Đề Xuất 6/2023 # Giải Bài Tập Môn Vật Lý Lớp 6 Bài 22: Nhiệt Kế # Top 9 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 6/2023 # Giải Bài Tập Môn Vật Lý Lớp 6 Bài 22: Nhiệt Kế # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Bài Tập Môn Vật Lý Lớp 6 Bài 22: Nhiệt Kế mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 22: Nhiệt kế – Nhiệt giai

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 22: Nhiệt kế – Nhiệt giai – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 22: Nhiệt kế – Nhiệt giai để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 22: Nhiệt kế – Nhiệt giai

Hướng dẫn giải KIẾN THỨC CƠ BẢN bài tập lớp 6 Bài 22: Nhiệt kế – Nhiệt giai

– Để đo nhiệt đo, người ta dùng nhiệt kế

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Bài C1. Có 3 bình đựng nước a, b, c; cho thêm đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm

– Nhiệt kê thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất

– Có nhiều lọi nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế.

Thang nhiệt độ: Trong thanh nhiệt đô Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C. Trong thang nhiệt độ Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nwóc đang sôi là 2120F

a) Nhúng ngón trỏ của bàn tay phải vào bình a, nhúng ngón trỏ của bàn tay trái vào bình c. Các ngón tay có cảm giác thế nào?

b) Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng vào bình b. Các ngón tay có cảm giác thế nào? Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì?

Hướng dẫn giải:

Bài C4. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có dụng gì?

Cảm giác của tay ta không cho phép xác định chính xác mức độ nóng, lạnh

Hướng dẫn giải:

Bài C5. Hãy tính xem 300C, 370C ứng với bao nhiêu 0F?

Xác định nhiệt độ 0 0C và 100 0 C trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.

Hướng dẫn giải:

Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có một chỗ thắt, có tác dụngngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.

Hướng dẫn giải:

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 22: Nhiệt kế – Nhiệt giai

Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.

Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 6 Bài 22: Nhiệt Kế. Thang Đo Nhiệt Độ

Giải bài tập môn Vật lý lớp 6

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 22

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 22: Nhiệt kế. Thang đo nhiệt độ là tài liệu học tốt môn Vật lý lớp 6, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Lý 6. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

Bài 22.1 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

A. Nhiệt kế rượu.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.

Trả lời:

Chọn C.

Nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy vì ở nhiệt độ nóng chảy của băng phiến thì thủy ngân vẫn ở thể lỏng

Bài 22.2 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:

A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C.

B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.

C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.

D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0°C.

Trả lời:

Chọn B.

Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C (Bài này nêu ra sau khi học bài sự sôi).

Bài 22.3 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh?

Trả lời:

Thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh là do thủy ngân, rượu nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.

Bài 22.4 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?

Trả lời:

Không. Vì thế tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thủy tinh có tiết diện nhỏ mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn.

Bài 22.5 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong một ngày hè, một học sinh theo dõi nhiệt độ không khí trong nhà và lập được bảng 2.1.Hãy dùng bảng ghi nhiệt độ theo thời gian này để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây:

1. Nhiệt độ lúc 9 giờ là bao nhiêu?

A. 25°C. C. 29°C.

B. 27°C. D. 30°C.

2. Nhiệt độ 31°c vào lúc mây giờ?

A. 7 giờ. C. 10 giờ.

B. 9 giờ. D. 18 giờ.

3. Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ

A. 18 giờ. C. 10 giờ.

B. 7 giờ. D. 12 giờ.

4. Nhiệt độ cao nhất vào lúc mây giờ?

A. 18 giờ. C. 12 giờ.

B. 16 giờ. D. 10 giờ.

Trả lời:

1. B. 27°C; 2. Không có câu nào đúng

3. B. 7 giờ; 4. C. 12 giờ.

Bài 22.6 trang 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34°C và trên 42°C?

Trả lời:

Vì nhiệt độ cơ thế người chỉ vào khoảng từ 36°C đến 42°C.

Bài 22.7 trang 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

a) Bàn là. b) Cơ thể người.

c) Nước sôi. d) Không khí trong phòng.

Trả lời:

a) Bàn là ⟹ Nhiệt kế kim loại;

b) Cơ thể người ⟹ Nhiệt kế y tế;

c) Nước sôi ⟹ Nhiệt kế thủy ngân;

d) Không khí trong phòng ⟹ Nhiệt kế rượu.

