Đề Xuất 5/2023 # Một Số Phương Pháp Giải Bài Tập Chương Iii: Adn Và Gen Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Môn Sinh Học 9 Ở Trường Thcs Nga Tân # Top 11 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 5/2023 # Một Số Phương Pháp Giải Bài Tập Chương Iii: Adn Và Gen Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Môn Sinh Học 9 Ở Trường Thcs Nga Tân # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Phương Pháp Giải Bài Tập Chương Iii: Adn Và Gen Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Môn Sinh Học 9 Ở Trường Thcs Nga Tân mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN SINH HỌC 9 Ở TRƯỜNG THCS NGA TÂN Người thực hiện: Phạm Đức Mạnh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Tân SKKN thuộc môn: Sinh học THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC Trang A. Mở đầu 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Đối tượng nghiên cứu 1 IV. Phương pháp nghiên cứu 1 B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 1. Dạng 1: Xác định trình tự nuclêôtit của gen (ADN) và ARN. 4 2. Dạng 2: Xác định số lượng nuclêôtit, chiều dài, khối lượng, số liên kết hiđrô của gen. 6 3. Dạng 3:  Bài tập thể hiện mối quan hệ giữa gen (ADN) và mARN 10 4. Dạng 4: Bài tập thể hiện mối quan hệ giữa gen (ADN), mARN và prôtêin. 14 5. Dạng 5. Tính số nuclêôtit của tế bào sinh dưỡng, giao tử. 17 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 C. Kết luận, kiến nghị 19 I. Kết luận 19 II. Kiến nghị 20 Tài liệu tham khảo Phụ lục A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đang áp dụng những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, đem lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao nhất, chuẩn bị hành trang về kiến thức và kĩ năng giúp các em phát triển toàn diện, tự tin trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì thế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi giáo viên. Qua thực tế giảng dạy trên lớp và trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9 tôi nhận thấy, bài tập về ADN và gen là nội dung khó, đa dạng và luôn chiếm một phần quan trọng trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi các cấp và thi tuyển vào lớp 10 trường THPT. Để giải quyết tốt bài tập về ADN và gen đòi hỏi học sinh phải ngoài niềm đam mê, ham học hỏi, hiểu rõ bản chất về ADN và gen, có kĩ năng toán học còn phải nắm vững hệ thống phương pháp giải và sự phân loại các dạng bài tập. Với đa số học sinh việc giải các bài tập về ADN và gen trở thành một thách thức, trở ngại khó vượt qua, vì thế sự hứng thú học tập dành cho bộ môn Sinh học có dấu hiệu bị giảm sút. Hiện nay các tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn giải bài tập về ADN và gen chưa đi sâu về phương pháp giảng dạy, có nhiều nội dung chưa phù hợp với đối tượng học sinh ở trường THCS nên nhiều thầy cô giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận, chọn lọc, phân loại các dạng bài tập và cách giải cho từng dạng bài, đặc biệt là phương pháp truyền đạt đến học sinh sao cho phù hợp, sáng tạo để phát triển năng lực của học sinh. Do đó, hiệu quả giảng dạy nội dung chương III (ADN và gen) trong chương trình Sinh học 9 nói chung, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ lí do trên, tôi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số phương pháp giải bài tập chương III: ADN và gen nhằm nâng cao chất lượng môn sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm chỉ ra thực trạng của việc dạy và học cách giải bài tập chương III: ADN và gen trong thời gian qua ở trường THCS Nga Tân và giới thiệu cách làm có tính hệ thống nhằm giúp học sinh lớp 9 giải quyết các bài tập về ADN và gen một cách chính xác và nhanh gọn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các phương pháp giải bài tập về ADN và gen, giúp học sinh phân biệt các dạng bài tập về ADN và gen. Hình thành và phát triển kĩ năng giải bài tập về ADN và gen nhằm nâng cao chất lượng môn sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau: 1. Phương pháp quan sát Đây là phương pháp được vận dụng thường xuyên trong từng giờ lên lớp. 2. Phương pháp trao đổi – Để biết được cách học tập của học sinh ở nhà cũng như mức độ tiếp thu bài ở lớp tôi trực tiếp trao đổi với các em. – Trao đổi với đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Sau khi áp dụng các phương pháp dạy học một thời gian, tôi tiến hành thống kê kết quả đạt được so sánh với kết quả của lớp không áp dụng đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Sinh học là môn khoa học tự nhiên tập trung nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, chức năng, sự phát triển, tập tính và sự tiến hóa của sinh vật, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Đặc thù của môn sinh học là rất gần gũi với đời sống con người, học sinh dễ dàng quan sát các mẫu vật có sẵn trong thiên nhiên để phát hiện và tích luỹ kiến thức sinh học cho bản thân mình. Trong chương