Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
Bài giảng: Đoàn thuyền đánh cá – Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)
Bố cục:
– Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
– Phần 2 ( bốn khổ thơ tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá đánh bắt cá
– Phần 3 (khổ thơ cuối): Cảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
a. Bố cục bài thơ gồm 3 phần
Phần 1 (2 khổ đầu): Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, lên đường, tâm trạng náo nức
Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên bển
Phần 3 (còn lại): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh
b, Không gian và thời gian miêu tả trong bài thơ
– Trong bài thơ có hai cảm hứng chính: ảm hứng lao động, cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ
– Cảm hứng tạo hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua lăng kính của tác giả trở nên kì vĩ, lớn lao
– Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả gợi tả hình ảnh con thuyền lướt giữa gió trăng
Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh ra khơi:
+ Thời điểm: ra khơi vào lúc đêm (mặt trời xuống biển)
+ Không gian: rộng lớn của biển cả (sóng cài then, đêm sập cửa)
– Tác giả sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để diễn tả không gian, thời gian của ngư dân ra khơi
– Những khổ thơ tập trung nhiều hình ảnh tráng lệ, vẻ đẹp tráng lệ được gợi từ đầu bài thơ với hình ảnh
Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm tráng lệ, sinh động
+ Sử dụng động từ mạnh lái gió, dàn đan, quẫy, kéo xoăn tay…
+ Hình ảnh vũ trụ lớn lao, kì vĩ mây cao, biển bằng, dặm xa, bụng biển, thế trận…
+ Sự giàu có của biển cả: cá thu, cá song, cá nhụ, cá đé
+ Những gam màu rực rỡ, lộng lẫy: buồm trăng, lấp lánh đuốc đen hồng, trăng vàng chóe, sao lùa, vẩy bạc…
– Hình ảnh biển đêm như một sinh vật biển giàu sức sống (Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long)
+ Vẻ đẹp của biển đêm hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh tráng lệ, rạo rực sức sống, rạng rỡ vẻ đẹp giàu say lòng người
+ Vẻ đẹp biển trời hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh lao động, làm say lòng người
→ Nhiều hình ảnh thực và lãng mạn kết hợp tạo ra khung cảnh hài hòa giữa con người với tự nhiên.
Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Bài thơ như một khúc ca, ca ngợi người lao động với tinh thần làm chủ lao động, tự nhiên
– Lời thơ dõng dạc, giọng điệu say mê, hào hứng
– Vần điệu nhịp nhàng, khỏe khoắn, biến điệu linh hoạt
+ Vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách tạo nên sức mạnh, sự vang dội
+ Vần bằng tạo nên sự bay bổng, vang xa, tất cả góp phần làm nên âm hưởng bài thơ khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới
Câu 5 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Tác giả Huy Cận với niềm say mê trước vẻ đẹp của tự nhiên, con người lao động, đã vẽ nên bức tranh tráng lệ:
+ Con người say mê, hăng hái lao động làm chủ đất nước
+ Thiên nhiên tráng lệ, giàu có, nguồn tài nguyên vô tận phục vụ con người
– Nhà thơ rũ bỏ được nỗi buồn thời thế để đón nhận cuộc sống mới của tự do, dân chủ
+ Con người phấn khởi trước công cuộc xây dựng cuộc sống mới
+ Tâm hồn tác giả nảy nở trở lại trong niềm vui say cuộc sống mới
Luyện tập
Bài 1 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Mở đầu bài thơ, tác giả Huy Cận mở ra trước mắt người đọc cảnh bao la, rộng lớn và tâm thế hào hứng trước khi ra khơi của ngư dân.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Biện pháp so sánh làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của buổi hoàng hôn trên biển. Dường như vũ trụ chuyển mình vào trạng thái nghỉ ngơi “sóng cài then”, “đêm sập cửa”. Thiên nhiên vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi không tàn lụi, ngược lại, rất huy hoàng. Chính trong khung cảnh đó, hình ảnh con thuyền đánh cá ra khơi, chứa đựng niềm cảm hứng yêu đời, say mê lao động của ngư dân. Họ với công việc quá quen thuộc “lại ra khơi” đầy hào hứng và say mê, hóa thân trong “khúc hát căng buồm cùng gió khơi”. Sự hòa quyện đẹp đẽ, trữ tình giữa thiên nhiên, vũ trụ với người lao động cho thấy niềm thiết tha yêu đời, lạc quan của những người làm chủ tương lai, đất nước
Bài 2 (trang 143 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Học thuộc lòng bài thơ.
