Đề Xuất 6/2023 # Sinh Học 9 Bài Adn: Bài 1,2,3,4,5,6 Trang 47 # Top 6 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 6/2023 # Sinh Học 9 Bài Adn: Bài 1,2,3,4,5,6 Trang 47 # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sinh Học 9 Bài Adn: Bài 1,2,3,4,5,6 Trang 47 mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài 1: Đặc điểm cấu tạo của ADN?

– ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O và P

– ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit, gồm bốn loại: A, T, G, X.

Bài 2: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?

AND có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nuclêôtit, do cách sắp xếp khác nhau của bốn loại nuclêôtit.

Bài 3: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?

– Mô tả cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A 0.

– Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau:

+ Tính chất bổ sung của hai mạch, do đó khi biết trình tự đơn phân cùa một mạch thì suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại.

+ Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN:

Bài 4: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: A-T-G-X-T-A-G-T-X Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.

Đáp án: Đoạn mạch đơn bổ sung với nó là: T-A-X-G-A-T-X-A-G

Bài 5: Tính đặc thù của mỗi đoạn ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử

b) Hàm lượng ADN trong nhân tế bào

c) Tỉ lệ A+T/G+X trong phân tử

d) Cả b và c

Đáp án đúng: a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử

Bài 6: Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng?

a)A + G = T + X b) A + T = G + X

c) A = T; G = X d)A + T + G = A + X + T

Đáp án đúng a, c , d.

Lý Thuyết: ADN

ADN (axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H,O, N và P

ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài hàng trăm và khối lượng lớn đạt đến µm,và khối lượng lớn đạt đến hàng chục triệu đơn vị cacbon (đvC)

ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phần tử con gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại : ađênin (A), timin (T),xitozin (X) và guanin (G). Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn hàng triệu đơn phân (hình 15).

Bốn loại nuclêôtit trên liên kết với nhau theo chiều dọc và tuỳ theo số lượng của chúng mà xác định chiều dài ADN, đồng thời chúng sắp xếp theo nhiều khác nhau tạo ra được vô số loại phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về số lượng và thành phần các nuclêôtit.

Bài 16 Adn Và Bản Chất Của Gen (Bài Tập 1,2,3,4 Sinh Học 9 Trang 50)

Bài 1: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN

Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra trong nhân tế bào, tại kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh.

* Sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN:

– Dưới tác dụng của 1 loại enzim, 2 mạch đơn tách nhau ra từ đầu nọ tới đầu kia. Mỗi mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới

– Dưới tác dụng của 1 loại enzim khác, các Nu trên 2 mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS 2 mạch đơn mới của 2 ADN con dần đc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo hướng ngược nhau

– Kết quả từ một phân tử ADN mẹ ban đầu hình thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hết phân tử ADN mẹ( mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch đơn mới từ MT nội bào )

– Quá trình tự nhân đôi của ADN còn gọi là quá trình tự sao. Chính sự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự tự nhân đôi NST.

Bài 2: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?

2 ADN con đc tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống hệt ADN mẹ vì ADN tự nhân đôi theo NTBS, NT khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn ( nt giữ lại 1 nửa)

– Nguyên tắc khuôn mẫu: Khi ADN tự nhân đôi, 2 mạch đơn của ADN mẹ tách nhau ra, mỗi mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới.

– NTBS: + A ở mạch đơn bên này liên kết với T ở mạch đơn bên kia bằng 2 mối liên kết hidro và ngược lại + G ở mạch đơn bên này liên kết với X ở mạch đơn bên kia bằng 3 mối liên kết hidro và ngược lại – Nguyên tắc bán bảo toàn ( NT giữ lại 1 nửa) : Mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch mới từ MT nội bào.

Bài 3: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen?

Bài 4: Một đoạn nạch ADN có cấu trúc như sau: mạch 1 : – A – G – T – X – X – T –

mạch 2 : – T – X – A – G – G – A – Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.

Hướng dẫn: ADN mẹ tạo ra 2 ADN con :

T – X – A – G – G – A – Tạo ra:

T – X – A – G – G – A –

A – G – T – X – X – T –

T – X – A – G – G – A –

Giải Bài 1 2 3 4 Trang 9 &Amp; Bài 1 2 3 4 5 6 Trang 11 Sgk Hóa Học 9

Hướng dẫn giải Bài 2: Một số oxit quan trọng, sách giáo khoa Hóa học 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 9 & bài 1 2 3 4 5 6 trang 11 sgk Hóa học 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học, … có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học lớp 9, ôn thi vào lớp 10 THPT.

