởng ứng, mà chỉ làm thay đổi lại vị trí sắp xếp các e trong vật
Bài 4 – Trang 14 – SGK Vật lí 11
Phát biểu định luật bảo toàn điện tích và vận dụng để giải thích hiện tượng xảy ra khi cho một quả cầu điện tích dương tiếp xúc với một quả cầu điện tích âm.
Trả lời.
Định luật bảo toàn điện tích.
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
Bài 5 – Trang 14 – SGK Vật lí 11
Chọn câu đúng.
Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì
A. M tiếp tục bị hút dính vào Q.
B. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q.
C. M rời Q về vị trí thẳng đứng.
D. M bị đẩy lệch về phía bên kia.
Trả lời.
Đáp án D.
Thoạt đầu M bị hút dính vào Q do hiện tượng nhiễm điện hưởng ứng. Khi dính vào Q nó lại bị nhiễm điện tiếp xúc với Q nên cùng dấu với Q và bị đẩy ra xa.
Bài 6 – Trang 14 – SGK Vật lí 11
Đưa gần một quả cầu Q điện tích dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN (Hình 2.4).
Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I, trung điểm của MN?
A. Điện tích ở M và N không thay đổi.
B. Điện tích ở M và N mất hết.
C. Điện tích ở M còn, ở N mất.
D. Điện tích ở M mất, ở N còn.
Trả lời.
Đáp án A. Điện tích ở M và N sẽ không thay đổi vì tại I lúc đó vật không có điện tích.
Bài 7 – Trang 14 – SGK Vật lí 11
Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh.
Trả lời.
Cánh quạt trần có phủ một lớp sơn. Lớp sơn này là chất cách điện Khi quạt quay thì lớp sơn này cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và hút các hạt bụi trong không khí. Các hạt bụi này sẽ dính chặt vào các cánh quạt, nên khi cánh quay, chúng không bị văng ra.
Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 Trang 189 Sách Giáo Khoa Vật Lí 11
Thấu kính là gì ? Kể các loại thấu kính.
Thấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa …) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng (Hình 29.1).
Ta chỉ xét thấu kính mỏng cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng).
Theo hình dạng và tính chất, thấu kính gồm hai loại:
Thấu kính lồi (còn được gọi là thấu kính rìa mỏng) là thấu kính hội tụ.
Thấu kính lõm (còn được gọi là thấu kính rìa dày) là thấu kính phân kỳ.
Bài 2 trang 189 sgk vật lý 11
Nêu tính chất quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật. Minh họa bằng đường truyền của tia sáng cho mỗi trường hợp.
Hướng dẫn giải: 1. Quang tâm. Tiêu điểm. Tiêu diện.
Thấu kính mỏng có bề dày chính giữa rất nhỏ so với bán kính mặt cầu.
Đối với thấu kính mỏng, thực nghiệm và lý thuyết cho thấy có một điểm O của thấu kính mà mà mọi tia sáng tới điểm O đều truyền thẳng qua thấu kính. Có thể coi O là điểm chính giữa thấu kính.
O gọi là quang tâm của thấu kính (Hình 29.1)
– Đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính là trục chính của thấu kính.
– Mọi đường thẳng khác đi qua quang tâm O là trục phụ.
Mọi tia tới quang tâm của thấu kính đều truyền thẳng. b) Tiêu điểm. Tiêu diện
– Chiếu đến thấu kính hội tụ một chùm tia tới song song. Chùm tia ló cắt nhau (hội tụ) tại một điểm trên trục tương ứng với chùm tia tới. Điểm này là tiêu điểm ảnh của thấu kính.
Trên mỗi trục có một tiêu điểm ảnh:
+ Tiêu điểm ảnh chính được ký hiệu F’ (Hình 29.2).
+ Tiêu điểm ảnh phụ được ký hiệu F’n.
Các tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ đều hứng được trên màn. Đó là tiêu điểm ảnh thật.
– Trên mỗi trục của thấu kính hội tụ còn có một điểm mà chùm tia tới xuất phát từ đó sẽ cho chùm tia ló song song. Đó là tiêu điểm vật của thấu kính.
+ Tiêu điểm vật chính được kí hiệu là F.
+ Tiêu điểm vật phụ được ký hiệu Fn (n = 1, 2, 3, …) (Hình 29.3)
Tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật trên một trục đối xứng với nhau ở hai bên quang tâm. Vị trí của chúng phụ thuộc chiều truyền ánh sáng.
– Tập hợp tất cả các tiêu điểm tạo thành tiêu diện. Mỗi thấu kính có hai tiêu diện: tiêu diện ảnh và tiêu diện vật.
Có thể coi tiêu diện là mặt phẳng vuông góc với trục chính và qua tiêu điểm chính (Hình 29.4)
Bài 3 trang 189 sgk vật lý 11
Tiêu cự, độ tụ của thấu kính là gì ? Đơn vị của tiêu cự và độ tụ ?
Hướng dẫn giải:
Tiêu cự của thấu kính được định nghĩa như sau: f = OF’
Thấu kính có khả năng hội tụ chùm tia sáng càng mạnh khi chùm tia sáng càng nhỏ. Do đó người ta định nghĩa độ tụ của thấu kính như sau:
D =1/f
Trong đó: f tính bằng mét (m); D tính bằng điôp (dp).
Bài 4 trang 189 sgk vật lý 11
Chọn phát biểu đúng với vật đặt trước thấu kính.
A. Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ.
B. Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì.
C. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật.
D. Cả ba phát biểu A, B, C đếu sai.
Chọn B.
Thấu kính phân kỳ luôn tạo chùm tia ló phân kỳ.
Bài 5 trang 189 sgk vật lý 11
Một vật sáng đặt trước một thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng ba lần vật. Dời vật lại gần thấu kính một đoạn. Ảnh của vật ở vị trí mới vẫn bằng ba lần vật.
Có thể kết luận gì về loại thấu kính ?
A. Thấu kính hội tụ.
B Thấu kính phân kỳ.
C. Hai loại thấu kính đều phù hợp.
D. Không thể kết luận được, vì giả thiết hai ảnh bằng nhau là vô lý.
Chọn A. Thấu kính là hội tụ. Vì hai lần tạo ảnh phải là một thật và một ảo vì thế chỉ có thể là thấu kính hội tụ.
Bài 6 trang 189 sgk vật lý 11
Tiếp câu 5
Cho biết đoạn dời vật là 12cm.
Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu ?
A. -8 cm
B. 18 cm
C. -20 cm
D. Một giá trị khác A, B, C.
Chọn B
+ Ở vị trí thứ nhất (ảnh thật, ngược chiều) ta có:
Áp dụng công thức vị trí ta được f = 3d/4. (1)
+ Ở vị trí thứ hai (ảnh ảo, cùng chiều) ta có:
Áp dụng công thức vị trí ta được f = 3(d -12)/2 (2)
+ Từ (1) và (2) ta suy ra d = 24; d’ = 72, thế lại vào công thức vị trí ta có f = 18 cm.
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Trang 33 Sách Giáo Khoa Vật Lí 11 trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!