Đề Xuất 6/2023 # Phần Mềm Giải Toán Online Quickmath # Top 13 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 6/2023 # Phần Mềm Giải Toán Online Quickmath # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phần Mềm Giải Toán Online Quickmath mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Posted on by Lê Văn Tuấn

QuickMath là gì?

QuickMath là phần mềm giải toán online – có thể xem như là một máy tính trực tuyến, hay trang web giải toán. QuickMath giải được các dạng toán: phương trình,  các bài toán đại số và giải tích (chủ yếu là toán phổ thông) – ngay lập tức và tự động!

Khi bạn gửi một câu hỏi đến QuickMath, nó được xử lý bởi Mathematica. Câu trả lời sau đó được gửi lại cho bạn và hiển thị ngay trên trình duyệt của bạn, thường là trong vòng một vài giây.

QuickMath có thể làm gì?

QuickMath sẽ tự động trả lời các bài toán (phổ biến nhất) trong đại số, phương trình và giải tích của chương trình toán phổ thông (và cả đại học).

Phần đại số  cho phép  khai triển, phân tích thành nhân tử hay tối giản một biểu thức. Nó cũng có các lệnh cho phép phân tích phân thức hữu tỉ hoặc ngược lại, và giản ước nhân tử  chung.

Phần phương trình  cho phép  giải  phương trình  và hệ phương trình. Ngoài ra còn chức năng vẽ đồ thị hàm số.

Phần bất phương trình cho phép giải các bất phương trình một biến và vẽ đồ thị hai biến.

Phần giải tích cho phép tính đạo hàm, tích phân bất định và tích phân xác định.

Phần ma trận cho phép thực hiện các phép tính ma trận, tìm ma trận nghịch đảo và tính định thức.

Phần đồ thị cho phép vẽ các hàm số một biến và đồ thị sinh ra từ bất phương trình

Link: http://www.quickmath.com/

Sử dụng PhotoSolver để giải bằng di động (trực tiếp qua camera): link

Sử dụng Cốc Cốc để dùng tiếng Việt: https://coccoc.com/search/math

Sử dụng Symbolab để xem theo từng bước giải (step-by-step): https://www.symbolab.com/solver

Sử dụng Wolfram Alpha để giải nhiều dạng toán hơn (đặc biệt là các dạng toán ở bậc đại học)

Link (Toán): http://www.wolframalpha.com/examples/Math.html

Link (Thống kê): http://www.wolframalpha.com/examples/Statistics.html

————-&&————-

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Phần Mềm Giải Toán Hóa Học

Giới thiệu tóm tắt

Dự án “Hỗ trợ học tập, kiểm tra một số nội dung hoá học trong chương trình phổ thông trên máy tính” được phát triển bởi nhóm tác giả Đỗ Văn Chưởng và Vũ Văn Tuyển học sinh lớp 12C1 trường THPT C Hải Hậu với mục đích ứng dụng CNTT vào trong học tập và giảng

dạy hóa học phổ thông. Sản phẩm của dự án được lập trình trên ngôn ngữ lập trình PHP, HTML, CSS và Javascript.

Sản phẩm của dự án

Hóa vô cơ

Bài toán I: Cho CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ba(OH)2 (hoặc Ca(OH)2 và NaOH hoặc KOH)

Bài toán II: Rót từ từ dung dịch kiềm đến dư vào dung dịch muối của Al3+

Bài toán III: Cho dung dịch kiềm vào dung dịch muối Zn2+ hoặc Cho dung dịch axit vào dung dịch chứa ZnO22-

Bài toán IV: Cho dung dịch axit đến dư vào dung dịch chứa AlO2-

Bài toán V: Cho H3PO4 tác dụng với NaOH hoặc KOH tạo muối. Tìm khối lượng muối?

Bài toán VI: Cho H3PO4 tác dụng với Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 tạo muối. Tìm khối lượng muối?

Bài toánVII: Cho CO2 tác dụng với NaOH hoặc KOH tạo muối. Tìm khối lượng muối?

Bài toánVIII: Bài toán P2O5 tác dụng với NaOH hoặc KOH. Tìm khối lượng muối?

