Cập nhật nội dung chi tiết về Khi Dân Toán Phương Trình Hoá Tình Yêu mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Phương trình hoá” tình yêu
Ở trạm xe buýt, có một đôi trai gái đang yêu âu yếm nhau. Chàng trai: – Cưng à, anh yêu em! Cô gái: – Em cũng yêu anh, mà tình yêu của em gấp đôi tình yêu của anh luôn cơ. Chàng trai khoái chí: – Vậy cơ à? Vậy anh yêu em gấp ba lần em yêu anh luôn nè! Một sinh viên ngành Toán ngồi kế bên, bĩu môi: – Đặt tình yêu của nam và nữ lần lượt là x, y. Ta có các phương trình: y = 2x; x = 3y. Suy ra: x = y = 0. Tức là chả có tình yêu nào ở đây cả! – !!!
Khi dân Toán “thả thính” bằng thơ
Chàng: Vectơ chỉ có một chiều / Anh dân chuyên Toán chỉ yêu một người. Nàng: Tan thì bằng đối chia kề / Em thì tan chảy khi kề bên anh.
Giải trí Toán học tuần này giới thiệu 2 mẩu chuyện vui về dân ToánỞ trạm xe buýt, có một đôi trai gái đang yêu âu yếm nhau.Chàng trai:- Cưng à, anh yêu em!Cô gái:- Em cũng yêu anh, mà tình yêu của em gấp đôi tình yêu của anh luôn cơ.Chàng trai khoái chí:- Vậy cơ à? Vậy anh yêu em gấp ba lần em yêu anh luôn nè!Một sinh viên ngành Toán ngồi kế bên, bĩu môi:- Đặt tình yêu của nam và nữ lần lượt là x, y. Ta có các phương trình: y = 2x; x = 3y. Suy ra: x = y = 0. Tức là chả có tình yêu nào ở đây cả!- !!!Hai học sinh chuyên Toán “thả thính” nhau.Chàng: Vectơ chỉ có một chiều / Anh dân chuyên Toán chỉ yêu một người.Nàng: Tan thì bằng đối chia kề / Em thì tan chảy khi kề bên anh.
Phản Ứng Oxi Hoá Khử, Cách Lập Phương Trình Hoá Học Và Bài Tập
Phản ứng oxi hoá khử cũng xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin, acquy. Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hoá chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hoá học… đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hoá – khử.
Vậy sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử và phản ứng oxi hoá khử là gì? làm sao để lập phương trình cho phản ứng oxi hoá khử? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.
I. Định nghĩa phản ứng oxi hoá khử
+ Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. Hay phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự chuyến electron giữa các chất phản ứng.
* Ví dụ 1: Đốt cháy magie trong không khí, xảy ra sự oxi hoá magie
– Trước phản ứng Mg có số oxi hoá là 0, sau phản ứng là +2, Mg nhường electron:
– Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxi hoá
* Ví dụ 2: Sự khử CuO bằng H 2 xảy ra theo phản ứng.
– Trước phản ứng Cu có số oxi hoá là +2, sau phản ứng là 0, Cu nhận electron:
– Quá trình Cu nhận electron là quá trình khử
II. Chất khử, chất oxi hoá, sự oxi hoá, sự khử
1. Chất khử (chất bị oxi hoá)
– Khái niệm: Chất khử là chất có khả năng nhường e (cho e).
– Dấu hiệu nhận biết:
+ Sau phản ứng, số oxi hoá của chất khử tăng.
+ Chất khử có chứa nguyên tố chưa đạt đến mức oxi hoá cao nhất.
Chú ý: Nguyên tố ở nhóm XA có số oxi hoá cao nhất là +X.
2. Chất oxi hoá (chất bị khử)
– Khái niệm: Chất oxi hoá là chất có khả năng nhận e (thu e).
– Dấu hiệu nhận biết:
+ Sau phản ứng, số oxi hoá của chất oxi hoá giảm.
+ Chất oxi hoá có chứa nguyên tố có mức oxi hoá chưa phải thấp nhất.
Chú ý: Kim loại có số oxi hoá thấp nhất là 0, phi kim thuộc nhóm xA thì số oxi hoá thấp nhất là (x – 8).
– Sự khử (quá trình khử) của một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá của chất đó.
– Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) của một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá của chất đó.
* Lưu ý: Sự nhường electron chỉ có thể xảy ra khi có sự nhận electron. Vì vậy sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời trong một phản ứng. Tóm lại, Trong phản ứng oxi hoá khử bao giờ cũng có chất oxi hoá và chât khử tham gia.
