Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Nobel Y Học : Từ 1901 Đến Nay mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Năm
Tên nhà khoa học
Quốc tịch
Công trình
2019
William G. Kaelin Jr
Sir Peter J. Ratcliffe
Gregg L. Semenza
Mỹ
Anh
Mỹ
Khám phá ra cách tế bào cảm nhận và thích nghi với sự thay đổi nồng độ oxy.
2018
James P. Allison
Tasuku Honjo
Mỹ
Nhật Bản
Phát triển liệu pháp miễn dịch chống ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính (thuốc ipilimumab).
2017
Jeffrey C. Hall Michael Rosbash Michael W. Young
Mỹ
Mỹ
Mỹ
Khám phá cơ chế phân tử kiểm soát nhịp sinh học ngày – đêm.
2016
Yoshinori Ohsumi
Nhật
Khám phá cơ chế tự thực bào (autophage) – là cơ chế các tế bào tự loại bỏ các thành phần đã lão hóa hoặc hư hại của mình để tái sử dụng nguyên liệu thu được hoặc/và để tạo các thành phần mới thay thế (ví dụ các bào quan).
2015
William C. Campbell
Satoshi Ōmura
Mỹ, Ireland
Nhật Bản
Khám phá thuốc điều trị các loại giun tròn ký sinh. Ví dụ thuốc avermectin.
Tu Youyou
Trung Quốc
Khám phá thuốc điều trị sốt rét (artemisinin, dihydroartemisinin).
2014
John O’Keefe
May-Britt Moser
Edvard Moser
Anh, Mỹ
Na Uy
Na Uy
Khám phá các tế bào thiết lập hệ thống định vị trong não.
2013
James E. Rothman
Randy Schekman
Thomas C. Südhof
Mỹ
Mỹ
Mỹ
Khám phá cơ chế điều hòa vận chuyển các túi tiết – là hệ thống vận chuyển chính bên trong tế bào.
2012
John B. Gurdon
Shinya Yamanaka
Anh
Nhật
Khám phá các tế bào trưởng thành có thể được tái lập trình thành các tế bào gốc vạn năng.
2011
Ralph M. Steinman
Canada
Khám phá vai trò của tế bào tua trong miễn dịch tự nhiên thu được.
Bruce A. Beutler
Jules A. Hoffmann
Mỹ
Luxembourg, Pháp
Khám phá về sự hoạt hóa hệ miễn dịch tự nhiên.
2010
Robert Edwards
Anh
Phát triển phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
2009
Elizabeth H. Blackburn
Carol W. Greider
Jack W. Szostak
Mỹ, Australia
Mỹ
Anh, Canada, Mỹ
Khám phá telomere (trình tự lập lại ở đầu mút nhiễm sắc thể) và cơ chế bảo vệ nhiễm sắc thể của enzyme telomerase.
2008
Harald zur Hausen
Đức
Khám phá Human papilloma virus (HPV) gây ung thư cổ tử cung ở người.
Françoise Barré-Sinoussi
Luc Montagnier
Pháp
Pháp
Khám phá virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
2007
Mario R. Capecchi
Sir Martin Evans
Oliver Smithies
Mỹ, Italia
Anh
Anh, Mỹ
Khám phá các nguyên lý chuyển gene vào chuột bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi.
2006
Andrew Fire
Craig Mello
Mỹ
Mỹ
Khám phá kỹ thuật can thiệp vào RNA, để khóa hoạt động của gene ở mức độ RNA.
2005
Barry Marshall
J. Robin Warren
Australia
Australia
Khám phá vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.
2004
Richard Axel
Linda B. Buck
Mỹ
Mỹ
Khám phá các receptor tiếp nhận mùi và tổ chức của hệ thống khứu giác.
2003
Paul Lauterbur
Sir Peter Mansfield
Mỹ
Anh
Khám phá kỹ thuật hình ảnh chụp cộng hường từ (MRI).
2002
Sydney Brenner
H. Robert Horvitz
John E. Sulston
Anh
Mỹ
Anh
Khám phá cơ chế di truyền điều hòa sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể và hiện tượng tế bào chết theo lập trình (apoptosis).
2001
Leland H. Hartwell
Tim Hunt
Sir Paul Nurse
Mỹ
Anh
Anh
Khám phá ra các phân tử quan trọng điều hòa chu trình tế bào.
2000
Arvid Carlsson
Paul Greengard
Eric Kandel
Thụy Điển
Mỹ
Áo, Mỹ
Khám phá cơ chế dẫn truyền tín hiệu trong hệ thần kinh (thông qua synap).
1999
Günter Blobel
Mỹ, Đức
Khám phá các phân tử protein chứa một hoặc nhiều trình tự tín hiệu trong cấu trúc của chúng. Các trình tự tín hiệu này giúp định hướng protein đến đúng vị trí của chúng để có thể thự hiện được đúng chức năng.
1998
Robert F. Furchgott
Louis Ignarro
Ferid Murad
Mỹ
Mỹ
Mỹ
Khám phá khí NO (nitric oxide) do tế bào nội mô mạch máu tổng hợp có vai trò như một phân tử tín hiệu giúp điều hòa hệ tim mạch.
