Đề Xuất 4/2023 # Hãy Phát Biểu Ý Kiến Về Mục Đích Học Tập Do Unesco Đề Xướng: Học Để Biết, Học Để Làm, Học Để Chung Sống, Học Để Tự Khẳng Định Mình # Top 5 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 4/2023 # Hãy Phát Biểu Ý Kiến Về Mục Đích Học Tập Do Unesco Đề Xướng: Học Để Biết, Học Để Làm, Học Để Chung Sống, Học Để Tự Khẳng Định Mình # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hãy Phát Biểu Ý Kiến Về Mục Đích Học Tập Do Unesco Đề Xướng: Học Để Biết, Học Để Làm, Học Để Chung Sống, Học Để Tự Khẳng Định Mình mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hãy phát biểu ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày cảng khẳng định vị thế của mình, giáo dục đóng vai trò ngày càng quan trọng. Là một nước phát triển thì nền giáo dục hải được chú trọng rất lớn. Ở mỗi thời đại, con người có những mục đích học tập khác nhau. Chính vì vậy tổ chức UNESCO đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” nhằm mục đích học tập có tính toàn cầu. Lời nhận định trên rất sâu sắc, nó nhấn mạnh vai trò học tập của mỗi cá nhân chúng ta.

Con người ai cũng trải qua việc học, vậy học là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống “trường đời”. Việc học phải thực hiện liên tục, không ngừng nghỉ và suốt cả cuộc đời. Để khẳng định vai trò của việc học, Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Học để mở mang đầu óc, học để tự hoàn thiện mình. Học để mình tự đứng lên được bằng đôi chân, học để cảm thấy mình hạnh phúc.

Đầu tiên, nhiệm vụ của việc học là ” Học để biết”. Đây dường như là mục đích đầu tiên của việc học. “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống tự nhiên, xã hội, và con người. Có học, con người từ chỗ chưa hiểu đến hiểu rồi đến chỗ hiểu rõ và hiểu hay. Nhờ có học mà con người có vốn sống phong phú, hiểu biết sâu rộng, tự làm giàu kho tri thức của mình và được mọi người kính nể. Và điều quan trọng ở đây, nhờ có học, mà con người hiểu được bản chất của con người, hiểu được giá trị của bản thân, biết mình, biết người và biết cách đối nhân xử thế. Kho tri thức của con người là vô tận, chúng ta từng tý, từng một hãy chinh phục kho tri thức ấy.

Mục đích tiếp theo của UNESCO đề cập đến chính là “học để làm”. Khi con người đã có kiến thức đòi hỏi con người ta phải biết vận dụng kiến thức ấy vào thực tế thì mơi thực sự có ý nghĩa. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học ” học đi đôi với hành”. Bác Hồ vĩ đại của dân tộc ta đã từng nói ” học đi đôi với hành”, chính là vận dụng việc học để làm ra những giá trị vật chất, tinh thần phụ vụ cho cuộc sống của chính bản thân và làm giàu cho xã hội. Học mà không làm, thì việc học cũng trở nên vô ích, đám lí thuyết suông ấy sẽ tự mài mòn, không có giá trị lâu dài.

Càng ngày, nước ta càng có nhiều những tiến sĩ, giáo sư giấy. Vì sao lại như vậy? Vì những luận án, đề án, dử thảo của các vị không được áp dụng vào thực tế. Nó chỉ là những dòng lý thuyết suông, họ đề ra nhưng không có hướng thực hiện. Khác hẳn với những người nông dân chân lấm tay bùn, họ không được giáo dục bài bản nhưng họ lại học từ ngay việc làm hằng ngày của họ. Họ nhìn vào thời tiết để bảo vệ mùa màng, họ học cách phòng chống sâu bệnh bằng những kinh nghiệm tự đúc kết, họ vận dụng một cách sáng tạo những gì họ chứng kiến và họ hiểu rõ mục đích , cái mà họ thực sự cần trong đời sống sản xuất.

Hay như vị bác sĩ Đặng Văn Ngữ, ông dành cả đời mình để học tập và nghiên cứu. Với tất cả những gì mình học tập được, ông đã đem nó vào thực tiễn. Cả cuộc đời cần mẫn nghiên cứu, ông đã áp dụng những gì mình học được phát hiện ra những kí trùng gây bệnh và góp một phần không nhỏ điều chế ra vắc xin chống sốt rét. Sự đóng góp của ông giúp cho nền y học trong nước phát triển. Ông chính là tấm gương sáng cho việc “học để làm” để hậu thế học tập.

