Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Bài Tập Môn Địa Lý Lớp 7 Bài 5: Đới Nóng Môi Trường Xích Đạo Ẩm mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 5: Đới nóng Môi trường xích đạo ẩm
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 5: Đới nóng Môi trường xích đạo ẩm – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 5: Đới nóng Môi trường xích đạo ẩm để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 5: Đới nóng Môi trường xích đạo ẩm
Hướng dẫn giải bài tập lớp 7 Bài 5: Đới nóng Môi trường xích đạo ẩm
Câu 1. Dựa vào hình 5.1, nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng. Trả lời:
Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.
Câu 2. Xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên hình 5.1.
Trả lời:
Môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.
Câu 3. Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po (vĩ độ 1°B) và nhận xét:
– Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của Xin-ga-po có đặc điểm gì?
– Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao? Sự chênh lệch lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất là khoảng bao nhiêu milimet?
Trả lời:
– Đường nhiệt độ ít dao động và ở mức cao trên 25°C: nóng quanh năm.
– Lượng mưa cả năm khoảng từ 1.500 đến 2.500mm. – Cột mưa tháng nào cũng trên 170mm: mưa nhiều và tháng nào cũng có mưa.
– Sự chênh lệch lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất khoảng 70mm.
Câu 4. Quan sát ảnh và hình vẽ lát cắt rừng rậm xanh quanh năm, cho biết: Rừng rậm có mấy tầng chính? Tại sao rừng ở đây lại có nhiều tầng?
Trả lời:
– Rừng rậm có 5 tầng chính: tầng cây vượt tán; tầng cây gỗ cao; tầng cây gỗ cao trung bình; tầng cây bụi, dây leo, phong lan, tầm gửi; tầng cỏ quyết
. – Rừng có nhiều tầng là do ở đây có độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho rừng cây phát triển rậm rạp.
Giải bài tập môn Địa Lý lớp 7 Bài 5: Đới nóng Môi trường xích đạo ẩm
Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.
Tập Bản Đồ Địa Lí 7 Bài 5: Đới Nóng. Môi Trường Xích Đạo Ẩm
Tập bản đồ Địa Lí 7 Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
Bài 1 (trang 7 Tập bản đồ Địa Lí 7): Quan sát hình 5.1 trong SGK và đối chiếu với lược đồ trên, em hãy tô màu vào chú giải và lược đồ trên để thấy rõ sự phân bố các kiểu môi trường đới nóng.
Lời giải:
Bài 2 (trang 7 Tập bản đồ Địa Lí 7): Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở hình 5.2 trang 16 và nội dung SGK, em hãy cho biết sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu xích đạo ẩm.
Lời giải:
Sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu xích đạo ẩm:
– Nhiệt độ: Khí hậu xích đạo ẩm có nhiệt độ cao quanh năm:
+ Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 oC – 28 o C
+ Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất rất nhỏ (khoảng 3 o C).
+ Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, tới hơn 10 o C.
– Lượng mưa: Khí hậu xích đạo ẩm có mưa nhiều và độ ẩm cao quanh năm
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2500mm
+ Mưa phân bố tương đối đồng đều tất cả các tháng trong năm
+ Càng gần xích đạo mưa càng nhiều.
Bài 3 (trang 7 Tập bản đồ Địa Lí 7): Hãy nêu đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm ở môi trường xích đạo:
Về trạng thái của lá ở các mùa quanh năm
Về số tầng tán và độ cao của cây trong rừng rậm
Bên cạnh những cây thân gỗ, trong rừng rậm thường xanh quanh năm còn có những loại cây gì?
Lời giải:
Về trạng thái của lá ở các mùa quanh năm: Xanh tốt quanh năm
Về số tầng tán và độ cao của cây trong rừng rậm: Gồm 5 tầng (tầng cỏ quyết, tầng cây bụi, tầng cây gỗ cao trung bình, tầng cây gỗ cao, tầng cây vượt tán), có độ cao khoảng 40 – 50m.
Bên cạnh những cây thân gỗ, trong rừng rậm thường xanh quanh năm còn có những loại dây leo thân gỗ, phong la, tầm gửi,…
Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 7 Bài 13: Môi Trường Đới Ôn Hòa
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 13: Môi trường đới ôn hòa
Giải bài tập Địa lí lớp 7 bài 13
Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo. I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1. Phân tích bảng số liệu SGK (trang 42) để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa. Trả lời:
– Về vị trí: Đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
– Về nhiệt độ trung bình năm: Không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.
– Về lượng mưa trung bình năm: Không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.
Câu 2. Quan sát hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa. Trả lời:
Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa
– Vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa, làm cho đới ôn hòa có cả tác động của khôi khí hải dương và khối khí lục địa: Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm thời tiết luôn luôn biến động, rất khó dự báo trước.
– Vị trí trung gian giữa đới lạnh và đới nóng làm cho đới ôn hòa chịu sự tác động của cả khối khí cực lục địa lạnh và khối khí chí tuyến nóng khô: Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ổ vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.
– Các hải lưu nóng cũng có tác động đến sự biến động khí hậu ở đới ôn hòa.
Ví dụ: Ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi ở trong khu vực ôn đới lạnh, nhưng lại có khí hậu ấm và ẩm do ảnh hưởng của hải lưu nóng.
