Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 13: Công Cơ Học # Top 10 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 6/2023 # Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 13: Công Cơ Học # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 13: Công Cơ Học mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 13: Công cơ học

Bài 13.1 trang 37 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau

B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về

C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.

D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn.

Bài 13.2 trang 37 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Nếu coi như không có ma sát và sức cản của không khí thì có công nào được thực hiện không?

Giải

Không. Vì theo phương chuyển động của hòn bi không có lực nào tác dụng. Tác dụng vào hòn bi lúc này có 2 lực: lực hút của Trái Đất và phản lực của mặt bàn. Hai lực này cân bằng nhau và đều vuông góc với phương chuyển động.

Bài 13.3 trang 37 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

Giải

Công thực hiện được trong trường hợp này là:

A = F.s = p.h = 25 000.12 = 300 000 (J)

Bài 13.4 trang 37 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc của xe.

Giải

Quãng đường xe đi được S = A/F = 360000/600 = 600m

Vận tốc chuyển động cua xe: v = S/t = 600/300 = 2m/s

Bài 13.5 trang 37 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hơi nước có áp suất không đổi là p = 6.105N/m 2 được dẫn qua van vào trong xilanh và đẩy píttông chuyển động từ vị trí AB đến vị trí A’B’ (H.13.1). Thể tích của xilanh nằm giữa hai vị trí AB và A’B’ của píttông là V = 15dm 3. Chứng minh rằng công của hơi sinh ra bằng tích của p và V. Tính công đó ra J.

A = F.h = p.S.V/S (V = s.h)

= p.V = 600 000.0,015 = 9000J

Bài 13.6 trang 37 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống

B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ

C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nàm ngang coi như không có ma sát

D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được

Bài 13.7 trang 37 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

A. Jun là công của một lực làm vật chuyển dịch được 1m

B. Jun là công của lực làm dịch chuyển một vật có khối lượng là 1 kg một đoạn đường 1 m

C. Jun là công của lực 1 N làm dịch chuyển một vật một đoạn 1 m

D. Jun là công của lực 1 N làm dịch chuyển vật một đoạn lm theo phương của lực

Bài 13.8 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một vật trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m. Công của trọng lực là:

A. 1J

B. 0J

C. 2J

D. 0,5J

Vì trọng lực có phương vuông góc với phương nằm ngang

Bài 13.9 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tính công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120cm

Giải

Công của lực nâng một búa máy là:

A = p.h = 10m.h = 10. 20 000. 1,20 = 240 000J

Bài 13.10 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tính công cơ học của một người nặng 50kg thực hiện khi đi đều trên một đoạn đường nằm ngang 1km. Biết rằng, công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang thì bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó.

Giải

m = 50kg, s = 1km

Đề bài: A = 0,05A p mà A p = p. h = 10m. h = 50.10.1000 = 500 000J

Do đó: A = 0,05A p = 25 000J

Bài 13.11 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến c với vận tốc nhỏ hơn trước 10km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga c là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40 000N.

Giải:

15ph = 1414h

v 2 = 30 – 10 = 20km/h

t 2 = 30 phút = 1/2h

A ?

Ta có

A = F.S = 40 000.17 500 = 700 000 000J

Bài 13.12 trang 38 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là 2,1m. Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng thì trên Mặt Trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét? Biết rằng lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt Trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng 6 lần và ở trên Mặt Trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trị nặng bằng thân thể người đó. Công của cơ bắp sinh ra trong mỗi lần nhảy coi là như nhau.

Giải Bài Tập Sgk Vật Lý Lớp 8 Bài 13: Công Cơ Học

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 bài 13: Công cơ học

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 8 trang 46, 47, 48 SGK

Bài 13: Công cơ học

. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo 1. Bài C1 trang46 sgk vật lí 8

C1. Từ các trường hợp quan sát ở trên, em có thể cho biết khi nào thì có công cơ học?

Hướng dẫn giải:

Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.

