Đề Xuất 6/2023 # Kể Về Một Kỷ Niệm Đáng Nhớ Của Em Và Mẹ # Top 15 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 6/2023 # Kể Về Một Kỷ Niệm Đáng Nhớ Của Em Và Mẹ # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kể Về Một Kỷ Niệm Đáng Nhớ Của Em Và Mẹ mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kể về một kỷ niệm đáng nhớ của em và mẹ

Đọc sách tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi.” Đúng như vậy, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù một lần không? Tôi cũng vậy! Có lẽ tôi không thể nào quên lỗi lầm mình gây ra ngày hôm đó, khiến người tôi yêu thương nhất trên đời phải phiền lòng.

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, những làn gió tinh nghịch lướt nhẹ trên tóc tôi. Nhưng nó sẽ là một ngày tuyệt đẹp nếu tôi không có bài kiểm tra hoá tệ hại đến vậy, đó là hậu quả của việc không chịu ôn bài. Khi về đến nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân cứ nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo lắng vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào ngày hôm qua: “Con học bài kỹ lắm rồi mà mẹ, mẹ không phải lo đâu.” Nhưng có một sự thật mà mẹ đâu biết rằng khi bố mẹ làm lụng vất vả bán hàng ở dưới tầng một thì ở trên tầng hai, tôi lấy danh nghĩa là phải học bài rồi đóng kín cửa ngồi chơi máy vi tính chứ nào ngồi vào bàn học. Bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được 10 điểm bài trước, nào ngờ cô lại cho kiểm tra 15 phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua sao?” Không, nhất định không!

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra ý định: “Hay là mình thử nói dối mẹ xem sao.” Nghĩ như vậy, tôi mở cửa, bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra với nụ cười ấm áp khiến tôi lo lắng và cảm thấy có lỗi. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí: “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ hỏi ôn tồn: “có việc gì thế con?” Tôi đưa bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: ” Mẹ ơi, hôm nay con bị đau tay không tập trung làm bài được nên viết không kịp”. Mẹ nhìn tôi, tôi có tránh né ánh mắt của mẹ nhìn đi hướng khác. Bỗng mẹ thở dài: “con đi thay quần áo rồi tắm rửa đi”. Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm “ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, có khi mẹ mang thức ăn cho khách mà quên không ghi vào hoá đơn. Mẹ tôi ít cười và ít nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng nhiên tôi cảm thấy lòng bất an, chả nhẽ mẹ đã biết tôi nói dối rồi sao. Tôi hối hận khi đã nói dối mẹ, nhưng lại chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng hôm sau, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ngoài cửa sổ những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên kẽ lá. Nhìn mẹ, tôi thấy mẹ đang ngủ say. Nhưng tôi đoán, mẹ mới chỉ chợp mắt được mà thôi. Tôi nghĩ về quyển truyện về nhân cách con người, mình đọc thử xem. Nghĩ vậy tôi lấy quyển sách đó và giở trang đầu tiên ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy quyển sách đó ra để đọc câu chuyện lỗi lầm chăng!

“Khi thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của người đeo trước ngực còn cái túi kia treo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không tự thấy lỗi lầm của mình”. Tôi suy ngẫm: “mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu. Bất chợt mẹ tôi mở mắt ra và đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định. Đợi mẹ ra tôi sẽ thành thật thú nhận lỗi lầm của mình. Khi mẹ đi từ phòng tắm ra, tôi vội ôm chầm lấy mẹ và xin lỗi mẹ về việc đã nói dối mẹ. Mẹ mở rộng vòng tay ấm áp ôm tôi vào lòng. Mẹ nói: “con gái mẹ giỏi lắm, điều mẹ cần không phải là điểm số của con mà là lòng trung thực trong nhân cách của con. Con biết không, vinh quang lớn nhất không phải là không bao giờ ngã mà biết đứng dậy sau mỗi lần ngã. Mẹ rất tự hào về con, con gái yêu quí của mẹ”. Lúc đó, tôi đã oà khóc nức nở và trong lòng tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ nói dối nữa. Người mẹ yêu quí của tôi đã dạy cho tôi cách làm người, cách để trở thành một người sống trung thực.

