Cập nhật nội dung chi tiết về Soạn Bài Ôn Luyện Về Dấu Câu (Ngắn Gọn) mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dấu chấm lửng, kí hiệu (…)
Dấu câu dưới dạng 3 chấm (…) đặt cạnh nhau theo chiều ngang.
Dấu chấm lửng dùng để:
+ Biểu thị lời nói đứt quãng vì xúc động.
+ Biểu thị chỗ ngắt dài dòng với ý châm biếm, hài hước.
+ Ghi lại chỗ kéo dài âm thanh.
+ Để chỉ rằng lời dẫn trực tiếp bị lược bớt một số câu. Trường hợp này dấu chấm lửng thường đặt trong dấu ngoặc đơn (…) hoặc trong dấu ngoặc vuông […]
+ Để chỉ ra rằng người viết chưa nói hết (đặc biệt khi nêu ví dụ).
Dấu chấm phẩy, kí hiệu (;)
Dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, dấu phẩy ở dưới (;) dùng để phân biệt các thành phần tương đối độc lập trong câu:
+ Trong câu ghép, khi các vế câu có sự đối xứng về hình thức.
+ Khi các câu có tác dụng bổ sung cho nhau.
+ Ngắt vế câu trong một liên hợp song song bao gồm nhiều yếu tố. Khi đọc, phải ngắt câu ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn so với dấu chấm.
Dấu gạch ngang, kí hiệu (-)
Dấu câu dưới dạng một nét gạch ngang (-), dùng để:
+ Phân biệt phần chêm, xen.
+ Đặt trước những lời đối thoại hay đặt giữa câu để giới thiệu người nói.
+ Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận được trình bày riêng một dòng.
+ Đặt giữa ba bốn tên riêng hay ở giữa con số để chỉ sự liên kết. Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối. (Dấu ngang nối không phải là dấu câu). Dấu ngang nối dùng để nối các tiếng (âm tiết) trong tên phiên âm nước ngoài.
+ Độ dài của dấu ngang cách dài hơn dấu ngang nối.
+ Khoảng cách đôi bên của dấu ngang cách lớn hơn khoảng cách hai bên dấu ngang nối.
Dấu ngoặc kép, kí hiệu (””)
Dấu ngoặc kép dùng để:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tên tờ báo, tập san.
Dấu phẩy, kí hiệu (,)
Dấu câu dùng để tách các từ, cụm từ về câu như sau:
+ Tách các phần cùng loại của câu.
+ Tách các vế của câu ghép không có liên từ. Tách vế câu chính và vế câu phụ hoặc các vế câu phụ trong câu ghép.
+ Tách thành phần biệt lập của câu.
+ Dùng tạo nhịp điệu biểu cảm cho câu.
III. LUYỆN TẬP
1. Ghép đoạn văn và điền các dấu câu vào dấu ngoặc đơn cho phù hợp.
– Các em tự làm.
– Gợi ý kiểm tra lại cho đúng việc đặt các dấu (thứ tự từ trên xuống dưới).
(,) – (.) – (,) – ( 😉 – (-) – ( !) – ( !) – ( !) – ( 😉
( 😉 – (,) – (,) – (.) – (,) – (.) – ( 🙂 – (,) – ( 🙂
(-) – ( ?) – ( ?) – ( ?) – ( !)
2. Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn văn và thay dấu câu cho thích hợp (điều chỉnh chữ viết hoa cho thích hợp).
a. Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ dặn là anh phải làm xong… chiều nay.
b. … và sản xuất… có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”.
c. … năm tháng, nhưng.
-Khác nhau
+Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể:
+ Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy.
+ Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương.
– Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.
3.
Em thích nhất là nhân vật chị Dậu. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật chị Dậu trong đoạn trích, ta thấy hiện lên vẻ đẹp của một người phụ nữ nông dân tính tình hiền dịu, mộc mạc, yêu chồng và thương con hết mực. Nhưng chị cũng không phải là một người phụ nữ yếu đuối, ngược lại tiềm tang một sức sống, một sức phản kháng mãnh liệt khi bị đẩy vào bức đường cùng.
chúng tôi
Soạn Bài Ôn Luyện Về Dấu Câu
Soạn bài Ôn luyện về dấu câu
Tổng kết về dấu câu
Dấu chấm
Kết thúc câu trần thuật
Dấu chấm hỏi
Biểu thị ý nghi vấn
Dấu chấm than
Biểu thị cảm xúc cuối câu cầu khiến hoặc cảm thán
Dấu phẩy
Đánh dấu ranh giới các bộ phận của câu : + Thành phần phụ với chủ ngữ vị ngữ + giữa các từ có cùng chức vụ ngữ pháp + giữa một từ với bộ phận chú thích + giữa các vế của một câu ghép
Dấu chấm phẩy
– Đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê. – Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp.
