Đề Xuất 6/2023 # Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 10 Bài 6: Hệ Quả Chuyển Động Xung Quanh Mặt Trời Của Trái Đất # Top 11 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 6/2023 # Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 10 Bài 6: Hệ Quả Chuyển Động Xung Quanh Mặt Trời Của Trái Đất # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 10 Bài 6: Hệ Quả Chuyển Động Xung Quanh Mặt Trời Của Trái Đất mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Trang 22 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 6.1 (trang 22 – SGK) và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Trả lời:

– Khu vục có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

– Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần: chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Vì: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23̊ 27′ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23̊ 27′ N lên 23°27′ B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

– Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực. Vì: trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 66°33′. Để tạo góc 90° thì góc phụ phải là 23°27′, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23°27′.

Câu 1: Hãy giải thích cầu’ ca dao Việt Nam:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Lời giải:

Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa đông (tháng mười), ngày ngắn hợn đêm.

Câu 2: Sự thay đổi các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?

Lời giải:

– Tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan thiên nhiên (thiên nhiên khác nhau giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông).

– Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích hợp với các mùa ( Ví dụ mùa thu hoạch các loại trái cây: mùa vụ lúa, mùa thu hoạch cà phê,…).

Câu 3: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sạo?

Lời giải:

– Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.

– Với thời gian ngày – đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phán đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Rõ ràng là khi đó trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.

Địa Lí 10 Bài 6: Hệ Quả Chuyển Động Xung Quanh Mặt Trời Của Trái Đất

Tóm tắt lý thuyết

Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).

Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.

Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.

Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

Mỗi năm có 4 mùa:

Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).

Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

Mùa đông: từ 22/12(đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

(Bảng phân chia theo mùa)

Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Theo mùa:

Ở Bắc bán cầu:

Mùa xuân, mùa hạ:

Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

Mùa thu và mùa đông:

Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất. * Ở Nam bán cầu thì ngược lại:

Theo vĩ độ:

Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.

Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 10 Bài 6: Hệ Quả Chuyển Động Xung Quanh Mặt Trời Của Trái Đất

Ở 10 oB Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày ……………… và lên thiên đỉnh lần thứ hai vào khoảng ngày ……………; còn ở 10 o N Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày ……………….. và lên thiên đỉnh lần thứ hai và khoảng ngày ……………….

Phương pháp giải

Căn cứ vào đường biểu kiến được cho ở trên để xác định:

– Thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất ở 10 oB và 10 o N

– Thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ hai ở 10 oB và 10 o N

Hướng dẫn giải

Ở 10 oB Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày 15/4 và lên thiên đỉnh lần thứ hai vào khoảng ngày 25/8; còn ở 10 o N Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày 22/2 và lên thiên đỉnh lần thứ hai và khoảng ngày 28/10.

Dựa vào sơ đồ sau, em hãy xác định bốn ngày mở đầu của bốn mùa ở các nước miền ôn đới bán cầu Nam:

Phương pháp giải

Căn cứ vào các mùa theo dương lịch ở hình vẽ trên để xác định ngày mở đầu của:

– Mùa xuân

– Mùa hạ

– Mùa thu

– Mùa đông

Hướng dẫn giải

Sơ đồ sau là vị trí của Trái Đất vào ngày Xuân phân (21-3) và ngày Thu phân (23-9). Em có nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

Phương pháp giải

Dựa vào lược đồ để nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm ở tất cả các vĩ độ khác nhau vào ngày Xuân phân và ngày Thu phân

Hướng dẫn giải

Vào ngày Xuân phân (21-3) và ngày Thu phân (23-9), ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất đều có độ dài ban ngày và ban đêm bằng nhau.

Sơ đồ sau là vị trí của Trái Đất vào ngày Hạ chí (22-6) và ngày Đông chí (22-12). Em có nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

Phương pháp giải

Dựa vào kĩ năng khai thác lược đồ để nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm vào ngày Hạ chí và ngày Đông chí:

– Ở Xích Đạo

– Ở chí tuyến Bắc

– Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực

– Ở chí tuyến Nam

– Từ vòng cực Nam đến Nam Cực

Hướng dẫn giải

Giải Bài Tập Sbt Địa Lý 10 Bài 6: Hệ Quả Chuyển Động Xung Quanh Mặt Trời Của Trái Đất

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất

Giải bài tập môn Địa lý lớp 10

Bài tập môn Địa lý lớp 10

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 4: Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 5: Vũ trụ – Hệ mặt trời và Trái đất – Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của Trái đất – Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng

ĐƯỜNG BIỂU DIỄN CHUYỂN ĐỘNG BlỂU KIẾN CỦA MẶT TRỜI TRONG NĂM

Giải:

Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt, nhưng không thực có. Trong một năm, những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Chuyển động này gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

Hiện tượng xảy ra như sau:

Ngày 21/3, Mặt Trời ở xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo (mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo)

Sau ngày 21/3, mặt trời di chuyển dần lên chí tuyến bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc vào ngày 22/6

Sau ngày 22/6, mặt trời lại chuyển động dần về xích đạo, lên thiên đỉnh ở xích đạo lần 2 vào ngày 23/9

Sau ngày 23/9, mặt trời tử xích đạo chuyển dần về chí tuyến nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam vào ngày 22/12

Sau ngày 22/12, mặt trời lại chuyển động về xích đạo, rối lại lên chí tuyến bắc. Cứ như vậy lập đi lập lại từ năm này qua năm khác, đó chính là chuyển động biểu kiến hàng năm của hai mặt trời giữa hai chí tuyến.

