Cập nhật nội dung chi tiết về Lý Thuyết Tin Học 9 Bài 6: Tin Học Và Xã Hội (Hay, Chi Tiết) mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lý thuyết, Trắc nghiệm Tin học 9 Bài 6: Tin học và xã hội
1. Tin học trong xã hội hiện đại
a) Ứng dụng của tin học ngày càng phong phú và phát triển
* Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
* Ứng dụng văn phòng thiết kế.
* Điều khiển thiết bị phức tạp: tên lửa, tàu vũ trụ, …
* Nhu cầu cá nhân tới kinh doanh quản lý, điều hành xã hội.
* Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
* Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí.
b) Tác động của tin học đối với xã hội
* Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
* Cắt giảm khâu trung gian.
* Người dân tiếp cận các cơ quan, tổ chức.
* Khách hàng nhận sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung ứng.
* Góp phần thay đổi phong cách sống của con người: truyền thông, mua sắm, giải trí.
* Tin học thúc đẩy khoa học phát triển sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.
* Ví dụ: giải mã và xây dựng bản đồ gen của con người.
* Tóm lại tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa
a) Tin học và kinh tế tri thức
* Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.
* Tri thức là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống.
* Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.
b) Xã hội tin học hóa
* Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học, các mạng máy tính kết nối thông tin liên vùng, liên quốc gia.
* Là tiền để cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
* Trong xã hội tin học hóa, việc ứng dụng tin học giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, giải phóng công việc lao động chân tay, nặng nhọc và nguy hiểm.
* Chất lượng sống con người được cải thiện nhờ các thiết bị phục vụ giải trí, sinh hoạt.
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba gắn liền với sự ra đời của máy tính điện tử thay thế một phần lao động trí óc.
* Sự phát triển mạnh mẽ của tin học, công nghệ số với phần cứng, phần mềm máy tính, các hệ thống mạng và Internet làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội.
* Các chuyên gia gọi đây là sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay công nghiệp thế hệ 4.0.
* Xu hướng rõ nét là sự kết hợp giữa thế giới ảo và các thực thể, vạn vật kết nối Internet (IOT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).
* Viễn cảnh các nhà máy thông minh, máy móc kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa quyết định không còn xa.
4. Con người trong xã hội tin học hóa
* Sự ra đời của mạng máy tính, đặc biệt là internet đã tạo ra một không gian mới: không gian điện tử.
* Không gian điện tử là khoảng không gian chủ yếu của nền kinh tế tri thức, nhờ đó mà sự lưu chuyển hàng hoá cơ bản của nền kinh tế tri thức như thông tin có thể lưu thông toàn cầu.
* Mỗi chúng ta trong xã hội tin học hóa cần:
* Có ý thức bảo vệ thông tin và tài nguyên mạng thông tin, tài sản chung toàn xã hội và cá nhân.
* Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet.
* Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hóa ứng xử trên internet, có ý thức tuân thủ pháp luật.
* Nước ta cũng có những điều luật quy định khung hình phạt vi phạm trên Internet.
Ví dụ: Luật An ninh mạng được thi hành từ 01/01/2019.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
bai-6-tin-hoc-va-xa-hoi.jsp
Lý Thuyết Tin Học 10 Bài 4: Bài Toán Và Thuật Toán (Hay, Chi Tiết).
Lý thuyết Tin học 10 Bài 4: Bài toán và thuật toán (hay, chi tiết)
A. Lý thuyết
1. Khái niệm bài toán
– Bài toán là một việc nào đó mà con người muốn máy tính thực hiện
– Các yếu tố của một bài toán:
+ Input: Thông tin đã biết, thông tin đưa vào máy tính
+ Output: Thông tin cần tìm, thông tin lấy ra từ máy tính
– ví dụ: Bài toán tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương, khi đó:
+ Input: hai số nguyên dương A, B.
+ Output: ước chung lớn nhất của A và B
2. Khái niệm thuật toán
a. Khái niệm
– Thuật toán là 1 dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
b. Biểu diễn thuật toán
– Sử dụng cách liệt kê: nêu ra tuần tự các thao tác cần tiến hành
– Sử dụng sơ đồ khối để mô tả thuật toán.
c. Các tính chất của thuật toán
– Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau 1 số hữu hạn lần thực hiện các thao tác.
– Tính xác định: sau khi thực hiện 1 thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng 1 thao tác để xác định để được thực hiện tiếp theo.
– Tính đúng đắn: sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.