Đã ba năm trôi qua, đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được chuyện xảy ra ngày hôm đó. Tôi yêu mẹ vô cùng và tự nhủ sẽ không bao giờ làm mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quí báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có đó là tình thương “từ thuở sinh ra tình mẫu tử trao con ấm áp tựa nắng chiều”!

Thống kê tìm kiếm

Kể Những Điều Em Biết Về Nông Thôn

Quê em là một vùng quê đẹp và trù phú. Nơi đây có cánh đồng lúa mênh mông. Vào mùa lúa chín, từng đợt sóng nhấp nhô như những đứa trẻ đang nô đùa với nhau. Vào mua thu hoạch, xóm thôn rộn rịp với tiếng gọi nhau ra đồng, với tiếng máy tuốt lúa kêu xịch xịch. Hai bên đường là hai hàng cây tươi tốt. Nơi đây có dòng sông như dải lụa đào đang uốn lượng quanh xóm làng. Mùa hè gió đưa hương sen trải đều lên khắp xóm làng. Quê em có những ngôi nhà mái đỏ nằm xen giữa những vườn cây trĩu quả. Mỗi sáng về đây em đều dậy sớm để nhìn thấy ông mặt trời tỉnh dậy sau những những ngọn núi và mỉm cười với em. Còn về đêm, khi làng quê em chìm vào giấc ngủ, chỉ còn vầng trăng ở ngoài kia vẫn còn thao thức như canh gác trong đêm. Những khi về đây, em mới cảm nhận được sự vất vả, khó nhọc của người nông dân, suốt ngày hai sương một nắng trên cánh đồng tuy vậy họ vẫn vui vẻ với mọi người. Em mong mùa hè đến thật nhanh để em lại về đây để ngắm cảnh đẹp và hưởng những không khí tuyệt diệu ở đây.

Kể những điều em biết về nông thôn – Bài làm 2

Hè vừa qua em được bố mẹ cho về thăm quê ngoại. Đó là ngôi làng xinh đẹp Đông Sơn, huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.

Xung quan ngôi làng được bao bọc bởi luỹ tre xanh và dòng sông trong vắt uốn lượnh quanh co. Con đường dẫn vào làng bây giờ đã được trải nhựa chạy băng qua cánh đồng lúa chín vàng óng, thẳng cánh cò bay. Lúc đó đang là vụ gặt. Tiếng cười nói râm ran cả cánh đồng. Từng đoàn xe thồ nối đuôi nhau chở lúa về nhà, lưng áo ai cũng đẫm mồ hôi nhưng vẻ mặt các bác nông dân cũng rất vui tươi, phấn khởi. Trên dòng mương dẫn nước vào ruộng, những đàn vịt bơi lội tung tăng. Cảnh vật quen thuộc của quê ngoại đó chính là ngôi đình Tàu ẩn mình dưới gốc đa cổ thụ. Nơi đây được làng tổ chức lễ hội vào ngày mùng 3 Tết. Ông ngoại em còn kể cũng vào ngày này, dân làng quê em có một phiên chợ rất đặc biệt đó là chợ Đầu. Cứ đến Tết là ai cũng háo hức đi chợ này bởi mọi người quan niệm đi chợ này sẽ gặp may mắn cả năm.

Khung cảnh cuộc sống ở quê ngoại em thật là bình dị và ấm áp tình người. Đêm trăng sáng cả nhà quây quần ngắm trăng dưới sân và uống nước chè tươi. Em yêu cảnh đẹp nông thôn ở quê ngoại.

Kể những điều em biết về nông thôn – Bài làm 3

Quê em ở Bến Tre là một vùng quê đẹp và trù phú,không khí mát mẻ và trong lành. Dọc hai bên đường là những hàng cây xanh tốt, với những cánh đồng lúa mênh mông. Nơi đây có dòng sông như dải lụa đào đang uốn lượn quanh xóm làng. Quê em có những ngôi nhà mái đỏ nằm xen giữa những vườn cây trĩu quả. Các bác nông dân chăm chỉ cày cấy,cuốc đất trồng rau.Người dân ở quê em sống đạm bạc ,chất phát mà đầy tình yêu thương , biết quan tâm nhau trong tình làng nghĩa xóm .Em rất yêu mến cảnh vật và con người ở nông thôn ,đặc biệt là quê của em .

