Cập nhật nội dung chi tiết về Luyện Từ Và Câu Lớp 5: Từ Nhiều Nghĩa mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Luyện từ và câu lớp 5: Từ nhiều nghĩa
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 66, 67
Soạn bài: Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 66, 67 giúp các em học sinh nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa, luyện tập các bài tập về từ nhiều nghĩa. Mời các em cùng tham khảo.
I. Phần nhận xét Từ nhiều nghĩa
Câu 1 (trang 66 sgk Tiếng Việt 5): Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A.
Răng – B
Mũi – C
Tai – A
Câu 2 (trang 67 sgk Tiếng Việt 5): Nghĩa của các từ trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1?
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì?
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc?
Quang Huy
Răng (cào): là nghĩa chuyển lấy từ nghĩa gốc cùng chỉ về cái răng, nhưng răng cào dùng để cào, không dùng để nhai.
Mũi (thuyền): là nghĩa chuyển lấy từ nghĩa gốc đã giải thích ở bài tập 1. Mũi thuyền dùng để rẽ nước, không dùng để thở và ngửi.
Tai (ấm): nghĩa chuyển từ nghĩa gốc đã giải thích ở bài tập 1. Tai ấm dùng để cầm ấm rót nước, không dùng để nghe.
Câu 3 (trang 67 sgk Tiếng Việt 5): Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài 2 có gì giống nhau?
Từ răng có cùng nét nghĩa chỉ một vật sắc, xếp đều hàng.
Từ mũi có cùng nét nghĩa chỉ bộ phận nhô ra phía trước.
Từ tai có cùng nét nghĩa chỉ hai bộ phận chìa ra hai bên.
II. Phần Luyện tập Từ nhiều nghĩa
Câu 1 (trang 67 sgk Tiếng Việt 5): Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc, và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
a. Mắt
– Đôi mắt của bé mở to → mang nghĩa gốc.
– Quả na mở mắt → mang nghĩa chuyển.
b. Chân
– Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân → mang nghĩa chuyển.
– Bé đau chân → mang nghĩa gốc.
c. Đầu
– Khi viết em đừng ngoẹo đầu → mang nghĩa gốc.
– Nước suối đầu nguồn rất trong → mang nghĩa chuyển.
Câu 2 (trang 67 sgk Tiếng Việt 5): Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
– Lưỡi: Lưỡi cày, lưỡi hái, lưỡi liềm, lưỡi câu, lưỡi dao, lưỡi búa, lưỡi mác, lưỡi kiếm…
– Miệng: Miệng hầm, miệng vết mổ, miệng vết thương, miệng hang, miệng hố, miệng bát, miệng núi lửa, miệng hũ, …
– Cổ: Cổ áo, cổ tay, cổ chai lọ, cổ bình hoa, cổ xe, cổ đèn, …
– Tay: Tay áo, tay sai, tay đôi, tay nải, tay chơi, tay ngang, tay lưới, tay vợt, tay trống,…
– Lưng: Lưng đồi, lưng chừng, lưng đèo, lưng cơm, lưng gạo, lưng trời, …
Luyện Từ Và Câu: Từ Nhiều Nghĩa
Con người với thiên nhiên – Tuần 7
Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
I. Nhận xét
Câu 1 (trang 66): Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A.
Trả lời
Câu 2 (trang 67): Nghĩa của các từ trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1?
Trả lời
Răng (cào): là nghĩa chuyển lấy từ nghĩa gốc cùng chỉ về cái răng, nhưng răng cào dùng để cào, không dùng để nhai.
Mũi (thuyền): là nghĩa chuyển lấy từ nghĩa gốc cùng chỉ về mũi, nhưng mũi thuyền là phần nhô ra của thuyền dùng để rẽ nước, không dùng để thở và ngửi.
Tai (ấm): là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc cùng chỉ về tai, nhưng tai ấm là dùng để cầm nắm ấm rót nước, không dùng để nghe.