Hóa hữu cơ

Bài toán IX: Từ công thức tổng quát của hợp chất hữu cơ xác định cấu tạo, đồng phân của hợp chất hữu cơ đó (sẽ được ra mắt trong phiên bản 2.0)

Ứng dụng của dự án: Dự án được ứng dụng trong học tập và giảng dạy

Giới thiệu về dự án

Trong quá trình học tập hóa học phổ thông, khi giải các bài toán hóa học thường gặp phải các vấn đề sau:

Tính toán với số liệu nhỏViệc cân bằng phương trình phản ứng rất dễ nhầm lẫn dẫn đến đặt mol saiCác phản ứng hóa học thường xảy ra theo nhiều hướng và phụ thuộc vào lượng chất tham gia phản ứngHóa hữu cơ: Khi biết được đặc điểm cấu tạo của hợp chất có thể biết được tính chất hóa học của hợp chất đóNếu học sinh không có kĩ năng làm bài tốt thường mắc phải những nhầm lẫn trong quá trình làm bài dẫn đến kết quả không chính xác.

Bài toán giải bằng máy tính thường cho kết quả nhanh và chính xác

Vậy tại sao chúng ta không giải quyết bài toán hóa học trên máy tính?

Việc giải quyết bài toán hóa học trên máy tính giúp tránh được những vấn đề đặt ra trong quá trình giải toán hóa học.

Mục tiêu:

Ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy hóa học phổ thông nhằm đem lại hiệu quả trong học tập và giảng dạy.Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn.

Phần Mềm Giải Toán Thông Minh Math Solver Của Người Việt

Phần mềm Math Solver do thạc sĩ Phạm Khắc Cảnh xây dựng các thuật toán, cùng với sự hỗ trợ của các giáo viên THPT, giảng viên các trường ĐH.

Anh Cảnh vốn là học sinh chuyên toán Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo (Bình Thuận), đam mê toán nhưng lại chọn học ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), sau đó là thạc sĩ công nghệ thông tin tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).

Dẫu vậy, đam mê toán học ở anh vẫn cháy bỏng. Năm 2015, anh Cảnh bắt tay xây dựng phần mềm giải toán của riêng mình.

Nhanh và chính xác

Được đưa lên kho ứng dụng Play Store và Apple Store cách đây khoảng 4 tháng, đến nay Math Solver đã có gần 100.000 lượt người tải về, phần lớn là sinh viên (theo độ tuổi khai báo).

Lượt tải về tập trung ở Việt Nam, Ấn Độ, Nga, Mỹ, châu Âu, một vài nước Đông Nam Á.

Từ hai ngôn ngữ ban đầu Việt, Anh, đến nay phần mềm đã bổ sung các ngôn ngữ Nga, Thái, Hàn, Trung, đang hoàn thiện ngôn ngữ Nhật và Campuchia. Phần lớn người dùng trên hai kho ứng dụng trên đánh giá Math Solver tốt, giải nhanh và chính xác.

Phần mềm này có thể giải nhiều dạng toán khác nhau từ phổ thông đến ĐH, như vẽ đồ thị, hệ phương trình, tích phân, phương trình, bất phương trình, đạo hàm, giới hạn, chuỗi số, phương trình vi phân, cực trị hàm số, ma trận…

Người dùng muốn giải toán ở dạng nào, nhập vào phần đó, sau đó nhập đề. Tùy vào mức độ khó của bài toán, phần mềm chỉ mất vài giây để đưa ra kết quả, với lời giải chi tiết.

Anh Cảnh cho biết đây là phần mềm giải toán dựa vào trí tuệ nhân tạo. Từ những nền tảng toán học được lập trình ban đầu, phần mềm sẽ ghi nhớ “kinh nghiệm” qua những lần giải, để sau đó vận dụng và giải những bài toán tốt hơn.

ThS La Thanh Hùng – giảng viên toán Trường ĐH Sài Gòn – cho biết phần mềm giải tương đối chính xác các dạng toán khác nhau ở bậc ĐH, với thời gian giải nhanh, đáp ứng được yêu cầu tham khảo của người sử dụng.

Còn theo giáo viên toán Nguyễn Tăng Vũ – Trường Phổ thông năng khiếu (ĐHQG TP.HCM), ngoài đáp số phần mềm Math Solver còn đưa ra lời giải chi tiết theo từng bước giải, nên rất hữu ích để học sinh, sinh viên, kể cả giáo viên tham khảo.