Lý thuyết

A. CANXI OXIT (CaO)

I – Canxi oxit có những tính chất nào?

CaO (vối sống) là một oxit bazơ tan trong nước và phản ứng với nước, có những tính chất hóa học sau:

1. Tác dụng với nước:

Phản ứng của canxi oxit với nước gọi là phản ứng tôi vôi; chất Ca(OH) 2 tạo thành gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ còn gọi là nước vôi trong.

2. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

3. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

II – Ứng dụng của canxi oxit

CaO có những ứng dụng chủ yếu sau đây:

– Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.

– Canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…

– Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.

III – Sản xuất canxi oxit như thế nào?

Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi (chứa CaCO 3). Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…

Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung vôi:

– Than cháy sinh ra khí CO 2 và tỏa nhiều nhiệt: C + O 2 → CO 2

– Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 900 0C: CaCO 3 → CaO + CO 2

B. Lưu huỳnh đioxit (SO2)

I – Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì?

* Tính chất vật lí: Lưu huỳnh ddioxxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp…), nặng hơn không khí.

* Tính chất hóa học: Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit tan trong nước và phản ứng với nước, có những tính chất hóa học sau:

1. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit:

SO 2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các chất gây ra mưa axit.

2. Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

Khi SO 2 tác dụng với dung dịch bazơ có thể tạo muối trung hòa và muối axit.

3. Tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo thành muối:

II – Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì?

– Phần lớn SO 2 dùng để sản xuất axit sunfuric H 2SO 4.

– Dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong sản xuất giấy, đường,…

– Dùng làm chất diệt nấm mốc,…

III – Điều chế lưu huỳnh đioxit

1. Trong phòng thí nghiệm:

Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H 2SO 4,…

Khí SO 2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.

2. Trong công nghiệp:

Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt FeS 2 trong không khí:

Bài tập

1. Giải bài 1 2 3 4 trang 9 sgk Hóa học 9

Giải bài 1 trang 9 sgk Hóa học 9

Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau?

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na 2 O.

b) Hai chất khí không màu là CO 2 và O 2.

Viết các phương trình hóa học.

Bài giải:

a) Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc đựng nước, khuấy cho đến khi chất cho vào không tan nữa, sau đó lọc để thu lấy hai dung dịch. Dẫn khí CO 2 vào mỗi dung dịch:

Nếu ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa (làm dung dịch hóa đục) thì đó là dung dịch Ca(OH) 2, suy ra cho vào cốc lúc đầu là CaO, nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na 2 O.

Các phương trình hóa học đã xảy ra:

b) Cách 1: Cho tàn đóm đỏ vào từng khí.Khí nào làm tàn đóm bùng cháy trở lại là khí O 2 còn lại là CO 2

Cách 2: Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH) 2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO 2, khí còn lại là O 2.

Giải bài 2 trang 9 sgk Hóa học 9

Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học.

a) CaO, CaCO 3; b) CaO, MgO.

Viết phương trình hóa học.

Bài giải:

a) Lấy mỗi chất cho ống nghiệm hoặc cốc chứa sẵn nước.

– Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO

– Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn không tan và không nóng lên, chất cho vào là CaCO 3

Phương trình hóa học:

b) Lấy mỗi chất cho ống nghiệm hoặc cốc chứa sẵn nước.

– Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO

– Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn không tan và không nóng lên, chất cho vào là MgO

Phương trình hóa học:

Giải bài 3* trang 9 sgk Hóa học 9

200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe 2O 3

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.

Bài giải:

Số mol HCl = 3,5 . 0,2 = 0,7 mol

Gọi x, y là số mol của CuO và Fe 2O 3

a) Phương trình hóa học:

Theo khối lượng hỗn hợp hai oxit và theo số mol HCl phản ứng, ta lập được hệ phương trình đại số:

(left{ begin{gathered} {n_{HCl}} =2 x + ,6y, = 0,7 hfill \ m{,_{hh}}, = 80x, + 160y = 20 hfill \ end{gathered} right. Rightarrow left{ begin{gathered} x = 0,05 hfill \ y = 0,1 hfill \ end{gathered} right.)