Câu 3 (trang 67): Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài 2 có gì giống nhau?
Trả lời
Nghĩa của từ răng ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ: đều chỉ vật nhọn, sắc, được sắp xếp đều thành hàng.
Nghĩa của từ mũi ở BT1 Và BT2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
Nghĩa của từ tai ở BT1 Và BT2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận mọc ra ở hai bên, chìa ra như cái tai.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 67): Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc, và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
Trả lời
a) Mắt
– Đôi mắt của bé mở to → mang nghĩa gốc.
– Quả na mở mắt → mang nghĩa chuyển.
b) Chân
– Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân → mang nghĩa chuyển.
– Bé đau chân → mang nghĩa gốc.
c) Đầu
– Khi viết em đừng ngoẹo đầu → mang nghĩa gốc.
– Nước suối đầu nguồn rất trong → mang nghĩa chuyển.
Câu 2 (trang 67): Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau : lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
Trả lời
– Lưỡi : Lưỡi cày, lưỡi hái, lưỡi liềm, lưỡi câu, lưỡi dao, lưỡi búa, lưỡi mác, lưỡi kiếm, lưỡi gươm, lưỡi rừu,…
– Miệng :Miệng giếng, miệng hũ, miệng hầm, miệng vết mổ, miệng vết thương, miệng hang, miệng hố, miệng bát, miệng núi lửa, miệng hũ, …
– Cổ : Cổ áo, cổ tay, cổ lọ, cổ bình hoa, cổ chai, cổ xe, cổ đèn, …
– Tay : Tay áo, tay ghế, tay nải, tay vợt, tay trống,…
– Lưng :Lưng núi,lưng đê, lưng đồi, lưng chừng, lưng đèo, lưng cơm, lưng gạo, lưng trời, …
Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Tuần 8: Luyện Tập Về Từ Nhiều Nghĩa
Luyện từ và câu lớp 5 tuần 8: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 82, 83
Soạn bài: Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 82, 83 giúp các em học sinh nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa, luyện tập các bài tập về từ nhiều nghĩa. Mời các em cùng tham khảo.
Câu 1 (trang 82 sgk Tiếng Việt 5): Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
– Từ đồng âm:
+ Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
+ Tổ em có chín học sinh.
+ Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
+ Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
+ Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
+ Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
+ Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
+ Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
– Từ nhiều nghĩa:
+ Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
+ Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
+ Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
+ Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
Câu 2 (trang 82 sgk Tiếng Việt 5): Trong mỗi câu thơ câu văn sau của bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào?
a) Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).
– xuân (1) chỉ thời tiết. “Màu xuân” là mùa đầu tiên trong bốn mùa.
– xuân (2) có nghĩa là tươi đẹp.
b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng : “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” (…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.
– xuân chỉ tuổi tác của con người.
a) Cao
– Cao chiều cao lớn hơn mức bình thường.
M: Hà An mới học lớp 4 mà em đã cao lắm rồi.
– Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.
M: Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở trường em rất cao.
b) Nặng
– Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
M: Bé mới bốn tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.
– Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
M: Không khí trong cuộc họp thật nặng nề, ai nấy đều căng thẳng.
c) Ngọt
– Có vị như vị của đường, mật.
M: Em thích ăn bánh ngọt.
– (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
M: Cô giáo em có giọng nói thật ngọt ngào.
– (Âm thanh) nghe êm tai.
M: Tiếng đàn cất lên nghe thật ngọt.
Luyện Từ Và Câu Lớp 5: Từ Đồng Nghĩa
Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 7, 8
Soạn bài Luyện từ và câu lớp 5: Từ đồng nghĩa là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 7, 8 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5. Hướng dẫn giải bài tập luyện tập về từ đồng nghĩa lớp 5 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.