Đánh giá về mức độ chính xác khi giải toán của phần mềm, ThS Phạm Thanh Phong – trưởng bộ môn toán Trường ĐH Kinh tế tài chính chúng tôi – nói: “Đối với toán bậc phổ thông, kết quả đưa ra chính xác khoảng 95%; với toán bậc ĐH, ở khối trường kinh tế, phần mềm giải chính xác khoảng 90%.

Tuy nhiên, với các bài toán của khối trường ĐH kỹ thuật, phần mềm chỉ có thể giải chính xác khoảng 70%, vì chương trình toán ở khối này sâu và khó hơn. Những dạng toán đặc biệt, lạ, phần mềm chưa thể giải được”.

Tiếp tục hoàn thiện

Với sự hỗ trợ của một số giảng viên ĐH và giáo viên toán THPT về ngân hàng đề và lời giải, hệ thống định lý toán học, khoảng 10.000 đề toán đủ các dạng khác nhau đã được anh Cảnh đưa vào để phần mềm xử lý.

Mất hai năm xây dựng nền tảng toán học cũng như kỹ thuật, anh Cảnh viết thuật toán, để sau khi giải mỗi bài toán, phần mềm sẽ ghi nhớ và tích lũy kinh nghiệm giải quyết những bài toán khó hơn.

“Hiện tôi vẫn căn cứ vào các góp ý của người dùng để tiếp tục hoàn thiện các tính năng của phần mềm” – anh Cảnh cho hay.

Theo anh Cảnh: “Math Solver hướng đến mục tiêu phổ thông hơn so với các phần mềm của nước ngoài; tập trung các dạng toán phổ quát, và đối tượng chính vẫn là học sinh, sinh viên với lời giải chi tiết giúp họ tham khảo.

Phần mềm hiện chưa có chương trình giải hình học, tính toán ma trận, và mình vẫn đang tiếp tục xây dựng”.

Chúng tôi đặt vấn đề: Nếu so sánh với các ứng dụng của nước ngoài, đâu là ưu điểm của phần mềm này? Anh Cảnh cho biết các phần mềm của nước ngoài khi muốn sử dụng, người dùng phải trả phí.

Ngoài ra, mặc dù đã tải phần mềm về nhưng muốn sử dụng phải có kết nối Internet. Trong khi đó, Math Solver cho người dùng sử dụng hoàn toàn miễn phí, dù không có Internet vẫn sử dụng được nên tiện dụng hơn cho người dùng.

Hơn nữa, có một số dạng toán các phần mềm nước ngoài chưa hỗ trợ như tính giới hạn hàm số lượng giác, và Math Solver khai thác điều này.

Theo Tuổi Trẻ

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20170617/phan-mem-giai-toan-thong-minh-math-solver-cua-nguoi-viet/1333086.html

Bài Tập Hóa 9 Nâng Cao (Phần 2) – Học Hóa Online

⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

Câu 1. Chia hỗn hợp gồm 2 kim loại A, B có hoá trị n, m làm 3 phần bằng nhau.

Phần 1: Hoà tan hết trong axit HCl thu được 1,792 lit H2 (đktc).

Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lit khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan có khối lượng bằng 4/13 khối lượng mỗi phần.

Phần 3: Nung trong oxi dư thu được 2,84g hỗn hợp gồm 2 oxit là A2On và B2Om. Tính tổng khối lượng mỗi phần và xác định 2 kim loại A và B.

⇒ Xem giải

Câu 2. Cho 100ml dung dịch KOH xM vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và AlCl3 0,2M thu được 11,7 gam kết tủa. Tính x.

⇒ Xem giải

Câu 3. 1. Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 120ml dung dịch Ca(OH)2 1M

a) Xác định muối và khối lượng muối tạo thành

b) Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm? Tăng giảm bao nhiêu gam

2. Thổi từ từ V lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M thu được 21,67 gam kết tủa. Tính V?

⇒ Xem giải

Câu 4. Phân hủy a mol MgCO3. Lượng CO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 thu được b mol kết tủa. Nồng độ mol/lit của dung dịch Ca(OH)2 như thế nào? Xác định theo a, b.

