Đề Xuất 3/2023 # Lịch Sử Hình Thành Serie A Giải Đấu Số 1 Nước Ý # Top 6 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 3/2023 # Lịch Sử Hình Thành Serie A Giải Đấu Số 1 Nước Ý # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lịch Sử Hình Thành Serie A Giải Đấu Số 1 Nước Ý mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mùa giải Serie A 2019-2020 đã kết thúc với chức vô địch thuộc về Juventus và cũng là mùa giải thứ 90 trong lịch sử. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhìn lại lịch sử 90 năm của giải đấu số 1 nước Ý.Giải đâu danh giá nhất nuóc Ý

Serie A là giải gì?

Serie A là giải bóng đá chuyên nghiệp cao nhất cấp CLB trong hệ thống bóng đá Ý. Nhà vô địch Serie A sẽ được trao danh hiệu Scudetto và chiếc cúp Coppa Campioni d’Italia. Giải đấu đã hoạt động hơn 90 năm qua kể từ mùa giải đầu tiên 1929-30.

Đây là một trong những giải bóng đá hàng đầu thế giới, sự hấp dẫn của Serie A đến từ những cầu thủ tài năng và là giải đấu mang nặng tính chiến thuật nhất. Serie A hiện xếp thứ 3 trong BXH UEFA sau Premier League và La Liga. Giải đấu cũng từng đứng đầu BXH UEFA trong những giai đoạn 1986-1988 và 1990-1999.

Những đội bóng nổi tiếng của Serie A như Juventus, Inter Milan và AC Milan là những thành viên sáng lập G14. Đây là nhóm đại diện cho các câu lạc bộ hàng đầu châu Âu lớn nhất và uy tín nhất. Trong đó, Inter Milan là đội bóng duy nhất chưa từng xuống hạng.

Ngoài 3 đội bóng trên, Serie A còn có những đội bóng mạnh khác là AS Roma, Fiorentina, Napoli và Lazio, cùng với Juventus, Inter và AC Milan để tạo thành nhóm 7 chị em của Serie A.

Scudetto là gì?

Từ Scudetto trong tiếng Italy có nghĩa là tấm khiên nhỏ. Đây là huy hiệu được đeo bởi nhà vô địch Serie A và những môn thể thao khác trong mùa giải trước. Scudetto được tạo ra từ những năm 1920, đội nhận danh hiệu Scudetto đầu tiên là Genoa vào năm 1924.

Người phát minh ra Scudetto chính là nhà thơ và nhà soạn kịch người Ý Gabriele D’Annunzio. Khi còn trẻ, ông là một tín đồ của bóng đá, vào năm 1887, ông đến London mua quả bóng từ nhà cung cấp sản xuất quả bóng của Football League để mang về quê hương Pescara chơi cùng với bạn bè.

Hình ảnh Scudetto trên áo các cầu thủ tuyển Ý

Năm 1920, D’Annunzio đưa ra đề xuất các đội bóng của địa phương thừa nhận chủ quyền nước Ý với thành phố bằng một chiếc khiên nhỏ có ba màu trên áo là màu xanh lá cây, trắng và đỏ. Đến năm 1924, FIGC phê duyệt đề xuất và quyết định tôn vinh nhà vô địch bằng cách cho phép họ mang huy hiệu scudetto trên áo đấu. Từ đó, Scudetto trở thành biểu tượng của nhà đương kim vô địch ở các giải thể thao của Ý.

Lịch sử của Serie A

Giải đấu ra đời vào năm 1898, có một số nguồn tin cho rằng Serie A thật sự ra đời vào năm 1929 do thay đổi thể thức thi đấu.

Từ 1898 đến 1922, giải đấu được tổ chức theo khu vực vùng miền. Đến năm 1926, Liên đoàn bóng đá Italy (FIGC) đã thay đổi những thiết lập quan trọng dẫn đến việc Serie A theo thể thức đá vòng tròn ngày nay ra đời vào năm 1929.

Mùa 2004-05, Juventus được trao cúp Coppa Campioni d’Italia thật. Trước đó trong khoảng thời gian từ 1961 đến 2004, nhà vô địch được trao cúp tại trụ sở chính của Hiệp hội các CLB chuyên nghiệp quốc gia.

Thể thức thi đấu

Serie A thi đấu với thể thức 20 đội đá vòng tròn như ngày nay kể từ mùa 2004-05 đến nay. Chỉ có mùa 1947-48 số đội tham dự giải là 21 đội vì lý do chính trị. Những mùa giải tại Serie A trước đây có 16 và 18 đội bóng tham dự.