1997
Stanley B. Prusiner
Mỹ
Khám phá prion – một phân tử protein có khả năng gây bệnh.
1996
Peter C. Doherty
Rolf M. Zinkernagel
Úc
Thụy Sĩ
Khám phá cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào (Lympho T).
1995
Edward B. Lewis
Christiane Nüsslein-Volhard
Eric F. Wieschaus
Mỹ
Đức
Mỹ
Khám phá cơ chế kiểm soát quá trình biệt hóa tế bào trong giai đoạn phát triển sớm của phôi.
1994
Richard J. Roberts
Phillip A. Sharp
Mỹ
Mỹ
Khám quá protein G (protein liên kết với GTP) và vai trò của protein này trong cơ chế truyền tin nội bào.
1993
Richard J. Roberts
Phillip A. Sharp
Anh
Mỹ
Khám phá cơ chế RNA loại bỏ các trình tự intron ra và kết hợp các trình tự exon lại với nhau để dịch mã thành protein.
1992
Edmond H. Fischer
Edwin G. Krebs
Thụy Sĩ, Mỹ
Mỹ
Khám phá quá trình gắn hoặc loại nhóm phosphate cũng là một cơ chế điều hòa sinh học.
1991
Erwin Neher
Bert Sakmann
Đức
Đức
Khám phá cơ chế vận chuyển các ion ra/vào tế bào thông qua các kênh ion trên màng tế bào.
1990
Joseph E. Murray
E. Donnall Thomas
Mỹ
Mỹ
Khám phá phương pháp giúp chống thải loại mảnh ghép khi cấy ghép tế bào (ghép tủy) và cấy ghép cơ quan (ghép thận…).
1989
J. Michael Bishop
Harold E. Varmus
Mỹ
Mỹ
Khám phá nguồn gốc của các gene sinh ung thư (oncogene) của virus là từ tế bào vật chủ.
1988
Sir James W. Black
Gertrude B. Elion
George H. Hitchings
Scotland, Anh
Mỹ
Mỹ
Khám phá nhiều loại thuốc mới cũng như cơ chế của chúng trong điều trị bệnh.
1987
Susumu Tonegawa
Nhật
Khám phá cơ chế di truyền giúp tạo ra sự đa dạng kháng thể.
1986
Stanley Cohen
Rita Levi-Montalcini
Mỹ
Ý, Mỹ
Khám phá các yếu tố tăng trưởng (yếu tố tăng trưởng thần kinh, yếu tố tăng trưởng biểu bì).
1985
Michael S. Brown
Joseph L. Goldstein
Mỹ
Mỹ
Khám phá quá trình điều hòa chuyển hóa cholesterol.
1984
Niels K. Jerne
Georges J.F Köhler
César Milstein
Đan Mạch
Đức
Argentina, Anh
Khám phá cơ chế tế bào lympho T được huấn luyện tại tuyến ức để nhận diện các thành phần của bản thân (tránh phản ứng tự miễn). Khám phá nguyên lý giúp sản xuất kháng thể đơn dòng.
1983
Barbara McClintock
Mỹ
Khám phá các gene nhảy hay còn gọi là các yếu tố di truyền di động (giải thích hiện tượng nhiều màu hạt trên cùng một quả bắp…).
1982
Sune K. Bergström
Bengt I. Samuelsson
John R. Vane
Thụy Điển
Thụy Điển
Anh
1981
Roger W. Sperry
Mỹ
Khám phá sự chuyên hóa về chức năng của các bán cầu đại não: Bán cầu não trái chuyên về khả năng ngôn ngữ, toán học, tư duy phản biện; Và bán cầu não phải chuyên về nhận thức không gian, nhận thức các âm thanh phức tạp (ví dụ âm nhạc).
David H. Hubel
Torsten N. Wiesel
Mỹ
Thụy Điển
Khám phá quá trình xử lý hình ảnh của hệ thống thị giác, đặc biệt là hoạt động của các neuron tại vùng vỏ não thị giác sơ cấp khi có kích thích ánh sáng.
1980
Baruj Benacerraf
Jean Dausset
George D. Snell
Veneuzela, Mỹ
Pháp
Mỹ
Khám phá các gene mã hóa cho các protein trên bề mặt màng tế bào giúp hệ miễn dịch nhận diện các tác nhân lạ, các gene này được gọi là phức hợp tương hợp mô chính (MHC). Khi cấy ghép cơ quan hoặc cấy ghép tế bào, để tránh thải loại miễn dịch, yêu cầu người cho và người nhận phải có sự tương hợp MHC (ở người gọi là HLA) ở mức độ nhất định.
1979
Allan M. Cormack
Godfrey N. Hounsfield
Nam Phi, Mỹ
Anh
Khám phá phương pháp chụp cắt lớp vi tính (chụp CT).
