Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Sbt Lịch Sử 8: Bài 17. Châu Âu Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918 mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Tình hình Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất chịu tác động sâu sắc nhât bởi
A. Sự tan rã của đế quốc Áo-Hung và sự hình thành một số quốc gia mới.
B. Sự vương lên mạnh mẽ về mọi mặt của nước Mĩ
C. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
D. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Bài tập 2 trang 59 SBT Lịch Sử 8
Nét nổi bật cua tình hình các nước Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là :
A. Các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nhờ chiến tranh nên giàu lên nhanh chóng.
B. Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp nặng nề về kinh tế, không ổn định về chính trị.
C. Các nước Châu Âu dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để khôi phục nền kinh tế.
D. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường :TBCN và XHCN.
Bài tập 3 trang 59 SBT Lịch Sử 8
1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá, tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phăng,.. là con số thiệt hại vì Chiến tranh thế giới thứ nhất của
A. Nước Pháp
B. Nước Anh
C. Nước Đức
D. Châu Âu
Bài tập 4 trang 59 SBT Lịch Sử 8
Từ năm 1924 đến năm 1929, tình hình nổi bật ở các nước Châu Âu là
A. tiếp tục lâm vào cuộc khủng hoảng về chính trị
B. nền kinh tế ở hầu hết các nước Châu Âu chưa được phục hồi
C. chính quyên tư sản ở các nước đã ổn định, củng cố nền thống trị, nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.
D. nước Anh vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh, chi phối tình hình mọi mặt ở Châu Âu.
Bài tập 5 trang 60 SBT Lịch Sử 8
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản diến ra vào những năm nào trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
A. 1918-1923
B. 1924-1929
C. 1929-1933
D. 1936-1939
Bài tập 6 trang 60 SBT Lịch Sử 8
Nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế là
A. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Tác động của cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản Châu Âu.
C. Mâu thuẫn về quyền lợi các nước tư bản không giải quyết được.
D. Sản xuất chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho nhân dân, cung vượt quá cầu.
Bài tập 7 trang 60 SBT Lịch Sử 8
Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước tư bản Châu Âu như Anh, Pháp,.. đã thực hiện
A. cải cách kinh tế – xã hội
B. phát xít hoá bộ máy nhà nước, chuẩn bị phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
C. thành lập mặt trận nhân dân.
D. cải cách chính trị để tăng cường quyền lực của nhà nước.
Bài tập 8 trang 60 SBT Lịch Sử 8
Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đại kinh tế là
A. đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các TBCN
B. Để hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ
C. Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau, chủ nghĩa phát xít xuất hiện.
Giải Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 17: Châu Âu Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918
Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
(trang 88 sgk Lịch Sử 8): – Qua bảng thống kê (SGK, trang 88) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức?
Trả lời:
– Sự phát triển của hai ngành kinh tế chủ yếu (than, thép) ở châu Âu thời điểm năm 1929 tăng trưởng nhanh chóng.
– Giữa các nước sự phát triển cũng không đều nhau, Đức vươn lên phát triển nhanh chóng nhất.
(trang 89 sgk Lịch Sử 8): – Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì ?
Trả lời:
– Kết quả: lật đổ nền quân chue, vua Vin-hem II buộc phải thoái vị, thiết lập chế độ Cộng hòa tư sản. Trên cơ sở đó, tháng 11 – 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của Cách mạng Đức.
– Hạn chế: cuộc cách mạng vẫn dừng lại ở tính chất dân chủ tư sản, vì cuối cùng mọi thành quả của cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản.
(trang 89 sgk Lịch Sử 8): – Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
– Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là một yêu cầu khách quan và bức thiết của phong trào công nhân và cách mạng thế giới lúc này. Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nhiều đảng Cộng sản.
– Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã có công lao to lớn trong việc thành lập Quốc tế Cộng sản.
– Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (gọi tắt là Quốc tế II) đã khai mạc ở Mat-xco-va. Đây là một tổ chức cách mạng cảu giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
(trang 90 sgk Lịch Sử 8): – Qua sơ đồ (SGK, trang 90) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 -1931 ?
Trả lời:
– Anh: sản lượng thép sụt giảm.
– Liên Xô: sản xuất thép tăng trưởng nhanh.
(trang 90 sgk Lịch Sử 8): – Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức.
Trả lời:
(trang 92 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp ?
Trả lời:
Để đẩy lùi và đánh bại chủ nghĩa phát xít, Đảng Cộng sản Pháp đã huy động kịp thời quần chúng xuống đường đấu tranh, thống nhất lực lượng, tập hợp các đảng phái, đoàn thể trong mặt trận chung. Đồng thời, Đảng Cộng sản Pháp cũng đề ra cương lĩnh phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân. Kết quả trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi.
