Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 # Top 15 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8

Quyển sách Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức một cách có hệ thống môn Địa lí lớp 8. Sách sẽ vừa cung cấp cho các em các kiến thức của môn Địa lí, vừa giúp các em hoàn thiện kĩ năng như: phân tích số liệu thống kê, vẽ và nhận xét biểu đồ…

Các câu hỏi dưới hình thức tự luận và trắc nghiệm sẽ giúp các em làm quen với nhiều dạng bài tập và xử lí linh động hơn.

Nội dung sách bám sát chương trình giáo khoa lớp 8 gồm: Thiên nhiên, con người ở các Châu lục (Châu Á) và Địa lý Việt Nam. Phần hướng dẫn bài tập ở mỗi bài sẽ giúp các em nắm vững được các kiến thức cơ bản của bài học trong sách giáo khoa và vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi.

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 Bài 8 Trang 33 Sgk Địa Lí 9

Hướng dẫn Soạn Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, sách giáo khoa Địa lí lớp 9. Nội dung Giải bài tập 1 2 Bài 8 trang 33 sgk Địa lí 9 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 9.

Lý thuyết

I. Ngành trồng trọt

1. Cây lương thực

– Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)

– Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực

– Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)

– Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)

– Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)

– Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.

– Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…

→ Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.

2. Cây công nghiệp

– Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.

– Miền đông Nam bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu, điều…

– Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…

– Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…

– Bắc Trung Bộ: lạc…

– Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu.

3. Cây ăn quả

– Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.

– Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…

– Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo…

II. Chăn nuôi

Chăn nuôi còn chiếm tỉ lệ thấp trong sản phẩm nông nghiệp vì mới chỉ chiếm 1/4 sản lượng nông nghiệp. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành mặc dù sản phẩm của nó có ý nghĩa với đời sống (thịt, trứng, sữa…)

1. Chăn nuôi trâu, bò

– Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bắc Bộ…

– Số lượng đàn trâu bò hiện nay khoảng 6 – 7 triệu con (trâu 3 triệu, bò 4 triệu).

– Chăn nuôi bò sữa đang rất phát triển ven các đô thị lớn.

2. Chăn nuôi lợn

– Ở các vùng đồng bằng: sông Hồng, sông Cửu long để tận dụng tối đa nguồn sản phẩm của trồng trọt.

– Số lượng hiện có khoảng 23 triệu con (2002).

3. Chăn nuôi gia cầm

– Theo hình thức nhỏ trong gia đình và trang trại, hiện nay đang phát triển mạnh hình thức chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp.

– Số lượng khoảng 230 triệu con.

1. Trả lời câu hỏi Bài 8 trang 28 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngày trồng trọt. Sự thấy đổi này nói lên điều gì? Trả lời:

– Sự thay đổi: tăng tỉ trọng cây công nghiệp; giảm tỉ trọng cây lương thục và các cây ăn quả, rau đậu.

– Sự thay đổi này cho thấy nước ta đang dần phá thế độc canh cây lương thực.

2. Trả lời câu hỏi Bài 8 trang 29 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002. Trả lời:

Trong giai đoạn 1980- 2002 sản xuất lúa của nước ta nhìn chung đều tăng về diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người.

– Về diện tích lúa có sự biến động tăng từ 5600 nghìn ha (1980) lên 7504 nghìn ha (năm 2002).

– Về năng suất lúa cả năm tăng mạnh, tăng liên tục từ 20,8 tạ/ha (1980) lên 45,9 tạ/ha.

– Về sản lượng lúa cả năm tăng từ 11,6 triệu tấn (năm 1980) lên 34,4 triệu tấn (năm 2002).

– Về sản lượng bình quân lúa bình quân đầu người từ 217 kg năm 1980 tăng lên 432 kg năm 2002.

3. Trả lời câu hỏi Bài 8 trang 31 sgk Địa lí 9

Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta. Trả lời:

– Cây công nghiệp hằng năm:

+ Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Dâu tằm: Tây Nguyên.

+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

– Cây công nghiệp lâu năm:

+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

4. Trả lời câu hỏi Bài 8 trang 32 sgk Địa lí 9

Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị? Trả lời:

– Các cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, măng cụt,…

– Các loại cây ăn quả trên được trồng nhiều ở Nam Bộ vì đó là cây nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Nam Bộ.

Xác định trên hình 8.2, các vùng chăn nuôi lợn chính. Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? Trả lời:

– Lợn được chăn nuôi chính ở hai đồng bằng, Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

– Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng là do đây là vựa lúa lớn của nước ta nên có nguồn thức ăn dồi dào, đảm bảo lượng thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, đây cũng là nơi đông dân có thị trường tiêu thị rộng lớn.

Câu hỏi và bài tập

1. Giải bài tập 1 Bài 8 trang 33 sgk Địa lí 9

Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta.

Trả lời:

– Lúa được trồng chủ yếu ở đồng bằng, nhất là hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Ngoài ra, lúa được trồng thêm ở một số đồng bằng ven biển.

– Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng trồng lúa trọng điểm của nước ta vì: Ở các vùng này có nhiều điều kiện để cây lúa phát triển tốt như đất đai phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, hệ thống sông ngòi thủy lợi để tưới tiêu, nguồn lao động….

