Đề Xuất 5/2023 # Hà Nội – Điện Biên Phủ (Nốt Chữ Cái + Xướng Âm). # Top 5 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 5/2023 # Hà Nội – Điện Biên Phủ (Nốt Chữ Cái + Xướng Âm). # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hà Nội – Điện Biên Phủ (Nốt Chữ Cái + Xướng Âm). mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguồn nhạc khuông (chưa hoàn chỉnh):

http://baicadicungnamthang.net/sheet/ha-noi-dien-bien-phu-330.html

Mờ hơn, nhưng hoàn chỉnh:

Hà Nội – Điện Biên Phủ.

Tác giả: Phạm Tuyên.

Nốt chữ cái giọng F trưởng (?), cao hơn nhạc khuông 1 quãng 8:

Bê Năm Hai tan xác cháy sá…ang bầu trời. A5 A5 A5 A5 C6 A5 A5-G5 F5 F5. Hào khí Thăng Long ánh lê…ên ngời ngời. A4 F5 E5 D5 F5 E5-D5 C5 C5. Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần kha…át máu. C5 F5 G5 A5 A5 A5 C6 A5 G5 F5 G5-A5 A5. Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù. D6 D6 C6 Bb5 Bb5 F5 Bb5 G5 Bb5 C6 D6 C6 Bb5. Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xơ…âm lăng. F5 G5 Bb5 C6 C6 D6 G5 Bb5 C6-D6 C6.

Hà Nội ơi! Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. C6 C6 F6! E6 E6 E6, D6 D6 D6, C6 F5 A5. Hà Nội của chúng ta! A5 A5 C6 E6 D6! Trong trận Điện Biên mới oai hùng, Bb5 D5 F5 Bb5 D6 C6 A5, Sáng rực hào quang chiến thắng. A5 C5 F5 G5 C6 C6.

Hà Nội ơi! Dẫu phố…ô* phường bị giặc tàn* phá đau thương, A5 A5 E6! E6 E6-C#6* A5 E5 A5 C#6* E6 D6 D6, (dường như câu này là Dm hòa âm) Ta bước trên đầu thù. D6 F6 E6 C6 C6. Tự hà…o thay dáng đứng Việt Nam! G5 G5-Bb5 C6 E6 E6 C6 F6!

Nhân dân ta tay súng giữ lấy…y cuộc đời. A5 A5 A5 A5 C6 A5 A5-G5 F5 F5. Dù mấy gian nguy vẫn tư…ơi nụ cười. A4 F5 E5 D5 F5 E5-D5 C5 C5. Niềm tin ta sắt đá, bom Mỹ đâu lay được y…ý chí. C5 F5 G5 A5 A5, A5 C6 A5 G5 F5 G5-A5 A5. Giữ vững Thành Đồng, miền Nam rền vang tiếng súng diệt thù. D6 D6 C6 Bb5, Bb5 F5 Bb5 G5 Bb5 C6 D6 C6 Bb5. Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời Ba…ắc Nam. F5 G5 Bb5 C6 C6 D6 G5 Bb5 C6-D6 C6.

Hà Nội [ơi/đây]! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời C6 C6 F6! E6 E6 E6 D6 D6 D6 C6 F5 A5 Của Hà Nội chúng ta? A5 A5 C6 E6 D6? Đâu chỉ vì [non nước riêng/ riêng nước non] này Bb5 D5 F5 Bb5 D6 C6 A5 Phất ngọn cờ sao chính nghĩa. A5 C5 F5 G5 C6 C6.

Hà Nội ơi! Trong bo…om* đạn vẫn ngời ánh* sáng tương lai. A5 A5 E6! E6 E6-C#6* A5 E5 A5 C#6* E6 D6 D6. (dường như câu này là Dm hòa âm) Ghi chiến công tuyệt vời D6 F6 E6 C6 C6 Một Đị…ên Biên sáng chói, Hà Nội ơi! G5 G5-Bb5 C6 E6 E6, C6 C6 F6!

Xướng âm giọng Pha trưởng (?), cao hơn nhạc khuông một quãng tám:

Bê Năm Hai tan xác cháy sá…ang bầu trời. La5 La5 La5 La5 Đô6 La5 La5-Xon5 Pha5 Pha5. Hào khí Thăng Long ánh lê…ên ngời ngời. La4 Pha5 Mi5 Rê5 Pha5 Mi5-Rê5 Đô5 Đô5. Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần kha…át máu. Đô5 Pha5 Xon5 La5 La5 La5 Đô6 La5 Xon5 Pha5 Xon5-La5 La5. Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù. Rê6 Rê6 Đô6 Tê5 Tê5 Pha5 Tê5 Xon5 Tê5 Đô6 Rê6 Đô6 Tê5. Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xơ…âm lăng. Pha5 Xon5 Tê5 Đô6 Đô6 Rê6 Xon5 Tê5 Đô6-Rê6 Đô6.