Câu 3. Quan sát hình 13.1:
– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.
– Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.
Trả lời:
– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.
+ Ở đại lục châu Á, từ phía tây sang phía đông có các kiểu môi trường: Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa; từ phía bắc xuống phía nam
– Ở phía tây, có các kiểu môi trường: Ôn đới hải dương, môi trường địa trung hải; ở lục địa, có các kiểu môi trường: Ôn đới lục địa, hoang mạc ôn đới; ở phía đông, có các kiểu môi trường: Ôn đới lục địa, môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm xen kẽ môi trường ôn đới hải dương.
+ Ở Bắc Mĩ, từ phía tây sang phía đông, có các kiểu môi trường: Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa; từ phía bắc xuống phía nam
– Ở phía đông, có các kiểu môi trường: Ôn đới hải dương, hoang mạc ôn đới; ở phía tây, có các kiểu môi trường: Ôn đới lục địa, môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm.
Nhìn chung, môi trường đới ôn hòa có sự biến đổi theo không gian (từ tây sang đông, từ bắc xuống nam).
– Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.
+ Vai trò của dòng biển nóng: Nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.
+ Vai trò của gió Tây ôn đới: Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương.
II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Giải bài tập 1 trang 45 SGK địa lý 7: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ôn đới ôn hòa thể hiện như thế nào? Trả lời:
– Tính chất trung gian của khí hậu ở đới ôn hòa thể hiện ở:
+ Tính chất ôn hòa của khí hậu: Không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.
+ Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh.
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến. Nguyên nhân: Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
– Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở:
+ Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 10°c đến 15°c trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống.
+ Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại,…) khi có gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền.
Giải bài tập 2 trang 45 SGK địa lý 7: Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa. Trả lời:
– Sự phân hóa theo thời gian: Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ thu, đông.
– Sự phân hóa theo không gian: Thay đổi khí hậu, thảm thực vật,… từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.
+ Khí hậu:
* Bờ Tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương; càng vào sâu trong đất liền khí hậu ôn đới lục địa càng rõ nét.
* Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải.
+ Thảm thực vật:
* Từ tây sang đông: Rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
* Từ bắc xuông nam: Rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.
III. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Trong khu vực đới ôn hoà, loại gió thường xuyến ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu là:
A. Gió Tín phong Đông Bắc. B. Gió mùa Tây Nam.
C. Gió Tây ôn đới. D. Gió đất – biển.
Trả lời: Chọn C
2. Sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo bốn mùa là nét độc đáo của môi trường:
A. Nhiệt đới gió mùa B. Đới ôn hoà.
C. Xích đạo ẩm. D. Đới nóng.
Trả lời: Chọn C
3. Theo chiều từ Nam lên Bắc, các thảm thực vật đới ôn hoà lần lượt là:
A. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cây bụi.
B. Rừng cây bụi, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
C. Rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
D. Thảo nguyên, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
Trả lời: Chọn D
Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 7 Bài 13: Môi Trường Đới Ôn Hòa
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
– Về vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
– Về nhiệt độ trung bình năm: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.
– Về lượng mưa trung bình năm: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.
(trang 43 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa.
Do vị trí trung nên thời tiết đới ôn hòa có sự biến động thất thường.
– các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ổ vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.
-gió Tây ôn đới và các khối khí đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm cho thời tiết đới ôn hòa luôn biến động, rất khó dự báo trước.
(trang 45 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 13.1:
– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.
– Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.
– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.
+ Các kiểu môi trường ở đới ôn hòa: môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa; môi trường địa trung hải; môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm ; môi trường hoang mạc ôn đới
+ Xác định các kiểu môi trường ở đới ôn hòa: ví dụ như ở lục địa Á – Âu, các nước ven biển Tây Âu có môi trường ôn đới hải dương, vùng ven biển địa trung hải có môi trường địa trung hải, phần lớn lục địa có môi trường ôn đới lục địa, ở phía Nam trong lục địa có môi trường hoang mạc ôn đới, phía nam Trung Quốc, Nhật Bản có môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm…
– Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.:
+ nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.
+ Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương.
Câu 1: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ồ đới ôn hòa thể hiện như thế nào?
Lời giải:
– Tính chất trung gian của khí hậu ở đới ôn hòa thể hiện ở:
+ Tính chất ôn hòa của khí hậu: không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.
+ Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh.
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến.
+ Nguyên nhân: do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
– Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở:
+ Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 10 oC đến 15 o C trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống.
+ Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại,…) khi có gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền.
Câu 2: Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.
Lời giải:
– Sự phân hóa theo thời gian thể hiện rõ rệt 4 trong một năm.
– Sự thay đổi theo không gian: thể hiện ở sự thay đổi cảnh quan, thảm thực vật, khí hậu..từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.
+ Khí hậu:
* Bờ Tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, màu đông không lạnh lắm; càng vào sâu trong đất liền khí hậu ôn đới lục địa càng rõ rệt: lượng mưa giảm dần mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.
* Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải.
+ Thảm thực vật:
* Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.
* Từ bắc xuông nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Bài Tập Môn Địa Lý Lớp 7 Bài 5: Đới Nóng Môi Trường Xích Đạo Ẩm trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!