Bài giảng: Đoàn thuyền đánh cá – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Văn 9 Vnen Bài 11: Đoàn Thuyền Đánh Cá
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc văn bản: Đoàn thuyền đánh cá
a. Mạch thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền từ lúc bắt đầu (hoàng hôn) đến khi đánh bắt cá (đêm xuống) và trở về (bình minh). Em hãy dựa trên trình tự ấy tìm bố cục bài thơ.
Bài thơ có 7 khổ, được kết cấu theo sự vận động của thời gian và hành trình của một chuyến ra khơi đánh cá:
– Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống.
– Bốn khổ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng rất đẹp.
– Khổi cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về khi bình minh đã rạng ngời trên biển.
b. Chỉ ra và nêu giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ đầu. Hình ảnh con người qua những chi tiết nào trong khổ thơ này?
– Biện pháp so sánh, nhân hóa:” Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa” cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
– Biện pháp ẩn dụ:” Câu hát căng buồm” để nói đến con người ra khơi. Hình ảnh người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản cất cao tiếng hát giữ biển khơi vô tận trở thành trung tâm khiến câu thơ mang nhịp điệu hào hứng, hứng khởi về một chuyến ra khơi bội thu.
c. Tầm vóc của đoàn thuyền đánh cá được miêu tả như thế nào? (lái, buồm, không gian xuất hiện) điều đó gợi vẻ đẹp gì qua hình ảnh người lao động?
d. Những chi tiết hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào miêu tả sự giàu đẹp của biển. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm gì với biển quê hương.
e. Em có nhẫn xét gì về âm điệu nhịp điệu của bài thơ.
a. Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
(1)
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối -Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(2)
Xin đừng gọi bàng ngôn từ hoa mĩ. Đi suốt đời kí ước vẫn mang theo
(3)
Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên
– Tìm những từ ngữ có khả năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn:
– Chỉ ra cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ
– Trình bày những hiểu biết của em về đoạn thơ tám chữ
Cách gieo vần:
– Đoạn thơ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ gieo vần chân, liên tiếp: tan – ngàn, mới – gội, bừng – rừng, gắt – mật.
– Đoạn thơ trong bài Tổ quốc-Nguyễn Huy Hoàng vần chân, gián cách: mĩ-lẻ, nguyên tên, bỏng-hạn, hè-đê, ngát- tuổi, diều-theo
– Đoạn thơ trong bài Mùa thu mới của Tố Hữu gieo vần chân, gián cách: ngát – hát, non – son, dứng – dựng, tiên – nhiên.
Cách ngắt nhịp: Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt.
Tham khảo 1:
Tham khảo 2:
C. Hoạt động luyện tập
a. Đọc văn bản: Bếp lửa.
b. Tìm hiểu văn bản.
(1) Bài thơ mang hình thức là lời của nhân vật trữ tình- người cháu hồi tượng lại những kỉ niệm với bà, Dựa vào cốt tự sự và mạch tâm trạng nhân vật trữ tình, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
(2) Trong ba câu thơ đầu, hình ảnh bếp lửa hiện lên qua những từ ngữ nào? Tại sao khi nhớ về bếp lửa, nhân vật trữ tình lại thấy “thương bà biết mấy nắng mưa”?
(3) Qua bài thơ em hình dung như thế nào về nhân vật người cháu và hoàn cảnh sống của hai bà cháu?
(4) Qua sự hồi tượng của người cháu, hình ảnh bà hiện lên như thế nào? Tình cảm bà cháu còn gắn liền với những tình cảm nào khác?