Hà Nội ơi! Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Đô6 Đô6 Pha6! Mi6 Mi6 Mi6, Rê6 Rê6 Rê6, Đô6 Pha5 La5. Hà Nội của chúng ta! La5 La5 Đô6 Mi6 Rê6! Trong trận Điện Biên mới oai hùng, Tê5 Rê5 Pha5 Tê5 Rê6 Đô6 La5, Sáng rực hào quang chiến thắng. La5 Đô5 Pha5 Xon5 Đô6 Đô6.

Hà Nội ơi! Dẫu phố…ô* phường bị giặc tàn* phá đau thương, La5 La5 Mi6! Mi6 Mi6-Đi6* La5 Mi5 La5 Đi6* Mi6 Rê6 Rê6, (dường như câu này là Rê thứ hòa âm) Ta bước trên đầu thù. Rê6 Pha6 Mi6 Đô6 Đô6. Tự hà…o thay dáng đứng Việt Nam! Xon5 Xon5-Tê5 Đô6 Mi6 Mi6 Đô6 Pha6!

Nhân dân ta tay súng giữ lấy…y cuộc đời. La5 La5 La5 La5 Đô6 La5 La5-Xon5 Pha5 Pha5. Dù mấy gian nguy vẫn tư…ơi nụ cười. La4 Pha5 Mi5 Rê5 Pha5 Mi5-Rê5 Đô5 Đô5. Niềm tin ta sắt đá, bom Mỹ đâu lay được y…ý chí. Đô5 Pha5 Xon5 La5 La5, La5 Đô6 La5 Xon5 Pha5 Xon5-La5 La5. Giữ vững Thành Đồng, miền Nam rền vang tiếng súng diệt thù. Rê6 Rê6 Đô6 Tê5, Tê5 Pha5 Tê5 Xon5 Tê5 Đô6 Rê6 Đô6 Tê5. Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời Ba…ắc Nam. Pha5 Xon5 Tê5 Đô6 Đô6 Rê6 Xon5 Tê5 Đô6-Rê6 Đô6.

Hà Nội [ơi/đây]! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời Đô6 Đô6 Pha6! Mi6 Mi6 Mi6 Rê6 Rê6 Rê6 Đô6 Pha5 La5 Của Hà Nội chúng ta? La5 La5 Đô6 Mi6 Rê6? Đâu chỉ vì [non nước riêng/ riêng nước non] này Tê5 Rê5 Pha5 Tê5 Rê6 Đô6 La5 Phất ngọn cờ sao chính nghĩa. La5 Đô5 Pha5 Xon5 Đô6 Đô6.

Hà Nội ơi! Trong bo…om* đạn vẫn ngời ánh* sáng tương lai. La5 La5 Mi6! Mi6 Mi6-Đi6* La5 Mi5 La5 Đi6* Mi6 Rê6 Rê6. (dường như câu này là Rê thứ hòa âm) Ghi chiến công tuyệt vời Rê6 Pha6 Mi6 Đô6 Đô6 Một Đị…ên Biên sáng chói, Hà Nội ơi! Xon5 Xon5-Tê5 Đô6 Mi6 Mi6, Đô6 Đô6 Pha6!

Nốt chữ cái giọng C trưởng (?):

Bê Năm Hai tan xác cháy sá…ang bầu trời. E5 E5 E5 E5 G5 E5 E5-D5 C5 C5. Hào khí Thăng Long ánh lê…ên ngời ngời. E4 C5 B4 A4 C5 B4-A4 G4 G4. Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần kha…át máu. G4 C5 D5 E5 E5 E5 G5 E5 D5 C5 D5-E5 E5. Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù. A5 A5 G5 F5 F5 C5 F5 D5 F5 G5 A5 G5 F5. Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xơ…âm lăng. C5 D5 F5 G5 G5 A5 D5 F5 G5-A5 G5.

Hà Nội ơi! Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. G5 G5 C6! B5 B5 B5, A5 A5 A5, G5 C5 E5. Hà Nội của chúng ta! E5 E5 G5 B5 A5! Trong trận Điện Biên mới oai hùng, F5 A4 C5 F5 A5 G5 E5, Sáng rực hào quang chiến thắng. E5 G4 C5 D5 G5 G5.

