Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 11 Bài 10: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) – Tiết 3
Giải bài tập 1, 2, 3 trang 96, 97 sách giáo khoa Địa lí 11
Giải bài tập Địa lý lớp 11 Bài 10
giúp các em biết cách phân loại các dạng bài tập. Ngoài ra việc tham khảo tài liệu còn giúp các em biết thêm những phương pháp giải bài tập hiệu quả hơn.
Giải Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc
Bài 1 (trang 96 sgk Địa Lí 11): Dựa vào bảng số liệu sau:
BẢNG 10.2. GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI
(Đơn vị: tỉ USD)
Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét.
Lời giải:
Nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004, tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng từ 1,93% năm 1985 lên 4,03% năm 2004, tăng đều.
Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Nhìn chung sản lượng nông sản tăng. Tuy nhiên, một số nông sản (lương thực, bông, mía) có sản lượng năm 2000 giảm so với năm 1995 (do biến động thất thường của thời tiết)
Một số nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, lạc, thịt lợn, thịt cừu).
Bài 3 (trang 97 sgk Địa Lí 11): Dựa vào bảng số liệu 10.4, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc. Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước này.
BẢNG 10.4. CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẩu CỦA TRUNG QUỐC
(Đơn vị: %)
Lời giải:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG HOA
Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất-nhập khẩu của Trung Quốc:
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong thời gian gần đây có bước chuyển biến tích cực:
Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004, nhưng nhìn chung thời kì 1985-2004 có tỉ trọng xuất khẩu tăng.
Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004, nhưng nhìn chung cả thời kì là giảm.
Năm 1985, Trung Quốc nhập siêu. Các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu.
Địa Lí 11 Bài 10: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
Tóm tắt lý thuyết
Diện tích: 9572,8 triệu km2.
Dân số: 1303,7 triệu người (2005)
Thủ đô: Bắc Kinh
Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới.
Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía Tây, Nam và Bắc.
Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).
♦ Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới
Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.
Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.
b. Khó khăn
Bão lụt ở miền Đông.
Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.
Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…
a. Dân cư
Đông nhất thế giới.
Đa số là người Hán, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.
Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.
Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con → tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ → tiêu cực tới giới tính, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.
b. Xã hội
Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục.
90% dân số biết chữ.
Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.
Công cụôc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều.
a. Công nghiệp
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.
Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.
Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.
Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.
Công nghiệp hóa nông thôn.
b. Nông nghiệp
Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.
Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.
Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.
Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/người thấp.
Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.
Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.
Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.
Trung Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài.
Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Dựa vào bảng số liệu sau (trang 96 SGK 11)
Bảng 10.2: GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: tỉ USD)
Hỏi: Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét.
Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới
Áp dụng công thức: (GDP Trung Quốc / GDP Thế giới) X 100% = ?%
Ví dụ năm 1995: % GDP Trung Quốc = (697,6 / 29357,4) X 100% = 2,37%
Sau đó, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:
Bảng: TỈ TRỌNG GDP CỦA TRUNG QUỐC SO VỚI THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985-2004 (Đơn vị: %)
Hỏi: Ngoài ra, ta tính thêm Mức tăng trưởng GDP = GDP năm 2004 / GDP năm 1985 = ? Lần
Ta có:
Tung Quốc = 1649,3 / 239,0 = 6,9 lần,
Thế giới = 40887,8 / 12360,0 = 3,3 lần
Nhận xét:
Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóp góp vào GDP của thế giới tăng qua các năm: từ 1,93 năm 1985 đến 4,03 năm 2004.
GDP của Trung Quốc tăng nhanh( sau 19 năm tăng 6,9 lần; thế giới tăng 3,3 lần).
→ Kinh tế Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Bảng 10.3: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: triệu tấn)
Hỏi: Nhận xét chung về sản lượng một số nông sản của Trung Quốc
Trước hết, tính sản lượng so sánh các năm:
Sản lượng năm 1995 so với năm 1985:
Ví dụ: Lương thực = 418,6 – 339,8 = +78,8 (triệu tấn)
Sản lượng năm 2000 so với năm 1995:
Ví dụ: Lạc = 69,3 – 70,2 = -0,9 (triệu tấn)
Sản lượng năm 2004 so với năm 2000:
Ví dụ: Thịt lợn = 47,0 – 40,3 = +6,7 (triệu tấn)
Sản lượng năm 2004 so với năm 1985 (hoặc 1995)
Ví dụ: Thịt cừu = 4,0 – 1,8 = +2,2 (triệu tấn)
Sau đó, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:
Bảng: GIA TĂNG SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: triệu tấn)
Nhận xét chung:
Sản lượng các loại nông sản nhìn chung đều tăng. (số liệu minh chứng)
Một số loại giảm như lương thực, bông…(số liệu minh chứng)
Một số loại đứng đầu thế giới (số liệu minh chứng)
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước này.