(5) Theo em, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa gì? Trình bày suy nghĩa của em về sự chuyển hóa từ bếp lửa thành ngọn lửa trong hai câu thơ:
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
(6) Chỉ ra và nhận xét về tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và biểu cảm
(1) Bài thơ có bố cục như sau:
– Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi ức vé bà.
– Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm ấu thơ gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
– Hai khổ tiếp theo: Suy ngẫm của cháu về bà.
– Khổ cuối: Tình cảm của người cháu đi xa không nguôi nhớ về bà.
(2) Trong ba câu thơ đầu, hình ảnh bếp lửa hiện lên qua những từ ngữ: “Chờn vờn sương sớm/ ấp iu nồng đượm”.
Khi nhớ về bếp lửa, nhân vật trữ tình lại thấy “thương bà biết mấy nắng mưa” bởi lẽ hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
(3) Qua bài thơ em hình dung dược cuộc sống của hai bà cháu lúc bấy giờ vô cùng vất vả. Người bà phải làm lụng vất vả, một nắng hai sương, tần tảo sớm hôm chăm sóc cho người cháu của mình. Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn. Tám năm ở cùng bà khi che mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu. Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu. Đó chính là những kỉ niệm về bà cũng thấm đậm yêu thương mà người cháu chẳng thể quên được.
(4) Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng. Đây là lời yêu thương tha thiết của người cháu nơi xa đối với bà: Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong trái tim cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà.
Tình cảm bà cháu còn gắn liền với tình yêu quê hương đất nước những tháng ngày chiến đấu khắc nghiệt.
(5) Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa:
– Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh bà, nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và cuộc sống gian khổ.
– Bếp lửa bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình và ước vọng của tuổi thơ.
– Bếp lửa là tình cảm yêu thương, bình dị mà thiêng liêng của bà.
– Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn…
(6) Thông qua biện pháp tự sự kết hợp miêu tả tác giả đã kể lại những kỉ niệm tuổi thơ của những năm tháng khó khăn bên bà đồng thời cũng thể hiện tình bà cháu thiêng liêng, sự hi sinh của bà dành cho cháu cũng như tình yêu thương của người cháu dành cho bà.
a. Từ tượng thanh, từ tượng hình.
(1) Nêu khái niệm về từ tượng thanh bà từ tượng hình. Cho ví dụ minh họa.
(2) Kể tên một số con vật trong tiếng Việt có nguồn gốc từ từ tượng thanh.
(3) Trong những câu thơ sau từ nào là từ tượng hình? Các từ tượng hình ấy có giá trị biểu đạt như thế nào?
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
(4) Chỉ ra và phân tích ý nghĩa và giá trị của những từ tượng thanh trong nhưng câu sau:
– Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.
(Nguyễn Tuân- Người lái đò sông Đà) Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương Mái nhì man mác nước sông Hương Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường. (Tố Hữu-Quê mẹ)
(1) Khái niệm, ví dụ:
– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng dấp, dáng vẻ, trạng thái,… của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy. Ví dụ: thăm thẳm, mênh mông, nhấp nhô, khấp khểnh, phập phồng, mấp mô, lẻo khẻo, khệnh khạng…
– Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Ví dụ: róc rách, ha hả, hềnh hệch, hu chúng tôi dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
(2) Kể tên một số con vật trong tiếng Việt có nguồn hốc từ tượng thanh: tú hú, bìm bịp, chuồn chuồn
(3) Các từ tượng hình là:
– “chờn vờn”: Miêu tả hình ảnh bếp lửa bập bùng mù mờ trong sương sớm, khiến cho người đọc có cảm giác ám ảnh về hình tượng bếp lửa, nó chờn vờn hiện về như một câu truyện cổ tích lung linh kì ảo.
– “ấp iu”: Miêu tả hành động nâng niu chăm sóc của đôi bàn tay
– “thướt tha”: Miêu tả cảnh buổi chiều lúc Thúy Kiều và Kim Trong chia tay, thể hiện cảnh đẹp, yêu kiều như một người con gái nhưng buồn
(4) Các từ tượng thanh:
– cuồn cuộn, gùn gè: miêu tả sự dữ dội của dòng sông
– man mác: Miêu tả dòng nước sông Hương
– nhè nhè: miêu tả tiếng mẹ ru ầu ơ đưa con vào giấc ngủ
b. Một số phép tu từ
(1) Hoàn thành bảng sau vào vở:
là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
là biện pháp lặp lại một từ, một ngữ hoắc cả câu để nhấn mạnh nội dung được nói đến.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa nhằm tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước trong khi nói và viết.