Giải sẽ thi đấu theo thể thức đá vòng tròn, mỗi đội sẽ thi đấu 38 trận. Theo BXH UEFA, 3 đội đầu bảng Serie A sẽ giành vé trực tiếp dự vòng bảng Champions League, đội đứng thứ 4 sẽ thi đấu tại Champions League từ vòng loại cuối cùng để giàng vé vào chơi vòng bảng Champions League, đội đứng thứ 5 và 6 sẽ tham dự Europa League.

3 đội bóng cuối bảng sẽ xuống chơi tại Serie B mùa giải tiếp theo, còn 3 đội thay thế sẽ là 2 đội đứng đầu Serie B, suất lên hạng cuối cùng sẽ được xác định qua loạt trận play-off giữa các đội đứng hạng 3 đến 8 tại Serie B để chọn ra một đội bóng duy nhất.

Kể từ mùa 2005-06, cách xếp hạng các đội cùng điểm tại Serie A được tính như sau:

Thành tích đối đầu

Hiệu số bàn thắng đối đầu

Hiệu số bàn thắng cả giải

Số bàn thắng ghi được

Các đội bóng từng vô địch Serie A Juventus 36 lần, AC Milan và Inter Milan 18 lần, Genoa 9 lần, Torino và Bologna và  Pro Vercelli 7 lần, AS Roma 3 lần, Napoli và Fiorentina 2 lần Những đội vô địch 1 lần gồm có Cagliari, Casale, Novese, Hellas Verona và Sampdoria, Phía trên là Lịch sử hình thành Serie A.Các bạn tham khảo thêm tỷ lệ kèo bóng đá tại chúng tôi

Giải Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 29: Cả Nước Trực Tiếp Chiến Đấu Chống Mĩ, Cứu Nước (1965

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973)

(trang 142 sgk Lịch Sử 9): – Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” cảu Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

– Giống nhau: đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mĩ.

– Khác nhau:

+ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạna và nhân dân ta. Tuy vậy, đây không phải là cuộc nội chiến, mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, bởi lẽ Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đôla, vũ khí, phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống “cố vấn” nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là biểu hiện tính chất “đặc biệt” của loại hình chiến tranh xãm lược thực dân mới và việc thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Với sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động dồn dân, lập “ấp chiến lược’, đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, “bình định” miền Nam.

+ Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ (Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân) và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng (lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân) và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định’ vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc.

(trang 145 sgk Lịch Sử 9): – Quân dân ta ở miền Nam đa giành được những thắng lợi nào trong những năm đầu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1967)?

Trả lời:

– Nhân dân ta vẫn giành được thắng lợi bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương cùng với ý chí “quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”. Mở đầu là thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

– Mờ sáng 18 – 8 -1965, Mĩ huy động 9 000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường.

– Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.

– Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

– Sau trận Vạn Tường, khả năng chiến thắng Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của quân dân ta tiếp tục được chứng minh trong hai mùa khô.

Bước vào mùa khô thứ nhất (đông – xuân 1965 – 1966), với 720 000 quân (trong đó có 220 000 quân Mĩ), địch mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và Khu V, với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng.

– Bước vào mùa khô thứ hai (đông – xuân 1966 – 1967), với lực lượng được tăng lên hơn 980 000 quân (riêng quân Mĩ và đồng minh chiếm hơn 440 000), Mĩ mở đợt phản công với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là  cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh)nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

– Kết quả sau hai mùa khô, trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240 000 tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2700 máy bay, phá hủy hơn 2 200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3 400 ô tô.

– Ở hầu khắp các vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”. Trong hầu khắp các thành thị, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ Sài Gòn… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

(trang 146 sgk Lịch Sử 9): – Hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).

Trả lời:

– Diễn biến: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân (đêm 30 rạng sáng 31-1-1968). Tại Sài Gòn, Quân giải phóng đã tiến công các vị trí đầu não như tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc lập…

– Ý nghĩa: làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh, tức thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc và buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri.

(trang 147 sgk Lịch Sử 9): – Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc nước ta như thế nào?

Trả lời:

Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc nước ta một cách ác liệt:

– Đế quốc Mĩ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ” – câu chuyện tàu chiến Mĩ bị hải quân Việt Nam tiến công lần thứ hai ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thuộc hải phận quốc tế để lấy cớ đánh phá miền Bắc.