Bảng 10.4: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: %)
Hỏi: Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất-nhập khẩu của Trung Quốc
Cơ cấu xuất-nhập khẩu có sự thay đổi:
Tỉ trọng xuất khẩu tăng nhưng không đều: giai đoạn từ 1985-1995 tăng, giai đoạn từ 1995-2004 giảm.
Tỉ trọng nhập khẩu giảm nhưng không đều: giai đoạn từ 1985-1995 giảm, giai đoạn 1995-2004 tăng.
Cán cân xuất-nhập khẩu:
Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu.
Các năm 1995,2004 Trung Quốc xuất siêu.
Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc
Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 3: Trung Quốc
(trang 13 sgk Lịch Sử 11): – Xác định trên bản đồ Trung Quốc (treo tường) những vùng bị các nước đế quốc chiếm đóng.
Trả lời:
Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc.
Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc,…
(trang 14 sgk Lịch Sử 11): – Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Nội dung
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Phong trào vận động Duy Tân năm Mậu Tuất(1898)
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Diễn biến chính
Diễn ra 1/1/1851 tại Kim Điền (Quảng Tây) → lan rộng khắp nước bị PK đàn áp.
Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.
1899 bùng nổ Sơn Đông sang Trực Lệ, Sơn Tây tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Bị liên quân 8 nước ĐQ tấn công → thất bại.
Lãnh đạo
Hồng Tú Toàn
Khang Hữu Vi Lương Khải Siêu
Lực lượng
Nông dân
Quan lại, sĩ phu tiến bộ, vua Quang Tự
Nông dân
Tính chất,Ý nghĩa
Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống PK, làm lung lay triều đình PK Mãn Thanh.
Cải cách dân chủ TS, khởi xướng khuynh hướng dân chủ TS ở TQ.
Phong trào yêu nước chống ĐQ, giáng một đòn mạnh vào ĐQ.
(trang 17 sgk Lịch Sử 11): – Dựa trên lược đồ (hình 8), trình bày diễn biến chính của Cách mạng Tân Hợi.
Trả lời:
Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo.
→ Nguyên nhân:
– Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
– Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
→ Diễn biến chính:
– 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
– 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
– 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc.
→ Ý nghĩa:
– Đã làm chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.
– Mở đường cho Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển.
– Có ảnh hưởng nhất định đến các cuộc đấu tranh giải phóng của một số nước Châu Á.
Câu 1 (trang 17 sgk Sử 11):Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Lời giải:
→ Kết qủa:
– Vua Thanh thoái vị.Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên thay làm tổng thống.
→ Tính chất:
– Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
– Bởi vì:
– Chưa thủ tiêu giai cấp Phong Kiến
– Không đánh đuổi các đế quốc đang xâm lược.
– Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân.
Câu 2 (trang 17 sgk Sử 11):Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Lời giải:
– Phong trào diễn ra một cách liên tục, rộng lớn, quyết liệt, hết sức sôi nổi và nó cũng có kết quả nhất định.
– Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân TQ chống lại PK và ĐQ
– Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân
– Các phong trào đấu tranh đều thất bạido bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu.
– Mang tính chất dân tộc
– Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa khu vực Châu Á.
– Để lại bài học kinh nghiệm trong tiến hành cách mạng.
Giải Bài Tập Sgk Toán Lớp 7 Bài 4: Số Trung Bình Cộng
Giải bài tập SGK Toán lớp 7 bài 4
Giải bài tập Toán lớp 7 bài 4: Số trung bình cộng
Giải bài tập SGK Toán lớp 7 bài 4: Số trung bình cộng với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 7. Lời giải hay bài tập Toán 7 này gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán. Mời các bạn tham khảo
Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 4 trang 17: Có tất cả bao nhiêu bạn làm bài kiểm tra?
Lời giải
Có 40 bạn làm bài kiểm tra
Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 4 trang 17: Hãy nhớ lại quy tắc tính số trung bình cộng để tính điểm trung bình của lớp.
Lời giải
Tổng số điểm của 40 bạn là:
3 + 4 + 7 + 8 + 5 + 6 + 7 + 7 + 8 + 6 + 6 + 5 + 6 + 2 + 6 + 7 + 8 + 6 + 4 + 3 + 7 + 10 + 5 + 7 + 8 + 2 + 9 + 8 + 7 + 8 + 9 + 8 + 2 + 6 + 4 + 6 + 7 + 8 + 8 + 7 = 250
Điểm trung bình của lớp là:
250 : 40 = 6,25
Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 4 trang 18: Kết quả kiểm tra của lớp 7A (với cùng đề kiểm tra của lớp 7C) được cho qua bảng “tần số” sau đây. Hãy dùng công thức trên để tính điểm trung bình của lớp 7A (bảng 21):
Lời giải
Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 4 trang 19: Hãy so sánh kết quả làm bài kiểm tra Toán trên của hai lớp 7C và 7A?