III. Cách lập phương trình phản ứng Oxi hoá – Khử
– Cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron, phương pháp này dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận
– Để lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây:
* Ví dụ 1: Lập PTHH của phản ứng P cháy trong O 2 tạo thành P 2O 5 theo phương trình:
Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất oxi hoá và chất khử.
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hoá và chất khử, sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.
Lập PTHH của cacbon monooxit khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao, thành sắt và cacbon đioxit theo PTPƯ sau:
Bước 1: Xác định số oxi hoá
– Số oxi hoá của C tăng từ +2 lên +4 ⇒ C trong CO là chất khử
Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử
Cân bằng phương trình phản ứng Oxi hóa khử:
IV. Bài tập về phản ứng oxi hoá khử
* Bài 1 trang 82 sgk hóa 10: Cho phản ứng sau:
– Những phản ứng theo đề bài cho, phản ứng oxi hóa – khử là : A.
– Còn các phản ứng còn lại không phải là phản ứng oxi hóa khử.
* Bài 2 trang 82 sgk hóa 10: Cho phản ứng sau:
Ở phản ứng nào NH 3 không đóng vai trò chất khử?
– Phản ứng NH 3 không đóng vai trò chất khử là phản ứng ở câu D:
– Lý do: Do N không thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.
* Bài 3 trang 83 sgk hóa 10: Trong số các phản ứng sau:
– Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử.
* Lời giải bài 3 trang 83 sgk hóa 10:
– Trong các phản ứng trên chỉ có phản ứng C là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố N và S.
A. Chỉ là chất oxi hóa.
B. Chỉ là chất khử.
C. Là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Chọn đáp án đúng.
* Lời giải bài 4 trang 83 sgk hóa 10:
– Trong phản ứng trên NO 2 đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử: C đúng
* Bài 5 trang 83 sgk hóa 10: Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
* Lời giải bài 5 trang 83 sgk hóa 10:
– Chất oxi hóa là chất nhận electron.
– Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.
– Chất khử là chất nhường electron.
– Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.
– Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.
– Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
* Bài 6 trang 83 sgk hóa 10: Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lấy ba thí dụ.
* Lời giải bài 6 trang 83 sgk hóa 10:
– Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.
– Các ví dụ minh họa:
* Bài 7 trang 83 sgk hóa 10: Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
* Lời giải bài 7 trang 83 sgk hóa 10:
a) Ta có PTHH:
– Thực hiện các bước cân bằng PTHH bằng phương pháp thăng bằng electron.
b) Ta có PTHH:
– Thực hiện cân bằng bằng phương pháp electron.
c) Ta có PTHH:
– Phương trình hoá học sau khi cân bằng như sau:
* Lời giải bài 8 trang 83 sgk hóa 10:
– Theo bài ra ta có: V AgNO3 = 85/1000 = 0,085 (lít)
⇒ n AgNO3 = V.C M = 0,085.0,15 = 0,01275 (mol).
– Phương trình hóa học của phản ứng:
– Theo PTPƯ: n Cu =(1/2).n AgNO3 = 0,01275/2 = 0,006375 (mol).
⇒ Khối lượng đồng tham gia phản ứng là: m Cu = n.M = 0,006375.64 = 0,408 (g).
Nông Dân Bỏ Ruộng Ở Thanh Hoá
Cần tạo ra những cánh đồng chuyên canh lúa năng suất, chất lượng cao, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp.
Thiếu tính khả thi
Đâu là lời giải cho bài toán nông dân bỏ ruộng? Chúng tôi tìm đến một số địa phương ở Thanh Hoá là nơi có nhiều hộ nông dân bỏ ruộng, hoặc đang manh nha “chán” nghề nông thì nhận được không ít ý kiến được xem là “kế sách” để các ngành chức năng tham khảo, đưa ra quyết định tối ưu nhất. Tựu trung nhằm vào mấy vấn đề chính, bao gồm: Tích tụ ruộng đất thông qua hình thức dồn điền, đổi thửa, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, chuyên canh cây nông nghiệp mang tính hàng hóa, chất lượng cao. Đồng bộ hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giảm sức lao động cho người nông dân, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm từ nông nghiệp. Nắm vững quy luật thị trường, ổn định đầu ra cho các sản phẩm, tránh tình trạng rủi ro theo dạng “được mùa mất giá” và ngược lại đối với bà con nông dân…
Nói về vấn đề này, ông Lê Như Tuấn – Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết: Chính sách khoán 10, khoán 100 của Nhà nước ra đời đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền nông nghiệp. Từ một quốc gia luôn phải nhận trợ cấp lương thực của các nước bạn, chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta đã vươn lên thành một cường quốc về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, đến thời điểm này các chính sách trên đã hoàn thành “sứ mệnh lịch sử” của mình. Đây đang là giai đoạn quá độ để bước sang thời kỳ mới, một cuộc thay đổi mang tính cách mạng trong suy nghĩ của những người làm nông nghiệp. Và chúng ta đã đặt câu hỏi: Vì sao lúa gạo của Thái Lan, của Campuchia luôn đắt hơn gạo Việt chưa? Lúa gạo cũng như các sản phẩm từ nông nghiệp của họ luôn được chú trọng về chất hơn là về lượng, trong khi chúng ta chưa làm được việc này!
