Đề Xuất 4/2023 # Sôi Nổi Giải Bóng Đá Chào Mừng Kỷ Niệm 6 Năm Thành Lập Công Ty Dược Phẩm Tâm Bình # Top 12 Like | Asianhubjobs.com

Đề Xuất 4/2023 # Sôi Nổi Giải Bóng Đá Chào Mừng Kỷ Niệm 6 Năm Thành Lập Công Ty Dược Phẩm Tâm Bình # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sôi Nổi Giải Bóng Đá Chào Mừng Kỷ Niệm 6 Năm Thành Lập Công Ty Dược Phẩm Tâm Bình mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 6 năm thành lập, ngày 26/11/2016, Công ty Dược phẩm Tâm Bình đã tổ chức Giải bóng đá cúp Tâm Bình thu hút sự tham gia của 4 đội bóng thuộc hai khối Văn Phòng và Nhà máy, tranh tài ở hai nội dung bóng đá Nam và bóng đá Nữ.

Giải bóng đá Tâm Bình là dịp thúc đẩy và phát triển phong trào thể thao, nâng cao sức khoẻ, đời sống văn hoá tinh thần cũng như tạo cơ hội giao lưu, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giữa các cán bộ công nhân viên Công ty Tâm Bình.

Tham gia tranh tài là các chân sút nòng cốt được tuyển chọn từ đội hình thuộc khối Văn phòng và Nhà máy của công ty. Giải đấu được bắt đầu với lời phát biểu khai mạc của Tổng Giám đốc Lê Thị Bình và tiết mục múa chào mừng của đội cổ động viên Tâm Bình.

TGĐ Lê Thị Bình phát biểu khai mạc “Cúp bóng đá Tâm Bình 2016”

Tuy không phải là những cầu thủ chuyên nghiệp nhưng các đội bóng đã thi đấu với tinh thần quyết tâm cao độ. Các vận động viên, cổ động viên cũng như toàn thể cán bộ nhân viên Tâm Bình đã được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Sự thi đấu nhiệt tình của các cầu thủ cũng như sự cổ vũ vô tư, cuồng nhiệt của các cổ động viên đã tạo nên bầu không khí vô cùng sôi động tại sân bóng. Tất cả mọi thành viên trong ngôi nhà chung Tâm Bình đã quên hết mọi lo toan thường ngày để sống trong những giây phút thăng hoa cùng bóng đá.

Tiết mục múa sôi động mở màn giải đấu

Ở nội dung bóng đá nam, bằng sức trẻ, sự nhanh nhẹn và kỹ thuật tốt, 2 đội đã cống hiến cho khán giả những pha bóng đẹp mắt, phô diễn những động tác đi bóng đầy tính kỹ thuật. Đây được đánh giá là trận đấu cân tài cân sức và với bàn thắng duy nhất được ghi cúp vô địch đã thuộc về đội bóng nam khối Nhà máy. Trong khi đó, ở nội dung bóng đá nữ, khối Văn phòng đã xuất sắc giành cúp vô địch sau màn đá penalty đầy kịch tính.

Với các trận đấu diễn ra sôi nổi, quyết liệt và fair play, giải bóng đá cúp Tâm Bình đã thành công tốt đẹp. Đây cũng là cơ hội giúp cho cán bộ, nhân viên và tập thể người lao động trong công ty có dịp giao lưu, học hỏi và hiểu nhau hơn, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ, kế hoạch được giao.

Toàn bộ CBNV Dược Tâm Bình trong lễ khai mạc

Pha sút penalty quyết định mang lại chiến thắng cho tuyển bóng đá nữ khối Văn phòng

2 đội bóng đá nam khối văn phòng và nhà máy chiến đấu hết sức gay cấn

Đội bóng đá nữ khối Nhà máy

Đội bóng đá nam khối Văn phòng

TGĐ Lê Thị Bình trao cúp vô địch cho đội bóng đá nữ khối Văn phòng

Đội bóng đá nam khối Nhà máy vô địch giải bóng đá Tâm Bình

4 đội bóng khối Nhà máy và Văn phòng

Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Mtdtgp Miền Nam Việt Nam

Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại nhà bia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Ảnh: Lê Đức Hoảnh – TTXVN

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Tây Ninh phối hợp tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước (20/12/1960-20/12/2015).

