Đề Xuất 6/2023 # Giải Thích Ý Kiến: Con Người Không Có Mục Đích Nào Khác Ngoài Mục Đích Trở Thành Người Chân Chính # Top 10 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 6/2023 # Giải Thích Ý Kiến: Con Người Không Có Mục Đích Nào Khác Ngoài Mục Đích Trở Thành Người Chân Chính # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Thích Ý Kiến: Con Người Không Có Mục Đích Nào Khác Ngoài Mục Đích Trở Thành Người Chân Chính mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải thích ý kiến: Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính – Văn mẫu lớp 12

Giải thích ý kiến: Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính – Bài số 1

Tình người như những làn sóng muôn đời dào dạt vỗ nhịp vào cuộc sống con người. Đẹp biết bao, đáng trân trọng biết bao hình ảnh của những con người sống với đúng nghĩa làm người, sống đẹp bằng những cách dâng những làn sóng ấy đến với mọi người xung quanh

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người, sống để yêu nhau”

(Tố Hữu)

Tình người như những làn sóng muôn đời dào dạt vỗ nhịp vào cuộc sống con người. Đẹp biết bao, đáng trân trọng biết bao hình ảnh của những con người sống với đúng nghĩa làm người, sống đẹp bằng những cách dâng những làn sóng ấy đến với mọi người xung quanh. Một nhà văn đã từng khẳng định rằng:

“Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính”.

Sống để đạt đến mục đích của mình, và mục đích ấy chính là thành người chân chính. Một chân lí đã được nêu lên với tất cả tinh thần làm người, trách nhiệm làm người.

Con người là tạo vật vĩ đại và hoàn hảo nhất của tạo hóa. Ai đó đã từng nói “Con người – tôi xin cúi đầu trước Người”. Nhưng điều đáng nói là con người – hiểu theo nghĩa hẹp – có xứng đáng là một “con người chân chính” hay không? Điều ấy hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích sống. Mục đích – đó là cái mà người ta hướng tới, và cao hơn là vươn tới để một lúc nào đó đạt đến nó. Mục đích tốt đẹp và lí tưởng sống, là chân lí sống, và lẽ sống của con người. Theo đó, mục đích cao đẹp “trở thành người chân chính” chính là trở thành một con người với đúng nghĩa là người, xứng đáng là người chủ của thế giới, của thiên nhiên, của vạn vật. Con người chân chính là con người có trái tim và có trí tuệ hướng thiện, sống đúng nghĩa, biết suy nghĩ, hành động và lí tưởng đẹp mà mình lựa chọn, biết mang đến hạnh phúc cho mọi người, từ đó tự làm cho mình hạnh phúc. Câu nhận định trên xuất phát chính từ cuộc sống con người – một cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ, đã nêu lên một chân lí thực sự về đời sống, vì lí tưởng sống của loài người nói chung. Đó là phải luôn tự hoàn thiện mình, để đi đến một mục đích cao đẹp trở thành người chân chính.

Một danh nhân đã từng nhận định rằng: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì cả nếu như mục đích tầm thường Câu danh ngôn “con người không có mục đích nào khúc ngoài mục đích trở thành người chân chính” đã nhấn mạnh đến một lí tưởng sống cao đẹp là hướng tới sự hoàn thiện nhân cách con người, sống bằng tất cả trách nhiệm của mình đối với cuộc sống, đối với mọi người xung quanh. Theo vòng xoay lịch sử, xã hội loài người đang tiến triển không ngừng. Tất cả đều vận động, đều làm việc hăng say, vì thế là một con người, chúng ta phải sống đẹp cuộc sống của mình với tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ làm người, để xứng đáng là chủ thể của vạn vật xung quanh mình. Điều phân biệt giữa con người với các động vật khác chính là trí tuệ và trái tim, nói cách khác, chính là ý thức trong lao động, chiến đấu và học tập. Nhờ có lao động và sáng tạo chúng la đã thoát ra khỏi cuộc sống của bầy vượn, để rồi từng bước, từng bước chúng ta đã tự hoàn thiện mình, cải thiện cuộc sống của mình để trở thành con người ngày nay. Và ngay trong cuộc sống đời thường, từng sự việc rất nhỏ tưởng chừng không đáng để ý cũng chính là cái giúp chúng ta hoàn thiện mình hơn. Những học sinh đi học, lao động và học tập trở thành người có đức, có tài, hữu dụng cho đất nước mai sau.