2. Bài C2 trang46 sgk vật lí 8

C2. Tìm từ thích hợp cho các ô trống của kết luận sau:

– Chỉ có công cơ học khi có…(1).. tác dụng vào vật và làm cho vật …(2)…

Hướng dẫn giải:

(1) lực; (2) chuyển dời.

a) Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goong chở than chuyển động

b) Một học sinh đang ngồi học bài.

c) Máy xúc đất đang làm việc.

d) Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

Hướng dẫn giải:

a) Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goong chở than chuyển động

c) Máy xúc đất đang làm việc.

d) Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao (có lực tác dụng vào và làm vật chuyển dời).

a) Đầu tàu hỏa đang kéo các toa tàu chuyển động.

b) Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.

c) Người công nhân dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao.

Hướng dẫn giải:

a) Lực kéo của đầu tàu hỏa.

b) Lực hút của Trái Đất (trọng lực), làm quả bưởi rơi xuống.

c) Lực kéo của người công nhân.

5. Bài C5 trang 48 sgk vật lí 8

C5. Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5 000 N làm toa xe đi được 1 000 m. Tính công của lực kéo của đầu tàu.

Hướng dẫn giải:

A = F. s = 5 000 . 1 000 = 5 000 000 J = 5 000 kJ.

6. Bài C6 trang 48 sgk vật lí 8

C6. Một quả dừa có khối lượng 2 kg rơi tử trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.

Hướng dẫn giải:

A= F. s = 20. 6 = 120 J

7. Bài C7 trang 48 sgk vật lí 8

C7. Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang?

Hướng dẫn giải:

Trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của vật, nên không có công cơ học của trọng lực.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 16: Cơ Năng

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 16: Cơ năng

Bài 16.1 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt sắt.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Bài 16.2 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Ngân và Hằng quan sát một khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động.

Ngân nói : “Người hành khách có động năng vì đang chuyển động”. Hằng phản đối: “Người hành khách không có động năng vì đang ngồi yên trên tàu”.

Hỏi ai đúng, ai sai? Tại sao?

Giải

Ngân nói đúng, nếu lấy cây bên đường làm môc chuyển động.

Hằng nói đúng, nếu lấy toa tàu làm mốc chuyển động

Bài 16.3 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?

Giải

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung.

Đó là thế năng.

Bài 16.4 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào ? Đó là dạng năng lượng gì?

Giải

Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa.

Đó là động năng.

Bài 16.5 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ dạng năng lượng nào?

Giải

Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ thế năng của dây cót.

Bài 16.6 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động

B. Vật có động năng có khả năng sinh công

C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều

D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc kJ lượng của vật

Bài 16.7 trang 45 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn

B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn

C. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn

D. Thế năng hấp dần của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.

Bài 16.8 trang 46 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật không có thế năng? Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương nằm ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (H. 16.1).

A. Vị trí A

B. Vị trí B

C. Vị trí c

D. Vị trí D

Bài 16.9 trang 46 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một vật nặng được móc vào một đầu lò xo treo như hình 16.2, cách mặt đất một khoảng nhất định. Khi vật ở trạng thái cân bằng hệ vật và lò xo có dạng cơ năng nào?

A. Động năng và thế năng hấp dẫn

B. Chỉ có thế năng hấp dẫn

C. Chỉ có thế năng đàn hồi

D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

Giải:

Chọn D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

Bài 16.10 trang 46 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một vật có khối lượng m được nâng lên độ cao h rồi thả rơi

a) Tính công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất.

b) Lập công thức tính thế năng của vật ở độ cao h.

Giải:

a) A = P.h = 10m.h

b) W t = P.h = 10mh

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 22: Dẫn Nhiệt

Hướng dẫn giải bài tập SBT Vật lý lớp 8 bài 22: Dẫn nhiệt

Bài 22.1 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí.

B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí.

D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.