Tới dự có các đồng chí: Phạm Thế Duyệt, Huỳnh Đảm, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Tây Ninh cùng đông đảo cán bộ và thân nhân cán bộ cách mạng lão thành đã từng làm việc, chiến đấu tại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình cho biết: Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, dựng lên chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, thực hiện chế độ thực dân kiểu mới, phản bội lại những nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và cải thiện đời sống.

Chúng chủ trương xóa bỏ ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám và thành quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời thực hiện chính sách khủng bố, trả thù những người yêu nước, chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Với Luật 10/59, chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đã tổ chức các chiến dịch “Tố Cộng, diệt Cộng”, lê máy chém đi khắp miền Nam thảm sát những người yêu nước, cướp ruộng đất của nông dân… Hàng chục vạn đồng bào ta đã bị thảm sát, hàng ngàn làng mạc đã bị đốt phá, gây nên biết bao cảnh đau thương, tang tóc cho đồng bào miền Nam.

Quyết không cam chịu cảnh nước mất, nhà tan, chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Mỹ – Ngụy, nhân dân miền Nam đã vùng lên với nhiều hình thức đấu tranh chính trị, vũ trang để chống lại sự bắt bớ, đàn áp dã man của Mỹ – Ngụy, bảo vệ quyền sống, quyền làm người để xóa cảnh nước nhà bị chia cắt. Cuộc Đồng khởi ở Bến Tre nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Trung bộ…

Thắng lợi to lớn của cuộc Đồng khởi và trước âm mưu thâm độc của chính quyền Mỹ – Ngụy đã đặt ra yêu cầu mới là phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất để đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ, lật đổ bộ máy Ngụy quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đáp ứng yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, ngày 20/12/1960, tại ấp Rùm Đuông, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, thuộc Khu rừng vùng giải phóng Bắc Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam . Đại hội đã cử ra Uỷ ban Trung ương lâm thời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam làm Chủ tịch.

Với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng, cách mạng miền Nam đã có danh nghĩa chính thức, phương hướng đấu tranh cách mạng công khai, rõ ràng để tập hợp quần chúng. Đánh giá về sự kiện trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Một Mặt trận của nhân dân đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi là một lực lượng tất thắng. Hiện nay trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chế độ tàn bạo của Mỹ – Diệm, đồng bào ta ở miền Nam cũng có “Mặt trận Dân tộc giải phóng” với chương trình hoạt động thiết thực và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó có thể đoán rằng đồng bào miền Nam nhất định sẽ thắng lợi, nước nhà nhất định sẽ thống nhất, Nam – Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm hoạt động của các hình thức tổ chức Mặt trận trước đây, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã lãnh đạo quân và dân miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lần lượt làm thất bại các lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Paris.

Mặt trận đã cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam (ra đời 20/4/1968) hiệp thương thống nhất, tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam (từ 6 đến 10/6/1969 tại Tây Ninh) để cử ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ; lãnh đạo quân và dân miền Nam đấu tranh làm thất bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, cùng với thắng lợi của quân và dân miền Bắc đã anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Đặc biệt, cùng với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhân dịp này, các đại biểu đã đến thắp hương, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại nhà bia Mặt trận; thăm nhà làm việc (di tích) của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; nhà các Phó Chủ tịch; di tích giếng nước và bãi tắm của cán bộ, chiến sĩ Mặt trận tại suối Mây.

Họp Mặt Truyền Thống Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Tặng hiện vật của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cho bảo tàng

Hưởng ứng phát động, 4 gia đình đã gửi tặng hiện vật được gia đình đang lưu giữ là một phần kỷ niệm, là ký ức của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi, thời vào sinh ra tử để giành lấy độc lập hòa bình, thống nhất đất nước của những chứng nhân lịch sử.