Bài 1 (trang 92 sgk Lịch sử 8): Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 -1929.
Lời giải:
– Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế.
– Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).
Bài 2 (trang 92 sgk Lịch sử 8): Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943?
Lời giải:
– Quốc tế Cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.
– Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi nhân dân các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.
Bài 3 (trang 92 sgk Lịch sử 8): Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với các nước tư bản châu Âu ?
Lời giải:
– Kinh tế: tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sức sản xuất…
– Xã hội: nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
– Chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản).
– Quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Bài 4 (trang 92 sgk Lịch sử 8): Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?
Lời giải:
– Ở Pháp: Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung – mặt trận nhân dân Pháp. Cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân.
Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử 8 Bài 13: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914
1. Giải bài 1 trang 44 SBT Lịch sử 8
Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì
A. tranh giành thuộc địa.
B. sự phát triển không đông đều của chủ nghĩa đế quốc.
C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa
D. tranh giành quyền sở hữu của các công ti độc quyền.
Câu 2: Nguyên cớ làm bùng nổ Chiến tranh thứ nhất là
A. Các nước đế quốc mâu thuân gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa.
B. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Xéc-bi.
D. Anh – Pháp – Nga kí các hiệp ước riêng rẽ nhằm liên kết với nhau chống lại Đức.
Câu 3: Chiến tranh nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới vì
A. Chiến tranh lan rộng nhiều nước Châu Âu.
B. Cuộc chiến tranh đã lôi cuốn khoảng 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
C. Nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh.
D. Tham ra chiến tranh có một số nước Châu Âu và cả nước Mĩ ở phía Tây bán cầu.
Câu 4: Một kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời và rút ra khỏi chiến tranh.
B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe hiệp ước.
C. Nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người và môi trường.
D. Chiến tranh đã gây ra thảm hoạ nặng nề cho nhân loại.
Câu 5: Nước bị thua thiệt nhiều nhất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Nga
Câu 6: Thành tựu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Cách mạng dân chủ tư sản lần 2 ở Nga (2-1917) giành thắng lợi.
B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, nước Nga Xô Viết ra đời.
C. Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà.
D. Phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước Châu Âu, Châu Á, kết thành làn sóng mạnh mẽ.
Câu 7: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất
A. Một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
B. Một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa về vấn đề thị trường và thuộc địa.
C. Một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô Viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn so với một số nước.
D. Một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học và nội dung mục 1, mục 3 được trình bày ở bài 13 SGK Lịch sử 8 để phân tích từng câu và đưa ra câu trả lời chính xác.
Ví dụ: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì tranh giành thuộc địa.
Hướng dẫn giải
1.A 2.C 3.B
4.A 5.C 6.B 7.B
2. Giải bài 2 trang 45 SBT Lịch sử 8
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ☐ trước các câu sau.
1. ☐ Nếu không xảy ra sự kiện thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi thì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra.
2. ☐ Pháp tuy là nước thắng trận trong chiến tranh thế gới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.
3. ☐ Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.
4. ☐ Là một thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính châu Âu nên Việt Nam không bị tác động nhiều bởi chiến tranh.
Phương pháp giải
Xem lại mục 1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất và mục 3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất được trình bày ở SGK môn Lịch sử 8 để phân tích và đưa ra câu trả lời.
Ví dụ: Pháp tuy là nước thắng trận trong chiến tranh thế gới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề → Đúng.
Hướng dẫn giải
Đúng: 2, 3
Sai: 1, 4
3. Giải bài 3 trang 46 SBT Lịch sử 8
Hãy hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được con đường dẫn đến những cuộc chiến tranh đế quốc nói chung và Chiến tranh thế giới thứ nhất nói riêng.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung mục 1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất trang 70 SGK Lịch sử 8 để hoàn thiện sơ đồ trên.
Chủ nghĩa đế quốc ↔ Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước đế quốc ↔ Mâu thuẫn giũa các nước đế quốc với nhau, đặc biệt là vì vấn đề thuộc địa ↔ Chiến tranh đế quốc.
Hướng dẫn giải
Quan sát bảng số liệu sau đây và giải thích vì sao con số thiệt hại về người của Nga,Đức, Pháp, Áo- Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là rất lớn, còn Anh đặc biệt là Mĩ không đáng kể.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung chính được trình bày ở mục 3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất trang 72 SGK Lịch sử 8 để phân tích và trả lời.