Từ đồng nghĩa lớp 5 phần Nhận xét Luyện từ và câu
So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:
a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
HỒ CHÍ MINH
b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
TÔ HOÀI
a) Xây dựng – kiến thiết:
* Từ xây dựng có các nghĩa như sau:
– Nghĩa 1: Làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định. Ví dụ: xây dựng một sân vận động; xây dựng nhà cửa; công nhân xây dựng…
– Nghĩa 2: Hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá theo một phương hướng nhất định. Ví dụ: xây dựng chính quyền; xây dựng đất nước; xây dựng gia đình (lấy vợ hoặc lấy chồng, lập gia đình riêng).
– Nghĩa 3: Tạo ra, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng. Ví dụ: xây dựng cốt truyện; xây dựng một giả thuyết mới.
– Nghĩa 4: Thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn. Ví dụ: góp ý phê bình trên tinh thần xây dựng; thái độ xây dựng…
* Kiến thiết: là từ ghép Hán Việt. Kiến là dựng xây, thiết là sắp đặt. Nghĩa của từ kiến thiết trong ví dụ 1 là xây dựng với quy mô lớn. Ví dụ: Sự nghiệp kiến thiết nước nhà.
Như vậy: Nghĩa của từ xây dựng, kiến thiết giống nhau (cùng chỉ một hoạt động) là từ đồng nghĩa.
– Khác nhau:
+ Xây dựng: làm nên, gây dựng nên.
+ Kiến thiết: xây dựng với quy mô lớn.
b) Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm:
– Khác nhau:
+ Vàng xuộm: có màu vàng đậm đều khắp. Lúa vàng xuộm là lúa đã chín đều, đến lúc thu hoạch.
+ Vàng hoe: có màu vàng pha lẫn màu đỏ. Đây là màu vàng tươi, ánh lên. Nắng vàng hoe là nắng ấm giữa mùa đông.
+ Vàng lịm: màu vàng gợi lên cảm giác ngọt ngào, mọng nước. Đây là
màu vàng thẫm của quả đã chín già.
Như vậy: Nghĩa của các từ này giống nhau ở chỗ cùng chỉ một màu, do đó chúng là từ đồng nghĩa.
Câu 2 – Nhận xét (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)
Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?
a. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải kiến thiết lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc xây dựng đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
+ Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn (làm nên một công trình kiến trúc; hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế).
b. Màu lúa chín dưới đồng vàng hoe lại. Nắng nhạt ngả màu vàng lịm. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng xuộm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Còn vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
Câu 3 – Nhận xét (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)
Thế nào là từ đồng nghĩa?
Gợi ý:
Từ hai bài tập trên con hãy suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
+ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,…
+ Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, thay thế được cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: hổ, cọp, hùm;
mẹ, má, u,…
+ Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.
Ví dụ:
– ăn, xơi, chén,… (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).
– mang, khiêng, vác,… (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).
Từ đồng nghĩa phần Luyện tập Luyện từ và câu lớp 5
Câu 1 (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)
Xếp các từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa:
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
HỒ CHÍ MINH
Gợi ý:
Từ in đậm là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
+ nước nhà – non sông.
+ toàn cầu – năm châu.
Câu 2 – Luyện tập (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)
Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.
M: đẹp – xinh.
– Đẹp: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, đẹp đẽ, mĩ lệ, tươi đẹp, đèm đẹp…
– To lớn: to tướng, to kềnh, to đùng, khổng lồ, vĩ đại, lớn, to…
– Học tập: học hành, học hỏi, học…
Câu 3 (trang 8 sgk Tiếng Việt 5)
Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.
M: – Quê hương em rất đẹp.
– Bé Hà rất xinh.
– Chúng em rất chăm chỉ học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn bè.
– Trọng bắt được một con tôm càng to kềnh. Còn Dương bắt được một con ếch to sụ.
– Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ. Cuộc sông mỗi ngày một tươi đẹp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Luyện Từ Và Câu Lớp 5: Từ Nhiều Nghĩa trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!