1978
Werner Arber
Daniel Nathans
Hamilton O. Smith
Thụy Sĩ
Mỹ
Mỹ
Khám phá enzyme cắt giới hạn và ứng dụng của chúng trong sinh học phân tử như: công nghệ tái tổ hợp gene, giải trình tự gene…
1977
Roger Guillemin
Andrew V. Schally
Pháp, Mỹ
Ba Lan, Mỹ
Khám phá các hormone peptide ở não. Ví dụ hormone được sản xuất tại vùng dưới đồi (TRH, GnRH).
Rosalyn Yalow
Mỹ
Phát triển phương pháp phân tích miễn dịch đánh dấu bằng phóng xạ – RIA (tiền thân của phương pháp ELISA) giúp xác định sự hiện diện cũng như nồng độ của các phân tử sinh học. Ví dụ: Xác định kháng nguyên của tác nhân gây bệnh, định lượng hormone, kháng thể…
1976
Baruch S. Blumberg
Mỹ
Khám phá ra một loại virus gây viêm gan (HBV), phát triển phương pháp xét nghiệm HBV và vaccine HBV.
D. Carleton Gajdusek
Mỹ
Đóng góp trong nghiên cứu bệnh Kuru, một bệnh do tác nhân là prion gây ra.
1975
David Baltimore
Renato Dulbecco
Howard Martin Temin
Mỹ
Ý, Mỹ
Mỹ
Khám phá các virus sinh ung thư có thể chèn vật liệu di truyền của chúng vào bộ gene của vật chủ.
1974
Albert Claude
Christian de Duve
George E. Palade
Bỉ
Bỉ
Mỹ
Sử dụng phương pháp ly tâm và kính hiển vi điện tử để nguyên cứu cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào.
1973
Karl von Frisch
Konrad Lorenz
Nikolaas Tinbergen
Đức
Áo
Hà Lan, Anh
1972
Gerald M. Edelman
Rodney R. Porter
Mỹ
Anh
Khám phá cấu trúc điển hình của kháng thể: Gồm 4 chuỗi polypeptide trong đó có 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ kết hợp thành cấu trúc hình chữ Y.
1971
Earl W. Sutherland
Mỹ
1970
Sir Bernard Katz
Ulf von Euler
Julius Axelrod
Đức, Mỹ
Thụy Điển
Mỹ
Khám phá cơ chế dẫn truyền qua synap. Thông qua các chất trung gian hóa học được dự trữ và giải phóng từ màng trước synapse, khuyếch tán qua khe synapse đến gắn vào receptor tại màng sau synapse.
1969
Max Delbrück
Alfred D. Hershey
Salvador E. Luria
Mỹ
Mỹ
Ý, Mỹ
1968
Robert W. Holley
Har Gobind Khorana
Marshall W. Nirenberg
Mỹ
Ấn Độ, Mỹ
Mỹ
Giải mã mã di truyền (64 codon) và chức năng của nó trong việc tổng hợp protein (trừ 3 codon kết thúc, các codon còn lại sẽ mã hóa cho các amino acid tương ứng).
1967
Ragnar Granit
Haldan Keffer Hartline
George Wald
Thụy Điển
Mỹ
Mỹ
– Khám phá 3 loại tế bào nón nhạy cảm với 3 bước sóng khác nhau.
– Khám phá các tế bào nhận cảm ánh sáng trong võng mạc phối hợp với nhau, để khi một tế bào bị kích thích thì các tế bào lân cận sẽ bị ức chế, điều này giúp tăng khả năng tiếp nhận hình ảnh.
– Khám phá vitamin A là một thành phần quan trọng của rhodopsin – một chất nhạy cảm với ánh sáng nằm ở tế bào que trong võng mạc.
1966
Peyton Rous
Mỹ
Khám phá virus cảm ứng sinh khối u.
Charles Brenton Huggins
Canada, Mỹ
1965
François Jacob
André Lwoff
Jacques Monod
Pháp
Pháp
Pháp
– Khám phá cơ chế gene tự điều hòa việc biểu hiện để phù hợp với môi trường.
– Khám phá một số virus chèn vật liệu di truyền vào tế bào chủ và vật liệu di truyền này sẽ nhân lên cùng với quá trình phân chia của tế bào chủ, và sẽ tạo thành virus khi có tác nhân kích thích.
1964
Konrad Bloch
Feodor Lynen
Đức, Mỹ
Mỹ
– Khám phá các bước hình thành cholesterol từ acetic acid.
1963
Sir John Carew Eccles
Alan Lloyd Hodgkin
Andrew Fielding Huxley
Úc
Anh
Anh
– Khám phá synap ức chế và synap kích thích.
– Khám phá điện thế hoạt động của tế bào được hình thành do sự di chuyển ion kali và ion natri qua kênh ion trên màng tế bào.
1962
Francis Crick
James Watson
Maurice Wilkins
Anh
Mỹ
New Zealand, Mỹ
Khám phá cấu trúc phân tử deoxyribonucleic acid (DNA): Gồm 2 chuỗi polypeptide (đơn phân là các nucleotide A, T, G, C), trong đó các nucleotide ở 2 chuỗi bắt cặp tương ứng với nhau (A-T, G-C) tạo thành chuỗi xoắn kép.