Các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu và các gia đình hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại buổi họp mặt, sáng 20-12-2020. Ảnh: VIỆT DŨNG

Cụ thể, gia đình cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tặng hiện vật “Cặp đựng hồ sơ mỗi chuyến công tác của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam”.

Chiếc cặp này được cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ sử dụng từ năm 1989, gắn liền với những tài liệu quan trọng của quốc gia, dân tộc. Thời điểm năm 1989, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đang là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Đợt này, gia đình cụ Phan Nhẫn, thành viên phái đoàn đàm phán Hiệp định Paris; Phó Văn phòng Mặt trận – Dân vận từ giai đoạn 1976-1982, hiến tặng hơn 100 hiện vật.

Những kỷ vật này giúp nhớ lại khoảnh khắc lịch sử đó là sau gần 5 năm đàm phán kiên trì, chúng ta đã buộc Mỹ phải chấm dứt vô điều kiện ném bom và bắn phá miền Bắc, buộc Mỹ ký kết Hiệp định Paris, Mỹ phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi và có ý nghĩa chiến lược để tiến lên giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.

Hiện vật thứ 3 là một chiếc rựa do ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên cán bộ cơ quan Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hiến tặng.

Năm 1965, ông Nguyễn Minh Hồng đã mua một cái nhíp xe ô tô và rèn thành chiếc rựa. Chiếc rựa này phục vụ công tác hậu cần trong chiến khu cho các đồng chí lãnh đạo là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Luật sư Nguyễn Hữu Thọ từ năm 1965 đến ngày giải phóng. Ông Nguyễn Minh Hồng đã gìn giữ nó trong suốt 55 năm qua.

Cụm hiện vật cuối cùng là 4 bài báo do gia đình cố Giáo sư Lý Chánh Trung hiến tặng. 

Đây là những bài báo ghi lại cuộc đấu tranh của phong trào “Ký giả đi ăn mày” do giới báo chí Sài Gòn thực hiện để xuống đường cùng đồng bào sôi sục đấu tranh chống Thiệu độc tài và tham nhũng; ghi lại cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam trên chiến trường đầy khốc liệt.

Chùm Sách Chào Mừng Ngày 30

Kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều đơn vị xuất bản ra mắt sách mới, hoặc tái bản các đầu sách hay về Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi ấn phẩm chọn khía cạnh khác nhau về vùng đất phương Nam để khai thác, giúp độc giả hiểu thêm về các góc văn hóa, lịch sử, địa lý, tôn giáo, kinh tế, xã hội… vô cùng phong phú ở thành phố này.

1. Nhớ Về Mùa Xuân Đại Thắng 1975

Gần 40 năm sau ngày trọng đại ấy, Nguyễn Hữu Thái, người có mặt tại Dinh Độc Lập trong ngày 30/4 trăn trở và quyết định hoàn thành cuốn sách viết về 30-4 “Những điều chưa biết về ngày Sài Gòn sụp đổ”. Ông quan niệm đây không phải là một cuốn sách sử hay một bản tổng kết về chiến tranh mà “đơn giản chỉ muốn kể lại câu chuyện về 30-4-1975 như một người trong cuộc, người ghi chép các sự kiện lẫn một nhà nghiên cứu”.

4. Saigon Sự Kiện Đối Thoại Của Một Gia Đình

Cuốn sách là bức tranh sống động về thời khắc giải phóng thông qua câu chuyện kể và những cuộc đối thoại trong một gia đình đặc biệt – gia đình của chứng nhân lịch sử Nguyễn Hữu Thái. Nội dung cuốn sách gồm: Đối thoại giữa ông Nguyễn Hữu Thái và bà Trần Tuyết Hoa với hai con về các sự kiện xảy ra ngày 30/4/1975; Hồi ức/câu chuyện của Nguyễn Hữu Thái về các nhân vật 30/4 mà tác giả được biết: Tướng Dương Văn Minh, hòa thượng Thích Trí Quang, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Nguyễn Khoa Nam, dân biểu Lý Quí Chung…