Những hành động bình thường như suy nghĩ để giải một bài tập, như cúi xuống nhặt một mảnh rác bên đường… đều có thể góp phần làm đẹp tính cách chúng ta. Giữa cuộc sống cuồn cuộn như dòng thác, giữa bao gian nan, vất vả, lo toan của đời thường, con người đã dần tiến đến mục đích của mình: trở thành người chân chính. Con người nghĩa là sáng tạo, và sáng tạo nghĩa là hoàn thiện. Vì vậy, khi chúng ta sống “sống” khác với “tồn tại” chúng ta đã tự tìm đến với chính mình, tìm đến với con người hoàn thiện về cả lí trí lẫn trái tim. Sống giữa một cộng đồng, nhận được tất cả những tình cảm đoàn kết, thân ái, tương trợ của mọi người, chúng ta đã tin tưởng, thương yêu và giúp đỡ mọi người. Các Mác có nói “Hạnh phúc là đấu tranh” và “Người nào mang đến hạnh phúc cho nhiều người nhất chính là người hạnh phúc nhất”. Đến với hạnh phúc, đến với chân lí, đến với lí tưởng là một quá trình đấu tranh mãnh liệt giữa cái tốt và cái xấu, cái Thiện và cái Ác trong một cộng đồng, một tập thể nói chung và trong mỗi con người nói riêng. Sự đấu tranh ấy chính là nguyên nhân và động lực phát triển của xã hội và nhân cách của mỗi con người. Một bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời dù rằng nó không phải là mặt trời. Một con người khó bao giờ có thể đạt đến sự hoàn thiện tuyệt đối nhưng luôn sống và hướng đến sự hoàn thiện ấy. Điều ấy chính là lí do vì sao đã có nhận định: “Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính

Trong xã hội con người ngày nay, và trong bất cứ một xã hội nào, con người vẫn luôn sống vì mục đích hoàn thiện nhân cách mình. Xã hội không ngừng phát triển theo guồng quay của lịch sử, và Ph.Ăng-ghen có nói: “Vấn đề không phải ở chỗ giải thích thế giới, mà là chỗ cải tạo thế giới”. Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ, chúng ta không thể chỉ nói ra những lời nói suông, mà phải hành động, phải đặt ra mục đích làm người chân chính để sống và phấn đấu làm việc cho mục đích ấy. Một hành động nhỏ như giúp người qua đường, như một lời hỏi thăm ân cần đối với cha, mẹ, như một chút đỡ đần cho cha mẹ những công việc hàng ngày, một hoạt động từ thiện xã hội… đều là những hành động mang nhiều ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách con người chúng ta. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

Nếu là con chim, chiếc lá

Con chim phải hót

Chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Vũ Hường tổng hợp

Môn Giải Tích Tiếng Anh Là Gì? Mục Đích Của Việc Học Môn Giải Tích

Nó cũng là một khóa học cơ bản cho các chuyên ngành toán học đại học. Ngành toán học giải tích là ngành toán học chuyên nghiên cứu các số thực và số phức và các hàm của chúng. Sự phát triển của nó bắt đầu từ giải tích và mở rộng ra các đặc điểm khác nhau như tính liên tục , tính phân biệt và tính tích hợp của hàm . Những đặc điểm này giúp chúng ta ứng dụng vào việc nghiên cứu thế giới vật chất, nghiên cứu và khám phá các quy luật của tự nhiên.