Kể những điều em biết về nông thôn – Bài làm 4

Quê em ở Hà Nam, một vùng quê tràn đầy tình yêu thương.

Sau luỹ tre làng là những mái nhà ấm cúng. Bên cạnh những ngôi nhà là những cánh đồng lúa chín vàng ươm. Em thích nhất là con sông Đáy từ đầu làng chảy vào, nước trong veo. Thường ngày các bạn thường ra đó tắm. Có lúc em và bạn em trèo lên cây sung gần đấy, rồi nhảy ùm xuống nước. Thật là sảng khoái! Tuy là người ở quê nhưng những người ở làng em rất cần cù. Họ muốn những vụ mùa bội thu nên đã bất chấp cả nắng mưa để làm việc .

Quê em cái gì cũng đẹp, cũng tuyệt. Em tự hào về quê hương của mình.

Thống kê tìm kiếm

“Em Của Thời Niên Thiếu” Và Một Khúc Ca Buồn Về Tình Yêu Tuổi Trẻ

Trailer phim Em của thời niên thiếu 

Em của thời niên thiếu không đơn thuần nói về tình yêu tuổi thanh xuân đẹp đẽ, ngây dại mà đó còn là một tấm gương phản ánh trần trụi hiện thực đời sống, là những vấn đề nhức nhối trong trường học và gia đình.

Nhờ tính hiện thực đó mà bộ phim đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người xem trước sự bảo vệ thầm lặng mà kiên định của hai nhân vật chính dành cho nhau.

Sự tái xuất của Châu Đông Vũ kết hợp với lần đầu ra mắt của Dịch Dương Thiên Tỉ

Vai nữ chính của bộ phim là Trần Niệm (Châu Đông Vũ thủ vai) và nam chính là Lưu Bắc Sơn (Dịch Dương Thiên Tỉ thủ vai).

Cái tên Châu Đông Vũ từ lâu đã được biết đến với những vai diễn đong đầy cảm xúc và nổi tiếng qua nhiều bộ phim như: Us and Them, Thất Nguyệt và An Sinh, Chuyện tình cây táo gai, Cung tỏa trầm hương.

Chính gương mặt trong sáng, thanh thuần đã giúp cô ăn điểm trọn vẹn với vai diễn Trần Niệm, một cô học sinh ngây thơ, nhỏ nhắn đang vật lộn với kì thi quan trọng của cuộc đời.

Ngược lại, Em của thời niên thiếu lại là bộ phim đầu tay của Dịch Dương Thiên Tỉ, thành viên của nhóm nhạc đình đám TFBoys giờ đã lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh.

Dù vai diễn Tiểu Bắc đòi hỏi rất nhiều về khả năng bộc lộ cảm xúc và những phân cảnh bạo lực nhưng nam ca sĩ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.

Em của thời niên thiếu mở đầu với cái chết của Hồ Tiểu Điệp, một nữ sinh trong trường bị bắt nạt và không một ai nói lời giúp đỡ, số đông đã chọn cách im lặng để bảo vệ chính mình.

Vì lòng can đảm đứng ra dùng áo khoác của mình che cho bạn, Trần Niệm đã trở thành nạn nhân tiếp theo của bạo lực học đường.

Mẹ thì phải sống trong cảnh trốn nợ, kì thi đại học lại quá áp lực, Trần Niệm dường như rơi vào cảnh bế tắc không lối thoát. Chính cảnh sát cũng không thể giúp được cô trước những trò đùa khắc nghiệt của bạn bè trong lớp.

Như định mệnh đã sắp đặt từ trước, Trần Niệm gặp được Tiểu Bắc, một anh chàng lưu manh nhưng sâu trong đó là một tình yêu ấm áp và thầm lặng. Hai con người với biết bao vết thương lòng, là những kẻ bị dồn đến đường cùng lại nương tựa nhau mà sống.

Từ đó, ta luôn thấy phía sau Trần Niệm luôn có một Tiểu Bắc. Dù là sớm hay muộn, anh vẫn luôn ở đó để bảo vệ cô. Anh đem cô đến ngôi nhà rách nát, tồi tàn của mình để giấu cô khỏi bọn bắt nạt trong trường.