1961
Georg von Békésy
Hungary, Mỹ
Khám phá chức năng của ốc tai trong việc tiếp nhận kích thích âm thanh. Tế bào có lông tại màng nền trong ốc tai có mức độ chuyển động khác nhau phụ thuộc vào tần số của sóng âm. Các tế bào này sẽ tiếp nhận kích thích từ sóng âm và truyền theo dây thần kinh thính giác về não bộ.
1960
Macfarlane Burnet
Peter Brian Medawar
Úc
Anh
Khám phá sự dung nạp miễn dịch đạt được trong quá trình phát triển (hiện tượng không đáp ứng của hệ miễn dịch với các phân tử nhất định). Đặc biệt là quá trình dung nạp miễn dịch đạt được ở giai đoạn bào thai.
1959
Severo Ochoa
Arthur Kornberg
Tây Ban Nha, Mỹ
Mỹ
Khám phá enzyme DNA polymerase và quá trình sinh tổng hợp DNA và RNA.
1958
George Wells Beadle
Edward Lawrie Tatum
Joshua Lederberg
Mỹ
Mỹ
Mỹ
– Khám phá gene thực hiện chức năng thông qua việc điều chỉnh các quá trình sinh hóa trong tế bào. Đưa ra giả thuyết “một gene – một enzyme”.
– Khám phá hiện tượng giao nạp (tiếp hợp) thông qua cầu nối tế bào chất của hai tế bào và tải nạp nhờ virus.
1957
Daniel Bovet
Thụy Sĩ, Ý
Khám phá các thuốc antihistamine, có tác dụng block histamin – một chất quan trọng gây nên các triệu chứng của dị ứng.
1956
André Frédéric Cournand
Werner Forssmann
Dickinson W. Richards
Mỹ
Đức
Mỹ
Khám phá phương pháp đặt catheter vào tim (đặt một ống thông vào buồng tim theo đường tĩnh mạch) để nghiên cứu sinh lý và bệnh lý của hệ tuần hoàn.
1955
Hugo Theodor Theorell
Thụy Điển
1954
John Franklin Enders
Thomas Huckle Weller
Frederick C. Robbins
Mỹ
Mỹ
Mỹ
Khám phá phương pháp nuôi cấy virus gây bại liệt trên nhiều loại mô khác nhau, đặc biệt là mô cơ. Giúp tạo lượng lớn virus bại liệt để sản xuất vaccine bại liệt.
1953
Hans Adolf Krebs
Anh
Khám phá chu trình citric acid (chu trình Krebs).
Fritz Albert Lipmann
Mỹ
Khám phá co-enzyme A và tầm quan trọng của nó – là một chất trung gian của nhiều con đường chuyển hóa vật chất trong tế bào.
1952
Selman A.Waksman
Mỹ
Khám phá streptomycin, kháng sinh đầu tiên điều trị lao hiệu quả.
1951
Max Theiler
Nam Phi
1950
Edward Calvin Kendall
Tadeus Reichstein
Philip Showalter Hench
Mỹ
Thụy Sỹ
Mỹ
1949
Walter Rudolf Hess
Thụy Sỹ
Khám phá các vùng và chức năng của não trung gian, đặc biệt là chức năng của vùng dưới đồi.
Antonio Egas Moniz
Bồ Đào Nha
Phát triển phương pháp phẫu thuật thùy não (lobotomy) để điều trị các rối loạn tâm thần. Do tác dụng phụ quá lớn, đến những năm 1970 một số bang của Mỹ đã cấm thực hiện phương pháp này và ngày nay lobotomy gần như không còn được thực hiện.
1948
Paul Hermann Müller
Thụy Sĩ
Khám phá DDT (Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane) có hiệu quả cao trong việc diệt côn trùng truyền bệnh như chấy, rận, muỗi. Do gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe, ngày nay DDT đã bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia.
1947
Carl Ferdinand Cori
Gerty Cori
Bernardo Houssay
Áo, Mỹ
Áo, Mỹ
Argentina
– Khám phá chu trình Cori và quá trình chuyển hóa glycogen.
– Khám phá vai trò của hormone thùy trước tuyến yên đối với sự chuyển hóa đường.
1946
Hermann Joseph Muller
Mỹ
Khám phá cách tạo ra đột biến bằng phương pháp chiếu xạ (tia X).
1945
Sir Alexander Fleming
Ernst Boris Chain
Sir Howard Walter Florey
Anh
Anh
Úc
Khám phá kháng sinh pennicilin và tác dụng chữa trị các bệnh nhiễm trùng của nó.
1944
Joseph Erlanger
Herbert Spencer Gasser
Mỹ
Mỹ
– Khám phá các dạng khác nhau của tế bào thần kinh (neuron).
– Khám phá rằng ngưỡng kích thích và tốc độ dẫn truyền điện thế hoạt động trên các loại neuron khác nhau thì khác nhau. (Vận tốc dẫn truyền điện thế hoạt động trên sợi trục của tế bào thần kinh tỉ lệ với đường kính sợi trục.)
1943
Henrik Carl Peter Dam
Đan Mạch
Phát hiện ra vitamin K và vai trò của nó trong việc giúp đông máu.