Môn giải tích tiếng anh là: mathematical analysis

Mọi người đều biết rằng toán học có thể được chia thành ba phần: giải tích, hình học và đại số. Việc nghiên cứu giải tích toán học trước hết là tạo nền tảng tốt cho tất cả các khóa học giải tích và các khóa học vật lý tiếp theo, đồng thời chuẩn bị cho kiến ​​thức. Điều cần nhấn mạnh là chúng ta nên chú ý rằng toán học là một tổng thể hữu cơ, và bất kỳ phép toán tách rời nhân tạo nào là không nên.

Một vai trò quan trọng khác của việc học giải tích toán học là rèn luyện phương pháp tư duy toán học hiện đại. Toán học chú ý đến suy luận logic và tính chặt chẽ. Trong thực tế, một phần mạnh mẽ trong sự phát triển của giải tích là sự phân loại của giải tích. Công việc sẽ tiêu tốn hàng trăm năm của các thế hệ toán học thời đó, và cuối cùng là giới hạn – việc thiết lập và định nghĩa lý thuyết số thực như một biểu tượng sẽ được hoàn thành.

lý thuyết về giải tích toán học rất rộng và sâu sắc, nó có những ứng dụng trực tiếp trong nhiều vấn đề thực tế. Ví dụ, một số bài toán tối ưu hóa có thể được rút gọn thành bài toán giá trị lớn nhất, và sau đó được giải bằng phương pháp tính vi phân.

Bài Câu Đặc Biệt Sbt Văn 7 Tập 2 Trang 22: Câu Nào Là Câu Đặc Biệt, Sử Dụng Nhằm Mục Đích Gì ?

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 22 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Theo em, vì sao câu “Bắt được dế đại tướng quân” không phải là câu đặc biệt ?. Soạn bài Câu đặc biệt SBT Ngữ Văn 7 tập 2 –

Bài tập

1 – 3: Bài tập 1,2,3 trang 29, SGK.

4*. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của nó.

Từ đêm hôm bị bắt đến nay, […] không lúc nào anh thôi nghĩ đến vợ con, […] Vợ anh. Người vợ trẻ tuổi ấy mới làm bạn với anh được ngót hai năm.

(Ngọc Hoàn)

5. Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt ? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì ?

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

(Trần Cư)

6. Đọc đoạn văn sau đây :

Ra hai đứa trẻ ranh biết rằng tôi đã ra kề cửa tổ, nên chúng xiên lưỡi dao chắn lối sau lưng tôi. Thằng thì làm việc, thằng thì ngồi gõ cái ống bơ, mồm kêu thòm thòm, giả cách làm trống ngũ liên. Chúng làm như chúng đi bắt cướp. Bí quá, tôi đành liều, nhảy choàng ra ngay.

– Anh em ơi ! Dế cụ ! Dế cụ !

– Ha ! Ha ! Đại tướng dế! Bắt được dế đại tướng quân.

– Nó to đến bằng bốn con ve sầu.

– Dế cụ mà lị.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

a) Hãy tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên.

b) Hãy cho biết tác dụng của những câu đặc biệt đó.

7. Theo em, vì sao câu Bắt được dế đại tướng quân không phải là câu đặc biệt ?

Gợi ý làm bài

1. Để giải được bài tập này, HS cần có kiến thức cả về câu đặc biệt lẫn câu rút gọn, đặc biệt là phải hiểu được sự khác nhau giữa chúng.

Về hình thức, câu đặc biệt là loại câu không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ, còn câu rút gọn được cấu tạo theo mô hình này, nhưng chủ ngữ, vị ngữ, hoặc đôi khi cả hai đã bị lược bỏ vì mục đích nhất định (xem Ghi nhớ, trang 15, SGK).

Về mặt tác dụng, câu đặc biệt và câu rút gọn có những tác dụng riêng (xem Ghi nhớ, trang 29, SGK).

2. Về tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn, HS cần xem lại phần Ghi nhớ trong SGK.

3. Bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của HS. Các em có thể mở đầu đoạn văn bằng một câu đặc biệt có tác dụng giới thiệu địa điểm hoặc thời gian của cảnh vật được miêu tả.

