Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Luyện Từ Và Câu Lớp 3 mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN :5 BÀI : SO SÁNH Ngày thực hiện: I.Mục đích yêu cầu: 1. Nắm được một kiểu so sánh mới : So sánh hơn kém 2. Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém . Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bảng lớp viết 3 khổ thơ ở bài tập 1 Bảng phụ viết khổ thơ ở bài tập 3 2. Học sinh :Sách giáo khoa,vở . III.Hoạt động lên lớp: 1.Khởi động: Hát bài hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3.Bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 10’ 5’ 5’ 15’ Giới thiệu bài:Tiết hôm nay,các em tìm hiểu về kiểu so sánh hơn kém . Hoạt động: Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( Phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại ) a)Bài tập 1:Học sinh đọc yêu cầu. _Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng làm bài (Gạch dưới những hình ảnh so sánh với nhau trong từng khổ thơ ) _Cả lớp và giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng. Hình ảnh so ánh a)Cháu khoẻ hơn ông nhiều ! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng b)Trăng khuya sáng hơn đèn c)Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con Mẹ là ngọn gió của con suốt đời b)Bài tập 2:Học sinh đọc yêu cầu. _Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch phấn màu dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ. _Cả lớp và giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng Câu a) hơn,là,là Câu b)hơn ; Câu c) chẳng bằng,là c)Bài tập 3:Học sinh đọc yêu cầu. _ Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau _ Cả lớp và giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng Thân dừabạc phếch tháng năm Quả dừa-đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè, hoa nở cùng sao Tàu dừa-chiếc lược chải vào mây xanh d)Bài tập 4:Học sinh đọc yêu cầu _Giáo viên mời 1 hoặc 2 học sinh lên bảng điền nhanh các từ so sánh , đọc kết quả _ Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúmg Quả dừa như,là,như là,tựa,tựanhư là Tàu dừa như,là,như là,tựa,tựa như _____________________________ _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài . _ Hai học sinh đọc nội dung bài tập 1 _Cả lớp đọc thầm từng khổ thơ làm bài ra nháp Kiểu so sánh Hơn kém Ngang bằng Ngang bằng Hơn kém Hơn kém Ngang bằng _Một học sinh đọc yêu cầu bài _Học sinh cả lớp tìm những từ so sánh trong các khổ thơ _ Cả lớp viết vào vở những từ so sánh. _ Một học sinh đọc yêu cầu bài . _Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh làm vào vở. _1 học sinh đọc yêu cầu bài _ Học sinh làm bài vào vở đàn lợn con nằm trên cao chiếc lược chải vào mây xanh Sách 4.Củng cố :_Học sinh nhắc lại những nội dung vừa học . 5.Dặn dò: _Bài nhà:Bạn nào làm bài tập chưa xong về nhà làm tiếp _Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Trường học-Dấu phẩy *Các ghi nhận, lưu ý : ______________________________________________________________________________________________________________________________________________
Luyện Từ Và Câu Lớp 3: So Sánh
Luyện từ và câu lớp 3: So sánh – Dấu chấm
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 trang 24, 25
Soạn bài: Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm
Soạn bài là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 24, 25 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 3. Mời các em cùng tham khảo.
Câu 1 (trang 24 sgk Tiếng Việt 3): Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, văn sau:
a) Mắt hiền sáng tựa như sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời
b) Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
c) Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung
d) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng
a) Mắt Bác Hồ được so sánh như vì sao.
b) Hoa xoan được so sánh như mây từng chùm.
c) Trời mùa đông được so sánh như cái tủ ướp lạnh. Trời mùa hè được so sánh như cái bếp lò nung.
d) Dòng sông được so sánh như một đường trăng lung linh dát vàng
Câu 2 (trang 25 sgk Tiếng Việt 3): Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu trên.
Các từ chỉ sự so sánh trong các câu trên là: tựa, như, là, là, là.
Câu 3 (trang 25 sgk Tiếng Việt 3): Chép đoạn văn dưới vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu.
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
Luyện Từ Và Câu Lớp 3: Ôn Về Từ Chỉ Đặc Điểm
Luyện từ và câu lớp 3: Ôn về từ chỉ đặc điểm
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài: Luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ đặc điểm
là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 3 trang 145 có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo nắm được cách xác định từ chỉ đặc điểm, đặt câu theo mẫu. Mời các em cùng tham khảo.
Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 3 trang 145
Câu 1 (trang 145 sgk Tiếng Việt 3): Tìm từ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc.
a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.
b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.
c) Anh Mồ Côi xử kiện.
a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn:
– Mến là một người bạn tốt bụng, dũng cảm, sẵn sàng cứu giúp người gặp chuyện không hay.
b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên:
Anh Đom Đóm là một người cần mẫn và biết chăm lo cho mọi người.
c) Anh Mồ Côi xử kiện:
– Anh Mồ Côi là một người xứ kiện thông minh và công bằng.
– Lão chủ quán là một gã quá tham lam, dối trá.
Câu 2 (trang 145 sgk Tiếng Việt 3): Đặt câu theo mẫu:
a) Một bác nông dân.
b) Một bông hoa trong vườn.
c) Một buổi sáng mùa đông.
M. Buổi sáng hôm ấy lạnh cóng tay
a) Một bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình.
b) Một bông hoa trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.
c) Một buổi sáng mùa đông ấm áp vì có nắng hửng lên.
Câu 3 (trang 145 sgk Tiếng Việt 3): Em có thể đặt dấu phẩy vào trong mỗi câu như sau.
a) Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cùng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cùng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Luyện Từ Và Câu Lớp 5: Luyện Tập Về Từ Nhiều Nghĩa
Luyện từ và câu lớp 5: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 73
Luyện từ và câu : Luyện tập về từ nhiều nghĩa
là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 73, 74 giúp các em học sinh nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa, luyện tập các bài tập về từ nhiều nghĩa. Mời các em cùng tham khảo.
Câu 1 (trang 73 sgk Tiếng Việt 5): Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A:
(1) (d) – Bé chạy lon ton trên sân: Sự di chuyển nhanh bằng chân.
(2) (c) – Tàu chạy băng băng trên đường ray: Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
(3) (a) – Đồng hồ chạy đúng giờ: Hoạt động của máy móc.
(4) (b) – Dân làng khẩn trương chạy lũ: Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
a) Sự di chuyển.
b) Sự vận động nhanh.
c) Di chuyển bằng chân.
b. Sự vận động nhanh.
Câu 3 (trang 73 sgk Tiếng Việt 5): Từ ăn trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
a. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
b. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Từ ăn trong câu (c): “Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.” được dùng với nghĩa gốc.
a. Đi
– Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng chân.
– Nghĩa 2: Mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
b. Đứng
– Nghĩa 1: Ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
– Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.
a. Đi
– Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng chân.
Em đi bộ rất nhanh.
– Nghĩa 2: Mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
Em đi đôi giày này rất vừa.
b. Đứng
– Nghĩa 1: Ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
Chúng em đứng nghiêm chào cờ Tổ quốc.
– Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.
Trời đứng gió, cây cối rũ rượi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Luyện Từ Và Câu Lớp 3 trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!