Nguyên nhân: Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 o33′ (nghĩa là trục của Trái Đất luôn tạo với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo một góc 23 o27′), nên từ ngày 22/3 đến 22/9 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời; từ 24/9 đến 20/3 bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Phạm vi giữa hai vĩ độ 23 o 27′ Bắc và Nam là giới hạn xa nhất mà tia sáng MT có thể tạo được góc 900 với tiếp tuyến bề mặt đất lúc 12h trưa. Chính vì vậy mà đứng ở bề mặt đất ta thấy hàng năm dường như Mặt Trời đang chuyển động giữa hai chí tuyến.

Câu 2: Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

Giải:

Giải:

Câu 4: Nối các ô bên trái, bên phải với ô ở giữa sao cho phù hợp.

Giải

Giải:

a) Mùa và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau.

O Đúng. O Sai.

b) Ngày 22-6, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

O Đúng. O Sai.

c) Ngày 22-12, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

O Đúng. O Sai.

d) Các ngày 21-3 và 23-9, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau.

O Đúng. O Sai.

e) Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau.

O Đúng. O Sai.

g) Chỉ riêng ở hai cực mới có hiện tượng : 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.

O Đúng. O Sai.

Giải:

a) Đúng

b) Sai

c) Sai

d) Đúng

e) Đúng

g) Đúng

Giải Bài Tập Sbt Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời Và Trái Đất. Hệ Quả Chuyển Động Tự Quay Quanh Trục Của Trái Đất

1. Giải bài 1 trang 14 SBT Địa lí 10

– Xác định vị trí của Trái Đất.

Trái Đất là hành tinh được đánh số…….. trong hình vẽ.

– Cho biết hướng chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời. Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng…………….

Phương pháp giải

Cần xác định đúng vị trí của Trái Đất và hướng chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời để điền những từ còn thiếu vào các câu đã cho.

– Trái Đất là hành tinh được đánh số 3 trong hình vẽ.

– Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông.

2. Giải bài 2 trang 15 SBT Địa lí 10

Tô kín O trước ý trả lời đúng.

2.1. Hệ Mặt Trời là

a) O một tập hợp các thiên thể, gồm nhiều Mặt Trời.

b) O khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

c) O một tập hợp các thiên thể trong dải Ngân Hà ; gồm Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, … và các đám bụi khí.

d) O một tập hợp của rất nhiều thiên thể : các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, … cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.

2.2. Sự sống có thể phát sinh và phát triển được trên Trái Đất là do

a) O Trái Đất nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp từ Mặt Trời.

b) O Trái Đất tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

c) O Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và sinh ra các mùa.

d) O Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:

– Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể trong dải Ngân Hà; gồm Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh,… và các đám bụi khí.

– Sự sống có thể phát sinh và phát triển được trên Trái Đất là do Trái Đất nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp từ Mặt Trời và sự tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

2.1. Hệ Mặt Trời là

c) một tập hợp các thiên thể trong dải Ngân Hà; gồm Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh,… và các đám bụi khí.

2.2. Sự sống có thể phát sinh và phát triển được trên Trái Đất là do

a) Trái Đất nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp từ Mặt Trời.

b) Trái Đất tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

3. Giải bài 3 trang 15 SBT Địa lí 10

Hãy giải thích hiện tượng luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

Phương pháp giải

Dựa vào dạng hình cầu của Trái Đất và hệ quả của chuyển động ự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông để giải thích hiện tượng luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

Hiện tượng luân phiên ngày đêm trên Trái Đất là do:

– Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt trời chỉ chiếu được một nửa Trái Đất. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa bị che khuất gọi là đêm.

– Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.

4. Giải bài 4 trang 15 SBT Địa lí 10

a) Ở cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ múi.

O Đúng. O Sai.

b) Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rông 30° kinh tuyến.

O Đúng. O Sai.

O Đúng. O Sai.

d) Giờ của múi giờ số 0 chính là giờ địa phương của kinh tuyến 0°.

O Đúng. O Sai.

e) Nếu đi từ phía tây sang phía đông, qua kinh tuyến 0° thì phải lùi lại một ngày lịch ; còn nếu đi từ phía đông sang phía tây, qua kinh tuyến 0° thì phải tăng thêm một ngày lịch.

O Đúng. O Sai.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế để xác định những câu đã cho đúng hay sai.

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

e) Sai

5. Giải bài 5 trang 16 SBT Địa lí 10

Phương pháp giải

Cần nắm rõ sự lệch hướng của các vật thể để vẽ hướng chuyển động của các vật thể sau khi đã bị lệch do lực Côriôlit.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 10 Bài 6: Hệ Quả Chuyển Động Xung Quanh Mặt Trời Của Trái Đất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!