2. Giải bài tập 2 Bài 8 trang 33 sgk Địa lí 9

Bảng 8.4. Cơ cấu giá sản xuất ngành chăn nuôi (%)

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi Và Bài Tập 1 2 3 Bài 33 Trang 120 Sgk Địa Lí 8

Hướng dẫn Soạn Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam, sách giáo khoa Địa lí lớp 8. Nội dung bài Giải bài tập 1 2 3 Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn địa lí lớp 8.

Lý thuyết

1. Đặc điểm chung

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

– Chảy theo hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

– Chế độ nước sông có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt.

– 93% các sông nhỏ và ngắn.

– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b) Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung. c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.

– Lượng nước chiếm 70 80% lượng nước cả năm.

d) Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m 3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

– Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

– Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…

– Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.

– Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực

– Thuỷ sản.

– Giao thông, du lịch….

b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.

– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi.

– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.

– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

1. Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 117 sgk Địa lí 8

Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc? Trả lời:

– Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm ngay sát biển.

– Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi.

Dựa trên hình 33.1 em hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng kể trên. Trả lời:

– Hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu,…

– Hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương,…

2. Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 119 sgk Địa lí 8

Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy. Trả lời:

– Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau.

– Vì chế độ mưa ở mỗi khu vực là khác nhau, miền Bắc và miền Nam có lũ vào mùa hạ, miền Trung có lũ vào thu đông.

Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt? Trả lời:

– Làm thủy lợi, xây dựng hồ chứa nước.

– Người dân đồng bằng sông Cửu Long chủ động sống chung với lũ để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, thau chua rửa mặn, tận dụng phù sa, phát triển du lịch và giao thông vận tải,…

Em hãy cho biết, lượng phù sa lớn như vậy đã có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long? Trả lời:

– Phù sa bồi đắp hằng năm làm tăng độ phì cho đất, tăng năng suất cây trồng.

– Phù sa bồi đắp mở rộng đồng bằng về phía biển.

– Phù sa bồi lấp các cửa sông gây khó khăn cho giao thông đường thủy.

Em hãy cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta. Trả lời:

– Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

– Phát triển giao thông đường thủy.

– Phát triển du lịch.

– Cung cấp nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt.

– Phát triển thủy điện ở vùng núi.

– Bồi đắp phù sa cho đồng bằng.

3. Trả lời câu hỏi Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8

Em hãy tìm trên hình 33.1 các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng nằm trên những dòng sông nào? Trả lời:

– Hồ Hòa Bình nằm trên sông Đà.

– Hồ Trị An nằm trên sông Đồng Nai.

– Hồ Y-a-ly nằm trên sông Xê Xan.

– Hồ Thác Bà trên sông Chảy.

– Hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn.

Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì? Trả lời:

– Xử lý nước thải, rác thải trước khi xả ra ngoài môi trường.

– Không đổ rác thải chìm, gây cản trở dòng chảy tự nhiên.

– Không đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ, mìn, kích điện.

– Nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Giải bài tập 1 Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8

Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?

Trả lời:

Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa, mùa lũ ứng với mùa mưa, mùa cạn ứng với mùa khô.

2. Giải bài tập 2 Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8

Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em.

Trả lời:

– Xả rác, nước thải chưa xử lý từ khu công nghiệp, khu dân cư xuống lòng sông.

– Phân bón, thuốc trừ sâu từ đồng ruộng.

– Đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ, điện.

– Liên hệ địa phương: Sông Tô Lịch chảy giữa thành phố Hà Nội bị ô nhiễm nặng nề do nước thải sinh hoạt của dân cư thành phố.

3. Giải bài tập 3 Bài 33 trang 120 sgk Địa lí 8

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Toán Lớp 8 (Tập 1)

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Toán Lớp 8 (Tập 1) Quyển Hướng Dẫn Giải Bài Tập Toán Lớp 8 (Tập 1) được biên soạn nhằm trợ giúp quý phụ huynh học sinh hướng dẫn con em học tốt toán ở nhà, giúp các em học…

Giao hàng toàn quốc

Được kiểm tra hàng

Thanh toán khi nhận hàng

Chất lượng, Uy tín

7 ngày đổi trả dễ dàng

Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Hướng Dẫn Giải Bài Tập Toán Lớp 8 (Tập 1)

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Toán Lớp 8 (Tập 1)

Quyển Hướng Dẫn Giải Bài Tập Toán Lớp 8 (Tập 1) được biên soạn nhằm trợ giúp quý phụ huynh học sinh hướng dẫn con em học tốt toán ở nhà, giúp các em học sinh tự rèn luyện, kiểm tra vốn kiến thức toán của bản thân.

Sách được biên soạn bám sát với nội dung chương trình hiện hành. Trong mỗi mục tương ứng với các mục của chương trình đều có kiến thức cần nhớ, các bài tập toán nhằm giúp các em học sinh hệ thống kiến thức bài học.

Ngoài ra, còn có các bài toán làm thêm, làm toán nâng cao nhằm giúp các em rèn luyện toán. Các bài tập toán được hướng dẫn giải chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu giúp các em dễ dàng tiếp thu hơn.

Nội dung sách bao gồm các chương:

Phần Đại số

Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức

Chương 2: Phân thức đại số

Phần Hình học

Chương 1: Tứ giác

Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Thông tin chi tiết

Công ty phát hành

SÁCH THIẾT BỊ GIÁO DỤC ĐỨC TRÍ

Ngày xuất bản

09-2016

Kích thước

16 x 24 cm

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

155

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội

SKU

2483452200408

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!