Để giải quyết tình trạng người nông dân bỏ ruộng, về lâu dài chúng ta phải tiếp tục làm cho được, làm quyết liệt công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất. Nếu chúng ta không có được mảnh thửa lớn thì không thể sản xuất lớn, không sản xuất lớn thì không thể đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất để nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào. Như vậy tất yếu, chúng ta không thể tạo ra các sản phẩm mang tính quy mô hàng hóa, chất lượng cao. “Đặc biệt, phải quan tâm đến chính sách khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, chính sách hỗ trợ khi thiệt hại do thiên tai để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất… Một khi đã hoàn thành được các mục tiêu này, đương nhiên giá trị các sản phẩm làm ra từ nông nghiệp sẽ có chất lượng hơn, người nông dân có thể làm giàu trên chính đồng đất của mình. Lúc ấy, “tấc đất” sẽ thực sự là “tấc vàng””- ông Tuấn nhận định.
Bàn về lối thoát cho những “cánh đồng hoang”, ông Hoàng Trọng Cường – Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Giao cho biết: Với hơn 20ha đất nông nghiệp đang bị người dân bỏ hoang, chính quyền xã đưa ra phương án để giải quyết cụ thể trong năm 2018. Hiện tại, xã đã xin chủ trương dồn thôn (từ 16 thôn hiện tại xuống còn 8 thôn), đẩy mạnh và hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa, từ đó tạo ra những cánh đồng chuyên canh lúa năng suất, chất lượng cao, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp đầu mối, tạo sự ổn định đầu ra cũng như trong các khâu thu hoạch, bảo quản sản phẩm giúp người nông dân.
Còn nhiều vướng mắc
Có thể thấy, nếu cứ đem áp dụng và triển khai hiệu quả các giải pháp như vừa nêu ở trên thì việc giải quyết triệt để những tồn tại quanh câu chuyện người nông dân chán ruộng sẽ rất đơn giản và kết quả khả quan đạt được chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, đã có nhiều ý kiến cho rằng: Việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất thông qua các hình thức vận động, thu hồi theo luật định không hề đơn giản như chúng ta vẫn tưởng. Ông Lê Văn Thiết – Bí thư Đảng ủy xã Tiến Lộc cho rằng đang có một nghịch lý xảy ra gây nhiều khó khăn khi tiến hành dồn điền, đổi thửa trên địa bàn.
Đó là, trong khi người dân không còn mặn mà với đồng ruộng thì họ lại nhất quyết không cho mượn cũng như trả ruộng theo quy định của pháp luật vì 2 lý do. Thứ nhất, giữ ruộng để chờ được đền bù đất với giá cao nếu có dự án vào quy hoạch. Thứ hai, họ vẫn muốn giữ lại phần đất nông nghiệp được chia theo quy định như một nguồn tài sản làm vốn để dành cho con cháu phòng khi sa cơ, lỡ vận còn có cái cần câu cơm để bấu víu. Chính vì những lý do này khiến người dân không hưởng ứng, hoặc hưởng ứng không nhiệt tình với chủ trương dồn điền đổi thửa của chính quyền. “Biện pháp tiếp theo, Tiến Lộc vận động bà con cho HTX dịch vụ nông nghiệp thuê lại đất sản xuất có thời hạn. Sau nhiều cuộc vận động, có đến 90% người dân trong xã đồng ý. Tuy nhiên, chỉ với 10% còn lại bị người dân phản ứng quyết liệt dẫn đến phương án này cũng rơi vào thảm cảnh “thất bại toàn tập”- ông Thiết nói.