trình Sinh học lớp 9, chương III có nội dung mang tính khái quát, trừu tượng đòi hỏi giáo viên phải sâu về chuyên môn, thuần thục về phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Ngoài việc dạy kiến thức lí thuyết, giáo viên còn phải dạy học sinh phương pháp giải bài tập. Thông qua bài tập về ADN và gen môn sinh học 9 giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập, kĩ năng trình bày, kĩ năng tính toán Từ đó nâng cao năng lực tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo, rèn khả năng phán đoán, suy luận của học sinh. Để học và giải quyết tốt các bài tập về ADN và gen học sinh cần đạt được những yêu cầu sau: Một là, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo của gen (ADN), ARN và prôtêin bao gồm: + Cấu tạo hóa học của phân tử ADN (phần I, bài 15, SGK Sinh học 9). + Mô hình cấu trúc không gian phân tử ADN của J.Oatxơn và F.Crick công bố năm 1953 (hình 15, trang 45 SGK Sinh học 9). + Đặc điểm cấu tạo hóa học phân tử ARN (phần I, bài 17 SGK Sinh học 9), mô hình cấu trúc bậc 1 phân tử ARN (hình 17.1, trang 51 SGK Sinh học 9). + Cấu trúc của prôtêin (phần I, bài 18 SGK Sinh học 9). Hai là, học sinh cần hiểu rõ và trình bày được diễn biến, các nguyên tắc chi phối, cơ chế, kết quả của các quá trình sau: + Quá trình tự nhân đôi của ADN (phần I, bài 16 SGK Sinh học 9). + Quá trình phiên mã tổng hợp ARN (phần II, bài 17 SGK Sinh học 9). + Quá trình giải mã tổng hợp prôtêin (phần I, bài 19 SGK Sinh học 9). Ba là, học sinh phải thiết lập và ghi nhớ được hệ thống các công thức tính toán cần sử dụng giải bài tập về ADN và gen, biết cách vận dụng linh hoạt vào từng bài toán với những yêu cầu cụ thể. Từ những căn cứ trên và yêu cầu thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng bộ môn, việc áp dụng “Một số phương pháp giải bài tập chương III: ADN và gen” vào giảng dạy sinh học 9 trở thành một nhu cầu cấp thiết hiện nay. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Bài tập về ADN và gen có nhiều dạng bài, mỗi dạng bài có phương pháp giải riêng biệt đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về đặc điểm cấu tạo của ADN (gen) và các công thức tính toán cụ thể. Trong các đề thi học sinh giỏi Sinh lớp 9, thi tuyển sinh vào lớp 10 luôn đòi hỏi học sinh phải biết giải quyết các dạng toán này. Tuy nhiên hiện nay, đa số học sinh lớp 9 ở trường THCS Nga Tân chưa biết hệ thống hóa các dạng bài tập, ít được bồi dưỡng về cách giải, kĩ năng làm bài tập về ADN và gen của học sinh còn rất yếu. Học sinh tỏ ra lúng túng, không giải được những bài tập sinh học cơ bản về ADN và gen. Nhiều em học sinh có biểu hiện giảm niềm đam mê với môn Sinh học, chất lượng bộ môn vì thế cũng giảm sút. Qua tìm hiểu, tôi phát hiện một số nguyên nhân cơ bản sau: Một là, các em đã quen với phương pháp học môn sinh học ở các lớp dưới theo hướng trả lời các câu hỏi lí thuyết là chủ yếu, chưa tìm được mối quan hệ mật thiết logic giữa lí thuyết và bài tập. Hai là, phân phối chương trình hiện hành quy định thời gian dành cho việc luyện giải bài tập trên lớp quá ít trong khi lượng kiến thức ở mỗi tiết học lại nhiều, hầu hết giáo viên không có đủ thời gian để hướng dẫn các em một cách chi tiết, có hệ thống. Ba là, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Với đặc điểm là một xã ven biển có nhiều hộ nghèo, 95% học sinh trong trường đều là con các gia đình nông dân thuần túy. Nhiều học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, do đó sự quan tâm đến việc học hành của con em chưa thỏa đáng. Học sinh thiếu tài liệu bồi dưỡng, không được tạo các điều kiện thuận lợi cho việc học tập. Bốn là, kiến thức sinh học về ADN và gen rất đa dạng, trừu tượng, khó nắm bắt. Mỗi dạng bài tập khác nhau đều có những đặc trưng và cách giải riêng. Bên cạnh đó SGK không cung cấp hệ thống các công thức cần thiết để giải bài tập. Điều đó làm một bộ phận các thầy cô giáo gặp khó khăn trong việc phân loại các dạng bài tập và lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Năm là, về phía nhà trường. Hiện nay, trường THCS Nga Tân chỉ có 2 giáo viên dạy Sinh học nên việc học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn có nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn, chưa có các phòng thực hành, thí nghiệm; đồ dùng, thiết bị dạy học còn thiếu nên việc tương tác giữa giáo viên và học sinh trong các giờ học chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Kết quả bài kiểm tra một tiết môn sinh học trước khi áp dụng vào giảng dạy “Một số phương pháp giải bài tập chương III: ADN và gen” đối với học sinh lớp 9 trường THCS Nga Tân năm học 2017 – 2018 phản ánh rõ nét năng lực giải bài tập về ADN và gen rất hạn chế, thể hiện qua tỉ lệ học sinh giỏi thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém quá cao: TT Lớp Số HS Đánh giá năng lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 9A 41 1 2,4 6 14,7 21 51,2 8 19,5 5 12,2 2 9B 40 1 2,5 4 10,0 19 47,5 11 27,5 5 12,5 3 Tổng 81 1 2,5 10 12,3 40 49,4 17 23,5 10 12,3 Với mục tiêu giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững phương pháp và hoàn thiện kĩ năng giải bài tập, khơi dậy sự hứng thú với bộ môn, tôi viết sáng kiến: “Một số phương pháp giải bài tập chương III: ADN và gen nhằm nâng cao chất lượng môn sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân”. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để học sinh giải quyết tốt bài tập chương III (ADN và gen) một phần tôi lồng ghép trong giờ học lý thuyết trên lớp. Phần lớn thời gian còn lại là bồi dưỡng vào các chiều thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần. Phân loại bài tập thành các dạng, hướng dẫn học sinh phương pháp giảng của từng dạng bài, sau đó học sinh vận dụng vào từng bài tập cụ thể với nhiều phương pháp dạy học tích cực. Đối với nội dung “Vận dụng giảng dạy trên lớp” tôi tổ chức cho học sinh giải quyết các bài toán điển hình bằng sự kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như: Hoạt động nhóm, khăn trải bàn, học tập cá nhân phát triển tư duy … Đối với nội dung “Bài tập tự luyện” tôi hướng dẫn cho học sinh chủ động vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập cụ thể thông qua hai phương pháp chủ yếu là tự học và dạy học theo hợp đồng (giao nhiệm vụ về nhà). Sau đây tôi trình bày các nhóm giải pháp và tổ chức thực hiện. 1. Dạng 1: Xác định trình tự nuclêôtit của gen (ADN) và ARN. 1.1. Kiến thức cần nhớ – Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của ADN (gen): Căn cứ nguyên tắc cấu tạo của ADN, các đơn phân của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS): A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. – Xác định trình tự nuclêôtit trên ARN: Căn cứ cơ chế quá trình phiên mã, phân tử ARN chỉ được tổng hợp từ mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung. Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtit tương ứng với trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung, hay giống với trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen, chỉ khác T được thay thế bằng U: Mạch gốc của gen Mạch bổ sung của gen ARN được tổng hợp A T G X T A X G U A X G 1.2. Vận dụng giảng dạy trên lớp – Phạm vi áp dụng: Sau khi học xong tiết 17, bài 17 – Sinh học 9 Hoạt động của GV – HS Nội dung – GV hướng dẫn HS ? Bài tập cho biết thông tin gì ? Yêu cầu của bài toán là gì ? Để xác định được trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung ta cần sử dụng kiến thức nào – HS cần trả lời được: + Đề bài cho biết trình tự nuclêôtit một đoạn mạch của gen + Để xác định mạch bổ sung cần nắm được nguyên tắc bổ sung. – HS trình bày lời giải. – GV nhận xét, chốt nội dung bài toán. – GV lưu ý: Trình tự nuclêôtit mARN giống trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung, chỉ thay T bằng U. – GV hướng dẫn HS khai thác bài ? Bài toán cho biết thông tin gì ? Nêu yêu cầu của bài toán ? Em hãy cho biết mối tương quan về số lượng, trình tự các nulêôtit giữa trên phân tử mARN và mạch gốc của gen ? Dựa vào đoạn mARN đã cho, em hãy xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch gốc của gen + Bài toán cho biết trình tự nuclêôtit một đoạn phân tử mARN + Về tương quan: Các nuclêôtit trên mARN và mạch gốc của gen có số lượng bằng nhau, có trình tự tuân thủ NTBS trong phiên mã tổng hợp mARN Mạch gốc của gen mARN A T G X U A X G – GV đặt vấn đề: ? Để xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung của gen khi biết trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch gốc ta vận dụng kiến thức nào – HS cần chỉ rõ được: Các nuclêôtit trên 2 mạch đơn của gen liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A – T, G – X và ngược lại. – HS trình bày lời giải. – GV nhận xét, chốt nội dung bài toán. Bài toán 1: Một gen chứa đoạn mạch gốc có trình tự nuclêôtit  là: … A- G – X – T – T – A – G – X – A… Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung của gen và phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn gen này. Giải: Theo bài ra: – Mạch bổ sung của gen:  T – X – G – A – A – T – X – G – T – Đoạn mARN do gen tổng hợp nên:    U – X – G – A – A – U – X – G – U Bài toán 2: Một đoạn mạch phân tử mARN có trình tự nuclêôtit là: … A- G – X – U – A – U – G – X – A Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng của gen tổng hợp phân tử mARN đó. Giải: Theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp mARN thì trình tự nuclêôtit tương ứng của gen cần xác định là: – Mạch gốc của gen:           … T – X – G – A – T – A – X – G – T … – Mạch bổ sung của gen:   … A – G – X – T – A – T – G – X – A … 1.3. Bài tập tự luyện Bài 1: Một gen chứa đoạn mạch bổ sung có trình tự nuclêôtit  là: … G – A – X – T – X – A – G – T – A… Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung của gen và phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn gen này. Hướng dẫn: Mạch bổ sung của gen: X – A – G – A – G – T – X – A – T