– Ngày 5-8-1964, Mĩ cho máy bay bắn phá một số nơi ở miền Bắc.

– Ngày 7-2-1965, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ… chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

– Mục tiêu ném bom của không quân và hải quân Mĩ là mục tiêu quân sự, các đầu mối giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi, các khu đông dân… 

– Âm mưu của Mĩ nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

(trang 148 sgk Lịch Sử 9): – Miền Bắc đạt được những thành tích gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất?

Trả lời:

– Ngay từ ngày đầu Mĩ mở rộng chiến tranh, miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh: triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại về người và của.

– Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, chú trọng phát triển nông nghiệp. Xây dựng kinh tế thời chiến theo hướng đó sẽ hạn chế được sự tàn phá của chiến tranh, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và đời sống của nhân dân từng địa phương.

– Trên mặt trận sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng:

+ Về nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã, nhiều địa phương đạt “Ba mục tiêu (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1 hécta diện tích gieo trồng trong 1 năm. Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc trên 1 hécta trong hai vụ, đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2 485 hợp tác xã.

+ Về công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân tán, sớm đi vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất cho chiến đấu và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng phát triển. Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

+ Giao thông vận tải là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của địch, nhưng ta vẫn bảo đảm giao thông thông suốt, đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

(trang 149 sgk Lịch Sử 9): – Hậu phương miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ?

Trả lời:

– Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam (đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển) được khai thông từ tháng 5-1959.

– Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược… phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ.

(trang 150 sgk Lịch Sử 9): – Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973)?

Trả lời:

– Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh” với âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hỏa lực Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự.

– Quân đội Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia năm 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

(trang 151 sgk Lịch Sử 9): – Nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia đã giành được những thắng lợi chung nào trên các mặt trận quân sự và chính trị trong chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973)?

Trả lời:

Để đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, Đảng ta chủ trương tiếp tục tiến công trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao ; tăng cường phối hợp chiến đấu với quân và dân hai nước bạn, nhờ vậy mà ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn:

– Trên mặt trận chính trị: thắng lợi to lớn với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngày 6-6-1969 và Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam. Lào, Cam-pu-chia tổ chức ngày 24 và 25-4-1970.

– Trên mặt trận quân sự: giành hai thắng lợi ở Cam-pu-chia giữa năm 1970 và ở Lào đầu năm 1971. Phong trào đấu tranh chính trị ở thành thị diễn ra liên tục, rầm rộ. Phong trào chống “bình định”, phá ấp chiến lược của địch ở nông thôn. Sau khi giành hàng loạt các chiến thắng trong ba năm 1969, 1970, 1971 trên các mặt trận, ta chủ động mở cuộc. Tiến công chiến lược năm 1972 (bắt đầu từ 30-3-1972 đến cuối tháng 6-1972) đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam.

– Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973) đã tạo bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, giáng đòn mạnh mẽ vào quân đội Sài Gòn và quốc sách “bình định” của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại trong chiến tranh xâm lược.

(trang 151 sgk Lịch Sử 9): – Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã diễn ra như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của cuộc tiến công đó?

Trả lời:

– Từ ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu.

– Đến cuối tháng 6-1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch.

– Ý nghĩa: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” trở lại, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

(trang 152 sgk Lịch Sử 9): – Miền Bắc đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa?

Trả lời:

Miền Bắc trở lại hòa bình, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

– Đến cuối tháng 6 -1973, miền Bắc cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ thủy lôi, bom mìn do Mĩ thả trên biển, trên sông, bảo đảm đi lại bình thường.

– Sau hai năm (1973 – 1974), về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển.

– Đến cuối năm 1974, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971 – là hai năm đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đời sống nhân dân được ổn định.

– Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, trong hai năm 1973 -1974, miền Bắc đưa vào các chiến trường gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc gấp rút đưa vào miền Nam 5,7 vạn bộ đội. Miền Bắc cũng đưa vào chiến trường 26 vạn tổn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.

– Chi viện của miền Bắc cho miền Nam thời kì này, ngoài việc phục vụ nhiệm vụ chiến đấu với trọng tâm tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, còn chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.

(trang 153 sgk Lịch Sử 9): – Quân dân miền Bắc đã giành được những thắng lợi gì trong traanh chiến đấu chống cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972 của Mĩ?

Trả lời:

– Ngày 14 – 12 – 1972, Ních-Xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng, bắt đầu từ chiều tối 18 đến hết ngày 29 – 12 – 1972.