Hà Nội ơi! Dẫu phố…ô* phường bị giặc tàn* phá đau thương, E5 E5 B5! B5 B5-G#5* E5 B4 E5 G#5* B5 A5 A5, (dường như câu này là Am hòa âm) Ta bước trên đầu thù. A5 C6 B5 G5 G5. Tự hà…o thay dáng đứng Việt Nam! D5 D5-F5 G5 B5 B5 G5 C6!

Nhân dân ta tay súng giữ lấy…y cuộc đời. E5 E5 E5 E5 G5 E5 E5-D5 C5 C5. Dù mấy gian nguy vẫn tư…ơi nụ cười. E4 C5 B4 A4 C5 B4-A4 G4 G4. Niềm tin ta sắt đá, bom Mỹ đâu lay được y…ý chí. G4 C5 D5 E5 E5, E5 G5 E5 D5 C5 D5-E5 E5. Giữ vững Thành Đồng, miền Nam rền vang tiếng súng diệt thù. A5 A5 G5 F5, F5 C5 F5 D5 F5 G5 A5 G5 F5. Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời Ba…ắc Nam. C5 D5 F5 G5 G5 A5 D5 F5 G5-A5 G5.

Hà Nội [ơi/đây]! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời G5 G5 C6! B5 B5 B5 A5 A5 A5 G5 C5 E5 Của Hà Nội chúng ta? E5 E5 G5 B5 A5? Đâu chỉ vì [non nước riêng/ riêng nước non] này F5 A4 C5 F5 A5 G5 E5 Phất ngọn cờ sao chính nghĩa. E5 G4 C5 D5 G5 G5.

Hà Nội ơi! Trong bo…om* đạn vẫn ngời ánh* sáng tương lai. E5 E5 B5! B5 B5-G#5* E5 B4 E5 G#5* B5 A5 A5. (dường như câu này là Am hòa âm) Ghi chiến công tuyệt vời A5 C6 B5 G5 G5 Một Đị…ên Biên sáng chói, Hà Nội ơi! D5 D5-F5 G5 B5 B5, G5 G5 C6!

Xướng âm giọng Đô trưởng (?):

Bê Năm Hai tan xác cháy sá…ang bầu trời. Mi5 Mi5 Mi5 Mi5 Xon5 Mi5 Mi5-Rê5 Đô5 Đô5. Hào khí Thăng Long ánh lê…ên ngời ngời. Mi4 Đô5 Ti4 La4 Đô5 Ti4-La4 Xon4 Xon4. Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần kha…át máu. Xon4 Đô5 Rê5 Mi5 Mi5 Mi5 Xon5 Mi5 Rê5 Đô5 Rê5-Mi5 Mi5. Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù. La5 La5 Xon5 Pha5 Pha5 Đô5 Pha5 Rê5 Pha5 Xon5 La5 Xon5 Pha5. Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xơ…âm lăng. Đô5 Rê5 Pha5 Xon5 Xon5 La5 Rê5 Pha5 Xon5-La5 Xon5.

Hà Nội ơi! Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Xon5 Xon5 Đô6! Ti5 Ti5 Ti5, La5 La5 La5, Xon5 Đô5 Mi5. Hà Nội của chúng ta! Mi5 Mi5 Xon5 Ti5 La5! Trong trận Điện Biên mới oai hùng, Pha5 La4 Đô5 Pha5 La5 Xon5 Mi5, Sáng rực hào quang chiến thắng. Mi5 Xon4 Đô5 Rê5 Xon5 Xon5.

Hà Nội ơi! Dẫu phố…ô* phường bị giặc tàn* phá đau thương, Mi5 Mi5 Ti5! Ti5 Ti5-Xi5* Mi5 Ti4 Mi5 Xi5* Ti5 La5 La5, (dường như câu này là La thứ hòa âm) Ta bước trên đầu thù. La5 Đô6 Ti5 Xon5 Xon5. Tự hà…o thay dáng đứng Việt Nam! Rê5 Rê5-Pha5 Xon5 Ti5 Ti5 Xon5 Đô6!