Mạch mARN: X – A – G – A – G – U – X – A – U Bài 2: Một gen chứa đoạn mạch 9 cặp nuclêôtit có cấu trúc như sau: Mạch gốc: … T – ? – A – T – ? – ? – X – ? – A … Mạch bổ sung: … ? – G – ? – ? – X – X – ? – G – ? … Xác định trình tự nuclêôtit của đoạn gen và phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn gen này. Hướng dẫn: Mạch gốc của gen: … T – X – A – T – G – G – X – X – A… Mạch bổ sung của gen: … A – G – T – A – X – X – G – G – T Mạch mARN: … A – G – U – A – X – X – G – G – U Bài 3: Một đoạn mạch phân tử mARN có trình tự nuclêôtit là: … U – X – G – X – A – U – A – G – X – A – U – G Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng của gen tổng hợp phân tử mARN đó. Hướng dẫn: Mạch gốc của gen: …A – G – X – G – T – A – T – X – G – T – A – X … Mạch bổ sung của gen: …T – X – G – X – A – T – A – G – X – A – T – G 2. Dạng 2: Xác định số lượng nuclêôtit, chiều dài, khối lượng, số liên kết hiđrô của gen. 2.1. Kiến thức cần nhớ – Tính chiều dài gen: – Số chu kì xoắn trên gen: – Số nuclêôtit của gen : – Số liên kết hiđrô của gen: H = 2A + 3G – Khối lượng phân tử ADN (gen): M = N 300. – Số liên kết phôtpho đieste: + Số liên kết phôtpho đieste trên một mạch là: N – 1. + Số liên kết phôtpho đieste trên cả phân tử ADN là: 2(N – 1) = 2N – 2 – Sự tái bản của gen. Gọi số lần tái bản của gen là k. + Số gen con được tạo ra: 2k. + Số gen con có 2 mạch hoàn toàn mới được tạo ra: 2k – 1. + Số nuclêôtit trong các gen con: N2k + Số nuclêôtit môi trường cung cấp: N(2k – 1) + Số liên kết hiđrô bị phá hủy: Hphá hủy = H(2k - 1). + Số liên kết hiđrô hình thành: Hhình thành = H2k – Tương quan số lượng nuclêôtit trong gen: + Trên từng mạch: Về số lượng Về tỉ lệ Mạch gốc (mạch 1) Mạch bổ sung (mạch 2) Mạch gốc (mạch 1) Mạch bổ sung (mạch 2) A1 = T2 %A1 = % T2 T1 = A2 % T1 = % A2 G1 = X2 % G1 = % X2 X1 = G2 % X1 = % G2 Hệ quả : A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2 + Trên gen: A = T; G = X → A + G = T + X %A = %T, %G = %X → %A + %G = %T + %X = 50% 2.2. Vận dụng giảng dạy trên lớp – Phạm vi áp dụng: + Bài toán 1: Sau khi học xong tiết 15, bài 15 – Sinh học 9. + Bài toán 2, 3: Sau khi học xong tiết 16, bài 16 – Sinh học 9. Hoạt động của GV – HS Nội dung – HS đọc đề bài. – GV hướng dẫn HS xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên gen. ? Bài toán cho biết những thông tin gì ? Yêu cầu của bài toán là gì ? Từ chiều dài của gen, em hãy nêu công thức tính số nuclêôtit của gen Từ chiều dài gen → số nuclêôtit của gen theo công thức: – GV hướng dẫn HS khai thác bài : ? Các loại nuclêôtit trong gen có mối quan hệ như thế nào với nhau về số lượng và tỉ lệ phần trăm ? Từ thông tin %A = 20%, em hãy xác định tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit còn lại trong gen. Trong gen thì: A = T, G = X %A = %T, %G = %X – HS tiến hành giải yêu cầu 1 của bài tập theo hướng khai thác trên. – GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có), hoàn thiện bài giải. – GV hướng dẫn HS giải quyết các nội dung còn lại của bài tập. ? Em hãy nêu công thức để xác định: + Số liên kết hiđrô và khối lượng của gen + Số chu kỳ xoắn của gen. – HS nêu các công thức sử dụng, vận dụng tính toán theo yêu cầu bài toán. – GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có), hoàn thiện bài giải. – GV hướng dẫn HS xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên gen: ? Nêu mối tương quan về số lượng các loại nuclêôtit trong gen ? Hãy xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen – HS cần xác định được: + Mối quan hệ về số lượng các loại nuclêôtit của gen là: A = T, G = X. + Rút ra công thức: A = T = – HS tiến hành giải yêu cầu 1 của bài tập theo hướng khai thác trên. – GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có), hoàn thiện bài giải. – GV hướng dẫn HS giải quyết các nội dung còn lại của bài tập (từ 2 đến 4). ? Nêu công thức nào để xác định : + Số gen con được tạo thành. + Số nuclêôtit trong các gen con + Số nuclêôtit môi trường cung cấp. – HS nêu các công thức sử dụng, vận dụng tính toán theo yêu cầu bài toán. – GV nhận xét, hoàn thiện bài giải. – GV chia nhóm học tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thiện nội dung bài toán 3. – GV hỗ trợ các nhóm khai thác thông tin bài toán về các nội dung sau: + Mối tương quan về số lượng giữa các loại nuclêôtit trên 2 mạch đơn của gen: A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2. + Mối quan hệ về tỉ lệ % giữa các loại nuclêôtit trong gen: %A = %T, %G = %X %A + %G = %T + %X = 50% – HS các nhóm tiến hành giải bài toán, báo cáo kết quả. – GV nhận xét, chốt nội dung bài toán. – HS hoàn thiện bài toán 3. Bài toán 1: Một gen có chiều dài là 5100, số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20%. Hãy xác định: 1. Số lượng từng loại nuclêôtit trên gen. 2. Số liên kết hiđrô và khối lượng của gen 3. Số chu kỳ xoắn của gen. Giải: 1. Số nuclêôtit của gen: N = = 3000 (nu) Theo NTBS ta có : %A = %T = 20

Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giải Toán Có Lời Văn Cho Học Sinh Lớp 2

* Mặt mạnh

Phân môn Toán trong chương trình giảng dạy Toán lớp 2 chiếm một vị trí quan trọng trong bậc Tiểu học. Nó là nền tảng cho việc học tốt môn Toán ở các lớp tiếp theo của bậc Tiểu học và Trung học sau này.

Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, bản thân tôi cũng như nhiều bạn đồng nghiệp còn băn khoăn trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2. bản thân tôi cần phải nghiên cứu, tìm các biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng; mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán.

*Hạn chế

Với thực tế học sinh lớp tôi còn có một số em giải toán có lời văn thiếu chính xác, chưa đúng, tính toán còn sai, nhiều khi làm bài chưa có kỹ năng phán đoán, suy luận, không biết làm thế nào ? Các em rất sợ học. Mà môn toán là môn “Thể thao trí tuệ” vừa giúp các em giải trí tinh thần, vừa giúp việc dạy tốt môn toán là điều cần thiết mà giáo viên cần quan tâm.

Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công dạy lớp 2. Lớp có 20 học sinh.. Cha mẹ các em đều làm nông nên việc hướng dẫn, nhắc nhở con em còn chưa được quan tâm lắm. Còn phó mặc cho nhà trường và giáo viên. Nên trong giờ học toán các em còn làm bài sai nhiều.

Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm như sau:

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ học sinh có khả năng chưa hoàn thành môn học này chiếm tỉ lệ khá cao, thoi thúc tôi phải tìm hiểu xem các em hỏng kiến thức toán ở nội dung nào và qua đó để giúp các em lấp được lỗ hỏng kiến thức ấy vào cuối năm học này.

Từ kết quả khảo sát biết được tỉ lệ học sinh có khả năng chưa hoàn thành môn học này chiếm tỉ lệ khá caolà do những nguyên nhân sau:

– Thứ nhất, là do các em có năng lực học tập còn khó khăn, không theo kịp chưong trình dẫn đến chán học. Đặc biệt là từ khi toàn ngành thực hiện cuộc vận động “Hai không” và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ” lấy điểm kiểm tra định kỳ để đánh giá” xếp loại.

– Thứ hai, phải theo hoặc phụ giúp gia đình làm ăn theo mùa vụ (coi trông nhà, không có ngưòi đưa đón đi học).

– Thứ ba, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế, gia đình coi việc học của con em mình là nhiệm vụ của nhà trường hoàn toàn, cũng một phần là do giáo viên còn thiếu kinh nghiệm ( Không biết học sinh mình hỏng kiến thức chỗ nào để lấp).

Qua điều tra đầu năm, tôi phân loại những em còn gặp khó khăn về loại toán điển hình nào để tôi kịp thời kèm cặp các em.

Lớp tôi có các em: Tân, Phúc, Duy, Dương, Hân, Ý, Sơn là những em còn khó khăn trong giải toán . Các em thường sợ làm loại toán này. Các em không biết giải, hay trả lời sai, làm tính không đúng.

Trong các giờ lên lớp, tôi luôn động viên các em suy nghĩ tìm ra cách giải. Tôi thường xuyên kiểm tra bài làm của em trên lớp, chấm chữa cùng với học sinh để củng cố kiến thức. Tuyên dương khen thưởng kịp thời bằng điểm số nếu các em có cố gắng (mặc dù chưa đạt yêu cầu) để các em phấn khởi học tập, xoá đi ấn tượng sợ giải toán.

Về nhà: Tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở lớp để các em nắm vững cách giải. Tôi còn yêu cầu phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trách nhiệm hướng dẫn con học ở nhà giúp các em làm đầy đủ bài tập giáo viên giao. Ngoài ra tôi còn giao cho những em có năng lực giải toán mỗi em giúp một em còn khó khăn trong giải toán. Lập thành đôi bạn cùng tiến.

2. Giảng bài mới kết hợp củng cố, vận dụng kiến thức đã học

Giảng bài mới trong tiết học Toán hết sức quan trọng. Học sinh có vận dụng luyện tập giải Toán đúng hay sai là ở chỗ này. Do vậy, trong khi dạy, tôi luôn bảo đảm truyền thụ đủ nội dung kiến thức của bài học bằng cách chuẩn bị bài hết sức chu đáo, cẩn thận. Soạn bài trước vài ngày để có thêm thời giannghiên cứu, hiểu kỹ yêu cầu nội dung của bài học.

Với cách thực hiện như thế, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng mà đầy đủ kiến thức, được củng cố kiến thức cũ có hệ thống, vận dụng giải Toán sẽ linh hoạt, không bị gò ép, phụ thuộc, tạo cho học sinh có thói quan chủ động tích cực trong giải Toán.

Ở lớp hai: Các em được ôn lại các dạng toán lớp 1 và luyện thêm các dạng toán này với các số trong phạm vi 100, giúp các em hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng với các dữ kiện đơn giản của bài toán. Từ đó hình thành tư duy học toán cho học sinh, giúp các em phân tích, tổng hợp, giải được các dạng toán nhanh, chính xác. Bước đầu có kỹ năng trình bày bài toán.

Hình thức rèn luyện: Học sinh nhận xét dữ kiện, tóm tắt đề toán, tìm ra cách giải. Với cách làm này học sinh mạnh dạn, tự tin vào bản thân, dần dần ham thích giải toán để thể hiện khả năng chính mình.

Vai trò của người thầy rất quan trọng. Lời phát biểu của các em dù đúng hay sai, tôi cũng phải có lời động viên hợp lý. Nếu học sinh phát biểu sai, hoặc chưa đúng, tôi động viên “gần đúng rồi, em cần suy nghĩ thêm nữa, thì sẽ đúng hơn …” giúp các em cố gắng suy nghĩ làm bằng được, chứ không nên nói “sai rồi, không đúng …” làm mất hứng của học sinh, ức chế học sinh tự ti, chán học.