– Quân dân ta ở miền Bắc đã đánh trả địch những đòn đích đáng từ trận đầu và đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.

– “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, đã buộc Mĩ phải trả lại Hội nghị Pa-ri và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973).

(trang 154 sgk Lịch Sử 9): – Hiệp đinh Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết trong hoàn cảnh như thế nào?

Trả lời:

– Ta giành được những thắng lợi quan trọng, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, đặc biệt là thắng lợi trong việc đánh bại cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972.

– Mĩ âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược (Hội nghị Pa-ri kéo dài 4 năm 9 tháng do lập trường của các bên khác nhau), nhưng thất bại liên tiếp của Mĩ ở Việt Nam, đặc biệt là thất bại trong cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972 đã buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri.

(trang 154 sgk Lịch Sử 9): – Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định.

Trả lời:

+ Nội dung:

– Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

– Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

– Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

– Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

– Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

+ Ý nghĩa:

– Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (được Hội nghị 12 nước họp ngay 2 – 3 – 1973 tại Pa-ri công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.

– Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 1 (trang 154 sgk Sử 9):Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Lời giải:

– Giống nhau: đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mĩ.

– Khác nhau:

+ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạna và nhân dân ta. Tuy vậy, đây không phải là cuộc nội chiến, mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, bởi lẽ Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đôla, vũ khí, phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống “cố vấn” nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là biểu hiện tính chất “đặc biệt” của loại hình chiến tranh xãm lược thực dân mới và việc thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Với sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động dồn dân, lập “ấp chiến lược’, đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, “bình định” miền Nam.

+ Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ (Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân) và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng (lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân) và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định’ vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc.

Câu 2 (trang 154 sgk Sử 9):Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia từ năm 1969 đến năm 1973? Kết quả ra sao?

Lời giải:

– Thủ đoạn rõ nhất của Mĩ nhằm phá vỡ liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương là sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia (1970), sang Lào (1971) nhằm thực hiện âm mưu: dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

* Kết quả:

– Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Cam-pu-chia (từ đầu tháng 4 đến tháng 6-1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia đập tan, loại khỏi vòng chiến đấu 17 000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Cam-pu-chia với 4,5 triệu dân.

– Ở Việt Nam, trên hai miền nam-bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi.

Vbt Lịch Sử 9 Bài 30: Hoàn Thành Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước (1973

Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa

Thực hiện nghĩa vụ của hậu phương Miền Bắc chi viện cho tiền tuyến Miền Nam

– Nông nghiệp: sản lượng lương thực – thực phẩm tăng lên đáng kể. Việc quản lý hợp tác xã có nhiều bước tiến.

– Công nghiệp: các cơ sở công nghiệp được khôi phục, nhiều ngành công nghiệp then chốt, như: điện, than.. có bước tiến lớn.

– Hệ thống giao thông vận tải được khôi phục.

– văn hóa, giáo dục, y tế cũng nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

– 1969 – 1971, hàng chục vạn thanh niên Miền Bắc nhập ngũ, bổ sung cho các chiến trường Miền Nam, Lào, Cam-pu-chia.

– Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1.6 lần so với 3 năm trước đó.

– Sự chi viện của hậu phương Miền Bắc là một trong những nhân tố thường xuyên và có ý nghĩa quyết định đến những thắng lợi của quân dân Miền Nam.

Trả lời:

Âm mưu và thủ đoạn của Đế quốc Mĩ

Âm mưu và thủ đoạn của chính quyền Sài Gòn

– sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ buộc phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam, song, chúng vẫn giữ lại tại Miền Nam hơn 2 vạn cố vấn quân sự.

– Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn để duy trì cuộc chiến tranh.

– Phá hoại Hiệp định Pa-ri:

+ huy động lực lượng quân sự lớn để tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.

+ liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng của ta.

Trả lời:

Nhiệm vụ – mục tiêu

Thành tích

Chiến đấu ở tiền tuyến

– Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

– Kiên quyết chống trả các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” của chính quyền Sài Gòn.

– Cuối 1974 – đầu 1975, giành thắng lợi trong chiến địch đáng đường 14 – Phước Long

Sản xuất ở vùng giải phóng

– Khôi phục và đẩy mạnh sản xuất.

– Tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng Miền Nam.

– 1973, diện tích gieo trồng ở các vùng giải phóng thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long tăng 20% so với năm 1972.

– Đóng góp của nhân dân cho cách mạng ngày càng tăng.

Trả lời:

Chiến dịch

Kiến thức, sự kiện

Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/3 – 29/3/1975)

– 26/3/1975, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng.