Một số lý do:
– Chiến tranh chủ yếu xảy ra ở chiến trường châu Âu
– Đức, Áo – Hung là ngòi nổ của chiến tranh
– Nước Mĩ quá xa chiến trường chính, tham ra chiến tranh muộn
Hướng dẫn giải
* Giải thích:
– Thiệt hại về người của Nga, Đức, Pháp, Áo – Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là rất lớn vì:
+ Chiến tranh chủ yếu xảy ra ở chiến trường châu Âu, trong đó: các nước Nga, Pháp là chiến trường chính, phải huy động một lực lượng lớn để đương đầu với Đức, Áo – Hung.
+ Đức, Áo – Hung là ngòi nổ của chiến tranh, để chiến thắng đối phương cũng phải huy động lực lượng rất lớn, lại là các nước bại trận.
– Thiệt hại của Anh và Mĩ không đáng kể, vì:
+ Tuy thuộc châu Âu, nhưng Anh là một quốc đảo. Quân Đức nhiều lần tìm cách đổ bộ lên nước Anh nhưng không thành công. Chiến tranh xảy ra với nước Anh chủ yếu thông qua những trận thông kích,…
+ Nước Mĩ quá xa chiến trường chính, tham ra chiến tranh muộn → con số thiệt hại về người không đáng kể.
5. Giải bài 5 trang 46 SBT Lịch sử 8
Trình bày vắn tắt nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Phương pháp giải
Xem lại mục 1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất trang 70 SGK Lịch sử 8 để phân tích và đưa ra câu trả lời.
– Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
– Duyên cớ: Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát.
Hướng dẫn giải
Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhãt:
* Nguyên nhân sâu xa:
– Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như:
+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).
+ Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902).
+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
– Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập:
+ Khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung (1882).
+ Khối Hiệp ước của Anh – Pháp – Nga (1907).
Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.
→ Như vậy, do sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã dẫn tới mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Duyên cớ:
– Ngày 29-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát → Đức, Áo – Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
6. Giải bài 6 trang 47 SBT Lịch sử 8
Chiến tranh thế giới thứ nhất chia làm mấy giai đoạn? Trình bày sơ lược diễn biến chính của từng giai đoạn.
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung mục 2. Những diễn biến về chiến sự chiến tranh thế giới thứ nhất trang 71 SGK Lịch sử 8 để phân tích và đưa ra câu trả lời chính xác.
Trải qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)
+ Ngày 3-8-1914, Đức đánh sâu vào Pháp.
+ Năm 1915, liên quân Đức – Áo – Hung tấn công Nga
+ Năm 1916, Đức mở chiến dịch Véc-đoong để tấn công Pháp tại Véc-đoong.
– Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)
+ Ngày 2-4-1917, Mĩ tuyên chiến với Đức.
+ Tháng 7-1917, Mĩ đổ bộ vào châu Âu
+ Tháng 11-1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công
+ Đầu năm 1918, Đức tấn công Pháp
+ Tháng 7-1918, Mĩ đổ bộ vào châu Âu.
+ Tháng 9 – 1918, Đức rút khỏi lãnh thổ của Pháp và Bỉ.
+ Ngày 11-11-1918 Chiến tranh kết thúc.
Hướng dẫn giải
Chiến tranh thế giới thứ nhất được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất 1914 – 1916 và giai đoạn thứ hai 1917 – 1918.
Sơ lược diễn biến chính của từng giai đoạn:
* Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)
– Ngày 3-8-1914, Đức dồn toàn lực lượng về mặt trận phía Tây, tràn qua Bỉ và đánh sâu vào Pháp. Pari bị uy hiếp.
– Giữa lúc Đức tấn công Pháp, Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải rút quân về. Pháp được giải nguy.
– Năm 1915, liên quân Đức – Áo – Hung tấn công Nga quyết liệt định đè bẹp Nga, vấp phải sự phản kháng của Nga hai bên giằng co quyết liệt trên 1 mặt trận dài 1200 km.
– Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, Đức mở chiến dịch Véc-đoong để tấn công Pháp tại Véc-đoong. Chiến dịch kéo dài 10 tháng nhưng vẫn không đạt được kết quả. Hai bên thiệt hại nặng nề.
* Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)
– Ngày 2-4-1917, Mĩ tuyên chiến với Đức.
– Tháng 7-1917, Mĩ đổ bộ vào châu Âu và chính thức tham gia vào cuộc chiến với vai trò là thủ lĩnh của phe Hiệp ước.
– Tháng 11-1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nhà nước Xô Viết được thành lập và Nga chính thức rút khỏi chiến tranh.
– Đầu năm 1918, lợi dụng Mĩ chưa sang đến châu Âu, Đức mở liên tiếp 4 đợt tấn công quy mô trên mặt trận Pháp. Chính phủ Pháp phải bỏ Pari.