Nhân dân ta tay súng giữ lấy…y cuộc đời. Mi5 Mi5 Mi5 Mi5 Xon5 Mi5 Mi5-Rê5 Đô5 Đô5. Dù mấy gian nguy vẫn tư…ơi nụ cười. Mi4 Đô5 Ti4 La4 Đô5 Ti4-La4 Xon4 Xon4. Niềm tin ta sắt đá, bom Mỹ đâu lay được y…ý chí. Xon4 Đô5 Rê5 Mi5 Mi5, Mi5 Xon5 Mi5 Rê5 Đô5 Rê5-Mi5 Mi5. Giữ vững Thành Đồng, miền Nam rền vang tiếng súng diệt thù. La5 La5 Xon5 Pha5, Pha5 Đô5 Pha5 Rê5 Pha5 Xon5 La5 Xon5 Pha5. Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời Ba…ắc Nam. Đô5 Rê5 Pha5 Xon5 Xon5 La5 Rê5 Pha5 Xon5-La5 Xon5.

Hà Nội [ơi/đây]! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời Xon5 Xon5 Đô6! Ti5 Ti5 Ti5 La5 La5 La5 Xon5 Đô5 Mi5 Của Hà Nội chúng ta? Mi5 Mi5 Xon5 Ti5 La5? Đâu chỉ vì [non nước riêng/ riêng nước non] này Pha5 La4 Đô5 Pha5 La5 Xon5 Mi5 Phất ngọn cờ sao chính nghĩa. Mi5 Xon4 Đô5 Rê5 Xon5 Xon5.

Hà Nội ơi! Trong bo…om* đạn vẫn ngời ánh* sáng tương lai. Mi5 Mi5 Ti5! Ti5 Ti5-Xi5* Mi5 Ti4 Mi5 Xi5* Ti5 La5 La5. (dường như câu này là La thứ hòa âm) Ghi chiến công tuyệt vời La5 Đô6 Ti5 Xon5 Xon5 Một Đị…ên Biên sáng chói, Hà Nội ơi! Rê5 Rê5-Pha5 Xon5 Ti5 Ti5, Xon5 Xon5 Đô6!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Nhớ Những Ngày ‘Điện Biên Phủ Trên Không’ Ở Hà Nội

Ngày 21/4/1972

Hà Nội vào hè.

Nắng mới nhuộm vàng cả thành phố. Tất cả như mới mẻ, rực rỡ dưới vòm trời biếc xanh. Mọi nhà đã và đang tiễn biệt nhau. Cảnh chia ly đến với mọi gia đình không báo trước. Những trẻ em ngơ ngác vì lần đầu tiên được lên ô tô. Có những em ngây thơ vui thích khi mẹ bảo “đi sơ tán”! Nhưng trùm lên tất cả là tấm lòng của bà mẹ. Những người mẹ đã thao thức suốt đêm lo mua gạo, thức ăn bằng tem phiếu còn lại trong tháng, lo cái kim sợi chỉ cho con gáí, cái quần đùi cho con trai và cả ống sáo trúc của nó nữa. Khu nhà thường ngày ồn ào, khắp ngõ ngách đều vang lên tiếng trẻ nô đùa, tiếng học sinh lớp 7 và lớp 10 vào mùa thi, bỗng chốc trống vắng lạ lùng. Thế mới biết ở đâu có tiếng trẻ em là ở đó có sự sống!7 giờ tối có báo động! Những người son rỗi kéo vào hầm trú ẩn. Khu tập thể chúng tôi ở ngõ Lý Thường Kiệt vốn đoàn kết, nay càng thân thiết hơn. Vừa nghe ngóng máy bay cướp đêm, các bà mẹ thường ngày vẫn la mắng con, bây giờ giọng trầm xuống, thì thầm nhắc lại những trò chơi ngộ nghĩnh thơ ngây của chúng mà thường ngày mẹ không thấy đó là niềm vui, là hạnh phúc.

Ngày 22/4/1972

Mênh mông quá. Khu tập thể chúng tôi chỉ hơn vài chục gia đình trong hai dãy nhà một trệt một lầu chật hep xây từ thời Pháp thuộc. Một hơi thở mạnh, một động tĩnh nhỏ ở nhà này, nhà khác cũng nghe. Thế mà hôm nay nó rộng thênh thang và nghiêm trang như một khu chùa cổ. Tôi như người trông chùa lọt thỏm trong cái chốn tĩnh mịch ấy. Mọi người đã đi làm việc. Hai cây sấu cổ thụ cao quá mái nhà đang thay lá chuẩn bị cho một mùa quả mới. Lá vàng được dịp làm chủ khu nhà, rơi ngập lối đi, xâm nhập cả vào cái phòng nhỏ của vợ chồng tôi.