Thẳng thắn thật thà thường thua thiệt.
Luồn lách lươn lẹo lại lên lương
D. Hoạt động vận dụng
1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Bếp lửa của Bằng Việt đều có những yếu tố tự sự. Hãy cho biết các yếu tố tự sự trong các bài thơ ấy có vai trò gì ?
5. Vận dụng những kiến thức về phép tu từ từ vựng để phân tích giá trị biểu đạt của những đoạn trích sau:
(1)
Thà rằng liều một thân con, Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
(2)
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chọ biết vào tay ai
(3)
Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn lại quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỉ
(4)
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
(5)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập của.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
1. Sưu tầm hoặc giới thiệu 1-2 bài thơ về sự giàu đẹp của biển
(1)
– Phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều. Lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều.
– Tác dụng: thể hiện sự hi sinh vì gia đình của Kiều một cách cảm động sâu sắc.
(2)
– Phép so sánh: người con gái được so sánh với tấm lụa đào bán ngoài chợ.
– Tác dụng: Thể hiện sự bơ vơ, vô định của người con gái thời phong kiến, họ bị coi như đồ vật đem buôn bán.
(3)
– Biện pháp ẩn dụ, liên tưởng:” súng bên súng”; “đầu sát bên đầu”
– Tác dụng: gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. “Súng bên súng” là chung nhiệm vụ, chung hành động; “đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dung các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa, đã cho ta thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính.
(4)
– Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.
– Tác dụng: làm tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người.
(5)
– Phép ẩn dụ, liên tưởng: mặt trời như hòn lửa, sáng là chiếc then cửa, màn đêm là cánh cửa khổng lồ.
– Tác dụng: Vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn.
Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 91 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Hãy nêu không gian và thời gian được miêu tả trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Trình tự một chuyến ra khơi thường diễn ra như sau:
– Chuẩn bị và lên đường.
– Hoạt động đánh cá.
– Trở về.
Lời giải chi tiết:
– Đoạn 1 (hai khổ thơ đầu): cảnh đoàn thuyền đánh cá lên đường và tâm trạng náo nức của con người.
– Đoạn 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
– Đoạn 3 (còn lại): l cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh.
* Không gian, thời gian
– Không gian: bao la, rộng lớn.
– Thời gian: từ lúc hoàng hôn buông xuống, trời biển vào đêm, đến lúc mặt trời đội biển nhô lên, một ngày mới bắt đầu.
Câu 2 Câu 2 (trang 91 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ.
Phương pháp giải:
Trong không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao; biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều là phép phóng đại.
Lời giải chi tiết:
– Không gian rộng lớn: của vũ trụ, giữa biển khơi bao la, tráng lệ.
– Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, so sánh, nhân hóa thể hiện được sự phong phú của các loài cá, vẻ đẹp kì diệu và sự giàu có của biển khơi.
Câu 3 Câu 3 (trang 92 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Em hãy chọn phân tích một hình ảnh đặc sắc trong các khổ 1,3,4,7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả có gì nổi bật?
Phương pháp giải:
Chỉ ra những hình ảnh đẹp, tráng lệ của thiên nhiên, của con người và sự hài hòa giữa các hình ảnh đẹp đó ở các khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
– Khổ 3: Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào với kích thước rộng lớn của thiên nhiên: lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng,…
– Khổ 4: Những hình ảnh ảnh đẹp giàu màu sắc của các loài cá lấp lánh dưới ánh trăng trên biển trở thành bức tranh huyền ảo lung linh.
Câu 4 Câu 4 (trang 93 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài hát cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa theo gợi ý ở câu hỏi trong SGK, lấy dẫn chứng trong bài thơ và phân tích.
