Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 13: Môi Trường Đới Ôn Hòa mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
– Về vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
– Về nhiệt độ trung bình năm: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.
– Về lượng mưa trung bình năm: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.
(trang 43 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa.
Do vị trí trung nên thời tiết đới ôn hòa có sự biến động thất thường.
– các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ổ vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.
-gió Tây ôn đới và các khối khí đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm cho thời tiết đới ôn hòa luôn biến động, rất khó dự báo trước.
(trang 45 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 13.1:
– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.
– Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.
– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.
+ Các kiểu môi trường ở đới ôn hòa: môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa; môi trường địa trung hải; môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm ; môi trường hoang mạc ôn đới
+ Xác định các kiểu môi trường ở đới ôn hòa: ví dụ như ở lục địa Á – Âu, các nước ven biển Tây Âu có môi trường ôn đới hải dương, vùng ven biển địa trung hải có môi trường địa trung hải, phần lớn lục địa có môi trường ôn đới lục địa, ở phía Nam trong lục địa có môi trường hoang mạc ôn đới, phía nam Trung Quốc, Nhật Bản có môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm…
– Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.:
+ nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.
+ Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương.
Câu 1: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ồ đới ôn hòa thể hiện như thế nào?
Lời giải:
– Tính chất trung gian của khí hậu ở đới ôn hòa thể hiện ở:
+ Tính chất ôn hòa của khí hậu: không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.
+ Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh.
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến.
+ Nguyên nhân: do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
– Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở:
+ Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 10 oC đến 15 o C trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống.
+ Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại,…) khi có gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền.
Câu 2: Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.
Lời giải:
– Sự phân hóa theo thời gian thể hiện rõ rệt 4 trong một năm.
– Sự thay đổi theo không gian: thể hiện ở sự thay đổi cảnh quan, thảm thực vật, khí hậu..từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.
+ Khí hậu:
* Bờ Tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, màu đông không lạnh lắm; càng vào sâu trong đất liền khí hậu ôn đới lục địa càng rõ rệt: lượng mưa giảm dần mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.
* Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải.
+ Thảm thực vật:
* Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
* Từ bắc xuông nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 17: Ô Nhiễm Môi Trường Ở Đới Ôn Hòa
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Trả lời:
– hình 17.1: Khí thải ở một khu liên hiệp hóa dầu làm mù mịt cả bầu trời, thải ra nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm không khí, gây ra mưa axit.
– hình 17.2: cây cối chết khô vì mưa axit
Trả lời:
Một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa:
– Sự cố đắm tàu chở dầu, rửa tàu chở dầu.
– Lượng phân bón và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng
– Hóa chất thải ra từ các nhà máy, chất thải sinh hoạt của các đô thị..
(trang 58 sgk Địa Lí 7): – Tại sao sự tập trung với mật độ cao các đô thị ở ven biển đới ôn hòa lại dẫn tói ô nhiễm nước biển ven bờ?
Trả lời:
Vì: các chất thải, nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ các đô thị này trực tiếp đổ ra biển làm cho nước biển ven bờ bị ô nhiễm.
Câu 1: Hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa.
Lời giải:
– Do khói bụi từ các nhà máy và xe cộ thải vào không khí.
– Do bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ các chất phóng xạ vào không khí.
Câu 2: Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới:
– Hoa Kì: 20 tấn/năm/người.
– Pháp: 6 tấn/nãm/người
a) Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.
b) Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân của các nước như sau:
– Hoa Kì: 281.421.000 người.
– Pháp: 59.330.000 người
Lời giải:
a) Vẽ biểu đồ:
b) Tổng lượng khí thải của Hoa Kì và Pháp trong năm 2000
– Hoa Kì: 5628420000 tấn
– Pháp: 355980000 tấn.
Từ khóa tìm kiếm:
dia li 7 giai bai tap 2 bai 17 o nhiem moi truong doi on hoa
địa lí bài 17 lớp 7
giai bai tap dia 7 bai 17
giải bài tập địa lí 7 bài 17 ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
giải bài tập địa lý 7 ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt Đới
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới
(trang 20 sgk Địa Lí 7): – Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên hình 5.1
Dựa vào bảng chú giải để xác định (Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5 o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. )
– Đường nhiệt độ: dao động mạnh từ 22 oC đến 34 o C và có hai lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 – 4 và tháng 9-10 (các tháng có Mặt Trời đi qua thiên đỉnh).
– Các cột mưa: chênh lệch nhau từ 0mm đến 250mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về phía hai chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên (từ 3 đến 9 tháng).