⇒ Xem giải

Câu 5. Cho 24 gam một muối tan tốt trong H2O tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 17,1 gam một bazo tan. Sau phản ứng kết thúc thu được 23,3 gam kết tủa của một muối sunfat. Xác định công thức hóa học của các muối trên.

⇒ Xem giải

Câu 6. Tính nồng độ mol/l của HNO3 và KOH, biết rằng:

+ 20 ml dung dịch HNO3 được trung hòa hết bởi 60 ml dung dịch KOH.

+ 20 ml dung dịch HNO3 sau khi tác dụng hết với 2 gam CuO thì được trung hòa hết bởi 10 ml dung dịch KOH.

⇒ Xem giải

Câu 7. Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3

a. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra?

b. Tính khối lượng kết tủa sinh ra?

c. Tính nồng độ mol/lít của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng? Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

⇒ Xem giải

Câu 8. Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,137 g/ml) với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2% thu được kết tủa A và dung dịch B. Tính khối lượng kết tủa A và nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch B.

⇒ Xem giải

Câu 9. Hòa tan 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức oxit kim loại là gì?

⇒ Xem giải

Câu 10. Cho hỗn hợp gồm: Fe3O4 0,1 mol; FeO 0,1 mol và Cu 0,5 mol tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và chất rắn B không tan. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư lọc kết tủa trong không khí thu được m gam chất rắn. Tính m?

⇒ Xem giải

Câu 11. Cho 4,58 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại: Zn, Fe, Cu vào cốc chứa 170ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xãy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và chất rắn C. Nung chất rắn C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D cân nặng 6 gam. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E cân nặng 5,2 gam.

a. Chứng minh CuSO4 dư.

b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

⇒ Xem giải

Câu 12. Các hidrocacbon A, B thuộc các dãy anken và ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A và B thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 15,14 gam trong đó O chiếm 77,15% về khối lượng

1. Xác định công thức phân tử của A, B.

2. Nếu đốt cháy htoàn 0,05 mol hỗn hợp 2 hidrocacbon A và B có tỉ lệ số mol thay đổi ta cũng thu được lượng CO2 như nhau thì A, B là hidrocacbon gì?

⇒ Xem giải

Câu 13. Để trung hoà 20 ml dung dịch Na2CO3 và NaHCO3 đã dùng hết 5 ml dung dịch NaOH 1M .Cô cạn dung dịch và làm khô thì thu đc 2,86g tinh thể ngậm nước Na2CO3.10H2O. Tính CM mỗi muối trong dung dịch ban đầu ?

⇒ Xem giải

Câu 14. Khi đốt cháy ankan CnH2n+2 thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng mCO2 : mH2O = 44 : 21. Xác định công thức ankan đó.

⇒ Xem giải

Câu 15. Hỗn hợp X gồm CO2 và hidrocacbon A (CnH2n+2). Trộn 6,72 lít X với 1 lượng dư O2 rồi đốt cháy hoàn toàn X. Cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng lượng dư Ba(OH)2 thấy m bình 1 tăng 7,2 gam và trong bình 2 có 98,5 gam kết tủa. a) Tìm công thức phân tử A. b) Tính % theo thể tích và khối lượng của A trong hỗn hợp.

⇒ Xem giải

Câu 16. Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85% sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,2% và CaCl2 là a%. Tính a?

⇒ Xem giải

Câu 17. Hỗn hợp A gồm 1 axit đơn chức và một rượu đơn chức có tỉ lệ số mol 1:1. Chia A làm hai phần bằng nhau:

Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 1,344 lít khí (đktc).

Phần 2 đun nóng với H2SO4 đặc (xúc tác) được 4,4 gam este. Chia lượng este này thành 2 phần bằng nhau.

+) Một phần este được đốt cháy htoàn, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình đựng dung dịch tăng 6,2 gam và có 19,7 gam kết tủa.

+) Một phần este được xà phòng hóa hoàn toàn bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,05 gam muối natri.

a, Tìm công thức phân tử của axit, rượu ?

b, Tính hiệu suất của phản ứng hóa este ?

⇒ Xem giải

Câu 18. Cho V lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 đốt nóng. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A đi qua ống sứ, có tỉ khối so với He là 8,5. Nếu hòa tan chất rắn B còn lại trong ống sứ thấy tốn hết 50 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Còn nếu dùng dung dịch HNO3 thì thu được 1 loại muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn chất rắn B là 3,48 gam.

a) Tính phần trăm thể tích các chất khí trong hỗn hợp A.

b) Tính V và m.