– 29/3/1975, toàn bộ Đà Nẵng được giải phóng.

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử

Đối với thế giới

– cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi,Mĩ La-ting

– Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Đế quốc Mĩ.

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi

– nguyên nhân khách quan

– tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương

Trả lời:

a. Về phía địch:

x

Sau hiệp định Pa-ri quân Mĩ và quân Đồng minh từ hơn nửa triệu (1969) rút dần về nước, sau hai tháng (đến ngày 29/3/1973) chỉ giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự.

Sau khi rút về nước, quân Mĩ không có khả năng quay trở lại và viện trợ của Mĩ cho chính quyền Sài Gòn giảm dần.

b. Về phía ta:

x

Lực lượng cách mạng ở Miền Nam không giảm mà tăng nhanh sau hiệp định Pa-ri

Hậu phương Miền Bắc sau hiệp định Pa-ri ra sức viện trợ sức người, sức của cho tiền tuyến Miền Nam.

Trả lời: Trả lời:

x

chủ trương giải phóng hoàn toàn Miền Nam được đề ra dựa trên cơ sở nhận định đúng sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa ta và địch ngày càng có lợi cho ta.

x

Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, nhưng Đảng cũng dự kiến khả năng giải phóng sớm hơn (trong năm 1975) khi thời cơ đến nhanh bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

x

Đảng cũng nêu sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của; giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa… để giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Giải Lịch Sử Lớp 7 Bài 1: Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Xã Hội Phong Kiến Ở Châu Âu