“Trần Niệm nợ Tiểu Bắc một lần… Tôi chưa nói nợ cái gì, có thể là cơm… Cũng có thể là cái khác.“

Điều khiến cho Em của thời niên thiếu trở nên đặc biệt đó chính là một tình yêu đầy sự hi sinh và thầm lặng của hai nhân vật chính.

Đó không phải là một tình yêu trong trẻo, thuần khiết thường thấy trong những thước phim thanh xuân mà là tình yêu đến từ những con người cô độc, họ tình cờ va phải nhau giữa những bộn bề của cuộc đời.

Tiểu Bắc tuy đã quá quen với việc đánh đập, nhưng anh đã rơi nước mắt vì xúc động khi Trần Niệm hỏi có đau không. Trần Niệm cứu anh một lần, anh liền dành cả đời để báo đáp cô.

Liệu rằng trong chúng ta, mấy ai đủ dũng khí để làm điều như vậy?

Trong một lần vô tình, Trần Niệm đã đẩy chết Nguỵ Lai, kẻ đã âm mưu bắt nạt cô và Hồ Tiểu Điệp, tra tấn, quay phim, đánh đập Trần Niệm hòng trả thù.

Cao trào của bộ phim là lúc Tiểu Bắc đứng ra nhận tội thay cho Trần Niệm. Anh chối bỏ mối quan hệ giữa hai người và tự nhận mình là người đã giết chết Nguỵ Lai.

“Tôi thích một cô gái, tôi chỉ muốn cho cô ấy một kết thúc tốt đẹp“

Có quá đau lòng không khi Tiểu Bắc đã hi sinh quá nhiều như thế? Anh đã cố chấp, đã đánh đổi những năm tháng tuổi trẻ của mình chỉ để người mình yêu có một kết cục tốt đẹp. Chỉ cần Trần Niệm hạnh phúc, anh sẽ nguyện lòng mà hi sinh tất cả.

Gam màu buồn bã bên trong cốt truyện Em của thời niên thiếu

Em của thời niên thiếu được quay với một gam màu thật buồn, xuyên suốt phim là một không gian u ám với những áp lực của bài vở, của những kẻ phải sống chui dưới đáy của xã hội, là những cuộc ẩu đả đẫm máu của những cậu bé mới chỉ là thanh thiếu niên.

Đó là những góc khuất đầy đau thương vẫn luôn tồn tại trong xã hội mà ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng đáng buồn là lại chẳng mấy ai dang tay ra mà giúp đỡ.

Ta hờ hững xem đó không phải là chuyện của mình, tự bảo vệ bản thân bằng cách lờ đi trước nỗi đau của những kẻ yếu thế. Ta chẳng bao giờ biết rằng chính mình đang tiếp tay cho kẻ xấu, đang để cho những tệ nạn kia hoành hành lên những đứa trẻ vô tội và đáng thương. 

“Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt.” – Martin Luther King

Thực tại bao giờ cũng khốc liệt hơn trên màn ảnh, bởi trong phim, Trần Niệm may mắn được Tiểu Bắc bảo vệ, nhưng ở ngoài kia, biết bao nhiêu người vẫn đang vật lộn để tìm cho mình một lối thoát, vẫn đang gào thét trong vô vọng. Để rồi một ngày, chúng sẽ phải giải thoát cho chính mình như cách mà Hồ Tiểu Điệp đã làm.

Nhưng cuộc sống luôn có những quy luật của riêng nó. Sau cơn mưa thì sẽ có cầu vồng, cuối đường hầm luôn có ánh sáng. Em của thời niên thiếu bên cạnh việc phản ánh những chiều sâu của xã hội, phim còn gửi một thông điệp đầy nhân văn đến những bạn trẻ.

“Bất kể cuộc sống có khó khăn đến đâu, bạn cũng cần giữ vững niềm tin chúng ta rồi cũng sẽ ổn.”

Dù bị cuộc đời vùi dập không biết bao nhiêu lần, nhưng cả Tiểu Bắc và Trần Niệm đều mang khát khao hướng đến một ngày mai tươi đẹp. Họ hi vọng rằng tương lai, hai người có thể đường đường chính chính sóng vai nhau đi trên phố và sống một cuộc đời như họ hằng mong ước.