Lời giải chi tiết:
– Bài thơ có bốn từ “Hát”. Cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động.
– Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng,
– Các yếu tố góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ : gieo vần biến hóa, vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền, vần cách… tạo âm vang cho tinh thần lao động; nhịp thơ có khi đầy sức trẻ, sức lao động, có khi hân hoan những chùm cá nặng.
Câu 5 Câu 5 (trang 93 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Qua những bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động?
Phương pháp giải:
Em tự nhận xét theo yêu cầu của đề.
Lời giải chi tiết:
– Nhà thơ Huy Cận có cái nhìn tươi mới và cảm xúc hào hứng, tràn đầy niềm vui về cuộc sống.
– Mỗi hình ảnh thơ đều mang sức sống, mang niềm vui, cuốn theo tình yêu say đắm, mãnh liệt trước biển khơi bao la, hùng vĩ, giàu có vô tận của nhà thơ : cánh cửa vũ trụ với hòn lửa mặt trời, cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim,…, người lao động hăng say làm việc.
→ Đây chính là cái nhìn tin tưởng, phấn khởi của nhà thơ trước cuộc đời mới.
Luyện tập (trang 93 VBT Ngữ văn 9, tập 1):
Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ.
Phương pháp giải:
Tự chọn khổ đầu hoặc khổ cuối để phân tích và viết thành đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Phân tích khổ cuối:
Bài thơ kết thúc bằng khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm lao động khẩn trương. Lại vẫn là âm thanh tiếng hát. Nếu như ở khổ đầu có tiếng hát mang niềm vui của những con người đi chinh phục thiên nhiên thì ở khổ cuối tiếng hát diễn tả sự phấn khởi của những con người chiến thắng đang trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá. Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn giữ được khí thế hăng say: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Một hình ảnh thơ đẹp và đầy sức gợi bởi “chạy đua cùng mặt trời” cũng có nghĩa là họ đang tiếp tục chạy đua cùng với thời gian. Trở về không có nghĩa là công việc đã kết thúc. “Mặt trời đội biển nhô màu mới”, mang cái vẻ tinh khôi của bình minh trên biển hay cũng chính là một ngày mới, một cuộc sống mới đang bắt đầu đối với người lao động thực sự làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Bài thơ khép lại, nhưng ý thơ lại mở ra đến vô cùng với hình ảnh “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”– một tương lai huy hoàng, đầy hứa hẹn đang chờ đón những con người lao động ấy.
Bài tiếp theo
Nằm Mơ Thấy Kéo Lưới Bắt Cá Là Điềm Báo Gì? Đánh Đề Con Gì? Số Mấy?
Đôi nét về con cá
Hình tượng con cá mang nhiều ý nghĩa biểu trưng cả trong văn hóa phương Đông lẫn phương Tây. Nó gắn liền với biểu tượng cho nguồn nước và sự no đủ. Cá còn là nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho con người. Và cá dường như chiếm tỷ lệ khá cao trong mọi bữa cơm của người Việt.
Theo quan niệm của người phương Đông, cá là loài động vật mang đến điềm lành, một số loài cá còn gắn liền với sự trường thọ. Bởi thế hình ảnh con cá được xuất hiện trên các bức họa, vẽ trên đồ gốm, trống đồng, dùng để tế thần linh vì tin vào độ linh thiêng của nó. Trong đó, cá chép là linh vật phong thủy có khả năng chiêu tài khí, mang lại nhiều may mắn tài lộc cho những người hoạt động kinh doanh.
Giải mã giấc mơ thấy kéo lưới bắt cá
– Nếu đàn ông ngủ chiêm bao thấy bắt được cá thì mang đến điềm báo xấu. Sắp đến có thể bạn sẽ gặp những tai họa nào đó nên cần cẩn thận với những người xung quanh mình, họ sẽ là nguyên nhân khiến bạn phải lâm vào khó khăn.
– Nếu phụ nữ ngủ mơ thấy kéo lưới bắt được cá điềm báo trong tương lai bạn sẽ có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Mà không đâu xa nguyên nhân là nhờ vào sự giàu có của chồng, cũng có thể là bạn được kế thừa đất đai của người thân trong gia đình.