Một trong những mục đích quan trọng của việc học chính là ” học để chung sống”. Đó chính là cách ta giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng. Đây là hệ quả tất yếu của việc học để biết và học để làm. Khi con người ta biết chung sống thì sẽ tự thích nghi với môi trường, phát huy được các mối quan hệ của con người, giúp cho người gần người hơn. Con người chính là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, quả đúng là như vậy. Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành và nuôi dưỡng trong các mối quan hệ đó. ” Học để chung sống” còn nhắc nhở, răn dạy ta về những bài học đạo đức. Học không chỉ để hiểu biết mà còn dạy ta cách làm người, dạy ta những đạo lý đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng. Từ đó hình thành ý thức rèn luyện nên nhân cách con người ý thức cái hay cái đẹp làm việc tốt giúp đỡ mọi người xung quanh có những đức tính tốt và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.

Xã hội phát triển như vũ bão, khiến tri thức ngày càng tăng. Chính vì vậy việc học phải liên tục, không ngừng nghỉ. ” Học là để tự khẳng định mình”, con người thông minh và biết điều không bao giờ vỗ ngực cho mình là giỏi, họ hiểu được rằng tri thức là vô tận, những gì ta biết chỉ nhưng một hạt cát giữa sa mạc bao la. Học để “Tự khẳng định mình” là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình.

Thật đáng tự hào, khi Việt Nam ta ngày càng giành được nhiều huy chương vàng, huy hương bạc khi tham gia những cuộc thi thế giới về sáng chế, toán học, vật lý,.. Những cái tên như Phan Đức Nhật Minh, Phạm Cao Nguyên, Trần Tấn Phát,… chẳng còn xa lạ với những ai quan tâm đến giáo dục Việt Nam. Các em đã vinh quang ghi tên mình vào những giải đấu tri thức thế giới và vinh quang. Chính các em, đã đưa đất nước Việt Nam sánh ngang với cường quốc năm châu nhưng Bác Hồ đã từng kì vọng. Mục đích là ngọn đèn chỉ đường cho những việc làm, hành động cho con người. Chỉ khi có mục đích rõ ràng mọi người mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, điều chỉnh hành vi của thân. Việc học cũng như vậy, khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu cho sự thành công của con đường học vấn.

Được sống trong cuộc sống ấm no, nên nhiều bạn trẻ vẫn chưa xác định được mục đích học tập của bản thân. Họ nghĩ học để làm gì khi bố mẹ nâng đỡ, học để làm gì khi họ vẫn nhận được sự chu cấp đầy đủ của gia đình,… Chính vì không xác định được mục đính học tập đúng đắn nên một số bạn sẻ có những suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến tự hủy hoại bản thân. Có nhiều trường hợp, suy nghĩ chưa chin chắn, học không phải học cho mình nên dẫn đến tình trạng quay cóp, sử dụng tài liệu hay cách sống buông thả của một số nhỏ sinh viên học sinh hiện nay. Tình trạng này thật đáng lên án và nên bị đẩy lùi.

Là thế hệ trẻ, là trụ cột của đất nước, lớp lớp sinh viên, học sinh phải xác định mục đích học tập cho chính mình. Phải tích cực học tập, rèn luyện trở thành người đủ đức đủ tài, xây dựng đất nước giàu mạnh. Hãy lấy đề xướng của UNESCO “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” làm kim chỉ nam cho mình. Học để khẳng định mình, học để dựng xây tổ quốc.

Đề xướng của UNESCO “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” đã khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của việc học. Học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.