Bước này là bước quan trọng giúp học sinh không sợ giải toán, thích thi nhau làm để khẳng định mình, từ đó có kỹ năng giải toán vững chắc với lời giải thông thường .

Ví dụ 1 bài 3 trang 63: Mảnh vải màu xanh dài 34dm, mảnh vải màu tím ngắn hơn mảnh vải màu xanh 15dm. Hỏi mảnh vải màu tím dài bao nhiêu đê-xi-mét?

Một số học sinh trình bày bài giải như sau:

Số dm mảnh vải màu tím dài là:

34 – 15 = 19 (dm)

Đáp số: 19 dm

Hoặc:

Mảnh vải màu tím là:

34 – 15 = 19 (dm)

Đáp số: 19 dm

Tôi liền đưa ra các bài học sinh giải lên bảng, chỉ ra từng chỗ sai cụ thể cho học sinh và để học sinh so sánh đối chiếu các bài với nhau: bài trình bày sai- bài trình bày đúng để học sinh thấy được chỗ sai của mình.

Bài giải được trình bày như sau:

Độ dài mảnh vải màu tím là:

34 – 15 = 19 (dm)

Đáp số: 19 dm

Hoặc:

Mảnh vải màu tím dài là:

34 – 15 = 19 (dm)

Đáp số: 19 dm

Thường khi giải bài toán có lời văn với các số đo độ dài, học sinh thường viết cả tên đơn vị cùng với số đo hoặc viết tắt tên đơn vị đo ở câu lời giải.

Đối với bài toán có lời văn mà có số đo độ dài, tôi phải hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải cho đúng từ, câu trả lời đến các phép tính.

Ví dụ 2: Thùng thứ nhất đựng 25 lít dầu. Thùng thứ hai đựng 30 lít dầu. Hỏi thùng nào đựng nhiều dầu hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?

Có học sinh giải như sau :

Số lít dầu thùng đựng nhiều hơn là :

30 – 25 = 5 (lít)

Đáp số : 5 lít

Tôi hỏi : Ta cần tìm điều gì ?

Học sinh trả lời : Thùng nào đựng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?

Tôi lại hỏi tiếp : Câu trả lời này đã nói rõ điều đó chưa ? Còn thiếu ý nào ?

Lúc này học sinh sẽ nhận ra trong câu trả lời này chưa nêu được thùng nào đựng nhiều hơn và phải bổ sung và chữa vào bài giải là :

Thùng thứ hai đựng nhiều hơn và nhiều hơn là :

30 – 25 = 5 (l)

Đáp số : 5 lít.

Bên cạnh việc cung cấp đủ trọng tâm bài học, rèn cách luyện tập thành thạo, tôi còn luôn quan tâm tới việc mở rộng, nâng cao kiến thức từ chính những bài tập trong SGK, vở bài tập toán.

Từ tư duy đúng, tìm được cách giải đúng giúp các em trình bày bài giải đúng

Hợp lý về lời giải, về phép tính, cách ghi tên đơn vị và ghi đáp số để hoàn thiện bài toán.

Bước này tuy đơn giản nhưng tương đối khó với học sinh. Đó là lời văn ngắn gọn, chính xác, đúng nội dung bài để trả lời (phép tính tìm gì ?) theo thứ tự.

Lời giải: lời giải – phép tính – đáp số.

Cần lưu ý:Phép tính trong giải toán có lời văn không ghi tên đơn vị (danh số) đó là phép tính trên số nên đặt tên đơn vị trong vòng đơn để giải thích, mục đích thực hiện phép tính.

Ví dụ: Lớp 2A có 37 học sinh, trong đó có 18 học sinh nữ. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh nam?

Giáo viên phải đưa ra 1 số câu hỏi đàm thoại gợi ý học sinh gặp khó khăn trong học tập suy đoán, lựa chọn cách giải đúng.

Trước tiên phải hướng dẫn học sinh tóm tắt đầu bài.

Tóm tắt:

Lớp 2A có : 37 học sinh

Nữ : 18 học sinh

Nam : … học sinh?

Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn chính xác.

Giải

Số học sinh nam lớp 2A có là:

37 – 18 = 19 (học sinh)

Đáp số : 19 học sinh nam.

Tìm cách giải đúng chưa đủ, giáo viên còn giúp học sinh tìm nhiều cách đặt lời giải để phát huy trí lực học sinh tạo điều kiện cho tư duy toán phát triển

Bước này đối với học sinh còn khó khăn trong giải toán là tương đối khó. Song người giáo viên phải hướng dẫn gợi mở, giúp học sinh thể hiện được khả năng giải toán của mình là cần thiết.

Ví dụ: Lan cắt được 46 bông hoa, Hoa cắt ít hơn Lan 9 bông hoa. Hỏi Hoa cắt được bao nhiêu bông hoa?

Giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài toán. Tóm tắt đầu bài bằng cách vẽ sơ đồ (nếu vẽ được) để tìm ra cách giải đúng, và nhiều cách khác.

Tóm tắt

Lan : 46 bông hoa

Hoa cắt ít hơn Lan : 9 bông hoa

Hoa cắt : … bông hoa?