5. Đại Thắng Mùa Xuân 1975 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam

Từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng đến nay, không ít sách báo và cả phim ảnh, sạn khấu… đã nói đến biệt động Sài Gòn, ca ngợi chiến công tuyệt vời của họ. Đồng chí nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam – người đã nhiều năm lãnh đạo phong trào cách mạng ở Thành phố mang tên Bác, đánh giá như sau về lực lượng Biệt động Sài Gòn:

“Đây là một sáng tạo về mặt hình thức tổ chức lực lượng vũ trang của Đảng, gọn lẹ, bí mật, linh hoạt, nằm trong dân, hòa vào dân, thường xuyên hoạt động trong lòng địch… Sự ra đời và phương thức hoạt động của lực lượng biệt động đánh dấu bước phát triển mới của chiến tranh nhân dân là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam…”

Thực tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa qua, không chỉ ở Sài Gòn – Gia Định mà ở các thành phố bị tạm chiếm khác như Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ… đều có lực lượng biệt động hoạt động và lập nhiều chiến công xuất sắc.

9. Nhật ký chiến trường của liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý

(NXB VHVN TPHCM) là một tác phẩm đặc biệt, ghi chép lại sống động cuộc sống và cuộc chiến đấu đầy gian khổ nhưng dũng cảm, hào hùng của quân và nhân dân Quảng Đà thời điểm sau Xuân Mậu Thân 1968. Nhật ký chiến trường cũng là một trong những minh chứng về tinh thần chiến đấu dũng cảm và lao động sáng tạo nghệ thuật của đội ngũ văn nghệ sĩ, trong đó có bản thân chị, đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Chị được công nhận là liệt sĩ và được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật năm 2007.

10.Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của nhà văn Trần Mai Hạnh (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật) ngay khi ra mắt đã tạo dấu ấn mạnh bởi lối thể hiện dạng tiểu thuyết tư liệu lịch sử. Những tài liệu nguyên bản được xem là tuyệt mật ở thời điểm đó của phía bên kia (Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ) cùng những tư liệu tác giả viện dẫn trong cuốn sách gắn với sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, có độ chính xác và tin cậy cao. Tác phẩm ra mắt lần đầu năm 2014 và liên tục giành được nhiều giải thưởng lớn như “Giải thưởng Văn học năm 2014” của Hội Nhà văn Việt Nam, “Giải thưởng Văn học năm 2015 của các nước Đông Nam Á (ASEAN)”. Trước những giá trị của tác phẩm, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định dịch Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 sang Anh ngữ “nhằm giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học viết về sự nghiệp đấu tranh giữ nước, giải phóng dân tộc và khát vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam tới bạn đọc trên thế giới”.

11. Bà Đại tá là cuốn hồi ký đầy đủ nhất về người nữ kiệt miền Đông Hồ Thị Bi. Qua ghi chép của tác giả Võ Trần Nhã, người nữ anh hùng hiện lên từ tuổi thơ gian khó đến những ngày tháng chiến đấu vì dân tộc và cả những năm tháng hòa bình, góp phần xây dựng đất nước.

12. Những điệp viên may mắn là tác phẩm của NXB Trẻ, tác giả cuốn sách Nguyễn Văn Tàu cũng chính là một chiến sĩ của Cụm tình báo H.63, đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, làm nhiệm vụ bám trụ tại vùng đất thép Củ Chi những năm chiến tranh vô cùng ác liệt. Với tư cách một nhân chứng lịch sử, tác giả đã ghi lại những mẩu chuyện vui, buồn, nguy hiểm trong cuộc đời làm tình báo của bản thân cũng như của đồng đội. Trong đó, có câu chuyện về nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn, nữ điệp viên Tám Thảo – thư ký của viên sĩ quan tình báo hải quân Mỹ, nữ anh hùng Nguyễn Thị Ba – người giữ liên lạc hàng tuần với điệp viên Phạm Xuân Ẩn, nữ giao thông viên tình báo Minh Tâm – người bị bọn mật vụ dùng kim đóng xuyên qua móng tay… Những câu chuyện đã tái hiện lại hình ảnh quân dân gắn bó trong suốt mấy mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Một minh chứng cho thấy nếu không có sự gắn bó quân dân thì khó lòng có những chiến công lừng lẫy của ngành tình báo.