Bộ phim đi đến hồi kết và để lại biết bao nuối tiếc trong lòng khán giả. Tiếc cho một tình yêu quá đỗi cao thượng và đẹp đẽ, tiếc cho những đứa trẻ đã và đang phải đối mặt với những điều xấu xa, bạo tàn.

Chúng ta ai cũng hi vọng rằng, ngày mai sẽ là một ngày tươi sáng. Trần Niệm, Tiểu Bắc và cả những người khác nữa, sẽ xứng đáng có một cuộc sống rực rỡ hơn.

Sức hút vang dội đến từ Em của thời niên thiếu

Em của thời niên thiếu với những thước phim đầy nghệ thuật đã tạo nên một cú hit vang dội trong nước và cả trên thế giới, được kì vọng sẽ gặt hái nhiều thành tựu ở các liên hoan phim quốc tế.

Chỉ sau một ngày công chiếu, doanh thu đến từ lượng vé đặt trước của bộ phim đã lên đến 50 triệu tệ, trở thành bộ phim đứng thứ chín phá kỉ lục 1 tỷ tệ trong năm 2019.

“We are in the gutter, but some of us are looking at the stars.”

Chúng ta, những ai đã và đang đối mặt với những điều tồi tệ trong cuộc sống, hãy thử xem Em của thời niên thiếu để có thể để lòng ngưng lại giữa những ngày cuối năm tất bật, để tìm lại cho mình một động lực để bước tiếp trên đường đời.

Khánh Nguyên

Bài Văn Mẫu Lớp 7: Kể Cho Bố Mẹ Nghe Câu Chuyện Buồn Cười Em Gặp Ở Trường

Bài văn mẫu lớp 7: Kể cho bố mẹ nghe câu chuyện buồn cười em gặp ở trường

Bài văn mẫu lớp 7: Kể cho bố mẹ nghe câu chuyện buồn cười em gặp ở trường

Bài mẫu 1: Kể bố mẹ nghe câu chuyện buồn cười ở trường

Tôi cũng gật gù đồng ý. Quả thật, vai diễn đó của Nam không phải hoàn hảo nhất nhưng cậu ấy không những dũng cảm, có trách nhiệm mà cũng rất sáng tạo. Tôi thầm nhủ nếu vở kịch được diễn như lời cô giáo dạy văn nói, nhất định tôi sẽ đến cổ vũ cho bạn nam vô cùng đáng yêu của lớp mình

Bài mẫu tham khảo

Trong gia đình, có lẽ mẹ là người tôi gần gũi và thân thiết hơn cả cũng bởi vì mỗi ngày, sau giờ cơm tối tôi thường tíu tít kể cho mẹ tôi nghe những gì thú vị xảy ra trong trường.Hôm nay cũng vậy, miệng tôi liến thoắng thuật lại cả câu chuyện trong giờ học hôm nay.

Giờ văn hôm nay là tiết lớp chúng tôi thực hành. Cô giáo đã dặn từ tuần trước là mỗi nhóm sẽ chuẩn bị một tiết mục kịch để biểu diễn trước lớp. Tất cả các nhóm đều chăm chút kĩ càng, diễn xuất tuy không được chuyên nghiệp nhưng đều đạt yêu cầu. Đến nhóm thứ 3, các bạn ấy diễn vở: “Romeo và Juliet”. Chúng tôi đứa nào đứa ấy cũng mong chờ. Vậy mà khi tấm màn được vén lên, cả lũ đồng loạt ngã ngửa khi nàng tiểu thư Juliet xinh đẹp, dịu dàng lại là một chàng trai do Nam -cậu bạn nghịch ngợm nhất lớp diễn.

Romeo và Juliet sóng vai nhau, chúng tôi ở dưới cười nghiêng ngả. Nhìn Juliet e thẹn sau bộ váy công chúa dài đến đầu gối, lộ đôi chân quen đá bóng của Nam, mái tóc vàng rực và khuôn mặt trang điểm vội vã, cô giáo cũng bật cười. Không những thế, Juliet thậm chí còn cao hơn Romeo hẳn một cái đầu, da cũng ngăm hơn. Lời thoại đọc lên lại sai linh tinh, cậu ban cứ nói câu nào là cả lớp lại được một tràng cười.