Dấu chấm lửng
– Tỏ ý chưa liệt kê hết. – Thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng. – Biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…
Dấu gạch ngang
– Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu– Đặt trước những lời đối thoại– Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…
Dấu ngoặc đơn
Giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm.
Dấu hai chấm
– Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó– Báo trước lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
Dấu ngoặc kép
– Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. – Đánh dấu từ ngữ đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. – Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
Các lỗi thường gặp về dấu câu
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
Ví dụ thiếu dấu chấm ngắt câu : “… vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ …”
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
Dùng sai dấu ngắt câu: ” Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc.”
3. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận câu khi không cần thiết
Câu thiếu dấu phẩy để tách bộ phận của câu chỉ sự liệt kê : ” Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.”
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
Dấu câu dùng không đúng : ” Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đè này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này.”
Luyện tập
Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng.
Anh Dậu lữ thử từ cổng tiến vào với cái vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.
Cái Tý, thằng Dần cùng vỗ tay reo:
– A! Thầy đã về! A! Thầy đã về!…
Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách.
Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu.
Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi :
– Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà!
Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a. Thiếu dấu hỏi chấm. Sửa lại : ” Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà …”
b. Thiếu dấu ngoặc kép, dấu phẩy. Sửa lại : ” Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân … Vì vậy có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách””
c. Dùng sai dấu chấm câu. Sửa lại : ” Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài Rút Gọn Câu Ngắn Gọn Nhất
Tài liệu hướng dẫn soạn bài Rút gọn câu do Đọc Tài Liệu biên soạn sẽ giúp các em tìm hiểu nắm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn thông qua những gợi ý trả lời câu hỏi bài tập vận dụng trong SGK.
Kiến thức cơ bản cần nắm vững
– Rút gọn câu là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
– Rút gọn câu có tác dụng làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
– Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
– Khi rút gọn câu cần chú ý:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc khó hiểu.
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
Soạn bài Rút gọn câu chi tiết
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Rút gọn câu trang 14 đến 18 SGK Ngữ văn 7 tập 2.
I. Thế nào là rút gọn câu?
1 – Trang 14 SGK
Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:
a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
Trả lời:
Cấu tạo của 2 câu khác nhau ở chỗ:
– Câu a) thì bị lược đi chủ ngữ;
– Câu b) lại xuất hiện chủ ngữ ” Chúng ta“
2 – Trang 15 SGK
Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a).
Trả lời:
Có thể dùng rất nhiều chủ ngữ cho câu a).
Ví dụ: Các em: Mọi người; Cháu…
3 – Trang 15 SGK
Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu a) được lược bỏ?
Trả lời:
Chủ ngữ trong câu a) có thể chứa đựng rất nhiều khả năng xuất hiện nhiều chủ ngữ cho nên đã được lược bỏ để trở thành một chân lí cho mọi người.
a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
(Nguyễn Công Hoan)
b) – Bao giờ cậu đi Hà Nội? – Ngày mai. Trả lời:
a) Thành phần vị ngữ bị lược bỏ đó là “đuổi theo nó”. Nếu thêm vào thì sẽ lặp, nếu bỏ đi thì người đọc vẫn hiểu được mọi người đang đuổi theo nó. Chính câu đầu cho ta liên tưởng được điều này.
b) Đáng lẽ: ” Tôi đi Hà Nội ngày mai “. Cả chủ ngữ và vị ngữ đã bị lược bỏ. Bởi do câu hỏi đã gợi cho ta cái phần này.
II. Cách dùng câu rút gọn
1 – Trang 15 SGK
Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. Trả lời:
Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” thiếu thành phần chủ ngữ.
Không nên rút gọn mà nên thêm chủ ngữ: “Chúng em”. Bởi vì không thể lấy chủ ngữ “Trường em” để ta liên tưởng ở vị trí chủ ngữ.
2 – Trang 15 SGK
– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10. – Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế? – Bài kiểm tra toán. Trả lời:
Câu in đậm cần thêm và viết lại như sau: “Thưa mẹ, bài kiểm tra toán”, “Bài kiểm tra toán ạ!” hoặc ” Bài kiểm tra toán mẹ ạ!”.
3 – Trang 16 SGK
Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?
Trả lời:
Khi rút gọn câu ta cần lưu ý:
– Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;
– Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.