Edward Adelbert Doisy
Mỹ
Tinh chế và khám phá bản chất hóa học của vitamin K.
1942
KHÔNG TRAO GIẢI
1941
KHÔNG TRAO GIẢI
1940
KHÔNG TRAO GIẢI
1939
Gerhard Domagk
Đức
Khám phá ra tác dụng kháng khuẩn của Prontosil (sulfonamides).
1938
Corneille Heymans
Bỉ
Khám phá các thụ thể hóa học ở động mạch cảnh tham gia điều hòa hô hấp.
1937
Albert Szent-Györgyi
Hungary
– Khám phá vitamin C.
– Nghiên cứu về hô hấp tế bào, vai trò của fumaric acid trong chu trình Krebs.
1936
Henry Hallett Dale
Otto Loewi
Anh
Đức, Áo, Mỹ
Khám phá acetycholine – là một chất dẫn truyền thần kinh.
1935
Hans Spemann
Đức
1934
George Hoyt Whipple
George Richards Minot
William Parry Murphy
Mỹ
Mỹ
Mỹ
Khám phá việc ăn gan động vật (gan chứa nhiều vitamin B12) có thể tăng số lượng hồng cầu, giúp điều trị thiếu máu (do thiếu vitamin B12).
1933
Thomas Hunt Morgan
Mỹ
– Khám phá vai trò của nhiễm sắc thể trong di truyền (gene chứa trong nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào).
– Khám phá hiện tượng trao đổi chéo giữa hai nhiễm sắc thể.
1932
Charles Scott Sherrington
Edgar Douglas Adrian
Anh
Anh
Khám phá chức năng của tế bào thần kinh (neuron).
1931
Otto Heinrich Warburg
Đức
Nghiên cứu bản chất và cơ chế tác động của hemoglobin (một enzyme hô hấp).
1930
Karl Landsteiner
Áo
Khám phá hệ nhóm máu ABO và cơ chế truyền máu.
1929
Frederick G. Hopkins
Anh
Khám phá vitamin – một loại chất với lượng nhỏ nhưng cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Christiaan Eijkman
Hà Lan
Khám phá một loại chất có trong vỏ trấu giúp điều trị bệnh Beriberi, chất này được gọi là vitamin (vitamin B1).
1928
Charles Nicolle
Pháp
1927
Julius Wagner-Jauregg
Áo
Khám phá việc gây sốt (ví dụ gây sốt bằng cách gây nhiễm chủng ký sinh trùng sốt rét lành tính) để điều trị bại liệt (general paralysis).
1926
Johannes Fibiger
Đan Mạch
Khám phá một loại giun tròn ký sinh ở chuột là Spiroptera carcinoma cảm ứng sinh ung thư dạ dày ở chuột (sau này các nhà khoa học xác nhận lại Spiroptera carcinoma không phải là tác nhân sinh ung thư).
1925
KHÔNG TRAO GIẢI
1924
Willem Einthoven
Hà Lan
Khám phá cơ chế ghi điện tim (ECG).
1923
Frederick G. Banting
John Macleod
Canada
Anh
Khám phá ra cách thu nhận insulin từ tuyến tụy và ứng dụng insulin trong điều trị bệnh tiểu đường.
1922
Archibald Vivian Hill
Anh
Otto Fritz Meyerhof
Đức
Khám phá mối liên hệ giữa việc tiêu thụ oxygen và chuyển hóa acid lactic tại mô cơ.
1921
KHÔNG TRAO GIẢI
1920
August Krogh
Đan Mạch
Khám phá cơ chế điều hòa lượng máu đến mao mạch của mô (bằng cách đóng hoặc mở các cơ thắt tiền mao mạch).
1919
Jules Bordet
Bỉ
1918
KHÔNG TRAO GIẢI
1917
KHÔNG TRAO GIẢI
1916
KHÔNG TRAO GIẢI
1915
KHÔNG TRAO GIẢI
1914
Robert Bárány
Áo-Hung
Nghiên cứu sinh lý và bệnh lý của hệ tiền đình.
1913
Charles Robert Richet
Pháp
Nghiên cứu về phản vệ và dị ứng.
1912
Alexis Carrel
Pháp
Nghiên cứu về nối mạch máu và ghép cơ quan.
1911
Allvar Gullstrand
Thụy Điển
Nghiên cứu cơ chế mắt thu nhận hình ảnh của vật.
1910
Albrecht Kossel
Đức
1909
Emil Theodor Kocher
Thụy Sĩ
Nghiên cứu về sinh lý, bệnh lý và phẫu thuật tuyến giáp.
1908
Ilya Ilyich Mechnikov
Paul Ehrlich
Nga
Đức
– Khám phá khả năng thực bào của các tế bào miễn dịch. Ví dụ: đại thực bào, neutrophil.
– Khám phá phương pháp kháng huyết thanh để điều trị bệnh bạch hầu.
1907
Charles Laveran
Pháp
Khám phá bệnh sốt rét do một loại ký sinh trùng đơn bào gây ra (Plasmodium).
1906
Camillo Golgi
Santiago Ramón y Cajal
Ý
Tây Ban Nha
Phát triển phương pháp nhuộm tế bào thần kinh bằng bạc nitrate, góp phần nghiên cứu cấu trúc của hệ thần kinh.