Lời giải
Điểm trung bình lớp 7C là: 6,25
Điểm trung bình lớp 7A là: 6,675
Mà 6,25 < 6,675
Vậy lớp 7A có kết quả làm bài kiểm tra Toán tốt hơn lớp 7C
Bài 14 (trang 20 SGK Toán 7 tập 2): Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu ở bài tập 9.
Mời bạn tham khảo lời giải Bài 9 (trang 12 sgk Toán 7 tập 2).
Lời giải:
Bảng “tần số” ở bài tập 9 viết theo cột:
Bài 15 (trang 20 SGK Toán 7 tập 2): Nghiên cứu “tuổi thọ” của một loại bóng đèn, người ta đã chọn tùy ý 50 bóng và bật sáng liên tục cho tới lúc chúng tự tắt. “Tuổi thọ” của các bóng (tính theo giờ) được ghi lại ở bảng 23 (làm tròn đến hàng chục):
Bảng 23
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì và số các giá trị là bao nhiêu?
b) Tính số trung bình cộng.
c) Tìm mốt của dấu hiệu.
Lời giải:
a) – Dấu hiệu: Thời gian cháy sáng liên tục cho tới lúc tự tắt của bóng đèn tức “tuổi thọ” của một loại bóng đèn.
– Số các giá trị N = 50
b) Số trung bình cộng của tuổi thọ các bóng đèn đó là:
c) Tìm mốt của dấu hiệu:
Ta biết mốt là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng. Mà tần số lớn nhất trong bảng là 18.
Vậy mốt của dấu hiệu bằng 1180 hay Mo = 1180.
Bài 16 (trang 20 SGK Toán 7 tập 2): Quan sát bảng “tần số” (bảng 24) và cho biết có nên dùng số trung bình cộng làm “đại diện” cho dấu hiệu không? Vì sao?
Lời giải:
Ta có số trung bình cộng của các giá trị trong bảng là:
Số trung bình cộng này không làm “đại diện” cho dấu hiệu vì chênh lệch quá lớn so với 2; 3; 4. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu hiện có khoảng chênh lệch rất lớn 2, 3, 4 so với 100, 90.
Bài 17 (trang 20 SGK Toán 7 tập 2): Theo dõi thời gian làm một bài toán (tính bằng phút) của 50 học sinh, thầy giáo lập được bảng 25:
Bảng 25
a) Tính số trung bình cộng.
b) Tìm mốt của dấu hiệu.
Lời giải:
a) Số trung bình cộng về thời gian làm một bài toán của 50 học sinh.
b) Tần số lớn nhất là 9, giá trị ứng với tần số 9 là 8. Vậy Mốt của dấu hiệu: Mo = 8 (phút).
Bài 18 (trang 21 SGK Toán 7 tập 2): Đo chiều cao của 100 học sinh lớp 6 (đơn vị đo: cm) và được kết quả theo bảng 26:
a) Bảng này có gì khác so với những bảng “tần số” đã biết?
b) Ước tính số trung bình cộng trong trường hợp này.
Lời giải:
a) Bảng này có khác so với bảng tần số đã học.
Các giá trị khác nhau của biến lượng được “phân lớp” trong các lớp đều nhau (10 đơn vị) mà không tính riêng từng giá trị khác nhau.
b) Số trung bình cộng
Để tiện việc tính toán ta kẻ thêm vào sau cột chiều cao là cột số trung bình cộng của từng lớp: sau cột tần số là cột tích giữa trung bình cộng.
(Nếu có bạn thắc mắc là tại sao lại có được số liệu ở cột Trung bình cộng ở mỗi lớp. Đó là vì ta lấy tổng chiều cao đầu + chiều cao cuối của mỗi lớp, sau đó chia cho 2. Ví dụ: (110 + 120)/2 = 115)
Bài 19 (trang 22 SGK Toán 7 tập 2): Số cân nặng (tính bằng kilôgam) của 120 em của một trường mẫu giáo ở thành phố A được ghi lại trong bảng 27:
Hãy tính số trung bình cộng (có thể sử dụng máy tính bỏ túi).
Lời giải:
Bảng tần số về số cân nặng của 120 em của 1 trường mẫu giáo:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 11 Bài 10: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!