Giải cách 1

Hoa cắt được số bông hoa là:

46 – 9 = 37 ( bông hoa)

Đáp số: 37 bông hoa

Nhìn vào sơ đồ các em tìm lời giải khác

Lan

Hoa

Có em sẽ giải như sau :

Giải cách 2

Số bông hoa Hoa cắt được là:

46 – 9 = 37 ( bông hoa)

Đáp số: 37 bông hoa

Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu : Thực ra hai lời giải này cùng là tìm số bông hoa của Hoa cắt. Dù các em có nhìn vào sơ đồ thì vẫn là tìm số bông hoa của hoa cắt: Tôi cho học sinh nhận xét.

Các em phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép tính. Từ đó học sinh tìm được cách giải toán triệt để bằng nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Học sinh nắm chắc đề toán, hiểu kỹ đề, để tìm cách giải khác có lời văn chính xác, phát triển tư duy toàn diện.

Kết hợp giải toán là rèn luyện kỹ năng tính toán giúp học sinh giải toán đúng tránh nhầm lẫn khi tính toán

Vì có những em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai dẫn đến kết quả bài toán sai. Vậy tôi phải nhắc nhở học sinh khi làm bài phải tính toán chính xác, trình bày khoa học rõ ràng. Nếu là phép + – trong bảng học thuộc để vận dụng nhanh. Nếu là các phép + – ngoài bảng các em phải đặt tính cột dọc.

6. Chấm chữa kịp thời để uốn nắn, khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng giải toán

Sau khi cung cấp kiến thức bài học, học sinh vận dụng giải quyếtcác bài tập trong “Vở bài tập toán 2”. Tôi luôn cố gắng đảm bảo 100 học sinh trong lớp đủ bài các bài tập.

Tuy nhiên gặp những bài khó, học sinh có lỗi lớn về đường lối giải, nhiều học sinh sai thì tôi yêu cầu học sinh nhận xét lỗi sai ở chỗ nào ? Cách sửa thế nào ?

Thường thì tôi dùng học sinh có lỗi sai đó nhận xét và sửa trước, nếu học sinh làm được điều đó có nghĩa là cùng một lúc tôi đã củng cố cho học sinh đó và đồng thời chữa chung cho nhiều em khác. Với cách làm như vậy lỗi sai không bị kéo dài, mà học sinh có thói quen làm toán đúng, chủ động giải. Tôi cố gắng chữa triệt để những lỗi sai bằng cách :

+ Học sinh chữa lỗi sai nhỏ như : Tên đơn vị, kết quả… vào ngay trong vở “Bài tập toán 2”, lỗi lớn như sai cách giải, câu trả lời chưa rõ ý thì chữa ngay vào vở toán khác do lớp quy định. Sau đó tôi kiểm tra chấm chữa, nhận xét phần chữa của học sinh, học sinh phải tự làm bài đó một lần nữa để khắc sâu bài học. Có những học sinh chữa tới hai lần mới đúng cũng được tôi kiểm tra triệt để, cuối cùng phải chữa đúng mới thôi.

+ Tôi rất chú ý coi trọng tới việc chữa bài của học sinh. Khi học sinh chữa bài, tôi yêu cầu học sinh ngoài việc chữa đúng còn phải trình bày lưu loát, sạch đẹp, rõ ràng hơn. Do đó mà học sinh chữa bài rất thận trọng, chính điều này giúp học sinh nhớ rất kỹ bài giải, lần sau gặp dạng toán khó học sinh rất ít sai sót.

III. Hiệu quả và khả năng áp dụng

Vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh vào bài dạy ở lớp tôi, tôi thấy kết quả cao hơn so với trước. Học sinh rất hứng thú tự tin và tích cực học tập, học sinh biết tư duy một cách độc đáo, linh hoạt sáng tạo. Học sinh tập trung hơn, giờ học sinh động hơn. Từ đó hiệu quả cuối năm học được nâng cao hơn rõ rệt qua bảng số liệu sau:

Kết quả cụ thể cuối năm:

Kết quả khảo sát đầu năm:

*Đối với giáo viên:

Để thực hiện dạy một tiết Toán 2 có kết quả, đặc biệt là dạy các bài giải toán có lời văn thì điều cần thiết phải sử dụng các biện pháp, giải pháp nêu trên để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vào việc khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của học sinh. Qua thực tế giảng dạy cho thấy sử dụng các biện pháp, giải pháp nêu trên trong dạy học toán theo tôi là có hiệu quả, chất lượng của học sinh cao hơn, học sinh giải toán dễ dàng hơn. Bởi vì đây là các biện pháp, giải pháp tích cực, là một yêu cầu cần thiết, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý các em.

*Đối với học sinh:

– Giúp học sinh hứng thú và tự tin hơn trong học và hành. Qua giờ học giải toán có lời văn, ngoài những kiến thức cơ bản học sinh còn được khuyến khích và rèn cách diễn đạt, cách suy nghĩ linh hoạt, góp phần phát triển ngôn ngữ và trình độ tư duy của học sinh qua môn toán lớp 2.

Our prices are quite reasonable to encourage customers to keep using assignment writing services https://midnightpapers.com/ to achieve their academic success.

Vbt Sinh Học 9 Bài 16: Adn Và Bản Chất Của Gen

VBT Sinh học 9 Bài 16: ADN và bản chất của gen

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 37-38 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 16 SGK và cho biết:

a) Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN?

b) Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?

c) Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào?

d) Có những nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?

