Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 20: Hô Hấp Và Các Cơ Quan Hô Hấp mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
I – Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 51 VBT Sinh học 8):
2. Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
3. Sự thở có ý nghĩa gì?
2. Hô hấp gồm 2 giai đoạn: Trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
3. Sự thở giúp cơ thể trao đổi khí (thông khí ở phổi) với môi trường ngoài.
Bài tập 2 (trang VBT Sinh học 8): 51-52
1. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
2. Nêu đặc điểm cấu tạo của phổi để tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
3. Nêu nhận xét về chức năng chung của đường dẫn khí và của hai lá phổi.
Trả lời:
1.* Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí:
– Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí.
– Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, lớp niêm mạc rung chuyển động liên tục.
* Tham gia bảo vệ phổi:
– Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản.
– Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.
– Các tế bào limphô ở các hạch amiđan, V.A tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm.
2. Đặc điểm cấu tạo của phổi để tăng diện tích bể mặt trao đổi khí:
– Bao ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính chặt với lồng ngực và lá trong dính với phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm áp suất trong âm hoặc bằng không, do đó phổi nở rộng và xốp.
– Có tới 700 – 800 triệu phế nang cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 – 80m 2.
3. Đường dẫn khí và hai lá phổi giúp cơ thể thực hiện quá trình hô hấp.
– Đường dẫn khí có chức năng dẫn không khí vào và ra; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
– Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập (trang 52 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống của những câu sau:
Trả lời:
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O 2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO 2 khỏi cơ thể do các tế bào thải ra.
Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
Hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và hai lá phổi.
Đường dẫn khí có chức năng: dẫn khí vào và ra; làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi. Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 53 VBT Sinh học 8): Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
Trả lời:
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O 2 cho tế bào để duy trì mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể và loại CO 2 ra khỏi cơ thể.
Bài tập 2 (trang 53 VBT Sinh học 8): Cấu tạo hệ hô hấp của người có gì giống và khác với hệ hô hấp của thỏ?
Trả lời:
Hô hấp của người
Hô hấp của thỏ
Khác nhau
Thanh quản phát triển mạnh về chức năng phát âm
Kém phát triển hơn
Bài tập 3 (trang 53 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có ôxi để mà nhận.
Trả lời:
Trong 3 – 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O 2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO 2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O 2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
Bài tập 4 (trang 54 VBT Sinh học 8): Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu ôxi (trong không gian vũ trụ, dưới đại dương …)?
Trả lời:
Khi ở trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn đều mang theo bình khí O 2 dự phòng để hoạt động hô hấp diễn ra bình thường.
Bài tập 5 (trang 54 VBT Sinh học 8): Hãy lựa chọn các thông tin 1, 2, 3… ở cột B rồi điền vào thông tin tương ứng ở cột A.
Trả lời:
Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 21: Hoạt Động Hô Hấp
Bài 21: Hoạt động hô hấp
I – Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 55 VBT Sinh học 8):
1. Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
2. Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Trả lời:
1. Các cơ xương ở lổng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như sau:
– Cơ liên sườn ngoài co làm các xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.
– Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
– Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn ra, các xương sườn được hạ xuống làm lổng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
2. Dung lích phổi có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Tầm vóc.
– Giới tính.
– Tình trạng sức khỏe, bệnh tật.
– Sự luyện tập.
Bài tập 2 (trang 55-56 VBT Sinh học 8):
1. Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra.
2.Dựa vào hình 21.4 SGK hãy mô tả về sự khuếch tán của O 2 và CO 2.
Trả lời:
1. Giải thích sự khác nhau:
– Tỉ lệ % O 2 khi thở ra thấp, vì O 2 đã khuếch tán từ phế nang vào mao mạch máu.
– Tỉ lệ % CO 2 khi thở ra cao, do CO 2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra phế nang.
– Hơi nước bão hoà khi thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.
– Tỉ lệ % N 2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, khi thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O 2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.
– Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O 2 trong không khí ở phế nang cao hơn trong mao mạch máu nên O 2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO 2 trong mao mạch máu cao hơn trong không khí ở phế nang, nên CO 2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
– Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O 2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O 2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO 2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO 2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập (trang 56 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống những câu sau:
Trả lời:
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O 2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO 2 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O 2 từ máu vào tế bào và của CO 2 từ tế bào vào máu.
III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 58 VBT Sinh học 8): Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.
Trả lời:
– Nhờ sự hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
– Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán O 2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO 2 từ máu vào không khí phế nang.
– Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO 2 từ máu vào tế bào và của CO 2 từ tế bào vào máu.
Bài tập 2 (trang 58 VBT Sinh học 8): Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì khác nhau?