Học Văn Để Làm Người

Mỗi tiết dạy đầu tiên khi bắt đầu tiếp quản một lớp học, câu đầu tiên tôi thường hỏi các trò là: – Theo em, học Văn để làm gì ? Sau câu hỏi có vẻ bất ngờ. Một số em vẻ mặt lúng túng. Một số khác hớn hở. Và những cánh tay bắt đầu mạnh dạn giơ lên. Một em trả lời: – Thưa thầy, học Văn để biết đọc, biết viết cho chính xác ạ! Như được tiếp thêm tự tin, nhiều em khác cũng hào hứng xung phong. – Thưa thầy, học Văn để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học ạ! – Một em khác phát biểu. – Thưa thầy, học Văn để biết giao tiếp, ứng xử ạ! – Một em khác tiếp lời. Tôi gọi thêm một em nữa: – Thưa thầy, học Văn để làm người tốt ạ! Tôi kết luận: các em nói đều đúng cả, nhưng mỗi em chỉ mới nói được một khía cạnh của mục đích học môn Văn. Theo thầy, mục đích đầy đủ và cao cả nhất của việc học môn Văn đó là học để làm người. Ai đó đã từng nói: “Học mới chỉ là có mắt, hành mới có chân, có mắt có chân mới tiến bước được, có biết mới làm, có làm mới biết, cái biết trong làm mới là cái biết thực sự, cái biết sâu sắc nhất”. Học Văn cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Như vậy nói Học Văn để làm người tức là nhấn mạnh vào khả năng vận dụng, thực hành những kĩ năng, kiến thức của môn Văn đã học được vào trong thực tế cuộc sống, để phục vụ cho cuộc sống. Học phải đi đôi với hành. Bất cứ ai, từ một người nông dân, đến một chính trị gia, từ một bác lái xe đến một người bác sĩ, từ một nhà buôn, đến một kiến trúc sư… đều cần có sự phục vụ của văn học trong cuộc sống của mình. Bởi lẽ ai cũng phải nói, phải đọc, phải giao tiếp, ứng xử, phải rèn luyện đạo đức, nhân cách… Tất cả những điều đó là sứ mệnh của bộ môn Ngữ văn. Một người nông dân không biết đọc, biết viết thì khó có thể tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để áp dụng vào công viêc nhà nông của mình và chắc chắn năng suất lao động sẽ không cao. Một ông giám đốc, đứng trước nhân viên mà nói năng ấp a ấp úng, “đánh vật” với chữ nghĩa thì mất hết uy tín với người dưới. Một vị chủ tịch nước, đứng trước hàng triệu học sinh, đọc một bức thư chúc mừng khai giảng năm học mới mà chẳng có ngữ điệu, không lên bổng xuống trầm, cứ đều đều như cơm nguội thì mất hết khí thế của ngày bắt đầu năm học mới… Trong những mục đích của việc học Văn có lẽ mục đích giáo dục đạo đức, nhân cách, tư tưởng và lối sống cho con người là quan trọng nhất. Văn học không dạy đạo đức, tư tưởng một cách khô khan mà qua những hình tượng văn học giàu hình ảnh, cảm xúc. Cứ mỗi cấp học bài học đạo đức, lối sống lại được nâng lên một tầm mới để phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học sinh. Chuyện Bó đũa dạy người học biết đoàn kết, chia sẻ; bài thơ Thương ông giúp người học biết yêu thương gia đình, người thân; truyện cổ tích Tấm Cám dạy người học biết ăn ở hiền lành, tránh xa cái ác, cái xấu; Truyện Kiều của Nguyễn Du giúp bồi dưỡng lòng nhân đạo; học Chí Phèo của Nam Cao để luôn giữ lấy bản chất lương thiện dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu lại là những chiêm nghiệm quý giá về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời…. Những bài học đạo đức, lối sống ấy, tưởng chừng đơn giản nhưng không phải người học nào cũng biết vận dụng vào cuộc sống. Cho nên bên cạnh những người thực sự hiểu được sứ mệnh cao cả của văn chương, trân trọng những giá trị quý giá của văn chương, biết sống thực sự “Văn” để hướng tới Chân – Thiện – Mĩ thì đâu đó vẫn còn những bước chân lạc lối trên con đường đi tới tương lai. Có những học sinh “miệng thề xoen xoét”, “hứa sống hứa chết” với cha mẹ, thầy cô sẽ cố gắng học tập, chăm ngoan nhưng sau lưng luôn tìm cách trốn học để lang thang quán xá, chúi đầu vào những trò chơi vô bổ trong những quán Game, quán Internet. Có những học sinh viết những bài văn rất hay, rất xúc động nhưng giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh lại chẳng ra gì. Ở nhà thì lừa cha dối mẹ, lên lớp thì dối thầy lừa bạn. Dùng cái vẻ ngoài hào nhoáng để cố tình che đậy bản chất thật sự bên trong… Đó là những “Cám”, những “Lí Thông”, những “Xuân Tóc Đỏ”… bằng xương bằng thịt của cuộc đời. Đó mới thực sự là những người học Văn kém nhất, tồi nhất. Hiện nay, đa số học sinh chưa thích học môn Văn bởi nhiều lí do, trong đó tâm lí của người học Văn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Trước khi vào lớp học một tiết Văn, đừng nghĩ rằng mình sắp bị hành hạ bởi những kiến thức nặng nề, bằng những ngôn từ sáo rỗng mà hãy nghĩ đơn giản: mình sắp được học để làm Người.

Lưu Sơn

Làm Thế Nào Để Học Tốt Toán Lớp 3 Chu Vi Hình Vuông

1. Giới thiệu bài học chu vi hình vuông

Hình vuông là hình có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.

1.3 Chu vi hình vuông là gì?

Ví dụ: Cho hình vuông ABCD có độ dài các cạnh đều bằng 5 cm. Tính chu vi hình vuông?