Ngày 23/4/1972

Chủ nhật không còn là ngày nghỉ của cán bộ, công nhân viên. Tối thứ 7, vợ chồng các nhà đã lên chương trình khẩn trương đi thăm con với nhiều thứ. Hôm trước vội quá, bây giờ phải đưa thêm cái áo cho đứa này, quyển sách đứa kia đang đọc, cái thau và gì gì nữa, những thứ vặt vãnh hàng ngày không thể thiếu. Nhưng cái chính đặt ra là bố mẹ đến xem chúng sống ra sao? Những đứa con bữa ăn chưa gọn gàng, và cơm vào miệng còn lều khều, nay ra tự lập thế nào?

Ngày 24/4/1972

Trời mưa to và trở rét, “rét Nàng Bân”. Đường phố Hà Nội ngập lá vàng và ướt át.

Người đi làm thưa thớt. Cùng đi vào giờ này, tuần trước, trên quãng đường quen thuộc từ ga Hàng Cỏ xuôi Giáp Bát, xe đạp chen nhau. Thế mà hôm nay tôi cứ tha hồ đi nghênh ngang, không sợ đâm vào ai. Tôi cũng không sợ muộn giờ như mọi khi. Hôm nay tôi xuống trực trường chứ có phải xuống chào cờ và sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần như lệ thường đâu.

Kỳ nghỉ hè năm nay đột ngột đến với học sinh Thủ đô sau ngày 16/4. Mới có một tuần mà sân trường cấp 3 Việt Nam – Ba Lan hữu nghị gần như một thảm cỏ xanh. Sau mấy trận mưa, những hố bom, dấu vết của một trận phản lực Mỹ ném bom cách đây 6 năm đã dềnh nước. Bình thường thì chật mà nay thấy mênh mông giữa hai dãy lớp học mái lá ẩm ướt. Có vài đứa trẻ trong làng Hoàng Liệt ra nhặt những lá bàng, xà cừ rụng vàng trên sân về đun bếp. Nhìn ra đường số I, song song với đường sắt, nhiều người chạy xe đạp ngược xuôi và những toa tàu chở đầy lính trẻ vào ga Vinh, ga cuối cùng cùa đường sắt Bắc Nam. Một cảm giác lâng lâng khó nói…

Ngày 10/5/1972

Tháng 5 lịch sử.

Khuya rồi mà vẫn không chợp mắt được. Hôm nay Hà Nội chiến thắng vang dội: Bắn rơi 9 máy bay Mỹ và bắt nhiều giặc lái vào lúc 9 giờ 45 phút.

Sau vài tuần sơ tán triệt để, Hà Nội vẫn yên ổn. Nhân dân lục tục kéo về. Phố xá trở lại đông hơn. Người ta không muốn xa Hà Nội vì nhiều lẽ nhưng cái lẽ đơn giản nhất, thiêng liêng nhất và thấm thía nhất là mọi người đều muốn sống chết với Thủ đô trong những ngày nóng bỏng nhất, muốn chứng kiến cuộc chiến đấu anh dũng tuyệt vời và bình tĩnh kỳ lạ của người Thủ đô.

Ngày 11/5/1997

4 giờ. Đường phố còn chìm trong bóng tối. Xe đạp, xích lô qua lại khá đông. Nhưng im lặng. Họ muốn ra khỏi thành phố trước lúc trời sáng. Người ta lại hối hả đi sơ tán.

7 giờ, người xếp hàng mua gạo nối nhau… Và ở đâu, việc gì người ta cũng sợ cái giờ thứ 9 của ngày!? Một chị xếp sổ, thấy chưa đến lượt thì rút ra. Người bên cạnh hỏi sao chị không chờ chút nữa? Chị nói sắp 9 giờ rồi. Về thôi. Chả là mấy ngày qua, cứ tầm 9 giờ là báo động. Còi báo động vang lên, kéo dài và phát thanh viên luôn báo khoảng cách máy bay địch cách Hà Nội rút ngắn dần, nhắc mọi người phải vào hầm trú ẩn…

Vậy mà đối diện cửa hàng lương thực, bên kia đường là Nhà thờ Hàm Long, các cụ bà bước ra ung dung trong bộ áo dài, bình tĩnh, có cụ còn có người dìu. Hôm nay, 3 giờ còi báo động vang lên dồn dập. Pháo cao xạ lại nổ rền. Nó cứ bay vào. Ta cứ đánh. Loa vẫn truyền đi lời nhắc nhở quen thuộc: đồng bào không ra khỏi hầm vì máy bay đang hoạt động trên vùng trời Hà Nội…

4 giờ báo yên. Trời Hà Nội trong xanh như ngọc bích và nóng như lửa. Bản tin thời sự 7 giờ tối thông báo: Hôm nay Hà Nội hạ 3 chiếc. Nó đã đánh sân bay Bạch Mai, thiệt hại không đáng kể.