III. Soạn bài Rút gọn câu phần Luyện tập
1 – Trang 16 SGK
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?
a) Người ta là hoa đất. b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. d) Tấc đất tấc vàng. Trả lời:
– Các câu (b), (c) là những câu rút gọn.
– Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.
– Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
2 – Trang 16 SGK
a) Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời non nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan)
b) Đồn rằng quan tướng có danh, Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai. Ban khen rằng: “Ấy mới tài”, Ban cho cái áo với hai đồng tiền. Đánh giặc thì chạy trước tiên, Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!) Giặc sợ giặc chạy về nhà, Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
(Ca dao)
Trả lời:
a) – Các câu đã rút gọn chủ ngữ:
+ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
– Khôi phục:
Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô “ta với ta”, nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:
+ Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, + Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
b) – Các câu đã rút gọn chủ ngữ:
+ Đồn rằng quan tướng có danh, + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai. + Ban khen rằng: “Ấy mới tài”, + Ban cho cái áo với hai đồng tiền. + Đánh giặc thì chạy trước tiên, + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!) + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
– Khôi phục:
+ Người ta đồn rằng quan tướng có danh, + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai. + Vua ban khen rằng: “Ấy mới tài”, + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền. + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên, + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!) + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
Trong văn vần (thơ, ca dao…) thường gặp nhiều câu rút gọn bởi lẽ văn vần chuộng lối diễn đạt súc tích và số chữ trong một dòng được quy định rất hạn chế.
3 – Trang 17 SGK
Trả lời:
Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì khi trả lời người khách, cậu bé đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa:
+ “Mất rồi” (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất”).
+ “Thưa…tối hôm qua” (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất tối hôm qua”).
+ “Cháy ạ” (ý cậu bé: tờ giấy mất vì cháy; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất vì cháy”).
– Qua câu chuyện này, cần rút ra một bài học: phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì dùng không đúng có thể gây hiểu lầm.
4 – Trang 18 SGK
Đọc truyện cười sau đây. Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.
THAM ĂN
Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy anh ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi :
– Chẳng hay ông người ở đâu ta ?
Anh chàng đáp:
– Đây.
Rồi cắm cúi ăn.
– Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi ?
– Mỗi.
Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.
Ông khách hỏi tiếp:
– Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ ?
Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo :
– Tiệt !
( Truyện cười dân gian Việt Nam)
Trả lời:
* Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.
* Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.
Khi ta nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu để rút gọn lại. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm vào những mục đích sau:
– Làm cho câu trở nên ngắn gọn hơn, thông tin truyền tải nhanh và tránh bị lặp lại quá nhiều từ ngữ trong câu đứng trước đó.
– Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
– Khi rút gọn câu cần chú ý:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc khó hiểu.
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
// Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết bài soạn văn Rút gọn câu do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 7 bài Rút gọn câu này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Rút gọn câu một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Soạn Bài Chữa Lỗi Về Quan Hệ Từ (Ngắn Gọn)
1. Thiếu quan hệ từ:
– Thiếu quan hệ từ “mà”
Sửa: Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
– Thiếu quan hệ từ “với”
Sửa: Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa:
Các quan hệ từ “và, để” không diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu:
Sửa:
– Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
– Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
3. Thừa quan hệ từ:
Các câu sau thiếu chủ ngữ vì quan hệ từ đã biến chủ ngữ của câu thành trạng ngữ.
Chữa:
– Bỏ từ qua: Câu ca dao “Công chúng tôi cho thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
– Bỏ từ về: Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết:
*Quan hệ từ ” không những” phải đi với quan hệ “mà còn” nên chữa như sau:
Bạn Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Bạn không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi cả môn Văn.
*Quan hệ từ với trong trường hợp này thiết lập quan hệ giữa thích và không thích là không hợp lí, không tương ứng với vế trước.
Sửa: Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị.
II. LUYỆN TẬP: 1. Thêm quan hệ từ thích hợp:
– Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
– Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.
2. Thay quan hệ từ sai:
– Thay “với” thành “như”
– Thay “tuy” thành “dù”
– Thay “bằng” thành “về”.
3. Chữa lại các câu văn cho hoàn chỉnh:
– Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
– Câu tục ngữ”Lá lành đùm lá rách ” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
– Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
4. Quan hệ từ dùng đúng hay sai:
a. Đúng
b. Đúng
c. Sai(bỏ từ cho)
d. Đúng
e. Sai (sửa “bản thân của mình” thành “của bản thân mình”).
g. Sai (bỏ từ của)
h. Đúng.
i. Sai (bỏ giá. Viết câu thành: Trời mà mưa, con đường này sẽ rất trơn).
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Soạn Bài Ôn Luyện Về Dấu Câu (Ngắn Gọn) trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!