13. Một người Việt trầm lặng (tựa gốc tiếng Pháp: Un Vietnamien bien tranquille) của Jean-Claude Pomonti. Đây là tác phẩm viết về vị tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn với một cách thể hiện mới lạ, độc đáo. Cuộc đời, lý tưởng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn hiện lên phía sau những dòng chữ đầy sống động, làm bật lên sự nhân ái, thành tín với bạn bè, đồng nghiệp không phân biệt chiến tuyến. Một điều khá đặc biệt là cùng với việc miêu tả nhân vật, tác giả cũng mô tả đời sống Sài Gòn thập niên 1960-1970, một mảng tư liệu miền Nam thời chiến rất quý giá. Jean-Claude Pomonti từng là phóng viên thường trú của tờ Le Monde (Pháp) ở Sài Gòn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Ông đã từng bị chính quyền Sài Gòn trục xuất khỏi miền Nam hai lần, vào các năm 1973 và 1974.

14. Sài Gòn, đất Và Người

Vùng đất với những nét xưa và nay hòa trộn vào nhau tạo thành phong cách riêng cuốn hút và đón nhận mỗi người dân đến với nó. Điều này thôi thúc tác giả không ngừng tìm hiểu về tên đất, tên người, về từng ngôi chợ, từng hàng cây cổ thụ nơi đây.

Sách đưa ra những lý giải cho các câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải người Sài Gòn nào cũng biết, như: Tại sao lại gọi là Thủ Đức? Có hay không những địa danh bị viết sai ở thành phố này, như: Cát Lái, Gò Vấp, Hàng Xanh, An Thít, Rạch Chiếc, Dần Xây, Thanh Đa…? Vì sao lại có địa danh chợ Cây Da Còm, chợ Cây Da Sà…?

Từng trang sách mở ra một đời sống sinh hoạt đa dạng, sôi động của đô thị trẻ. Đất Thị Nghè bên dòng kênh Nhiêu Lộc đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa nơi thành phố này. Thành phố sông nước với cảnh quan “trên bến dưới thuyền” một thời. Những dòng kinh Tàu Hủ, Ruột Ngựa, Lò Gốm, những xóm thủ công nổi tiếng của Sài Gòn xưa… được gợi nhớ. Tập tục, tín ngưỡng cũng là những nét văn hóa riêng của Sài Gòn như chuyện thờ cọp, thờ cá Ông, thờ Bà Chúa Xứ… Qua mỗi bài biên soạn, tác giả không giấu được sự háo hức cùng bạn đọc khám phá thêm về những điều chưa biết.

Một đô thị phát triển không thể thiếu lịch sử hình thành của nó, vì vậy, cuốn Saigon – ba thế kỷ phát triển và xây dựng vừa được tái bản để kể lại câu chuyện về những địa danh, công trình kiến trúc của Sài Gòn. Sách do TP HCM hợp tác với cộng đồng đô thị Lyon và Tổng Lãnh sự Pháp xuất bản lần đầu tiên vào năm 1998, đúng dịp kỷ niệm 300 năm của thành phố. Lần tái bản mới này, sách được những người thực hiện gửi gắm thông điệp rõ ràng về sự cần thiết bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử của TP HCM.

Sách hiện đang có tại Thư viện tỉnh Bình Dương, mời quý độc giả đến tìm đọc!

(Địa chỉ: Số 622 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương).

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sôi Nổi Giải Bóng Đá Chào Mừng Kỷ Niệm 6 Năm Thành Lập Công Ty Dược Phẩm Tâm Bình trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!