Vở kịch vất vả mãi cũng kết thúc, khi cả dàn diễn viên cúi chào khán giả, Romeo bất cẩn thế nào mà vấp phải dải dây trang trí. Ngay khi chúng tôi nghĩ rằng cậu ấy sẽ ngã sấp xuống thì Juliet lúc này đã bỏ đi mái tóc giả nhanh tay đỡ được. Cảnh tượng đặc sắc này lại khiến tiếng cười rào rào vang lên. Một số học sinh đi qua phòng học lớp tôi trông thấy cũng đứng lại, cười. Romeo và Juliet lại được một phen ngượng chín mặt.

Sau đó, cô giáo ổn định trật tự, hỏi han sao nhóm lại chọn Juliet là con trai. Nam thay ra bộ váy công chúa, vẫn cái điệu nghịch ngợm thường ngày, cậu ta nói:

– Em chỉ đảm nhận vai trò đạo diễn với cái cây thôi. Thế mà sáng nay, ngay sát giờ diễn, Juliet là bạn Chi lại nghỉ học. Em bất đắc dĩ phải nhận vai diễn này.

Lúc này chúng tôi mới vỡ lẽ, thảo nào Nam lại lúng túng như vậy, lời thoại cơ bản nhất cũng không thuộc. Ngược lại mang đến cho cả lớp tiếng cười thoải mái suốt hai tiết văn dài. Bất ngờ là cô lại cho điểm nhóm Nam cao nhất, cô còn căn dặn sẽ cân nhắc cho tiết mục này vào buổi giao lưu Câu lạc bộ Văn học cuối tuần. Vậy là lũ con gái trong lớp lại được dịp trêu chọc mãi. Cô bạn lớp trưởng còn vạch ra cả kế hoạch để cải thiện tạo hình, dáng điệu, cử chỉ cho Nam sao cho giống với Juliet nhất. Cả buổi học hôm ấy, lớp chúng tôi cứ xôn xao tán gẫu về câu chuyện thú vị, buồn cười. Nhân vật trung tâm là vai diễn bất đắc dĩ của Nam lại chạy vòng vòng để tránh khỏi vòng vây của lũ con trai lẫn con gái. Đến khi đã tan học rồi, một số bạn học lớp khác, các em lớp dưới nhìn thấy Nam còn chào hỏi thân thiện, khen Nam đóng Juliet dễ thương khiến cậu bạn nghịch ngợm đỏ bừng cả mặt.

Tôi vừa kể lại câu chuyện vừa nghĩ tới dáng vẻ khi diễn của Nam, cười sằng sặc. Mẹ mỉm cười nói:

– Cậu ấy đáng yêu đấy chứ. Con trai mà chịu nhận vai diễn nữ là đáng khen lắm!

Tôi cũng gật gù đồng ý. Quả thật, vai diễn đó của Nam không phải hoàn hảo nhất nhưng cậu ấy không những dũng cảm, có trách nhiệm mà cũng rất sáng tạo. Tôi thầm nhủ nếu vở kịch được diễn như lời cô giáo dạy văn nói, nhất định tôi sẽ đến cổ vũ cho bạn nam vô cùng đáng yêu của lớp mình

Bài mẫu 2: Kể bố mẹ nghe câu chuyện buồn cười ở trường

Bài mẫu tham khảo

Mỗi ngày đến trường với em là một ngày vui vì mỗi ngày ở trường, em sẽ gặp được những câu chuyện khác nhau. Có những câu chuyện lí thú, có những câu chuyện cảm động, và cả những câu chuyện buồn. Hôm nay, ở trường em cũng gặp được một câu chuyện mới, một câu chuyện buồn cười.

Em tung tăng đạp xe về nhà, háo hức muốn đem chuyện kể cho bố mẹ nghe nữa. Khi bữa cơm chiều nhanh chóng qua đi, cả nhà em cùng quây quần trong phòng khách nhỏ, vừa xem truyền hình vừa ăn hoa quả, trò chuyện với nhau. Bé Bảo Anh mới đi nhà trẻ cũng rất phấn khích, bô bô kể chuyện ở lớp của mình. Em nhớ ra câu chuyện của mình cũng nói:

– Hôm nay ở trường con cũng gặp một chuyện buồn cười lắm ạ.