– Nằm mơ thấy thả lưới bắt cá trên băng, ý nghĩa giấc mơ nói lên rằng hiện tại cảm xúc của bạn đang có hiện tượng như đang bị đóng băng. Bạn nên thay đổi, loại bỏ những cảm xúc không tốt ấy đi, thư giản và nghỉ ngơi để tinh thần tích cực hơn.
– Chiêm bao thấy bắt cá về ăn thì đây là giấc mơ tốt lành thể hiện tài lộc sắp đến với người mơ. Nhờ có người phù hộ giúp đỡ mà bạn đã vượt qua được mọi khó khăn trong kinh doanh, gặt hái được nhiều tiền bạc và tài chính của gia đình bạn trở nên vững chắc hơn khá nhiều.
– Giấc mơ thấy dùng tay bắt cá dưới ao, đầm thể hiện điềm báo không tốt lành đến với chủ nhân. Điều này dự báo về sự nghiệp của bạn không được thuận buồm xuôi gió, sẽ gặp nhiều cản trở khiến cuộc sống rơi vào tuyệt vọng và bế tắc. Nhưng nếu bạn thật sự nổ lực và quyết tâm thì thành công rồi cũng sẽ đến với mình mặc dù nó hơi muộn.
– Ngủ mơ thấy kéo lưới bắt được nhiều cá to mang điềm báo may mắn tài lộc sẽ đến với chủ nhân một ngày không quá xa. Hoặc bạn sẽ nhận được một may mắn nữa là con cháu đầy nhà, lúc nào cũng vui vẻ và tràn ngập tiếng cười. Điều này còn hạnh phúc hơn gấp mấy lần so với chúng ta kiếm được nhiều tiền phải không nào các bạn.
– Chiêm bao thấy cá nhảy lên khỏi mặt nước hoặc nhảy luôn lên bờ thì bạn hãy cẩn thận vì thất bại sẽ đến với bạn. Có thể là trong công việc hoặc cuộc sống nhưng nếu cá lại xuống nước thì không sao cả. Ngược lại đấy còn là điều tốt, vận may tài lộc sẽ đến với chủ nhân giấc mơ.
– Mơ thấy cá bơi lội tung tăng trong nước mang điềm báo đến với chủ nhân là bạn sắp nhận được nhiều tài lộc, công việc làm ăn hưng thịnh. Nhưng nếu thấy cá đột nhiên chết thì bạn nên cẩn thận vì có thể mình sẽ bị lừa gạt bởi một số người mà trước giờ mình tin tưởng.
Ngủ mơ thấy kéo lưới bắt cá ở sông cùng bạn bè nên đánh đề số 78, 25, 12.
Ngủ mơ thấy bắt cá bằng tay nên đánh con 77.
Giấc mơ thấy bắt cá ở bể nước nhà mình thì nên chọn số 30, 14, 20.
Nằm mơ thấy bắt cá ở giếng thì nên đánh số 29, 13, 17.
Chiêm bao thấy kéo lưới bắt cá về nhà ăn nên chọn con 87.
Giấc mơ thấy bắt cá ở suối đánh đề số 45.
Ngủ mơ thấy bắt được nhiều cá nên chọn con 23, 65, 08, 56.
Mơ thấy kéo lưới bắt được cá lóc thù nên đánh số 68.
Nằm mơ thấy bắt được cá rô đánh đề số 20, 40, 82.
Giấc mơ thấy bắt được cá đen nên chọn số 30, 70.
Ngủ mơ thấy con cá trắng đánh đề con 01, 41, 81.
Chiêm bao thấy bắt được cá chép thì chọn số 58.
Ngủ mơ thấy kéo lưới được nhiều cá chuồn thì nên chọn số 76.
Nằm mơ bắt được cá trắm đánh ngay con 01, 41, 81, 43.
Giấc mơ thấy bắt được cá vàng thì đánh con 20, 29.
Ngủ chiêm bao kéo lưới được cá trắng nê đánh con 46.
Giới thiệu website: https://giaimabian.org
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!