– Tháng 7-1918, Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh, Pháp phản công. Pháp, Anh, Mĩ mở các đợt phản công quyết liệt trên các mặt trận.
– Tháng 9 – 1918, Đức liên tiếp thất bại trên khắp các mặt trận và buộc phải rút ra khỏi lãnh thổ của Pháp và Bỉ.
– Cùng lúc đó đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng vô điều kiện: Bun-ga-ri (29/9), Thổ Nhĩ Kì (30/10), Áo-Hung (2/11).
– Ngày 11-11-1918, Đức đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
7. Giải bài 7 trang 47 SBT Lịch sử 8
Những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nhân loại là gì? Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung mục 3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất trang 72 SGK Lịch sử 8 để phân tích và trả lời.
– Hậu quả: thảm họa cho nhận loại, Đức mất thuộc địa, Anh, Pháp mở rộng được thuộc địa.
– Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới
Hướng dẫn giải
Hậu quả:
– Chiến tranh đã gây nên nhiều thảm họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá bị phá hủy,… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
– Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.
– Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới:
– Học sinh có trách nhiệm học tập, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất chính trị đúng đắn.
– Tích cực tìm hiểu, học tập, nghiên cứu khoa học để giúp ích cho sự phát triển của bản thân và đất nước.
– Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh.
– Đối xử đúng mực, bình đẳng với những người xung quanh, không phân biệt đối xử (nam/nữ, học giỏi/học kém; dân tộc; giàu/nghèo,…)
– Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
– Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế.
Bài 11 : Trật Tự Thế Giới Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 1. Tham dự hội nghị I-an-ta ( Liên Xô) tháng 2-1945 là nguyên thủ các cường quốc A. Anh, Pháp, Mĩ B. Liên Xô, Mĩ, Anh C. Anh, Pháp, Liên Xô D. Liên Xô, Đức, Mĩ Câu 2. Hội nghị I-an-ta đã thông qua các quyết định quan trọng về A. Thống nhất nước Đức B. Lập lại hoà bình ở các nước Châu Âu C. Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc thắng trận. D. Thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu. Câu 3. Một trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến Tranh thế giới thứ hai là A. Trật tự một cực do Mĩ đứng đầu B. Trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu C. Trật tự ba cực do Liên Xô, Mĩ và các nước Tây Âu đứng đầu. D. trật tự đa cực, nhiều trung tâm. Câu 4. Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là A. Hợp tác quốc tế về phát triển khoa học- kĩ thuật B. hợp tác quốc tế để chống chiến tranh xâm lược C. duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển tình hữu nghĩ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc, hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá và xã hội. D. hộ trợ để phát triển các quốc gia thành viên Câu 5. ” Chiến tranh lạnh” là A. Chính sách không quan hệ với bất cứ nước nào của Mĩ B. Chính sách thù định về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc với liên Xô và các nước XHCN. C. Cuộc chiến tranh ” không có khói súng” giữa Mĩ và Liên Xô nhằm khẳng định quyền bá chủ thế giới. D. Cuộc chiến tranh do Mĩ phát động nhằm thực hiện ” Chiến lược toàn cầu” của Mĩ . Câu 6. ” Chiến tranh lạnh” dẫn đến hậu quả A. Làm xuất hiện chủ nghĩa phát xít mới B. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thâm chí đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới. C. các nước bị quấn vào vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang, không tập trung vào phat triển kinh tế. D. các nước nghèo ngày càng nghèo hơn và bị các nước giàu xâm lược. Câu 7. Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. Hoà hợp tôn giáo B. Hoà hợp dân tộc C. Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. D. từng nước tự lực cánh sinh để xây dựng, phát triển đất nước.
Hướng dẫn giải
Hướng dẫn giải
Nhân vật đã tham dự hội nghị I-an-ta năm 1945 : 4, 5, 8
Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
Hướng dẫn giải
Nối 1-c, 2-d, 3-e, 4-b, 5-a
Ô số 1 : Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế
Ô số 2 : tiến tới xác lập một trận tự thế giới mới đa cực nhiều trung tâm
Ô số 3 : Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm
Ô số 4 : Ở nhiều khu vực, xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến.
Trình bày vai trò của Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay?
Hướng dẫn giải
– Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
– Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt ” Chiến tranh lạnh”?
Hướng dẫn giải
– Sở dĩ hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vì: + Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. + Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu, … Còn nền kinh tế của Liên Xô đang lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. – Hai siêu cường Xô – Mĩ đều cần chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh, thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định và củng cố vị thế của mình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Sbt Lịch Sử 8: Bài 17. Châu Âu Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918 trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!