3. Một số ví dụ về thuật toán
Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của 1 số nguyên dương
* Xác định bài toán
– Input: N là một số nguyên dương
– Output: ″N là số nguyên tố″ hoặc ″N không là số nguyên tố″
* Ý tưởng:
– Định nghĩa: ″Một số nguyên dương N là số nguyên tố nếu nó chỉ có đúng hai ước là 1 và N″
– Nếu N = 1 thì N không là số nguyên tố
– Nếu 1 < N < 4 thì N là số nguyên tố
+ Nếu i < N thì N không là số nguyên tố (vì N có ít nhất 3 ước 1, i, N)
+ Nếu i = N thì N là số nguyên tố
* Xây dựng thuật toán
a) Cách liệt kê
– Bước 1: Nhập số nguyên dương N;
– Bước 2: Nếu N=1 thì thông báo ″N không là số nguyên tố″, kết thúc;
– Bước 3: Nếu N<4 thì thông báo ″N là số nguyên tố″, kết thúc;
– Bước 4: i ← 2;
– Bước 5: Nếu i là ước của N thì đến bước 7
– Bước 6: i ← i+1 rồi quay lại bước 5; (Tăng i lên 1 đơn vị)
– Bước 7: Nếu i = N thì thông báo ″N là số nguyên tố″, ngược lại thì thông báo ″N không là số nguyên tố″, kết thúc;
Ví dụ 2: Sắp xếp bằng cách tráo đổi
* Xác định bài toán
– Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, a2,…,an
– Output: Dãy A được sắp xếp thành dãy không giảm
* Ý tưởng
– Việc này lặp lại nhiều lượt, mỗi lượt tiến hành nhiều lần so sánh cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa
* Xây dựng thuật toán
a) Cách liệt kê
– Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,…,an;
– Bước 2: M ← N;
– Bước 3: Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp, rồi kết thúc;
– Bước 4: M ← M – 1, i ← 0;
– Bước 5: i ← i + 1;
– Bước 8: Quay lại bước 5;
b) Sơ đồ khối
Ví dụ 3: Bài toán tìm kiếm
* Xác định bài toán
– Input : Dãy A gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,…,an và một số nguyên k (khóa)
Ví dụ : A gồm các số nguyên ″ 5 7 1 4 2 9 8 11 25 51″ . Và k = 2 (k = 6)
– Output: Vị trí i mà ai = k hoặc thông báo không tìm thấy k trong dãy. Vị trí của 2 trong dãy là 5 (không tìm thấy 6)
* Ý tưởng
Tìm kiếm tuần tự được thực hiện một cách tự nhiên: Lần lượt đi từ số hạng thứ nhất, ta so sánh giá trị số hạng đang xét với khóa cho đến khi gặp một số hạng bằng khóa hoặc dãy đã được xét hết mà không tìm thấy giá trị của khóa trên dãy.
* Xây dựng thuật toán
a) Cách liệt kê
– Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,…, aN và giá trị khoá k;
– Bước 2: i ← 1;
– Bước 3: Nếu ai = k thì thông báo chỉ số i, rồi kết thúc;
– Bước 4: i ←i+1;
– Bước 6: Quay lại bước 3;
b) Sơ đồ khối
Ví dụ 4: Tìm kiếm nhị phân
* Xác định bài toán
– Input: Dãy A là dãy tăng gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,…,an và một số nguyên k.
Ví dụ: Dãy A gồm các số nguyên 2 4 5 6 9 21 22 30 31 33. Và k = 21 (k = 25)
– Output : Vị trí i mà ai = k hoặc thông báo không tìm thấy k trong dãy. Vị trí của 21 trong dãy là 6 (không tìm thấy 25)
* Ý tưởng
Sử dụng tính chất dãy A đã sắp xếp tăng, ta tìm cách thu hẹp nhanh vùng tìm kiếm bằng cách so sánh k với số hạng ở giữa phạm vi tìm kiếm (a giữa), khi đó chỉ xảy ra một trong ba trường hợp:
– Nếu a giữa= k thì tìm được chỉ số, kết thúc;
– Nếu a giữa < k việc tìm kiếm thu hẹp chỉ xét từ agiữa + 1→a cuối (phạm vi).
Quá trình trên được lặp lại cho đến khi tìm thấy khóa k trên dãy A hoặc phạm vi tìm kiếm bằng rỗng.
* Xây dựng thuật toán
a) Cách liệt kê
– Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,…, aN và giá trị khoá k;
– Bước 2: Đầu ←1; Cuối ←N;
– Bước 3: Giữa←[(Đầu+Cuối)/2];
– Bước 4: Nếu a giữa = k thì thông báo chỉ số Giữa, rồi kết thúc;
– Bước 6: Đầu ←Giữa + 1;
– Bước 8: Quay lại bước 3.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
bai-4-bai-toan-va-thuat-toan.jsp
Lý Thuyết Công Nghệ 10 Bài 52: Thực Hành: Lựa Chọn Cơ Hội Kinh Doanh (Hay, Chi Tiết).
Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 52: Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh (hay, chi tiết)
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
I – MỘT SỐ TÌNH HUỐNG KINH DOANH
1. Chị H kinh doanh
Gia đình chị H ở vùng ven thị xã. Nhà chị có mảnh vườn vài sào Bắc Bộ nhưng từ trước tới nay thường chỉ trồng rau, cây khoai dong nuôi lợn
Chị H quyết định cải tạo vườn để trồng hoa. Chị đi học kĩ thuật trồng hoa và mua giống các loại hoa: hoa cúc, hoa huệ, hoa đồng tiền và hoa hồng về trồng thành những luống hoa đủ màu sắc. Vốn đầu tư vài triệu đồng
Chị liên hệ một số điểm bán hoa trên thị xã, hàng ngày chị dậy sớm để cắt hoa đưa đến cửa hàng. Hoa của chị đẹp, tươi nên bán rất đắt khách. Đến nay chị H không phải tự đưa hoa nữa mà các cửa hàng lấy hoa tại vườn. Chị chỉ quản lí khâu chăm sóc, cắt hoa và thu tiền. Mùa hoa, doanh thu bình quân mỗi tháng từ 2 đến 3 triệu đồng. Sau khi trừ các loại chi phí, chi thu lãi từ 1đến 1,5 triệu mỗi tháng.
2. Anh T mở cửa hàng sửa chữa xe máy
Anh T vốn là người địa phương, học hết Trung học Phổ thông, anh không thi đại học vì học không khá. T quyết định đi học nghề sửa chữa xe máy và về mở cửa hàng dịch vụ tại địa phương. Anh vay bạn bè và gia đình được ít vốn để mua dụng cụ sửa chữa xe máy. Một thời gian sau, T mua thêm chiếc máy bơm để rửa xe máy, ô tô cho khách.
Sau 2 năm làm sửa chữa, T lại đăng kí nhận làm đại lí bán xăng dầu phục vụ nhu cầu của dân cư địa phương. Thu nhập của anh T hàng tháng từ 2 đến 3 triệu đồng, ai cũng nói anh T có duyên làm kinh doanh
3. Chị D làm vườn kinh tế
Chị D làm vườn, chị thấy cần kết hợp thêm chăn nuôi. Chị suy nghĩ: cần nuôi thêm gà, vịt, ngan hay chỉ nuôi lợn?
Sau khi tính toán, chị quyết định nuôi lợn và ngan thịt. Chị cho rằng thức ăn của lợn và ngan có thể dùng chung. Chị nấu chín thức ăn (rau, ngô nghiền) cho lơn và ngan ăn. Đàn ngan của chị lớn nhanh, mỗi quý xuất chuồng 50 con ngan với khối lượng từ 2,5 đến 3 kg/con.
Thu nhập bán ngan và lợn của chị D là 5 triệu đồng một quý (3 tháng). Sau khi trừ mọi chi phí chị thu lãi 1 triệu đồng mỗi quý. Ngoài ra chất thải của ngan, lợn ủ kĩ và bón cho cây trong vườn, thu nhập nghề vườn tăng, bảo vệ môi trường.
4. Bác A cho thuê truyện
Nghỉ hưu ở Hà Nội, bác A thấy buồn, bác nghĩ nên làm việc gì cho vui lại có thêm thu nhập. Sống ở khu đông dân cư, có các trường học, bác A quyết định mở dịch vụ cho thuê truyện và sách. Bác mua truyện, đóng tủ, giá sách, bàn ghế và bắt đầu phục vụ tất cả đối tượng có nhu cầu đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà đọc.
Bác đã có hàng nghìn đầu sách, mỗi tuần bác A lại bổ sung sách mới, đặc biệt là những sách truyện mà tuổi trẻ ưa chuộng. Vào những ngày cuối tuần, bác A phục vụ không kịp, phải thuê thêm người phục vụ.
Hàng tháng, sau khi trừ mọi chi phí, bác A lãi khoảng 500,000 nghìn đồng.
II – GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Em hãy nhận xét việc khởi nghiệp kinh doanh của chị H và anh T
2. Theo em, chị H và anh T lựa chọn cơ hội kinh doanh có phù hợp với khả năng hay không?
3. Chị H và anh T phát triển kinh doanh như thế nào?
4. Anh T tạo vốn kinh doanh bằng cách nào?
5. Chị H và anh T kinh doanh có hiệu quả không?
6. Cơ hội kinh doanh mà chị D và bác A lựa chọn có phù hợp không? Tại sao?
7. Chị D và bác A kinh doanh có hiệu quả không?
8. Em hãy nhận xét về mục tiêu của bác A khi quyết định làm dịch vụ cho thuê truyện và sách.
9. Hãy liên hệ ở địa phương em có thể sản xuất hay làm dịch vụ gì để tăng thu nhập?
III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Đánh giá kết quả theo các yêu cầu đặt ra trong phần giải quyết tình huống
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-10.jsp
Giải Bài Tập Sgk Tin Học 6 Bài 1: Thông Tin Và Tin Học
Hướng dẫn giải bài tập Tin học lớp 6
Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 1
Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 1: Thông tin và tin học là tài liệu học tập lớp 6 hay và bổ ích được Thư viện chúng tôi sưu tầm và đăng tải, nhằm giúp các em hoàn thành các câu hỏi trong sách giáo khoa Tin 6 một cách đầy đủ và chính xác, từ đó đạt kết quả khi thi học kì 1 lớp 6, thi học kì 2 lớp 6.
Câu 1 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):
Hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết thông tin mà em nhận biết được.
Trả lời:
a. Thông tin nhận được là các tin tức (chữ viết, hình ảnh) có trên mặt báo.
b. Thông tin nhận được là hai hình ảnh hai bạn nữ đang đọc sách.
c. Thông tin nhận được là đèn giao thông đang ở trạng thái đèn đỏ.
d. Thông tin nhận được là biển báo giao thông cho biết chiều đi của phương tiện giao thông ở mỗi làn đường.
Câu 2 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):
a) Khi tham gia giao thông, nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, em dừng lại và nhắc các bạn cùng chấp hành.
b) Ngày nghỉ đi chơi gặp một cảnh đẹp em chụp lại để cho các bạn cùng xem.
Trả lời:
a) – Hoạt động thông tin: em nhớ lại luật giao thông và xử lí dựa vào kinh nghiệm tham gia giao thông của bản thân.
– Thông tin vào: nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ.
– Thông tin ra:
+ Em dừng lại.
+ Em nhắc các bạn cùng chấp hành.
b)- Hoạt động thông tin: Khi đi chơi gặp một cảnh đẹp, em chụp lại cảnh đẹp đó.
– Thông tin vào: nhìn thấy cảnh đẹp khi đi chơi.
– Thông tin ra: Em chụp lại cảnh đẹp để cho các bạn cùng xem.
Câu 3 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):
Em hãy nêu hai ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin ấy.
Trả lời:
Ví dụ 1: Khi tham gia giao thông, đến đoạn đường có đèn tín hiệu đèn giao thông thì ta phải quan sát đèn giao thông đang ở màu gì. Đèn xanh cho chúng ta biết được đi tiếp, đèn đỏ phải dừng lại …
Ở ví dụ trên chúng ta đã thu nhận thông tin bằng cách quan sát đèn tín hiệu giao thông.
Ví dụ 2: Khi nghe thấy tiếng trống trường báo vào lớp thì các học sinh đang chơi ngoài sân trường vào lớp ổn định chỗ ngồi chuẩn bị học môn học kế tiếp.
Ở ví dụ trên chúng ta đã thu nhận thông tin bằng cách nghe các thông tin từ tiếng trống trường báo vào lớp.
Câu 4 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):
Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác.
Trả lời:
Ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác:
Khứu giác: dùng để ngửi xem thức ăn có mùi gì, nước hoa dùng hãng nào, nước xả vải có mùi thơm không …
Vị giác: khi nấu ăn người nấu có thể nếm thử thức xem đã ngon chưa để có thể thêm gia vị phù hợp nếu cần thiết.
Xúc giác: nhấc 1 vật để xem vật đó nặng khoảng bao nhiêu, hình dạng như thế nào, nóng hay lạnh, nhẵn nhụi hay sần sùi.
Câu 5 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):
Hãy nêu một ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người.
Trả lời:
Một số ví dụ về hoạt động thông tin của con người:
Câu 6 (trang 9 sgk Tin học lớp 6):
Hãy tìm thêm ví dụ những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
Trả lời:
Ví dụ những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não:
1. Kính thiên văn giúp con người có thể quan sát các vì sao.
2. Cân giúp con người xác định chính xác trọng lượng của vật.
3. Máy tính có thể tính nhanh và chính xác nhiều phép tính phức tạp trong thời gian rất ngắn, làm việc không cần nghỉ ngơi, lưu trữ, tìm kiếm thông tin với tốc độ rất cao.
4. Điện thoại giúp hai người dù ở cách nhau rất xa cũng có thể nhìn thấy và nói chuyện với nhau.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lý Thuyết Tin Học 9 Bài 6: Tin Học Và Xã Hội (Hay, Chi Tiết) trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!