Phần một KHÁI OUÁT LỊCH sử THẾ BIỂU TRUNG ĐẠI ^àt 7' sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CỦA XÃ HỘI PHONG KIÊN ở CHÂU Âu (Thời sơ - TRUNq kì TRUNq ỐẠỈ) HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Học sinh hiểu và trình bày được : Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu ; cơ cấu xã hội (gồm hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô). Thế nào là lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào. Sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế trong thành thị trung đại với kinh tế của lãnh địa. Kiến thức cơ bản Mục 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Ầu Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới : Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt... (sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a...). Trên lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã : chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho tướng lĩnh quân sự và quý tộc tạo thành những tầng lớp mới trong xã hội ; phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như công tước, hầu tước... Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới : lãnh chúa phong kiến là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có ; nông nô là những nô lệ được giải phóng và nông dân công xã không có ruộng đất, làm thuê, sống phụ thuộc vào lãnh chúa. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành. Mục 2. Lãnh địa phong kiến Lãnh địa : vùng đất đai rộng lớn, trở thành của riêng lãnh chúa như một vương quốc thu nhỏ. Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy... + Nông nô : nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác, sống khổ cực, nghèo đói. + Lãnh chúa : bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa. Đặc trưng cơ bản của lãnh địa là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa. Mục 3. Sự xuất hiện thành thị trung đại Nguyên nhân ra đời : + Thời kì phong kiến phân quyền : các lãnh địa đều đóng kín, không có trao đổi buôn bán với bên ngoài. + Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng sản xuất. + Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành thành phố, gọi là thành thị. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị là do nhu cầu sản xuất và trao đổi, buôn bán. Hoạt động của thành thị : cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất thủ công và buôn bán. Vai trò của thành thị : thúc đẩy sản xuất và buôn bán phát triển (kinh tế hàng hoá). Sự ra đời của thành thị trung đại đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu, là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế động phong kiến ở châu Âu. Cách học Mục 1. Dựa vào nội dung SGK và tái hiện kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi : các vương quốc phong kiến ở châu Âu được hình thành trong hoàn cảnh nào ? Tên các vương quốc tiêu biểu. Lãnh chúa và nông nô có nguồn gốc từ đâu ? Mục 2. Dựa vào nội dung SGK kết hợp với Hình 1- Lâu đài và thành quách của lãnh chúa và tìm hiểu đoạn chữ in nhỏ dưới Hình 1 để hiểu được khái niệm /õh/ỉ địa phong kiến. Qua việc so sánh đời sống của lãnh chúa và nông nô, các em hiểu được đời sống sung sướng, xa hoa của giai cấp thống trị (lãnh chúa) và đời sống khổ cực, nghèo đói, phụ thuộc của giai cấp bị trị (nông nô) - hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu. Về đặc trưng kinh tế của lãnh địa, các em dựa vào nội dung SGK (đoạn chữ in nhỏ tr. 4 - 5) để lí giải được vì sao gọi là nền kinh tế mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín (tự sản xuất và tiêu dùng, không giao lưu buôn bán với bên ngoài). Mục 3. Dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi vì sao thành thị ra đời. Về hoạt động của thành thị, các em dựa vào nội dung SGK kết hợp với quan sát Hình 2 - Hội chợ ở Đức để thấy được đặc trưng nổi bật là trao đổi, buôn bán sầm uất ở thành thị thời trung đại. Sự khác nhau về đặc trưng kinh tế giữa thành thị và lãnh địa, nên so sánh để thấy rõ : thành thị - phát triển kinh tế hàng hoá ; lãnh địa - kinh tế đóng kín tự cung, tự cấp. Một số khái niệm, thuật ngữ Lãnh địa : là một khu đất rộng lớn mà quý tộc tước đoạt được, bao gồm đất canh tác, rừng, ao hồ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô... đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó. Lãnh chúa : chúa phong kiến ở châu Âu, chiếm cứ một vùng nào đó và biến thành lãnh địa riêng của mình. Lãnh chúa có quyền trong lãnh địa như một ông "vua con". Nông nô : nông dân trong lãnh địa phong kiến châu Âu, mà cuộc sống bị gắn chật vào ruộng đất của lãnh chúa và phải nộp tô, thuế nặng nề cho lãnh chúa. Họ có thể bị lãnh chúa đem bán, chuyển nhượng cùng với ruộng đất mà họ canh tác. Phong kiến phân quyền : chế độ phong kiến mà trong đó nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc ; quyền lực bị phân tán cho các lãnh chúa ở các địa phương. Phường hội : hình thức tổ chức sản xuất của thợ thủ công trong các thành thị châu Âu thời phong kiến, bao gồm những thợ có cùng nghé nghiệp để giữ độc quyền sản xuất, bảo vệ quyền lợi, chống lại sự áp bức của lãnh chúa. Phường hội đặt ra những quy chế riêng. Trong phường hội có thợ cả, thợ bạn, thợ học nghề ; quan hệ mang tính chất gia trưởng. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Câu 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu : Dựa vào nội dung mục 1, SGK để trình bày : Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã xoá bỏ bộ máy nhà nước của người Rô-ma, lập nên nhiều vương quốc mới... Ruộng đất của chủ nô Rô-ma được chia cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc, đồng thời phong cấp các tước vị cao thấp khác nhau. Họ trở nên có quyền thế và giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, có thế lực trong xã hội. Nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô - tầng lớp phụ thuộc vào lãnh chúa. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản : lãnh chúa và nông nô. Nông nô không có ruộng, phải phụ thuộc vào lãnh chúa. Quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất phong kiến đã hình thành ở châu Âu. Càu 2. Dựa vào nội dung mục 2, SGK để trình bày : Lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản của thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu với quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến, là khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi, .ao hồ, sông đầm, bãi hoang. Trong lãnh địa có lâu đài của quý tộc, nhà thờ và những thôn xóm của nông dân. Đứng đầu mỗi lãnh địa là một-lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó. Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa : là đơn vị kinh tế độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín. Câu 3. Dựa vào mục 3, SGK để trả lời : Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công. Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng vạ tiêu dùng, những thứ do mình làm ra, đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ở các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Người Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây vào thời gian A. thế kỉ II. B. thế kỉ III. c. thế kỉ IV. D. thế kỉ V. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là A. quý tộc, nông nô. B. lãnh chúa, nông dân. c. lãnh chúa, nông nô. D. địa chủ, nông nô. Lãnh địa là lâu đài của lãnh chúa. cung điện của nhà vua. c. đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu. D. vùng đất thuộc quyền quản lí của nhà vua. Cư dân chủ yếu sống trong thành thị trung đại ở châu Âu là A. nông dân, thợ thủ công. B. thợ thủ công, thương nhân, c. thương nhân, nông nô. D. thợ thủ công, nông nô. A. gạo và muối, c. muối và rượu. Nông nô trong các lãnh địa phải mua hai loại hàng hoá là B. hương liệu và sắt. D. muối và sắt. Câu 2. Trình bày các giai cấp cơ bản và đời sống của các giai cấp đó. Câu 3. Em hãy miêu tả những hoạt động chủ yếu của cư dân trong thành thị trung đại. Vai trò của thành thị trung đại ở châu Âu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lịch Sử Hình Thành Serie A Giải Đấu Số 1 Nước Ý trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!