⇒ Xem giải

Câu 19. Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2. Nồng độ phần trăm của NaCl trong dung dịch thu được là bao nhiêu?

⇒ Xem giải

Câu 20. Nung 28,33 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3, CuO sau một thời gian được hỗn hợp chất rắn B gồm Cu, Fe, Al2O3 và các chất ban đầu đều còn dư. Cho B tác dụng vừa hết với 0,19 mol NaOH trong dung dịch thu được 2,016 lít H2 và còn lại hỗn hợp chất rắn Q. Cho Q tác dụng với CuSO4 dư, thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng tăng 0,24 gam (so với khối lượng của Q) và được hỗn hợp chất rắn D. Hoà tan hết D bằng 760 ml dung dịch HNO3 1M, vừa đủ, thu được V lít khí NO. a) Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp A và B. b) Tính V (biết các thể tích khí đo ở đktc).

⇒ Xem giải

Câu 21. Một hợp chất được tạo bởi kim loại hóa trị II và phi kim hóa trị I. Hòa tan 41,6 gam hợp chất này vào nước rồi chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 28,7g kết tủa. Phần 2 tác dụng với dd Na2CO3 dư thu đc 19,7g kết tủa. Xác định CT hợp chất đã cho

⇒ Xem giải

Câu 22. Một hỗn hợp X gồm kim loại M (M có hóa trị II và III) và oxit MxOy của kim loại ấy. Khối lượng hỗn hợp X là 27,2 gam. Khi cho X tác dụng với 0,8 lít HCl 2M thì hỗn hợp X tan hết cho dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch A cần 0,6 lít dung dịch NaOH 1M. Xác định M, MxOy.

Biết rằng trong hai chất này có một chất có số mol bằng 2 lần số mol chất kia.

⇒ Xem giải

Câu 23. Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120ml dung dịch H2SO4 1M (loãng), tạo thành 0,224 lít H2 đktc.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính m.

⇒ Xem giải

Câu 24. Hòa tan một hỗn hợp gồm kali oxit va oxit của một kim loại M hóa trị 3 vào H2O thấy hỗn hợp tan hêt tạo thành dung dịch A. Cho từ từ dung dịch HCl 2M vào dung dịch A đến khi tạo một dung dịch chỉ có 2 muối clorua thì thể tích HCl đã tham gia phản ứng là 450ml. Nếu sục CO2 dư vào dung dịch A thì thu được 15,6 gam kết tủa. Biết thể tích CO2 đã tham gia phản ứng là 6,72 lít (đktc). Xác định M và tính % khối lượng của K2O trong hỗn hợp ban đầu.

⇒ Xem giải

Câu 25. Hỗn hợp gồm K và kim loại kiềm X. Hoà tan 5,4 gam hỗn hợp vào H2O thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại trên, biết tỉ lệ số mol X và K lớn hơn 1/9.

⇒ Xem giải

Câu 26. Xác định khối lượng tinh thể Na2SO4.10H2O tách ra khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa ở 80°C xuống 10°C. Biết độ tan của Na2SO4 khan ở 80°C là 28,3 g và ở 10°C là 9g

⇒ Xem giải

Câu 27. Hòa tan hết 0,2 mol CuO trong dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ) đun nóng. Sau đó làm nguội đến 10°C. Tính khối lượng CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của CuSO4 ở 10°C là 17,4g.

⇒ Xem giải

Câu 28. Hỗn hợp X gồm các muối NaHCO3, KHCO3 và MgCO3. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 13,44 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng m gam X đến khối lượng không đổi, thu được hơi nước, 34 gam chất rắn Y; 17,6 gam CO2. Phần trăm khối lượng KHCO3 trong X là

A. 29,07%.           B. 27,17%.           C. 14,53%.          D. 54,35%.

⇒ Xem giải

Câu 29. Cho 5,64 gam hỗn hợp gồm (K2CO3+ KHCO3) vào một thể tích chứa dung dịch (Na2CO3 + NaHCO3) thu được 600ml dung dịch A. Chia dung dịch A thành ba phần bằng nhau, cho từ từ 100ml dung dịch HCl vào phần thứ nhất thấy thoát ra 448 cm3 khí (ở đktc) và thu được dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với nước vôi trong dư, thấy xuất hiện 2,5 gam kết tủa. Phần hai cho tác dụng vùa hết với 150ml dung dịch NaOH 0,1M. Cho khí HBr dư đi qua phần thứ 3 sau đó cô cạn dung dịch thu được 8,125 gam chất rắn khan. a. Tính nồng độ các chất trong dung dịch A. b. Tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng.