4*. Những gợi ý sau đây có thể giúp các em giải đúng bài tập này :

– Trong đoạn trích đã cho, có một câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

– Cần đối chiếu với bốn tác dụng của câu đặc biệt đã được giới thiệu ở SGK (xem Ghi nhớ, trang 29), để biết câu đặc biệt mà em tìm được có tác dụng gì.

5. Trong đoạn đã dẫn, có hai câu đặc biệt, được dùng để liệt kê các hiện tượng gắn với hành trình của chiếc xe.

a) Để tìm câu đặc biệt trong đoạn trích, HS cần ghi nhớ : Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

b) Có thể lập bảng như ở trang 28, SGK để thấy được tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn, ví dụ :

6. Câu đặc biệt và câu rút gọn nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau : Chúng đều không có đầy đủ hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ.

Tuy nhiên, về bản chất chúng khác nhau : Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ, còn câu rút gọn là câu được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ nhưng một thành phần đã được rút gọn. Dựa vào ngữ cảnh, có thể khôi phục được thành phần đã được rút gọn đó.

7. Câu “Bắt được dế đại tướng quân” là câu đã được rút gọn thành phần chủ ngữ. Dựa vào ngữ cảnh, có thể khôi phục được chủ ngữ đã rút gọn ấy, chẳng hạn :

“Chúng mình bắt được dế đại tướng quân.”

Gdcd 10 Bài 9: Con Người Là Chủ Thể Của Lịch Sử, Là Mục Tiêu Phát Triển Của Xã Hội

a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình

Quá trình phát triển của con người:

Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ lao động.

(Công cụ lao động của người tối cổ)

Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng đồ kim loại.

(Công cụ lao động của người Tinh khôn)

Quá trình phát triển của xã hội.

Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá, sau biết dựng lều.

Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình thành thị tộc, bộ lạc.

Kết Luận:

Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất.

Nhờ biết lao động, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu từ đó.

b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất:

Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.

Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.

Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.

Ví dụ:

Lương thực, thực phẩm.

Tư liệu sinh hoạt.

Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:

Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần

Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật

Ví dụ:

Các kỳ quan thế giới

Việt Nam: Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên.

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội

Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

Ví dụ: Từ Cộng xã nguyên thủy → chiếm hữu nô lệ → phong kiến → tư bản chủ nghĩa → xã hội chủ nghĩa

→ Kết luận: Con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trong quá trình đó, con người luôn ton trọng và biết vận dụng quy luật khách quan để phục vụ cuộc sống của mình.

a. Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội?

Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, con người đã luôn khát khao vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó được thực hiện.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, những thành tựu khoa học kỉ thuật đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe doạ cuộc sống con người.

Ví dụ: Vấn đề tài nguyên, môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố

→ Tóm lại: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người phải được coi trọng, mục tiêu phát triển của xã hội phải là mục tiêu nhằm phục vụ con người, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng và phải vì hạnh phúc của con người.

b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện con người

Công xã nguyên thủy:

So sánh các chế độ xã hội:

Mức sống thấp, con người phụ thuộc tự nhiên

Chiếm hữu nô lệ:

Cuộc sống khó khăn, con người bị áp bức, bóc lột

Phong kiến:

Cuộc sống có phát triển nhưng chậm, ý thức dân tộc, thế giới, con người bị áp bức, bóc lột.

Tư bản chủ nghĩa:

Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, vẫn còn tư hữu, có áp bức, bóc lột

Xã hội chủ nghĩa:

Kinh tế phát triển, chế độ công hữu, con người được tự do phát triển

→ Nhận xét: Xã hội loài người trải qua 5 hình thái xã hội nhưng chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là vì tự do, hạnh phúc cho con người.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Thích Ý Kiến: Con Người Không Có Mục Đích Nào Khác Ngoài Mục Đích Trở Thành Người Chân Chính trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!