Tình Yêu Và Thù Hận (Trích Rô
GỢI Ý HỌC BÀI
1. Đoạn trích giảng có mười sáu (16) lời thoại. Rô-mê-ô và Giu-li-ét không đôi thoại với nhau ngay từ đầu. Từ đầu đến lời thoại thứ sáu (6) hai nhân vật này nói về nhau, nhắc đến tên nhau nhưng chưa phải là nói với nhau. Đọc kĩ lại: “Ảy, khe khẽ chứ” là một chi tiết ngôn ngữ cho thây điều vừa nói. Lại nữa “Ôi, giá nàng biết nhỉ!”, “Kia nàng tì má lên bàn tay” (nàng: đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít). Các tính từ sở hữu ngôi thứ ba sô’ ít của nàng ở lời thoại 1; lời chỉ dẫn in nghiêng nói riêng ở lời thoại thứ 5, và lời lẽ của Giu-li-ét ở các lời thoại thứ 4 và thứ 6. Đó cũng là bằng chứng cho thấy sáu lời thoại đầu không phải là đốì thoại. Như thế cảnh Tỉnh yêu và thù hận ở đây là diễn biến qua hai giai đoạn:
– Sáu lời thoại đầu chính là những lời độc thoại nội tâm nhưng được lên thành tiếng thành lời, dù nói khe khẽ, nói một mình, mình nói chỉ để mình nghe (và cả khán giả nghe nữa chứ!)
– Mười lời thoại còn lại hoặc từ lời thứ bảy (7) đến hết ngôn từ của hai nhân vật chuyển sang tình thế đối thoại.
2. Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bốì cảnh hai dòng họ thù địch là:
– Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?
– Em sẽ không còn là con’ cháu nhà Ca-piu-lét nữa.
– Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.
3. Sau cuộc gặp gỡ, tình yêu bùng cháy mãnh liệt trong lòng nên Rô-mê-ô ngay giữa đêm khuya hôm đó đã trở lại nhà Ca-piu-lét. Phút này, Rô-mê-ô nhìn rõ Giu-li-ét ở cửa sổ trên cao. Qua lời thoại đầu tiên, tâm trạng Rô-mê-ô là một tâm trạng say đắm.
Tuy đây là lời độc thoại: Rô-mê-ô nói một mình cốt chỉ để mình nghe thôi nhưng tưởng như trong lời độc thoại kia có cả đối thoại nữa. Câu nói của Rô-mê-ô: ‘”Vầng dương đẹp tươi ơi hãy hiện lên đi…” nghe cứ như chàng đang nói với Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Nhưng có lúc thì Rô-mê-ô đang nói với chính mình: “Ôi, giá nàng biết nhỉ! Nàng đang nói kia”.
Khi thấy Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ, Rô-mê-ô đã say đắm trước nhan sắc tuyệt vời của nàng. Đang lúc đêm khuya trăng sáng, chàng so sánh ngay người đẹp với chị Hằng. Nhưng chưa được, trong mắt Rô-mê-ô, Giu-li-ét phải là mặt trời mọc lúc rạng đông khiến cho mặt trăng thành héo hon, nhợt nhạt. Chàng nói: “Vầng dương dẹp tươi ơi, hãy mọc lên đi”. Phút này, Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Như vầng dương từ từ mọc lên, nàng hiện ra càng lúc càng rực rỡ hơn.
Từ hình ảnh bao quát đó của Giu-li-ét, tác giả thể hiện thật khéo léo dòng suy nghĩ của Rô-mê-ô, nhất là khi chàng nhìn vào đôi mắt đẹp của nàng: “Nàng đang nói kia, nhưng nàng có nói gì dâu… đôi mắt nàng lên tiếng”. Ôi! Đôi mắt lấp lánh biết nói như thể đôi môi mấp máy. Tiếp đó Rô-mê-ô còn so sánh đôi mắt Giu-li-ét như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Ý nghĩ đó thi vị biết bao nhiêu: “Chẳng qua là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời… chờ đến lúc sao về”.
Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô không dừng lại ở đôi mắt đẹp như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Chàng đặt ra mấy giả định: “Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư?… đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?”… Cũng từ giả định đầu, dòng suy nghĩ của Rô-mê-ô chuyển sang ngợi ca đôi gò má rực rỡ của Giu-li-ét từ lúc nào chẳng biết như liền mạch dẫn đến ý cuối cùng của lời thoại: “Kìa, nàng tì má lên bàn tay! Ôi, ước gì ta là chiếc bao tay, để dược mơn trớn gò má ấy”.