1905
Robert Koch
Đức
Các công trình nghiên cứu về bệnh lao.
1904
Ivan Petrovich Pavlov
Nga
Các công trình nghiên cứu về sinh lý hệ tiêu hóa.
1903
Niels Ryberg Finsen
Đan Mạch
Khám phá phương pháp sử dụng ánh sáng cực tím (UV) để tiêu diệt vi khuẩn, ứng dụng điều trị bệnh lao da (Lupus vulgaris).
1902
Ronald Ross
Anh
Các nghiên cứu về bệnh sốt rét.
1901
Emil Adolf von Behring
Đức
Khám phá phương pháp điều trị bằng huyết thanh, đặc biệt là cách sử dụng huyết thanh ngựa chứa kháng thể kháng bạch hầu để chữa bệnh bạch hầ
Giải Nobel Y Học Năm 2008
06.10.2008
Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Thụy Điển vừa công bố giải Nobel về lĩnh vực Y học. Giải thưởng năm nay được trao cho bác sĩ, nhà khoa học người Đức Harald zur Hausen, người phát hiện ra Virus gây ung thư cổ tử cung ( papilloma virus). Hai nhà khoa học người Pháp là Prançoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier cùng được vinh danh trong giải thưởng này với công lao trong nghiên cứu nguyên nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (acquired immunodeficiency syndrome: AIDS) ở người – loại virus có tên human immunodeficiency virus mà ta quen gọi là virus HIV.
Ung thư do virus là lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của zur Hausen. Năm 1976 ông công bố bài báo với giả thuyết papillomavirrus (loại virus có thể xâm nhiễm và gây bệnh qua da và niêm mạc) có khả năng gây ung thư cổ tử cung (trong số các papillomavirus, một số có khả năng gây nhiễm qua đường sinh dục và có khả năng gây khối u). Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy nhiều týp papillomavirus ở người là nguyên nhân của hầu hết các loại tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Một thời gian dài zur Hausen tập trung nghiên cứu vác-xin cho bệnh này. Ba muơi năm sau công bố giả thuyết bệnh, vào năm 2006, vác-xin phòng bệnh đã được biết đến rộng rãi trên thị trường.
Với những đóng góp khoa học này, Harald zur Hausen được trao các giải thưởng: Giải thưởng mang tên Robert Koch (1975); giải thưởng Charles S. Mott (1986); giải thưởng Paul-Ehrlich-và-Ludwig-Darmstaedter (1994); Huy chương Virchow của ĐH Wurzburg (2000); giải thưởng Đại thập tự (2004); phần thưởng William B. Coley cho nghiên cứu miễn dịch học cơ bản và ung thư (2006); giải Nobel y học – sinh lý học 2008.
Harald zur Hausen được các trường ĐH Chicago, Umeå, Praha, Salford, Helsinki và Erlangen-Nuremberg cấp bằng tiến sỹ danh dự.
Françoise Barré-Sinoussi sinh ngày 30 tháng 7 năm 1947 tại Paris (Pháp) và làm việc tại Viện Pasteur Paris từ đầu những năm 70. Bà nghiên cứu chuyên sâu về retroviruses. Những thành công trong nghiên cứu của bà đã giúp con người tìm ra virus HIV vào năm 1983. Cũng như những bệnh do vi sinh vật khác, việc tìm ra HIV là bước khởi đầu để con người tìm kiếm những phương pháp chẩn đoán và biện phát phòng, trị bệnh. Những kết quả nghiên cứu về hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), con đường lây truyền HIV từ mẹ sang con là những nội dung chính trong hơn 200 bài báo khoa học và hơn 250 báo cáo tại các hội nghị khoa học quốc tế mà bà là đồng tác giả. Cùng với những công trình đó, bà đã đào tạo, bồi dưỡng nhiều nhà khoa học, chuyên gia trẻ về HIV/AIDS cho khoa học thế giới.
Barré-Sinoussi là thành viên nhiều hiệp hội, tổ chức nghiên cứu HIV/AISD của Pháp và thế giới. Bà cũng là tư vấn cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Từ năm 1980, Barré-Sinoussi bắt đầu điều phối nhiều mạng lưới đa lĩnh vực thuộc các chương trinh phòng, chống HIV/AIDS tại các nước đang phát triển.
Với những đóng góp cho nền y học thế giới, ngày hôm nay vinh dự giành cho bà chính là giải Nobel Y học-Sinh lý học 2008 cùng với hai đồng nghiệp của mình, một người đồng hương (nhà virus học Luc Montagnier) và một GS người Đức, ông Harald zur Hausen.