({n_{CuO}} = 0,05,mol)

({n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,1,mol)

b) Ta có:

({m_{CuO}}= 0,05 . 160 = 4, g)

({m_{F{e_2}{O_3}}}= 20 – 4 = 16, g)

Giải bài 4 trang 9 sgk Hóa học 9

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH) 2 đã dùng.

c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

Bài giải:

Số mol CO 2 = (frac{2,24}{22,4} = 0,1 mol)

a) Phương trình hóa học:

Phản ứng: 0,1 → 0,1 0,1

b) Theo phương trình hóa học số mol Ba(OH) 2 có trong 200 ml dung dịch là 0,1 mol (do đề bài cho biết tác dụng vừa hết)

(C{M_{Ba{{left( {OH} right)}_2}}} = frac{0,1}{0,2} = 0,5 ;M)

c) Chất kết tủa thu được sau phản ứng là BaCO 3 có số mol là 0,1

({m_{BaC{O_3}}} = 0,1 times 197 = 19,7 g)

2. Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 11 sgk Hóa học 9

Giải bài 1 trang 11 sgk Hóa học 9

Viết phương trình hóa học cho mỗi chuyển đổi sau:

Bài giải:

Giải bài 2 trang 11 sgk Hóa học 9

Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:

a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và P 2O 5

b) Hai chất khí không màu là SO 2 và O 2

Viết các phương trình hóa học.

Bài giải:

Lẫy mẫu từng chất và cho vào nước thu được 2 dung dịch Ca(OH) 2 và H 3PO 4

Dùng quỳ tím cho vào các mẫu này.

Mẫu nào làm quỳ tím hóa xanh là Ca(OH) 2 → chất rắn ban đầu là: CaO.

PTHH:

Lấy mẫu thử từng khí.

Lấy quỳ tím ẩm cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là SO 2, còn lại là O 2.

Dẫn lần lượt từng khí vào dung dịch nước vôi trong, nếu có kết tủa xuất hiện thì khí dẫn vào là SO 2

Nếu không có hiện tượng gì thì khí dẫn vào là khí O 2. Để xác định là khí O 2 ta dùng que đóm còn than hồng, que đóm sẽ bùng cháy trong khí oxi.

Giải bài 3 trang 11 sgk Hóa học 9

Có những khí ẩm (khí có lẫn hơi nước): cacbon đioxit, hiđro, oxi, lưu huỳnh đioxit. Khí nào có thể được làm khô bằng canxi oxit ? Giải thích.

Bài giải:

Làm khô một chất là loại nước ra khỏi chất đó nhưng không làm chất đó biến thành chất khác.

Điều kiện chất có thể làm khô được những chất khác:

+ Phải hút ẩm được.

+ Không tác dụng với chất được làm khô.

Giải bài 4 trang 11 sgk Hóa học 9

a) nặng hơn không khí.

b) nhẹ hơn không khí.

c) cháy được trong không khí.

d) tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

e) làm đục nước vôi trong.

g) đổi màu giấy quỳ tím ẩm thành đỏ.

Bài giải:

c) Khí cháy được trong không khí: H 2

d) Những khí tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit là CO 2, SO 2

g) Đổi màu giấy quỳ tím ẩm thành đỏ: CO 2, SO 2

Quỳ tím ẩm ⇒ xảy ra phản ứng với nước tạo axit làm quỳ tím chuyển đỏ

Giải bài 5 trang 11 sgk Hóa học 9

Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

Viết phương trình hóa học.

Bài giải:

Trong các cặp chất cho, SO 2 chỉ tạo ra từ cặp chất K 2SO 3 và H 2SO 4, vì có phản ứng sinh ra SO 2:

Giải bài 6* trang 11 sgk Hóa học 9

Dẫn 112 ml khí SO 2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH) 2 có nồng độ 0,01 M, sản phẩm là muối canxi sunfit.

a) Viết phương trình hóa học

b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng.