Như thế, lời thoại đầu tiên của đoạn trích Tình yêu và thù hận đã thể hiện tâm hồn choáng ngợp đắm say của Rô-mê-ô trước nhan sắc người đẹp Giu-li-ét trong một không gian thơ mộng. Dòng suy nghĩ cảm xúc của chàng diễn ra theo một trật tự hợp lí và mối liên tưởng so sánh của chàng cũng phù hợp với khung cảnh đêm thề hẹn bấy giờ.
4. Lời thoại: Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi… Cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu-li-ét. Tâm trạng đó được diễn tả như sau:
– Gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội, khi dạ hội kết thúc trở về phòng, đứng bên cửa sổ, giữa đêm khuya thanh vắng, trăng sáng và đẹp, Giu-li-ét tưởng vắng người nên đã thót lên tiếng lòng của riêng mình. Ngờ đâu, Rô-mê-ô nghe được.
Xưa nay thông thường người thiếu nữ không chủ động bày tỏ tình cảm với người mình yêu. Nhưng ở đây vì vô tình mà Giu-li-ét đã làm chuyện ấy. Khi biết có người đã nghe được tiếng lòng của riêng mình, đầu tiên nàng nghĩ là người lạ:
Người là ai, mà khuất trong đêm tối, biết được điều tôi áp ủ trong lòng”. Rồi Giu-li-ét cũng rõ đó chính là Rô-mê-ô:
Tai tôi nghe chưa trọn một trăm tiếng thốt từ miệng đó ra mà tôi đã nhận ra tiếng ai rồi. Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ nhà Môn-ta-ghiu đấy ư?”
Cũng chẳng ngẫu nhiên chút nào khi ở đây Giu-li-ét nhắc tới dòng họ Môn-ta-ghiu của Rô-mê-ô. Đúng là môi hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét vẫn luôn ám ảnh nàng.
Các lời đáp của Rô-mê-ô:
– “Tôi không biết xưng danh cùng em thế nào. Nàng tiên yêu quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra”.
– “Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó”.
Dường như chưa đủ bảo đảm tình yêu của Rô-mê-ô đối với Giu-li-ét nên nàng mới hỏi một câu đúng là không cần có:
“… anh ơi, và tới làm gì thế?…”
Để tiếp tục thuyết phục người yêu Rô-mê-ô đáp:
– “Tôi vượt qua được tường này là nhà đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mẩy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi”.
Lần đầu tiên Rô-mê-ô nói đến “tình yêu”, chỉ một lời thoại mà đến những bốn lần lặp lại từ này đã đủ làm cho cô gái tin rằng chàng trai đã yêu mình. Là tình yêu mà chàng đã vượt mấy bức tường đá vào đây nhưng liệu chàng có vượt qua được mô’i hận thù giữa hai dòng họ hay không?
Rô-mê-ô đáp:
– “Em ơi! Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi han hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yểm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu”.
Chính lời đáp mãnh liệt này đã giải tỏa nỗi băn khoăn của Giu-li-ét và nàng đã tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô bằng lời nói:
– “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”.
Câu nói này khác hẳn lời lẽ quá bạo dạn ở lúc đầu khi Giu-li-ét tưởng là không có ai nghe thấy?
Diễn biến nội tâm phức tạp của cô gái này đã được tài nghệ của sếch-xpia miêu tả một cách tuyệt vời.
5. Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét tại đêm dạ hội hóa trang và đã yêu nàng chẳng chút băn khoăn đắn đo. Trong tâm hồn chàng không có sự giằng co nào cả. Trước sau gì Rô-mê-ô đã trả lời với Giu-li-ét là vì yêu nàng chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ của chàng chẳng chút do dự.
Cả Giu-li-ét cũng thế. Tuy có nhiều băn khoăn nhung là băn khoăn liệu Rô-mê-ô có vượt qua được môi hận thù giữa hai dòng họ không. Đó là bãn khoăn về phía Rô-mê-ô chứ không hề băn khoăn về phía mình. Đúng là trong tâm hồn Giu-li-ét không hề có chút đắn đo suy tính nào, không có câu hỏi nên hay không nên yêu Rô-mê-ô trong hoàn cảnh giữa hai dòng họ có mốì hận thù.
Có thể nói qua mười sáu (16) lời thoại vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết xong.
Mai Thu
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khi Dân Toán Phương Trình Hoá Tình Yêu trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!