Tuy vậy. hai nhà khoa học vẫn không dừng chỉ trích nhau sau đó cho đến khi nguyên tổng thống Pháp Mitterrand và nguyên tổng thống Mỹ Reagan gặp nhau và cho rằng sự việc cần được giải quyết. Các nhà khoa học thống nhất rằng công trạng nên được chia đều và cả hai tên gọi virus LAV và HTLV-III) được bỏ vào năm 1986 để thay bằng tên virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human immunodeficiency virus; HIV – cách viết theo tiếng Anh và virus de l’immunodéficience humaine (VIH) – tiếng Pháp). Tháng 11 năm 1990, Cơ quan bảo vệ tính liêm chính khoa học thuộc Viện y tế Hoa kỳ ủy quyền cho nhóm nghiên cứu của hãng Roche phân tích mẫu còn lưu trữ của Viện Pasteur và của Phòng thí nghiệm sinh học tế bào ung thư trong khoảng thời gian từ năm 1983 đến 1985. Kết luận được đưa ra là virus được Robert Gallo tìm thấy giống với những gì Montagnier đã phát hiện được trước đó.
Luc Montagnier là đồng sáng lập viên của Quỹ nghiên cứu và phòng chống AIDS thế giới, tham gia chỉ đạo chương trình hợp tác nghiên cứu virus quốc tế. Ông đã được trao hơn 20 giải thưởng khoa học lớn trong đó có phần thưởng cao quý, giải Nobel Y cho lĩnh vực Y học – Sinh lý học 2008.
Lê Minh Khôi & Nguyễn Bá Tiếp
Deustchlandfunk
Nobelprize.org [1]
Lộ Diện Chủ Nhân Giải Nobel Y Học 2022
Giải thưởng danh giá năm nay được trao cho 3 nhà khoa học Harvey J. Alter, Michael Houghton và Charles M. Rice vì những phát hiện tinh tế dẫn đến việc xác định một loại virus mới, virus Viêm gan C.
Ông Harvey J. Alter là nhà khoa học người Mỹ tại Viện Y tế Quốc gia (NIH), ông Michael Houghton là nhà khoa học người Anh làm việc tại Trường ĐH Alberta (Canada). Người thứ 3 là Charles M. Rice, chuyên gia về virus học người Mỹ tại Trường ĐH Rockefeller.
Theo Ủy ban Nobel, cả 3 được vinh danh vì đóng góp mang tính quyết định trong cuộc chiến chống lại bệnh viêm gan lây truyền qua đường máu, một vấn đề sức khỏe toàn cầu gây ra xơ gan và ung thư gan giai đoạn cuối.
Các nghiên cứu về bệnh viêm gan do truyền máu của nhà khoa học Harvey J. Alter đã chứng minh rằng một loại virus không xác định là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm gan mãn tính. Trong khi đó, ông Michael Houghton đã sử dụng chiến lược chưa được thử nghiệm để phân lập bộ gien của virus viêm gan C. Nhà khoa học Charles M. Rice đã cung cấp bằng chứng cuối cùng cho thấy chỉ riêng virus viêm gan C có thể gây ra bệnh viêm gan.
Phát hiện của các nhà khoa học giành giải Nobel Y học năm 2020 giúp làm rõ đươc nguyên nhân những ca bệnh viêm gan mạn tính, mở ra khả năng xét nghiệm máu và phát triển thuốc điều trị giúp cứu sống hàng triệu người.
Thông báo của Ủy ban Nobel cho rằng nhờ những phát hiện của các nhà khoa học, các bộ xét nghiệm máu độ nhạy cao tìm virus đã được phổ biến, góp phần đẩy lùi viêm gan ở nhiều nơi trên thế giới, cải thiện đáng kể sức khỏe toàn cầu. Phát hiện của 3 nhà khoa học cũng giúp phát triển nhanh chóng các loại thuốc kháng virus chống viêm gan C. Lần đầu tiên trong lịch sử, căn bệnh này có thể được chữa khỏi, làm tăng hy vọng xóa sổ viêm gan C trên thế giới.
Giải thưởng Nobel y học mang ý nghĩa đặc biệt trong năm nay do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, nêu bật tầm quan trọng của nghiên cứu y học đối với các xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới.
Giải thưởng danh giá đi kèm với huy chương vàng và số tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (hơn 1,1 triệu USD).
Theo sau giải Nobel Y sinh, giải Nobel Vật lý và Nobel Hóa học sẽ được trao lần lượt trong các ngày 6 và 7-10. Tiếp đến là giải Nobel văn chương và Nobel Hòa Bình sẽ được công bố trong ngày 8 và 9-10. Cuối cùng là giải Nobel Kinh tế sẽ được trao vào ngày 12-10.
Xuân Mai (Theo AP)
Đồng Hồ Sinh Học Và Giải Nobel Y Học 2022
Khám phá về nhịp sinh học ngày đêm, đồng hồ sinh học, này giúp chúng ta hiểu được bí ẩn: Tại sao con người cần ngủ?, và Tại sao giấc ngủ lại diễn ra?