Bài giải:

a) Phương trình phản ứng hóa học:

b) Khối lượng các chất sau phản ứng:

Số mol các chất đã dùng:

(begin{gathered} {n_{S{O_2}}} = frac{{0,112}}{{22,4}} = 0,005,mol hfill \ {n_{Ca{{left( {OH} right)}_2}}} = 0,01.0,7 = 0,007,mol hfill \ end{gathered} )

( Rightarrow {n_{S{O_2}}} < {n_{Ca{{left( {OH} right)}_2}}})

Do đó (Ca(OH)_2) dư

Các chất sau phản ứng là: (CaS{O_3},{H_2}O,Ca{left( {OH} right)_2}text{dư})

Số mol các chất sau phản ứng:

(begin{gathered} {n_{CaS{O_3}}} = {n_{S{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} = 0,005{text{ }}mol hfill \ {n_{Ca{{left( {OH} right)}_2}}} text{dư}= 0,007 – 0,005 = 0,002 hfill \ end{gathered} )

Khối lượng các chất sau phản ứng:

(eqalign{ & mCaS{O_3} = 120.0,005 = 0,6,g cr & mCa{left( {OH} right)_2} (text{dư})= 74.0,002 = 0,148,g cr & {m_{{H_2}O}} = 0,005.18 = 0,09,g cr} )

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Vbt Sinh Học 9 Bài 15: Adn

VBT Sinh học 9 Bài 15: ADN

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 35 VBT Sinh học 9: Dựa vào các thông tin trong SGK hãy trả lời câu hỏi: Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?

Lời giải:

ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X. Mỗi loại ADN lại đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit, vì thế đã tạo nên tính đa dạng và đặc đặc thù của ADN.

Bài tập 2 trang 35 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 15 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

a) Các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?

b) Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:

– A – T – G – G – X – T – A – G – T – X –

Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào?

Lời giải:

a) Nuclêôtit loại A liên kết với nuclêôtit loại T (cặp A – T), nuclêôtit loại G liên kết với nuclêôtit loại X (cặp G – X).

b) Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng là:

– T – A – X – X – G – A – T – X – A – G –

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 35 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố …………….. ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc …………………. mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: …………

ADN của mỗi loài được đặc thù bởi ………………………. của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính …………. của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở ………… cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.

Lời giải:

Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X.

ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.

Bài tập 2 trang 36 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

ADN là một chuỗi xoắn kép gồm ………………. xoắn đều. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: …………., …………, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất …………. của 2 mạch đơn.

Lời giải:

ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 36 VBT Sinh học 9: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.

Lời giải:

Đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN:

+ ADN là một loại axit nucleic, cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N và P

+ ADN là đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn

+ ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit A (ađênin), T(timin), G (guanine), X (xitôzin).

+ Các nucleotit liên kết với nhau theo chiều dọc, tạo nên các mạch của phân tử ADN

Bài tập 2 trang 36 VBT Sinh học 9: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?

Lời giải:

ADN có cấu tạo đa dạng vì mỗi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau sẽ tạo nên các ADN khác nhau

ADN có cấu tạo đặc thù vì mỗi loại ADN chỉ có một kiểu trình tự sắp xếp, số lượng và thành phần các nuclêôtit xác định.

Bài tập 3 trang 36 VBT Sinh học 9: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?

Lời giải:

Cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục giả định theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, dài 34 Ao, đường kính vòng xoắn là 20 Ao. Các nu trên hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X.

Hệ quả của NTBS:

+ Nếu biết trình tự nuclêôtit trên một mạch đơn của ADN, dựa theo NTBS có thể xác định được trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại.

+ Trong phân tử ADN, A = T; G = X; A+G = T+X.

Bài tập 4 trang 37 VBT Sinh học 9: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

– A – T – G – X – T – A – G -T – X –

Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.

Lời giải:

Trình tự đoạn mạch bổ sung là:

– T – A – X – G – A – T – X -A – G –

Bài tập 5 trang 37 VBT Sinh học 9: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? (chọn phương án đúng nhất)

A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử ADN

B. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào

C. Tỉ lệ A + T / G + X trong phân tử ADN

D. Cả B và C

Lời giải:

Chọn đáp án A.Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử ADN

(Giải thích: dựa theo nội dung SGK mục Ghi nhớ trang 46)

Bài tập 6 trang 37 VBT Sinh học 9: Theo NTBS về mặt số lượng đơn phân thì những trường hợp nào sau đây là đúng?

A. A + G = T + X

B. A = T; G = X

C. A + T + G = A + X + T

D. A + X + T = G + X + T

Lời giải:

Chọn đáp án

A. A + G = T + X

B. A = T; G = X

C. A + T + G = A + X + T

(Giải thích: dựa theo NTBS A = T, G = X; A+G = T+X)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sinh Học 9 Bài Adn: Bài 1,2,3,4,5,6 Trang 47 trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!