Câu 1: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.
Lời giải:
– Nóng quanh năm (trên 20 o C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.
– Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 – 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 – 1.500mm.
Câu 2: Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
Lời giải:
– Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô.
– Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng.
Câu 3: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?
Lời giải:
Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do phá rừng hoặc phá xavan đế làm rẫy và lấy gỗ củi khiến cho đất bị bạc màu, chỉ còn cỏ tranh mới có thế mọc lên được ở đó.
– Biểu đồ bên trái: có đường biểu diễn nhiệt độ với hai lần tăng cao trong năm, nhiệt độ quanh năm trên 20 o C, có một thời kì khô hạn (hoặc mưa tập trung vào mùa hạ) là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở bán cầu Bắc.
– Biểu đồ bên phải: có nhiệt độ cả năm trên 20 oc, biên độ nhiệt năm tới trên 15 o c, có một thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở Nam bán cầu. Mùa mưa ở Nam bán cầu trái trái ngược với mùa mưa ở Bắc bán cầu: mưa từ tháng 11 đến tháng 4, là mùa hạ ở Nam bán cầu.
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 5: Đới Nóng. Môi Trường Xích Đạo Ẩm
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
(trang 15 sgk Địa Lí 7): – Dựa vào hình 5.1, nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng?
Các kiểu môi trường của đới nóng: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.
(trang 16 sgk Địa Lí 7): – Xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên hình 5.1
Dựa vào chú thích trên bản đồ để xác định (môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm trong khoảng từ 5 oB đến 5 o N).
(trang 16 sgk Địa Lí 7): – Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin – ga – po (vĩ độ 1oB) và nhận xét:
– Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của Xin – ga – po có đặc điểm gì?
– Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao? Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất khoảng bao nhiêu milimet?
Trả lời:
– Đường nhiệt độ ít dao động và ở mức cao trên 25 o C: nóng quanh năm
– Lượng mưa cả năm khoảng từ 1500mm – 2500mm.
– Cột mưa tháng nào cũng có và ở mức trên 170mm: mưa nhiều và tháng nào cũng có mưa.
– Sự chênh lệch lượng mưa giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất khoảng 80 mm.
(trang 17 sgk Địa Lí 7): – Quan sát ảnh và hình vẽ lát cắt rừng rậm xanh quanh năm, cho biết: Rừng có mấy tầng chính? Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng?
– Rừng rậm xanh quanh năm có 5 tầng chính: tầng cây vượt tán, tầng cây gỗ cao, tầng cây gỗ cao trung bình, tầng cây bụi, tầng cỏ quyết
– Rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng vì ở đây có độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng cây phát triển rậm rạp.
Câu 1: Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào? Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng?
Lời giải:
– Sự phân bố của môi trường đới nóng trên thế giới nằm giữa hai chí tuyến (từ vĩ độ 30 oB đến 30 o N).
– Các kiểu môi trường của đới nóng: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.
Câu 2: Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì?
Lời giải:
– Có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. (quanh năm nóng trên 25 o C, mưa từ 1500 – 2500mm).
– Có rừng rậm xanh quanh năm phát triển ở khắp nơi (rừng rậm rạp nhiều tầng, tập trung nhiều loài cây, chim, thú trên thế giới).
“Cả tuần nay, chúng tôi len lỏi trong rừng cây rậm rạp, phải dùng dao vất vả lắm mới mở được một lối đi nhỏ hẹp. Những con kiến càng rơi từ trên cành lá xuống để lại trên da thịt chúng tôi những vết cắn rát bòne. Trên đầu, chung quanh và dưới chân, cây cối và dây leo bao quanh bốn phía. Chúng tôi chỉ có mỗi một khát khao cháy bỏng: được nhìn thấy trời xanh, mây trắng và thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt, oi bức này”.
(Theo Giô-xép Grơ-li-ê)
Lời giải:
– Rừng rậm bao phủ diện tích lớn (đi cả tuần).
– Khí hậu hết sức nóng ấm (không khí ngột ngạt, oi bức).
Đây là ảnh chụp rừng rậm thường xanh quanh năm. Nhờ có các tầng trong rừng. Biểu đồ A phù hợp với ảnh chụp cảnh rừng vì đây là biểu đồ khí hậu có mưa nhiều quanh năm, nóng quanh năm (trên 27 oC) và biên độ nhiệt năm thấp (1 o – 2 o C)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 13: Môi Trường Đới Ôn Hòa trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!