Đề Xuất 5/2023 # Giải Phóng Miền Nam, Ca Sĩ: Nhạc Chuông # Top 7 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 5/2023 # Giải Phóng Miền Nam, Ca Sĩ: Nhạc Chuông # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Phóng Miền Nam, Ca Sĩ: Nhạc Chuông mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải phóng miền Ŋam chúng ta cùng quуết tiến Ƅước. Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước. Ôi xương tan máu rơi. Lòng hận thù ngất trời. Sông núi bao nhiêu năm cắt rời. Đây Cửu Long hùng tráng. Đây Trường Sơn vinh quang thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù. Vai sát vai chung một bóng cờ. Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng. Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng. Thề cứu lấy nước nhà. Thề hy sinh đến cùng. Cầm gươm ôm súng xông tới. Vận nước đã đến rồi bình minh chiếu khắp nơi. Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước. Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước. Ôi xương tan máu rơi. Lòng hận thù ngất trời. Sông núi bao nhiêu năm cắt rời. Đây Cửu Long hùng tráng. Đây Trường Sơn vinh quang thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù. Vai sát vai chung một bóng cờ. Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng. Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng. Thề cứu lấy nước nhà. Thề hy sinh đến cùng. Cầm gươm ôm súng xông tới. Vận nước đã đến rồi bình minh chiếu khắp nơi. Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời. Ôi xương tan máu rơi. Lòng hận thù ngất trời. Sông núi bao nhiêu năm cắt rời. Đây Cửu Long hùng tráng. Đây Trường Sơn vinh quang thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù. Vai sát vai chung một bóng cờ. Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng. Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng. Thề cứu lấy nước nhà. Thề hy sinh đến cùng. Cầm gươm ôm súng xông tới. Vận nước đã đến rồi bình minh chiếu khắp nơi. Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời. Vận nước đã đến rồi bình minh chiếu khắp nơi. Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời.

Hướng dẫn tải nhạc chuông “Giải phóng Miền Nam”

Nhạc Chuông Mp3 Giải Phóng Miền Nam

Lời Nhạc Chuông Giải Phóng Miền Nam – Top Ca

Chưa có lời bài hát Giải Phóng Miền Nam – Top Ca Sử dụng nhạc chuông Giải Phóng Miền Nam – Top Ca xứng đáng là bản nhạc dành riêng cho bạn cùng 123 Nhạc chuông. Dựa theo các con số trên bảng xếp hạng âm nhạc thì Giải Phóng Miền Nam – Top Ca là Nếu bạn đang tìm một bản nhạc song hành cùng mình khi học tập và làm việc thì đây rồi, Giải Phóng Miền Nam – Top Ca chính là thứ bạn cần. Nhạc chuông Giải Phóng Miền Nam – Top Ca 320kbps mới nhất Nghe nhạc chuông hay Giải Phóng Miền Nam – Top Ca hay chất lượng cao ở đâu là tốt nhất? Hãy đến với 123 Nhạc chuông bạn sẽ được nghe bản nhạc chuông hay Giải Phóng Miền Nam – Top Ca hay và chất lượng nhất Việt Nam!

Chưa có lời bài hát Giải Phóng Miền Nam – Top CaSử dụng nhạc chuông Giải Phóng Miền Nam – Top Ca xứng đáng là bản nhạc dành riêng cho bạn cùng 123 Nhạc chuông. Dựa theo các con số trên bảng xếp hạng âm nhạc thì Giải Phóng Miền Nam – Top Ca là Tai Nhac Chuong cần phải có Nhạc Chuông Cho điện Thoại trên điện thoại của bạn, thưởng thức ngay thôiNếu bạn đang tìm một bản nhạc song hành cùng mình khi học tập và làm việc thì đây rồi, Giải Phóng Miền Nam – Top Ca chính là thứ bạn cần. Nhạc chuông Giải Phóng Miền Nam – Top Ca 320kbps mới nhấtNghe nhạc chuông hay Giải Phóng Miền Nam – Top Ca hay chất lượng cao ở đâu là tốt nhất? Hãy đến với 123 Nhạc chuông bạn sẽ được nghe bản nhạc chuông hay Giải Phóng Miền Nam – Top Ca hay và chất lượng nhất Việt Nam!

Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận Với Bản Hùng Ca

Nhạc phẩm Giải phóng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận từ lâu đã trở thành tượng đài bằng âm thanh, một bản hùng ca bất hủ. Giải phóng Điện Biên được chọn làm nhạc hiệu chính thức hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc hoàn cảnh ra đời bài hát này.

Mùa xuân 1954, nhạc sĩ Đỗ Nhuận – Trưởng đoàn văn công Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đoàn lên Tây Bắc tham gia “Chiến dịch Trần Đình” (mật danh của chiến dịch Biện Biên Phủ). Chiến dịch rất quyết liệt, kéo dài nên không được phép tập trung đông người để xem biểu diễn. Đoàn phải phân tán thành từng tốp từ 3 đến 5 diễn viên xuống tận chiến hào, vào từng hầm cấp cứu thương binh để biểu diễn phục vụ bộ đội, dân công. Không chỉ là nghệ sĩ, mỗi ca sĩ, nhạc công… đều là chiến sĩ thực thụ. Từ Trưởng đoàn đến diễn viên đều tham gia làm đường, tải đạn, lương thực, thực phẩm cho các đơn vị chiến đấu với tinh thần “Tất cả để chiến thắng”.

Cuộc chiến kéo dài tới ngày thứ 50. Sáng hôm ấy, nhạc sĩ Đỗ Nhuận cùng anh chị em văn công đang san lấp hố bom dọc đường, gặp một cán bộ tuyên huấn mặt trận tìm đến. Với giọng nói đầy lạc quan, anh nói với nhạc sĩ Đỗ Nhuận như để mọi người cùng nghe: “Thắng đến nơi rồi. Đỗ Nhuận phải sáng tác một ca khúc mừng chiến thắng, kẻo không đuổi kịp cánh lính bộ binh xung kích đó…”.

Đêm hôm ấy, nhạc sĩ Đỗ Nhuận ôm cây đàn ghi-ta bập bùng tìm giai điệu, tiết tấu và ca từ và rồi bỗng nhiên anh nẩy ra ca từ: “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về, giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui…”. Và, từ ấy hình ảnh và cảnh quan Tây Bắc cứ như một cuốn phim hiện lên trong ca từ của Đỗ Nhuận: “Bản mường xưa nương lúa mới trồng, kìa đoàn em bé giữa đồng nắm tay xoè hoa” (vũ điệu dân gian của đồng bào Thái)…

Trong một buổi gặp gỡ với báo giới, nhạc sĩ Đỗ Nhuận tâm sự: “Mỗi người, mỗi gia đình, mỗi làng xóm đều hân hoan một niềm vui vô tận. Nhưng niền vui của cả dân tộc là vĩ đại, bởi đã giành được chiến thắng vinh quang trước kẻ thù. Trước hào quang toàn thắng, lòng tôi trào đang một niềm vui. Chân gõ nhịp để tìm tiết tấu và ca từ mà như muốn nhảy lên, reo lên: “Ấy biết bao sướng vui, từ ngày lên Tây Bắc, đồng bào nao nức mong đón ta trở về…”. Khi say mê là thế, khi thanh thản tỉnh táo, tôi ý thức rằng giai điệu dân ca quan họ Bắc Ninh đã thấm đậm trong tâm hồn tôi tự bao giờ. Giai điệu ấy bắt nguồn từ bài dân ca quan họ Bắc Ninh: “Ai xui lúa chín”. Trong bài dân ca đó có câu: “Ấy mấy em nhớ ai, kia là ba bốn nhớ, ấy mấy ba bốn nhớ, chín mười chờ…”. Sở dĩ tôi viết thêm ca từ thứ hai là bởi giá trị lịch sử của nó. Trước khi mở màn chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ta chủ trương: “Đánh nhanh giải quyết nhanh” trong ba bốn ngày là xong. Sau khi nghiên cứu lại tình hình bố phòng của giặc Pháp, chúng đã xây dựng cộng sự vững chắc, hoả lực mạnh, ta không thể tốc chiến tốc thắng được””.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sáng tác ba nhạc phẩm: Hành quân xa, Chiến thắng Him Lam và Giải phóng Điện Biên trong không gian chiến tranh đầy quyết liệt và thời gian chưa đầy hai tháng, quả là một kỷ lục hiếm có. Vì vậy, năm 1996 ông đã được Nhà nước ta tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) với những nhạc phẩm xuất sắc như: Nhớ chiến khu, Du kích sống Thao, Việt Nam quê hương tôi…