Ngày 27/6/1972

Hôm nay là một ngày dũng cảm và chiến thắng vẻ vang. Hà Nội bắn rơi 5 máy bay Mỹ (trong đó có chiếc thứ 3.700 của cả nước) và bắt sống giặc lái mà tôi được chứng kiến trong buổi trực trường sáng nay. Lúc hơn 9 giờ, một chiếc phản lực bị trúng đạn phòng không phía Giáp Bát và phi công nhảy dù, rơi xuống ngay trước Sở Cứu hỏa, bên kia đường, cách trường tôi gần 200m. Chúng tôi (ba cô giáo) cũng vác gậy, súng, chạy tới đã thấy tên giặc lái mặt ám khói đang được các anh lính cứu hỏa và dân quân kịp thời sơ cứu. Trước khi đưa về khách sạn Hillton (nhà tù Hỏa Lò) với đội ngũ đông đúc của chúng đã đến đây từ năm 1965…

…Mùa hè 1972: báo động, sơ tán, chiến đấu, sản xuất, và xây dựng, là “Mùa hè đỏ lửa” của Hà Nội. Nó kéo dài và kết thúc bằng trận “Điện Biên Phủ trên không” suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972 với sự thiệt hại lớn máy bay bị bắn rơi khi gây nhiều tội ác trên miền Bắc và Hà Nội. Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt xâm lược Việt Nam vào ngày 27/1/1973.

Chiến Dịch Điện Biên Phủ

Theo đánh giá của tướng H.Navarre và các nhà quân sự Pháp-Mỹ thì “Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương và cả miền Đông Nam Á, nằm trên trục giao thông nối liền các miền biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar) và Trung Quốc. Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của Việt Nam”.

Đánh giá Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ở Đông Dương, nên sau khi đánh chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 20/11/1953, quân Pháp không ngừng tăng thêm binh lực, vũ khí, trang thiết bị quân sự, xây thêm nhiều công sự, đồn lũy và các loại vật tư khác. Được sự giúp đỡ của Mỹ về cố vấn, trang bị kỹ thuật, kinh tế, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương.

Tính đến tháng 3/1954, tại Điện Biên Phủ đã có 12 tiểu đoàn và bảy đại đội bộ binh, ba tiểu đoàn pháo binh, một đại đội xe tăng, một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Sau này trong quá trình chiến dịch, quân Pháp tăng viện thêm bốn tiểu đoàn, hai đại đội lính dù, tổng cộng có 17 tiểu đoàn, phần lớn đều là lính tinh nhuệ. Ngoài ra còn có các quân chủng pháo binh, công binh, thiết giáp, phân đội hỏa pháo. Tổng số quân tăng lên hơn 16.000 người và 300 máy bay vận tải tiếp tế, có sự chi viện của không quân Mỹ.

Tại Hội nghị phổ biến nhiệm vụ quân sự và kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 diễn ra cùng thời điểm quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, “địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là để che chở cho Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp. Như vậy là bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta. Vô luận rồi đây, địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta.”

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh Trần Đình, nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hoàng Văn Thái – Tham mưu trưởng, Lê Liêm – Chủ nhiệm Chính trị, Đặng Kim Giang – Chủ nhiệm Cung cấp.

Với những nỗ lực cao nhất, Việt Nam đã dồn hết sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều tầng lớp nhân dân hăng hái lên đường tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ như công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sỹ… Và đã có biết bao tấm gương hy sinh trên đường ra trận, nhiều anh hùng quên mình xả thân cho cuộc kháng chiến.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh, đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Đầu tháng 3/1954, thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với phương châm “đánh chắc, tiến chắc” đã hoàn thành. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có tất cả 49 cứ điểm, được chia làm ba phân khu. Trên chiến trường, ta mở ba đợt tiến công vào Điện Biên Phủ.