Bài 22.8 trang 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Chọn câu sai

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo

A. nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động.

B. nhiệt độ của nước đá đang tan.

C. nhiệt độ khí quyển.

D. nhiệt độ cơ thể người.

Trả lời:

Chọn A

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo từ -10°C đến 110°C nên không thể đo nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động hàng ngàn độ được.

Bài 22.9 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hình vẽ nào trong hình 22.1 phù hợp với trường hợp nhiệt kế 1 được đặt vào một cốc đựng nước nóng còn nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc đựng nước lạnh.

Trả lời:

Chọn D

Hình vẽ D trong hình 22.1 phù hợp với trường hợp nhiệt kế 1 được đặt vào một cốc đựng nước nóng còn nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc đựng nước lạnh vì độ chỉ trong nước nóng (1) cao hơn.

Bài 22.10 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Lí do nào sau đây là một trong những lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước?

A. Vì nước dãn nở vì nhiệt kém rượu.

B. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 100°C

C. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 0°c.

D. Vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều.

Trả lời:

Chọn D

Lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước là vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều.

Bài 22.11 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế vẽ ở hình 22.2 là

A. 50°C và 1°C

B. 50°C và 2°C.

C. Từ 20°C đến 50°C và 1°C.

D. Từ – 20°C đến 50°C và 2°C

Trả lời:

Chọn D

GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế vẽ ở hình 22.2 là từ -20°C đến 50°C và 2°C

Bài 22.12 trang 71 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 22.2, không thể đo được nhiệt độ của

A. nước sông đang chảy. B. nước uống.

C. nước đang sôi. D. nước đá đang tan.

Trả lời:

Chọn C

Dùng nhiệt kế vẽ ở hình 22.2, không thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi vì nhiệt độ sôi của nước là 100°C lớn hơn GHĐ của nhiệt kế.

Bài 22.13 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa, thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

A. a, b, c, d. B. d, c, a, b.

C. d, c, b, a. D. b, a, c, d

Trả lời:

Chọn B

Sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất là d, c, a, b tức là:

Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa, thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế

Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ

Bài 22.14 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bảng sau đây ghi sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào một ngày mùa đông.

a) Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian ghi ở bảng trên. Lấy gốc trục nằm ngang (trục hoành) là 0 giờ và 1cm ứng với 3 giờ. Lấy gốc trục thẳng đứng (trục tung) là 10°C và 1cm ứng với 2°C.

b) Nhiệt độ thấp nhất, cao nhất trong ngày là vào lúc nào? Độ chênh nhiệt độ trong ngày là bao nhiêu?

Trả lời:

a) Vẽ đường biểu diễn.

b) Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 22h, cao nhất trong ngày là vào lúc 16h. Độ chênh nhiệt độ trong ngày là At° = 20 -12 = 8°C

Bài 22.15 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong một phòng thí nghiệm, người ta dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ ở ngoài trời, trong phòng và trong tủ có đặt đèn sấy. Hình 22.4 vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ trong ngày.

a) Hãy dựa vào đường biếu diễn đế xác định xem nhiệt độ ở đâu biến thiên nhiều nhất. 

b) Nếu coi nhiệt độ của tủ sấy và nhiệt độ cao hon là thích hợp cho công việc thì trong một ngày lúc nào có thể tắt đèn sấy

Trả lời:

a) Dựa vào đường biểu diễn ta xác định được nhiệt độ ở ngoài trời là biến thiên nhiều nhất.

b) Nếu coi nhiệt độ của tù sấy và nhiệt độ cao hơn là thích hợp cho công việc thì trong một ngày thì có thể tắt đèn sấy khoảng từ 12h đên 18h trong ngày.

Giải Bài Tập Trang 68, 69, 70 Sgk Vật Lý Lớp 6: Nhiệt Kế

Giải bài tập môn Vật lý lớp 6

Được chia sẻ hoàn toàn miễn phí trên trang chúng tôi tài liệu: cung cấp đến các bạn học sinh kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời hướng dẫn giải các bài tập trong SGK. Thông qua tài liệu này các bạn học sinh sẽ nắm chắc được kiến thức cơ bản của bài học, biết vận dụng những kiến thức đó vào quá trình giải bài tập.

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Nhiệt kế – Nhiệt giai

1. Nhiệt kế

Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ.

Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

Có nhiều loại nhiệt kế như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế, …

2. Nhiệt giai

* Nhiệt giai Xenxiut:

Nhiệt độ nước đá đang tan là 00C.

Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C.

* Nhiệt giai Fare nhai:

Nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F .

Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 2120F.

* Chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiut sang nhiệt giai Farenhai:

Giải bài tập trang 68, 69, 70 SGK Vật lý lớp 6

Câu 1. Có 3 bình đựng nước a, b, c cho thêm đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm a) Nhúng ngón trỏ của bàn tay phải vào bình a, nhúng ngón trỏ của bàn tay trái vào bình c. Các ngón tay có cảm giác thế nào? b) Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng vào bình b. Các ngón tay có cảm giác thế nào? Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì? Hướng dẫn giải:

a. Ngón tay nhúng vào bình a có cảm giác lạnh còn ngón tay nhúng vào bình c có cảm giác nóng.

b. Sau một phút, rút cả hai ngón tay ra, rồi cùng nhúng ngay vào bình b, ngón tay từ bình a sẻ có cảm giác nóng, ngón tay từ bình c có cảm giác lạnh hơn dù nước trong bình b có nhiệt độ nhất định.

Nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của một vật mà ta sờ hoặc tiếp xúc với nó.

Câu 2: Cho biết, thí nghiệm vẽ ở các hình (SGK) dùng để làm gì?

Hướng dẫn giải: Thí nghiệm ở các hình (SGK) dùng đế xác định nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 0C và nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 0 C.

Câu 3: Hãy quan sát rồi so sánh các nhiệt kế ở hình (SGK) về GHĐ và ĐCNN, công dụng và điền vào bảng sau:

Câu 4. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có dụng gì?

Hướng dẫn giải: Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.

Câu 5. Hãy tính xem 300C, 370C ứng với bao nhiêu 0F? Hướng dẫn giải:

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 8 Bài 22: Dẫn Nhiệt

Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt

Bài C1 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?

Điều này chứng tỏ khi nung nóng đầu A, nhiệt lượng đã được thanh đồng truyền đi đến mọi điểm và làm cho sáp nóng lên và bị chảy ra thành chất lỏng.

Bài C2 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào?

Theo thứ tự từ A đến B: a, b, c, d và e.

Bài C3 (trang 77 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB.

Các đinh rơi theo thứ tự a, b, c và d chứng tỏ nhiệt năng được truyền từ phần nóng hơn sang phần ít nóng hơn (từ A sang B).

Bài C4 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?

Các đinh gắn ở đầu các thanh rơi xuống không đồng thời.

Hiện tượng này chứng tỏ các thanh đồng, nhôm và thủy tinh dẫn nhiệt không giống nhau.

Bài C5 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào thí nghiệm trên để so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Từ đó có thế rút ra kết luận gì?

Kết quả thí nghiệm cho thấy chiếc đinh gắn ở thanh đồng rơi xuống trước, tiếp theo là đinh gắn ở thanh nhôm và cuối cùng là đinh gắn ở thanh thủy tinh. Như vậy, trong ba chất trên, đồng là chất dẫn nhiệt tốt nhất, kế đến là nhôm và cuối cùng là thủy tinh.

Bài C6 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Khi nước ở phần trên của ống nghiệm cổ bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thế rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?

Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này cho thấy nước là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C7 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí?

Khi ống nghiệm đã nóng bỏng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này chứng tỏ chất khí là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C8 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tìm 3 ví dụ hiện tượng dẫn nhiệt.

– Dùng một que sắt đưa một đầu vào bếp than đang cháy, một lúc sau cầm vào đầu còn lại ta thấy nóng tay. Thanh sắt đã dẫn nhiệt từ bếp than sang tay ta.

– Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu thò một ngón tay vào nước ta thấy ấm tay: Nước đă truyền nhiệt từ lửa sang tay ta.

– Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi ta có cảm giác tay nóng lên: Thìa bạc đã truyền nhiệt từ nước nóng sang tay ta.

Bài C9 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường là bằng sứ?

Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.

Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.

Bài C10 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?

Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp khống khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

Bài C11 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?

Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông vì mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông đế tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim được giữ ấm hơn.

Bài C12 (trang 78 SGK Vật Lý 8): Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?

Kim loại là chết dẫn nhiệt rất tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng.

Ngược lại vào những ngày nóng, nhiệt độ của kim loại bên ngoài cao hơn nhiệt độ của cơ thể. Khi chạm vào kim loại, nhiệt lượng truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Bài Tập Môn Vật Lý Lớp 6 Bài 22: Nhiệt Kế trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!