(Theo Nhà Báo và Công Luận)

Ấn Tượng “Giải Phóng Điện Biên”, Nhớ Nhạc Sĩ Đỗ Nhuận

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận

Cuốn sách “Âm thanh cuộc đời” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – con trai ông – trao tận tay tôi. Anh không quên nhắc tôi đọc và góp ý bổ sung. Tôi cảm động đón nhận cuốn sách mà rằng: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là đàn anh của mình, mình kính phục và học tập, còn gì mà phải góp ý. Quả vậy. Tôi may mắn được làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, nên vinh dự có nhiều lần tiếp xúc với nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ông đến để nói chuyện về âm nhạc hoặc đưa tác phẩm mới, có khi đi qua Đài nhớ nhau mà ghé vào thăm. Tôi học được ở ông nhiều điều, trong đó có việc cần thiết cho người sáng tác là: Đi, nghe, đọc, học, viết. Ông đã về với tổ tiên tròn 20 năm (1991), ấy thế mà chúng tôi vẫn như thấy ông mãi còn hiện diện. Bởi vì mở đầu cho một ngày mới nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn là “Chiến thắng Điện Biên” cũng đã tròn 57 năm. Những nét nhạc dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca Thái Tây Bắc như còn xoắn xuýt và đồng hành với ông, và cả chúng ta trong chùm 3 bài hát về Điện Biên Phủ. Một chiến dịch mà ông được trực tiếp tham gia, xứng đáng là người nhạc sĩ chiến sĩ. Với “Đâu có giặc là ta cứ đi” – tên ban đầu của của bài “Hành quân xa” (1953) ông đã khái quát được chân dung người chiến sĩ quân đội, gồm 16 ô nhịp và có 3 lời – mà đại đội 267 thuộc đại đoàn 308 nơi ông thuộc phiên chế và hoàn thành tác phẩm. Bài hát mang đậm chất dân ca Bắc Bộ nhưng cấu trúc không theo thủ pháp “cân phương, đối tỷ” của phong cách Châu Âu, ông viết theo âm điệu Sol dân tộc (sol, la, dô, rê, mí), nó thể hiện được ý chí tiến công và cũng rất phơi phới yêu đời của người chiến sĩ: Hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi Mắt ta sáng chí căm thù bảo vệ đồng quê ta tiến bước Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Còn “Trên đồi Him Lam”, ông đã khéo léo giới thiệu về trận mở màn – Trận Him Lam của chiến dịch Trần Đình (Tên gọi bí mật của chiến dịch Điện Biên Phủ). Ông miêu tả cảnh xuất kích của bộ đội ta với khí thế hùng mạnh và quyết tâm cao, thể hiện được trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân cả nước. Bài hát cũng khắc họa được nỗi căm thù và niềm tin tưởng nhân đôi của các chiến sĩ với những đồng đội đã hy sinh vì Tổ Quốc : Hôm qua đánh trận Điện Biên Chiến hào xuất kích đồi Him Lam ta tiến vào Đột phá tiềm đạo tiến đánh vào Đi mở đường thắng lợi,ba tháng đổ mồ hôi Ta tới đây quyết diệt cho hết quân thù. … Ở đây chúng ta không quên Bao anh em đồng chí hy sinh trận này Nguyện câu quyết tâm ta phải thắng. Chất liệu của bài hát “Trên đồi Him Lam” được tác giả trộn lẫn giữa giai điệu dân ca của vùng Khu 4 và Khu 3. Sự tìm tòi này của ông từ 5 cung lên 7 cung, pha trộn được điệu thức Sol và Rê, nghe rất “ngọt”. Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về Giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui…

Ca khúc “Giải phóng Điện Biên” Sáng tác: Đỗ Nhuận; Phối khí: Đỗ Hồng Quân. Hợp xướng Học viện Âm nhạc Quốc gia và Đoàn Nghệ thuật Quân khu II biểu diễn. Biên đạo múa: Xuân Thanh. Chỉ huy: Đỗ Hồng Quân.

Nhạc sĩ Dân Huyền

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Phóng Miền Nam, Ca Sĩ: Nhạc Chuông trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!