Trả lời:
Khác nhau
Sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và tổng ngực dãn nở về phía 2 bên.
Sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa hai chi trước nên không giãn nở về phía 2 bên.
Bài tập 3 (trang 58 VBT Sinh học 8): Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể thay đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
Trả lời:
Khi lao động nặng hay chơi thể thao là nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).
Bài tập 4 (trang 58 VBT Sinh học 8): Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong một phút lúc bình thường (thở nhẹ) và sau khi chạy tại chỗ một phút (thở nhanh). Nhận xét kết quả và giải thích.
Trả lời:
– Kết quả: HS tự đếm.
– Giải thích: Còn kết quả là lúc thở bình thường sẽ có nhịp thở nhiều hơn. Còn khi chạy tại chỗ có nhịp thở sẽ ít hơn vì khi chạy ta sẽ thở sâu hơn (do cần dùng nhìu ôxi) mà một nhịp thở sâu sẽ mất nhiều thời gian hơn nên sẽ thở được ít hơn.
Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Giải Bài Tập Trang 73 Sgk Sinh Lớp 8: Vệ Sinh Hô Hấp
Giải bài tập trang 73 SGK Sinh lớp 8: Vệ sinh hô hấp
Giải bài tập môn Sinh học lớp 8
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về vệ sinh hô hấp nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 67 SGK Sinh lớp 8: Hô hấp và các cơ quan hô hấpGiải bài tập trang 70 SGK Sinh lớp 8: Hoạt động hô hấp
A. Tóm tắt lý thuyết:
I- Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp ở những mức độ khác nhau (bảng 22).
Các tác nhân gây hại đường hô hấp
II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
Nếu được luyện tập thể dục thể thao đúng cách (tập vận động cơ, xương, đồng thời với tập thở thường xuyên đều đặn từ bé, hay được tập luyện trong độ tuổi cơ, xương còn phát triển (< 25 tuổi ở nam, < 20 tuổi ở nữ), bạn sẽ có được tổng dung tích của phổi là tối đa và lượng khi cần là tối thiếu, nhờ vậy mà có được dung tích sống lí tưởng.
Luyện tập để thở bình thường mỗi nhịp sâu hơn (lượng khí lưu thông lớn hơn) và giảm số nhịp thở trong mỗi phút cũng có tác dụng làm tăng hiệu quả hô hấp, do tỉ lệ khi hữu ích (có trao đổi khí) tăng lên và tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm đi.
Hiệu quả trao đổi khi còn phụ thuộc hệ tuần hoàn. Nếu như dung tích sống lớn, sự thông khí ở phổi tốt mà tim không có khả năng bơm đủ số máu cần thiết tới phổi hay máu không đủ số hồng cầu để tiếp nhận O 2… thì cơ thể vẫn ở trong tình trạng thiếu O 2 và ứ đọng CO 2.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 73 Sinh Học lớp 8
Bài 1: (trang 73 SGK Sinh 8)
Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O 2, và CO 2) có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí..
Bài 2: (trang 73 SGK Sinh 8)
Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau:
CO2: Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
NO2: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao.
Nicôtin: Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.
Bài 3: (trang 73 SGK Sinh 8)
Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.
Bài 4: (trang 73 SGK Sinh 8)
Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.
Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.
Giải Bài Tập Môn Sinh Học Lớp 8: Hấp Thụ Chất Dinh Dưỡng Và Thải Phân
Giải bài tập môn Sinh học lớp 8 trang 96: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập trang 96 SGK Sinh lớp 8: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.
Giải bài tập môn Sinh học lớp 8 trang 96: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
A. Tóm tắt lý thuyết: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non. Các chất được hấp thụ tuy đi theo hai đường máu và bạch huyết nhưng cuối cùng vẫn được hòa chung và phân phối đến các tế bào cơ thể.
Gan tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất độc có hại với cơ thể. Vai trò chủ yếu của ruột già là hấp thụ nước và thải phân.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 96 Sinh học lớp 8: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
Bài 1: (trang 96 SGK Sinh 8)
Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng là:
Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
Ruột non rất dài (tới 2,8 – 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
Giải bài tập môn Sinh học lớp 8 trang 96: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
Bạn đang xem bài viết Giải bài tập môn Sinh học lớp 8 trang 96: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân. Bài viết được tổng hợp bởi website https://dethithuvn.com
Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.
Tags: Giải bài tập môn Sinh học lớp 8, Giải bài tập môn Sinh học lớp 8 trang 96, Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân, sinh học 8, sinh học lớp 8, sinh lớp 8Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 20: Hô Hấp Và Các Cơ Quan Hô Hấp trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!