Đợt một của chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn ngày 13/3/1954, với trận tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam thuộc vòng ngoài Phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. Đợt hai diễn ra ngày 30/3/1954, đánh vào phân khu trung tâm. Đợt ba chiến dịch diễn ra ngày 1/5 và kết thúc ngày 7/5/1954, đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu, hy sinh, gian khổ, quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị cùng ký Hiệp định Geneva chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược (1945-1954) ở Đông Dương, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Hiệp định Geneva đã tạo được cục diện mới, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý rất quan trọng để dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

20/11/1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, manh nha ý định xây dựng căn cứ quân sự ở đây và ngăn chặn quân chủ lực Việt Nam chiếm đóng Tây Bắc.

03/12/1953, Navarre chính thức quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau khi nghiên cứu, xem xét và cân nhắc những điều kiện thuận lợi tại thung lũng lòng chảo phía Tây Bắc Việt Nam. Quyết định này đưa tới sự ra đời của tập đoàn cứ điểm “chưa từng thấy” ở Đông Dương với 49 cứ điểm mạnh mẽ, được đầu tư viện trợ tối đa và binh lực và hỏa lực và sự dẫn dắt, chỉ huy của Đại tá De Castries.

06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta với Thực dân Pháp, đồng thời cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư kiêm Tổng tư lệnh mặt trận.

26/01/1954, Tổng tư lệnh mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”.

31/01/1954, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển vị trí đóng quân đến khu rừng Mường Phăng trên đại điểm xã Mường Phăng, huyện Điện Biên cách Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 40km đường bộ và khoảng hơn 15km đường chim bay.

13/3/1954, Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ta chính thức mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ tại Trung tâm đề kháng Him Lam, một trong những cụm cứ điểm mạnh nhất của Pháp nằm phía Đông Bắc Tập đoàn cứ điểm.

31/3/1954, Đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhiệm vụ tập trung vào dãy cao điểm phía Đông, khu sân bay Mường Thanh, thừa cơ tiến vào khu trung tâm, nơi có Sở chỉ huy của De Castries.

01/5/1954, Đợt tấn công cuối cùng nhằm kết thúc số phận của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tiến hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là tiêu diệt nốt A1 và C2, thừa cơ tiến hành tổng công kích.

06/5/1954, vào lúc 20 giờ 30 phút, khối bộc phá 960kg nổ trên Đồi A1 báo hiệu ngày tàn của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

07/5/1954, sau khi mở được chiếc chìa khóa cuối cùng A1, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy của De Castries. Không có sự kháng cự, De Castries cùng Bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân đồn trú từ các hầm trú ẩn và các cứ điểm ra hàng.

21/7/1954, Hiệp định Gionever được ký kết, Pháp và các nước tham gia công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, rút quân khỏi Đông Dương.

Chiến Dịch Lịch Sử Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào – Việt, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng. Đối với đế quốc Pháp – Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam châu Á.

Bộ đội ta đánh chiếm hầm Đờ Cát. Ảnh tư liệu

Thấy rõ vị trí quan trọng đó của Điện Biên Phủ, ngày 20-11-1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và phi đội không quân thường trực có 14 chiếc. Tổng số binh lực là 16.200 tên. Chúng bố trí thành tập đoàn cứ điểm gồm 40 cứ điểm, tổ chức thành 8 cụm, mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. Tám cụm cứ điểm họp thành ba phân khu, 80% lực lượng không quân ở Đông Dương và nhiều loại vũ khí hiện đại khác của Pháp và Mỹ đã được đưa vào tác chiến ở Điện Biên Phủ.

Với số quân đông, hoả lực mạnh, công sự vững chắc, các tướng tá Pháp và Mỹ xác nhận đây là “một tập đoàn cứ điểm đáng sợ”, “một pháo đài bất khả xâm phạm”. Xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ hòng thực hiện ý đồ thu hút chủ lực ta lên đó để tiêu diệt, rồi chuyển sang tiến công ta.

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, công việc chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành từ cuối năm 1953.

Chủ tịch Hồ Chí Minh Chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, trực tiếp làm Bí thư Đảng uỷ và Chỉ huy trưởng mặt trận.

Chính phủ quyết định tổ chức Hội đồng cung cấp Mặt trận Trung ương do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch và Hội đồng cung cấp Mặt trận các cấp.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng”, nhân dân ta đã dồn hết sức người, sức của cho chiến dịch.

Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đã hoàn thành.

Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau 5 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt nhanh gọn hai cứ điểm kiên cố bậc nhất của địch (Him Lam và Độc Lập), sau đó, làm tan rã thêm một tiểu đoàn địch và tiêu diệt cứ điểm Bản Kéo. Ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh, giáng một đòn choáng váng vào tinh thần binh lính địch. Trong đợt tiến công mở đầu này, Phan Đình Giót đã nêu gương chiến đấu dũng cảm, lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho toàn đơn vị tiến lên tiêu diệt địch.