Lớp 9C diễn vở kịch nội dung là một gia đình có hai vợ chồng và con nhỏ đi xe máy trên đường, người chồng vượt đèn dỏ dẫn đến tai nạn giao thông. Nhưng buồn cười là trên sân khấu dàn dựng, diễn viên đóng vai cây xanh ven đường cứ nhún nhảy, đi tới đi lui. Khi hai vợ chồng đang đi trên đường thì nó đi sang bên trái sân khấu, đứng nhún một lát lại đi sang bên phải. Lúc người chồng vượt đèn đỏ thì cái cây tỏ vẻ không bằng lòng, đứng bên cạnh người đóng vai đèn giao thông đẩy đẩy cái đèn.

Khi tai nạn xảy ra, cái cây lại ở đâu lù lù xuất hiện, khuôn mặt tô màu xanh của diễn viên lúp sau tấm bìa mô hình cây xanh liếc liếc gia đình bị ngã bên đường, lượn qua lượn lại xem xét chiếc xe máy bằng mô hình. Chúng em ai cũng buồn cười nhìn cây xanh lùn lùn đi đi lại lại tỏ rõ đủ loại biểu cảm phong phú. Các thầy cô trong ban giám khảo không nhịn được cũng bật cười.

Ban đầu ai cũng nghĩ là do kịch bản nhưng không phải. Các anh chị lớp 9C đứng ở bên cánh gà cứ liên tục gọi cây xanh trên sân khấu, ý bảo nó diễn đúng kịch bản. Nhưng mà cây xanh ngó lơ, tiếp tục lượn lờ. Mãi cho đến khi gần kết thúc vở kịch, vợ chồng vi phạm luật giao thông kia đã nhận ra lỗi thì cây xanh đột nhiên kêu lên:

– Em có thể xin phép đi vệ sinh rồi quay lại diễn không ạ? Em không thể chịu được nữa rồi.

Nói xong, chỉ chờ thầy cô ngơ ngác gật đầu, cây xanh kia chạy đi như bay hướng về nhà vệ sinh. Lúc này, mọi người mới vỡ lẽ hóa ra là vậy nên cây xanh mới vi phạm kịch bản, không chịu đứng yên một chỗ. Cả trường cười ầm, ngay cả diễn viên trên sân khấu cũng không nén được tiếng cười.

Cây xanh nhanh chóng quay lại, làm như không có việc gì ngoan ngoãn đứng một bên, chúng em càng nhìn càng thấy buồn cười, cứ cười mãi không ngừng. Vở kịch của lớp 9C kết thúc, dù nội dung không mới lạ nhưng nhờ sự cố của diễn viên đóng vai cây xanh mà thú vị hẳn lên, gây được tiếng cười cho mọi người. Học sinh đều tích cực bầu chọn cho tiết mục ấy. Người đóng vai cây xanh còn vừa đi vừa cười toe toét, giơ tay chào kiểu hoa hậu làm cả trường lại cười ồ lên một lần nữa.

Buổi diễn kịch dường như tươi sáng hẳn lên, ai cũng khen diễn viên cây xanh thật hài hước và dễ thương. Sau buổi thi mà mọi người cứ nhắc mãi, vừa tranh nhau kể lại vở kịch vừa cười vang.

Khi em kể xong thì bố mẹ đều bật cười, bố bảo:

– Trẻ con bây giờ cũng nhiều trò vui thật. Ngày trước bố mẹ không hoạt bát hồn nhiên như thế đâu.

Còn Bảo Anh có vẻ không hiểu lắm, bé lại bò vào lòng mẹ ăn bánh ngọt của mình. Em nhìn hai má phúng phính của Bảo Anh lại nhớ đến cây xanh di động buồn cười kia. Câu chuyện buồn cười hôm nay có lẽ trong trường mọi người sẽ còn nhớ mãi.

Theo chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kể Về Một Kỷ Niệm Đáng Nhớ Của Em Và Mẹ trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!