⇒ Xem giải

Câu 30. Cho 6,2 gam hỗn hợp A {gồm Natrioxit, Sắt và Đồng (II) oxit} vào nước, khuấy cho phản ứng kết thúc thì được dung dịch B và chất rắn C. Lọc lấy C hòa tan hết cần dùng vừa hết 25ml dung dịch axit sunfuric 8M đun nóng, sau phản ứng có 2,016 lit khí mùi hắc thoát ra (đktc) và thu được dung dịch D.

a) Tính thành phần khối lượng hỗn hợp A.

b) Tính nồng độ % dung dịch D, biết khối lượng riêng dung dịch axit là 1,5g/ml

c) Đem trung hòa dung dịch B cần mấy ml dung dịch Z (chứa HNO3 0,1M và dung dịch H2SO4 0,15M).

⇒ Xem giải

Câu 31. Hòa tan hết 12 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị II không đổi) vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lít khí (đktc). Mặt khác lấy 3,6 gam kim loại M tan hết vào 400ml dung dịch H2SO4 nồng độ 1M thì H2SO4 còn dư. Xác định kim loại M.

⇒ Xem giải

Câu 32. Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy trong oxi dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400mL dung dịch Ba(OH)2 0,15M, thu được 7,88 gam kết tủa.

a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra .

b/ Tìm công thức phân tử của FexOy.

⇒ Xem giải

Câu 33. Nung nóng m gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít CO2. Cũng hỗn hợp đó tan trong HCl dư thu được 3V lít CO2 (đo ở cùng điều kiện). Tính %Na2CO3 trong hỗn hợp trên.

⇒ Xem giải

Câu 34. Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg, Zn vào dung dịch FeCl2 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính %Mg trong A.

⇒ Xem giải

Câu 35. Nhúng 1 miếng Al nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy miếng Al ra rửa sạch cân lại nặng 51,38 gam.

a. Tính mCu thoát ra bám vào lá Al.

b. Tính CM các chất sau phản ứng.

⇒ Xem giải

Câu 36. Khí A có màu vàng lục, mùi hắc. Khí A nặng gấp 2,4482 lần không khí. Ở 200C một thể tích nước hoà tan 2,5 lần thể tích khí A. a. Viết phương trình hoá học điều chế A trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. b. Viết phương trình hoá học khi cho A tác dụng với từng dung dịch chất sau: Fe, dung dich FeSO4, dung dịch NaOH (loãng nguội), dung dịch KI

⇒ Xem giải

Câu 37. Hỗn hợp khí gồm NO, NO2 và 1 oxit NxOy có thành phần 45%VNO; 15%VNO2 và 40%VNxOy. Trong hỗn hợp có 23,6% lượng NO còn trong NxOy có 69,6% lượng oxi. Xác định oxit NxOy.

⇒ Xem giải

Câu 38. Cho hỗn hợp A gồm CuO và FexOy cân nặng 24 gam. Dùng hết 8,4 lit H2 (đktc) để khử hoàn toàn hỗn hợp A thu được chất rắn B có tỉ lệ khối lượng là mCu : mFe = 8 : 7. Tìm công thức hóa học oxit sắt.

⇒ Xem giải

Câu 39. Cho 0,3 mol Na2O và 0,4 mol K2O tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO3 0,5M và HCl 0,3M. Tính V và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

⇒ Xem giải

Câu 40. Khí X có dạng CaHb có %C bằng 81,82% và Y có dạng CxHy có %C bằng 80%.

a. Tìm công thức phân tử của X và Y.

b. Tính % theo thể tích các khí X và Y trong hỗn hợp A gồm 2 khí X và Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75.

⇒ Xem giải

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phần Mềm Giải Toán Online Quickmath trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!