Nhịp sinh học là gì? Có bao nhiêu loại nhịp sinh học?Nhịp sinh học (biological rhythm) là chu kỳ tự nhiên về những thay đổi trong cơ thể như nồng độ sinh hóa chất hoặc các chức năng. Nhịp sinh học đóng vai một đồng hồ “chủ” đồng bộ hóa các đồng hồ khác trong cơ thể. “Đồng hồ” sinh học này nằm trên não bộ, cấu thành từ hàng ngàn tế bào thần kinh giúp đồng bộ các chức năng và hoạt động thể chất, tinh thần và hành vi đáp ứng với ánh sáng và bóng tối. Tốm lại, đồng hồ điều chỉnh nhiều chức năng bao gồm: thời gian ngủ, sự thèm ăn, thân nhiệt, nồng độ các hormone, sự tỉnh táo, hoạt động thể chất, huyết áp, khả năng phản ứng…
Có bốn loại nhịp sinh học: (1) nhịp sinh học hàng ngày (circadian rhythms, light-dark cycle) chu kỳ 24 giờ bao gồm nhịp điệu sinh lý và hành vi như ngủ; (2) nhịp điệu ngày (diurnal rhythms) nhịp điệu sinh học được đồng bộ hóa với ngày và đêm; (3) nhịp sinh học ngắn (ultradian rhythms) nhịp sinh học với thời gian ngắn hơn và tần suất cao hơn; (4) nhịp sinh học dài (infradian): nhịp kéo dài hơn 24 giờ, như chu kỳ kinh nguyệt.
Nhịp hàng ngày hay “đồng hồ sinh học”
Vào năm 1984, Hall và Rosbash, cộng tác tại Đại học Brandeis, và Young, tại Đại học Rockefeller, độc lập đã phân lập được gen kiểm soát nhịp sinh học hàng ngày (circadian rhythm) ở con ruồi giấm. Gene này, được gọi là period (giai đoạn), mã hoá một protein đặt tên là PER, có nồng độ lượng đỉnh vào ban đêm và giảm vào ban ngày. Số lượng PER được kiểm soát bởi một cơ chế phản hồi ngược âm (negative feedback) ức chế tác dụng của nó.
Sau này, các nhà nghiên cứu khác đã xác định được nhiều gen khác tham gia vào chu kỳ này. Ví dụ, các protein CLOCK và CYCLE cũng điều chỉnh việc sản xuất PER và TIMELESS.
Các protein đồng hồ này được chia sẻ trong các sinh vật từ ruồi giấm đến người. Millar ĐH Edinburgh cho rằng: “Đồng hồ sinh học gần như phổ biến ở các tế bào sinh vật cao cấp chi phối việc tổ chức thời gian của tất cả các tế bào”.
Nobel y học 2017: công trình về đồng hồ sinh học
Ba nhà khoa học Mỹ đã giành được giải Nobel về sinh lý học năm nay nhờ khám phá của họ về bộ máy sinh học siêu nhỏ kiểm soát nhịp điệu sinh học hàng ngày, đồng hồ sinh học, của cơ thể con người.
Ủy ban Nobel, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, nhận định “Những khám phá thay đổi mô hình của ba nhà khoa học đã đưa ra những nguyên tắc then chốt của đồng hồ sinh học và mở ra ngàng Thời sinh học (chronobiology)”, và hy vọng rằng “Trong những năm tiếp theo, các thành phần phân tử khác của cơ chế đồng hồ đã được làm sáng tỏ, giải thích tính ổn định và chức năng của nó.”
Đôi điều bàn luận
Đồng hồ sinh học là yếu tố chính của sinh vật sống trên trái đất, nó hiện diện trong mỗi tế bào của mỗi cơ thể, từ sinh vật từ đơn giản đến phức tạp, từ con vi khuẩn nhỏ bé đến một cây đại thụ.
Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi người chúng ta đều có một “kiểu thời gian” (chronotype) khác nhau xác định về mặt di truyền học, nên thời gian ngủ “lý tưởng” trong chu kỳ 24 giờ. Phát hiện này giải thích lý do tại sao lại có người chỉ làm việc ban ngày (morning people, người buổi sáng) và người làm việc thâu đêm (night owl, “cú đêm”). Brian Resnick lập luận là do con người có thể thiết lập lịch trình làm việc riêng cho mình.
Nhiều yếu tố ngoại cảnh, môi trường có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học như ánh sáng mặt trời, thuốc lá, cà phê, dược phẩm…. Những tình huống sau đây cho thấy đồng hồ sinh học có ảnh hưởng rõ lên sức khỏe con người: (1) Hiện tượng jet-lag, thay đổi múi giờ khi đi máy bay, sẽ làm rối loạn giấc ngủ, gia tăng tỉ lệ mắc bệnh khác nhau; (2) Những người có giờ giấc công việc không ổn định, làm việc “ca ba”, làm ngoài giờ như: nhân viên y tế, lái xe, phi công, cong nhân đứng máy, nhân viên cảnh sát, lính cứu hỏa… thường có nguy cơ rối loạn nhịp sinh học cao cho nên họ phải nhận thêm phụ cấp độc hại, (3) Trong y khoa, ăn vào buổi tối có nguy cơ bệnh nội tiết và chuyển hoá tăng và nhịp sinh học cũng có ảnh hưởng đến chuyển hóa và tác dụng các loại dược phẩm: có thuốc phải uống buổi sáng, bụng đói có thuốc phải uống sau ăn…
chúng tôi Trần Bá Thoại Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Nobel Y Học : Từ 1901 Đến Nay trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!