Giải

Chọn B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

Bài 22.2 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền

A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

B. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

D. Cả 3 câu trả lời trên đều đúng.

Giải

Chọn C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

Bài 22.3 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?

Giải

Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.

Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ.

Bài 22.4 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?

Giải

Ấm nhôm sẽ chóng sôi hơn do nhôm là chất dẫn nhiệt tốt hơn đất.

Bài 22.5 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không?

Giải

Do đồng dẫn nhiệt tốt hơn nên ta thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ.

Không phải do nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ.

Bài 22.6 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một hòn bi chuyến động nhanh va chạm vào một hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ truyền một phần động năng của nó cho hòn bi này và chuyển động chậm đi trong khi hòn bi chuyên động chậm hơn sẽ chuyển động nhanh lên. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng truyền nhiệt năng giữa các phân tử trong sự dẫn nhiệt.

Hãy dùng sự tương tự này để giải thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

Giải:

Khi thả miếng đồng được nung nóng vào nước thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm, còn động năng của các phân tử nước tăng, do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên.

Bài 22.7 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

A. chất rắn

B. chất khí và chất lỏng

C. chất khí

D. chất lỏng

Giải

Chọn A. chất rắn

Bài 22.8 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Bản chất của sự dẫn nhiệt là

A. sự truyền nhiệt độ từ vật này đến vật khác

B. sự truyền nhiệt năng từ vật này đến vật khác

C. sự thực hiện công từ vật này lên vật khác

D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Giải

Chọn D. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử khác.

Bài 22.9 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi

A. hai vật có nhiệt năng khác nhau

B. hai vật có nhiệt nãng khác nhau, tiếp xúc nhau

C. hai vật có nhiệt độ khác nhau

D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

Giải

Chọn D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.

Bài 22.10 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì

A. hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém

B. trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém

C. trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém.

D. Vì cả ba lí do trên

Giải

Chọn B. trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém

Bài 22.11 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Về mùa hè ở một số nước Châu Phi rất nóng, người ta thường mặc quần áo trùm kín cả người, còn ở nước ta về mùa hè người ta lại thường mặc quần áo ngắn. Tại sao?

Giải:

Mùa hè ở nhiều nước Châu Phi nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cơ thể do đó cần mặc áo trùm kín để hạn chế sự truyền nhiệt từ không khí vào cơ thể.

Ở nước ta về mùa hè, khi nhiệt độ không khí còn thấp hơn nhiệt độ cơ thể, người ta thường mặc áo ngắn, mỏng để cơ thể dễ truyền nhiệt ra ngoài không khí.

Bài 22.12 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà mái tranh; còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh?

Giải

Do mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh.

Bài 22.13 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Tại sao muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, trấu hoặc mùn cưa?

Giải

Vì bông, trấu và mùn cưa là những chất dẫn nhiệt kém.

Bài 22.14 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hãy thiết kế một thí nghiệm dùng để so sánh độ dẫn nhiệt của cát và của mùn cưa với các dụng cụ sau đây:

– Cho cát, mùn cưa vào đầy mỗi ống nghiệm.

– Đặt mỗi ống nghiệm vào 1 cốc đựng nước nóng, 1 nhiệt kế đặt trong ống nghiệm. Quan sát số chỉ của nhiệt kế. Nếu nhiệt kế nào có cột chất lỏng dâng lên trước thì chất đó dẫn nhiệt tốt hơn.

Bài 22.15 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Có hai ấm đun nước kích thước giống nhau, một làm bằng nhôm, một làm bằng đồng.

a) Nếu đun cùng một lượng nước bằng hai ấm này trên những bếp tỏa nhiệt như nhau thì nước ở ấm nào sôi trước. Tại sao?

b) Nếu sau khi nước sôi, ta tắt lửa đi, thì nước ở ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao?

Giải:

a) Nước trong ấm đồng sôi trước. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm

b) Nước ở ấm đồng nguội nhanh hơn. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 8 Bài 13: Công Cơ Học trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!