Chu vi hình vuông lấy độ dài một cạnh nhân 4 nên: 5 x 4 = 20 cm

2. Phân biệt công thức tính chu vi hình vuông và hình chữ nhật

3. Các dạng bài tập toán về chu vi hình vuông.

3.1. Dạng 1: Tính chu vi của hình vuông.

Áp dụng công thức tính chu vi: chu vi hình vuông bằng một cạnh nhân 4.

Áp dụng công thức tính chu vi hình vuông ta có:

3.2. Dạng 2: Tìm một cạnh khi biết chu vi của hình vuông

Bước 1: Liệt kê dữ liệu bài cho

Bước 2: Muốn tìm độ dài của một cạnh ta lấy chu vi đã biết chia cho 4.

Muốn tìm độ dài một cạnh ta lấy chu vi đã biết chia cho 4.

Chu vi chiếc bàn hình vuông là 82 cm.

Vậy độ dài của một cạnh của chiếc bàn là 82 : 4 = 21 cm.

Bước 1: Tính độ dài 1 cạnh của sân bóng.

Bước 2: Xác định độ dài khi mở rộng sân.

Bước 3: Tính chu vi mới của sân (chu vi hình chữ nhật: (chiều dài + chiều rộng) x 2).

Chu vi sân bóng là 24m nên độ dài một cạnh sân là 24 : 4 = 6m

Người ta mở rộng về bên trái 2m và về bên phải 3m, nghĩa là mở rộng chiều dài sân, nên chiều dài sân mới sẽ là 6 + 2 + 3 = 11m.

Chiều rộng của sân vẫn không thay đổi bằng 6m.

Chu vi mới của sân là: (11+ 6) x 2 = 34 m

Vậy sau khi mở rộng thì chiều dài sân là 11m, chiều rộng sân là 6m, chu vi mới của sân là 34m.

3.3. Dạng 3: Tính tổng chu vi của hình ghép khi biết chiều dài của 1 cạnh

Tính theo chu vi hình chữ nhật

Chu vi hình chữ nhật sẽ là chiều dài cộng chiều rộng tất cả nhân với 2.

Tính chiều dài của hình chữ nhật, sau đó tính chu vi của hình chữ nhật

Chiều dài hình chữ nhật là: 15 x 3 = 45cm

Chu vi của hình chữ nhật là: (45 + 15) x 2 = 120cm

Vậy chu vi hình chữ nhật là 120cm

Để học tốt toán lớp 3 chu vi hình vuông, học sinh cần thuộc công thức tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông nhằm áp dụng đối với các bài toán cơ bản và mở rộng nó.

Làm Thế Nào Để Hướng Dẫn Học Sinh Giải Một Bài Toán Có Lời Văn

Làm thế nào để hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn

A/.Thế nào là toán dơn , toán hợp ?-Toán đơn : là loại bài toán mà khi giải ta chỉ dùng một phép tính.-Toán hợp : là loại bài toán mà khi giải ta phải dùng từ hai phép tính trở lên.B/.Làm thế nào để hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn ?Giải toán là một hoạt động trí truệ khó khăn, phức tạp, hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kỹ năng tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng, mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép tính, đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi làm tính thông thạo.Để giúp học sinh thực hiện được hoạt động trên có kết quả, cần làm cho các em nắm được một số bước của quy tắc chung, hướng dẫn các em có thói quen khi giải toán như sau :1/.Một bài toán có lời văn có các phần cơ bản nào ?Ở tiểu học các bài toán gồm có :-Đối với toán đơn : có hai phần cơ bản là : những dữ kiện và ẩn số -Đối với toán hợp : có ba phần cơ bản là : những dữ kiện, ấn số và các điều kiện.Giáo viên dạy cũng cần tìm hiểu thêm cách giải bài toán hợp và cách để tóm tắt bài toán (bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng, hình ảnh, . . . .nhằm nâng cao hiểu biết về phương pháp dạy học toán, như sau :Ba thành phần cơ bản của một bài toán -Các dữ kiện -Các ẩn số -Các điều kiệnTừ ba phần cơ bản trên , ta thấy :-Những dữ kiện là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài.-Những ẩn số là những cái chưa biết mà ta cần phải tìm.-Những điều kiện là mối quan hệ ( toán học ) đã cho giữa các dữ kiện và ẩn số. Ví dụ : (loại toán hợp)Trong vườn có 36 cây cam và một số cây quýt ít hơn số cây cam 3 lần. Hỏi trong vườn có mấy cây quýt ? Tóm tắt : 36 cây Cam ? cây Quýt

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hãy Phát Biểu Ý Kiến Về Mục Đích Học Tập Do Unesco Đề Xướng: Học Để Biết, Học Để Làm, Học Để Chung Sống, Học Để Tự Khẳng Định Mình trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!