Cập nhật nội dung chi tiết về Luyện Từ Và Câu Lớp 3: Ôn Về Từ Chỉ Đặc Điểm mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Luyện từ và câu lớp 3: Ôn về từ chỉ đặc điểm
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài: Luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ đặc điểm
là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 3 trang 145 có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo nắm được cách xác định từ chỉ đặc điểm, đặt câu theo mẫu. Mời các em cùng tham khảo.
Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 3 trang 145
Câu 1 (trang 145 sgk Tiếng Việt 3): Tìm từ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc.
a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.
b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.
c) Anh Mồ Côi xử kiện.
a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn:
– Mến là một người bạn tốt bụng, dũng cảm, sẵn sàng cứu giúp người gặp chuyện không hay.
b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên:
Anh Đom Đóm là một người cần mẫn và biết chăm lo cho mọi người.
c) Anh Mồ Côi xử kiện:
– Anh Mồ Côi là một người xứ kiện thông minh và công bằng.
– Lão chủ quán là một gã quá tham lam, dối trá.
Câu 2 (trang 145 sgk Tiếng Việt 3): Đặt câu theo mẫu:
a) Một bác nông dân.
b) Một bông hoa trong vườn.
c) Một buổi sáng mùa đông.
M. Buổi sáng hôm ấy lạnh cóng tay
a) Một bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình.
b) Một bông hoa trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.
c) Một buổi sáng mùa đông ấm áp vì có nắng hửng lên.
Câu 3 (trang 145 sgk Tiếng Việt 3): Em có thể đặt dấu phẩy vào trong mỗi câu như sau.
a) Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cùng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cùng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 3: Luyện Tập Về Từ Đồng Nghĩa
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 33
Luyện từ và câu lớp 5 Luyện tập về từ đồng nghĩa
Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5 tuần 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 32, 33 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo bài luyện từ và câu lớp 5 tuần 3 này.
Lý thuyết về từ đồng nghĩa lớp 5
I. Khái niệm
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: huyền, mun, đen, mực,….
II. Phân loại
2 loại
1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn:
Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: xe lửa với tàu hỏa, con lợn với con heo,…
2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động
Ví dụ: chết, hi sinh, toi mạng, ra đi,…
Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt 5)
Phương pháp giải
Em đọc kĩ đoạn văn, chú ý hành động của các bạn nhỏ và điền từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp vào mỗi chỗ trống.
Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau.
a. Cáo chết ba năm quay đầu về núi
b. Lá rụng về cội
c. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng
Phương pháp giải
Em đọc kĩ các câu tục ngữ chọn ý giải thích phù hợp.
a. Cáo chết ba năm quay đầu về núi: Làm người phải thủy chung.
b. Lá rụng về cội: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
c. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng: Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
Ý nghĩa chung của ba câu tục ngữ trên là: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
Câu 3 (trang 33 sgk Tiếng Việt 5)
Dựa vào ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
Bài tham khảo 1
Trong các khổ thơ của bài Sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân, em yêu thích nhất màu đỏ ở khổ thứ hai, vì màu đỏ như máu trong tim cho ta sự sống, lớn khỏe từng ngày. Màu đỏ cũng gợi cho em về lá quốc kì của đất nước Việt Nam thân yêu, lad sự hi sinh của đồng bào, của các chiến sĩ nhuộm đỏ lá cờ Tổ quốc. Màu đỏ cũng luôn nhắc em xứng đáng chiếc khăn quàng của người đội viên thiếu niên Tiền Phong.
Bài tham khảo 2
Trong các sắc màu, màu em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu lộng lẫy, gây ấn tượng nhất. Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ Quốc, màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng đội viên. Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đóa hoa mào gà, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khỏe mạnh, xinh đẹp,…
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa bao gồm lời giải chi tiết cho từng câu hỏi giúp các em học sinh nắm được cách làm các dạng bài tập Luyện từ và câu, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.
Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.
Luyện Từ Và Câu Lớp 5: Luyện Tập Về Từ Nhiều Nghĩa
Luyện từ và câu lớp 5: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 73
Luyện từ và câu : Luyện tập về từ nhiều nghĩa
là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 73, 74 giúp các em học sinh nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa, luyện tập các bài tập về từ nhiều nghĩa. Mời các em cùng tham khảo.
Câu 1 (trang 73 sgk Tiếng Việt 5): Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A:
(1) (d) – Bé chạy lon ton trên sân: Sự di chuyển nhanh bằng chân.
(2) (c) – Tàu chạy băng băng trên đường ray: Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
(3) (a) – Đồng hồ chạy đúng giờ: Hoạt động của máy móc.
(4) (b) – Dân làng khẩn trương chạy lũ: Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
a) Sự di chuyển.
b) Sự vận động nhanh.
c) Di chuyển bằng chân.
b. Sự vận động nhanh.
Câu 3 (trang 73 sgk Tiếng Việt 5): Từ ăn trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
a. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
b. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Từ ăn trong câu (c): “Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.” được dùng với nghĩa gốc.
a. Đi
– Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng chân.
– Nghĩa 2: Mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
b. Đứng
– Nghĩa 1: Ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
– Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.
a. Đi
– Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng chân.
Em đi bộ rất nhanh.
– Nghĩa 2: Mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
Em đi đôi giày này rất vừa.
b. Đứng
– Nghĩa 1: Ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
Chúng em đứng nghiêm chào cờ Tổ quốc.
– Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.
Trời đứng gió, cây cối rũ rượi.
Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 13: Luyện Tập Về Quan Hệ Từ
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 131
Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 13: Luyện tập về quan hệ từ là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 131 có đáp án chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo nắm được các xác định cặp quan hệ từ trong câu, trong đoạn văn. Mời các em tham khảo chi tiết.
Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 131 tập 1
Câu 1 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những cặp quan hệ từ trong những câu sau:
a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.
a) Cặp quan hệ từ: nhờ – mà.
b) Cặp quan hệ từ: không những – mà còn.
a) Mấy năm qua, chúng tá đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh,… đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
b) Ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh,… đều có các phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định),…
a) Vì mấy năm qua chúng ta làm tốt công tác… bảo vệ đê điều, nên ở ven biển các tỉnh như… rừng ngập mặn.
b) Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre,… trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo… Cồn Mờ (Nam Định).
Câu 3 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Hai đoạn văn sau có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
Trả lời:
* So sánh hai đoạn văn (Trang 131-132, sgk Tiếng việt 5, tập 1)
– Đoạn a: sử dụng quan hệ từ và, không sử dụng cặp quan hệ từ.
– Đoạn b: sử dụng quan hệ từ và cặp quan hệ từ.
+ Quan hệ từ: và, vì vậy, cũng (vì vậy)
+ Cặp quan hệ từ: Vì… nên…
→ Vì vậy, ta thấy đoạn a hay hơn. Bởi vì câu văn ngắn gọn, chính xác về ý nghĩa nội dung thông báo. Điều tác giả muốn nói là ca ngợi lòng yêu thương loài vật của cô bé Mai đã rất nổi bật qua đoạn văn a.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Luyện Từ Và Câu Lớp 3: Ôn Về Từ Chỉ Đặc Điểm trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!