Ngày 16-3-1954, địch cho 3 tiểu đoàn nhảy dù xuống tăng viện cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 30-3-1954, ta mở đợt tiến công thứ hai đánh đồng loạt các ngọn đồi phía đông của phân khu trung tâm.

Đánh vào khu đông, ta tiêu diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các điểm cao quan trọng ở phía đông, củng cố từ trên đánh xuống, tạo thêm điều kiện chia cắt, bao vây, khống chế địch, chuyển sang tổng công kích tiêu diệt địch.

Để tăng cường cho Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ tăng viện gấp cho Pháp 100 máy bay oanh tạc chiến đấu, 50 máy bay vận tải và cho Pháp mượn 29 máy bay C119 có cả người lái; lập cầu hàng không chở dù từ Nhật và Mỹ sang mật trận Điện Biên Phủ. Đế quốc Mỹ còn đưa 2 tàu sân bay vào vịnh Bắc Bộ diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương”.

Về phía ta, qua hai đợt chiến đấu, lực lượng không ngừng được củng cố. Bộ đội ta đã có những cố gắng phi thường, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công rực rỡ. Tuy vậy, do cuộc chiến đấu liên tục, kéo dài và ác liệt, khó khăn về cung cấp tiếp tế cũng tăng thêm nên đã phát sinh tư tưởng tiêu cực, ngại thương vong, mệt mỏi.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, một đợt sinh hoạt chính trị được tiến hành sâu rộng từ các cấp uỷ đến chi bộ, từ cán bộ đến chiến sĩ trong tất cả các đơn vị trên toàn mặt trận. Tư tưởng hữu khuynh tiêu cực bị phê phán sâu sắc tinh thần triệt để cách mạng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng được phát huy mạnh mẽ.

Ngày 1-5-1954, ta mở đợt tiến công thứ ba. Quân ta lần lượt đánh chiếm những cứ điểm còn lại ở phía đông và phía tây, bẻ gãy những cuộc phản kích của địch.

Ngày 4-5-1954, địch thả tiểu đoàn dù dự bị cuối cùng xuống Điện Biên Phủ.

Ngày 7-5-1954, bộ đội ta phất cao cờ chiến thắng, tiến thẳng vào sở chỉ huy địch, tướng Đờ Cáttơri (De Castries) và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt sống.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, gồm 21 tiểu đoàn, trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh cơ động chiến lược, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 353 sĩ quan từ thiếu uý đến thiếu tá, 16 trung tá và đại tá, 1 thiếu tướng. Tổng cộng, số lượng địch bị tiêu diệt và bắt sống tại Điện Biên Phủ bằng 4% quân số địch ở Đông Dương, 20% lính Âu – Phi. Ta hy sinh 4.200 đồng chí, mất tích 792 đồng chí, bị thương 9.118 đồng chí.

Ta thu được 28 khẩu pháo, 5.915 khẩu súng lớn nhỏ, 3 xe tăng, 64 ô tô, 43 tấn dụng cụ thông tin, 20 tấn thuốc quân y, 40 tấn đồ hộp, 40.000 lít xăng dầu, bắn rơi 62 máy bay các loại.

Tại các chiến trường phối hợp trong toàn quốc, ta tiêu diệt 126.070 tên địch.

Đây là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần quyết định làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, là chiến thắng có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, một chiến công vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến trường kỳ, anh dũng của nhân dân ta. Điện Biên Phủ ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh Việt Nam.

Trong con mắt của các học giả nước ngoài, “Điện Biên Phủ là trận Vanmy của các dân tộc da màu”, “trên thế giới, trận Oatéclô cũng ít có tiếng vang hơn. Điện Biên Phủ thất thủ đã gây ra những nỗi kinh hoàng ghê gớm, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của nền cộng hoà. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn đang âm vang”.

– Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.5, tr.403.

– Chiến thắng Điện Biên Phủ – mốc vàng lịch sử chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.847.

– Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, chúng tôi tr.390-440.

– Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr.143-144.

– Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên – Bộ Tư lệnh Quân khu 2– Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ – mốc vàng lịch sử chân lý thời đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.847.

– Jules Rây: Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984, tr.284.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hà Nội – Điện Biên Phủ (Nốt Chữ Cái + Xướng Âm). trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!