Lời giải:

a) Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên 2 mạch của ADN

b) A liên kết với T (cặp A – T), G liên kết với X (cặp G – X)

c) Khi nhân đôi, ADN mẹ tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau, các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn liên kết với các nuclêôtit ngoài môi trường theo NTBS ( A – T, G – X) dần hình thành nên mạch mới của ADN con.

d) Cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ:

+ 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

+ Mỗi ADN con đều mang 1 mạch của ADN mẹ

Bài tập 2 trang 38 VBT Sinh học 9: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?

Lời giải:

Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 38 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: ……………………

Nhờ đó, 2 ADN con được tạo ra giống ADN mẹ. Đây là một đặc tính xác định ADN là ………… của hiện tượng di truyền.

Lời giải:

Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa.

Nhờ đó, 2 ADN con được tạo ra giống ADN mẹ. Đây là một đặc tính xác định ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền.

Bài tập 2 trang 38 VBT Sinh học 9: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?

Lời giải:

Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 38-39 VBT Sinh học 9: Mô tả sơ lược về quá trình tự nhân đôi của ADN.

Lời giải:

Quá trình tự nhân đôi của ADN:

+ Khi bắt đầu nhân đôi, ADN mẹ tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau, mỗi mạch đơn sẽ là khuôn để tổng hợp nên mạch mới.

+ Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn liên kết với các nuclêôtit ngoài môi trường theo NTBS (A – T, G – X) dần hình thành nên mạch mới của ADN con.

+ Khi quá trình nhân đôi kết thúc, hai ADN con sẽ được tạo thành và đóng xoắn. Mỗi ADN con sẽ chứa 1 mạch của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp từ mạch khuôn đó.

Bài tập 2 trang 39 VBT Sinh học 9: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?

Lời giải:

Mỗi mạch của ADN mẹ là khuôn để tổng hợp nên mạch mới của 2 ADN con, mà hai mạch của mỗi ADN lại bổ sung cho nhau, do đó 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi sẽ giống ADN mẹ.

Bài tập 3 trang 39 VBT Sinh học 9: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.

Lời giải:

Gen là một đoạn của phân tử ADN, do đó gen được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P. Gen có cấu trúc đa phân, được cấu tạo từ các đơn phân là các nucleotit (A, T, G, X).

Chức năng của gen là lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.

Bài tập 4 trang 39 VBT Sinh học 9: Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:

Mạch 1: – A – G – T – X – X – T –

Mạch 2: – T – X – A – G – G – A –

Viết cấu trúc của hai đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi:

Lời giải:

Cấu trúc của ADN con được tạo từ mạch 1 của ADN mẹ:

Cấu trúc của ADN con được tạo từ mạch 2 của ADN mẹ:

Giải Bài Tập Trắc Nghiệm Trang 45 Sbt Sinh Học 9: Trắc Nghiệm Trang 45 Chương Iii Adn Và Gen

Giải bài tập trắc nghiệm trang 45 SBT Sinh học 9, adn và gen. Hướng dẫn Giải bài tập trắc nghiệm trang 45 chương III ADN và gen SBT (SBT) Sinh học 9. Câu 21: Số nuclêôtit của gen B là…

Chọn 1 phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất với mỗi bài sau :

21. Gen B dài 5100 (mathop {rm A}limits^0). Số nuclêôtit của gen B là

A.1200. B. 1800.

C. 2400. D. 3000.

22. Gen B dài 5100 (mathop {rm A}limits^0), có A + T = 60% số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit từng loại của gen B là

A. G = X = 600 ; A = T = 900.

B. G = X = 700 ; A = T = 800.

C. G = X = 800 ; A = T = 700.

D. G = X = 900 ; A = T = 600.

23. Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000 G. Số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN là:

A. G=X= 300000 ; A=T= 700000.

B. G=X= 400000; A=T= 600000.

C. G=X= 500000; A=T= 500000.

D. G=X= 600000; A=T= 400000.

24. Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng xoắn. Chiều dài của phân tử ADN là

A. 330000 (mathop {rm A}limits^0). B. 3400000 (mathop {rm A}limits^0).

C. 350000 (mathop {rm A}limits^0). D. 360000 (mathop {rm A}limits^0).

25. Một phân tử dài mARN dài 4080 (mathop {rm A}limits^0), có (mathop {rm A}limits^0)=40%, U= 20% ; và X=10% số nuclêôtit của phân tử ARN. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN là

A. U= 240 , A= 460 , X= 140 , G= 360 .

B. U= 240 , A= 480 , X= 140 , G= 340 .

C. U= 240 , A= 460 , X= 140 , G= 380 .

D. U= 240 , A= 480 , X= 140 , G= 360 .

26. Quá trình tái bản ADN có vai trò gì?

A. Chỉ truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế.

B. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào và từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. Truyền thông tin khi di truyền của sinh vật từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế và qua các thế hệ tế bào.

D. Truyền thông tin di truyền trong cùng một tế bào.

27. Sau khi kết thúc nhân đôi, từ một ADN mẹ đã tạo nên

A. hai ADN, trong đó mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.

B. hai ADN, trong đó mạch ADN có sự đan xen giữa cũ và đoạn mới được tổng hợp.

C. hai ADN mới hoàn toàn.

D. một ADN mới hoàn toàn và 1 ADN cũ.

28. Sự tổng hợp ARN được thực hiện

A. theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen.

B. theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.

C. theo nguyên tắc bán bảo toàn.

D. theo nguyên tắc bảo toàn.

29. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp ARN là

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Phương Pháp Giải Bài Tập Chương Iii: Adn Và Gen Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Môn Sinh Học 9 Ở Trường Thcs Nga Tân trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!