Cập nhật nội dung chi tiết về Tóm Tắt Một Số Kiến Thức Về Giải Tích Vector (P1) mới nhất trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Vector :
1.1. Định nghĩa:
Vector, ở đây là vector hình học trong không gian Euclide, là một đối tượng hình học có phương, chiều và độ lớn. Ta biểu diễn vector bởi một mũi tên có gốc là gốc của vector, đầu mũi tên là đầu mút của vector, độ dài là độ lớn của vector và hướng từ gốc đến đầu mút là hướng của vector.
Vd: vector
-Vector đơn vị là vector có độ lớn bằng 1.
-Để cộng 2 vector, ta sử dụng quy tắc hình bình hành hoặc quy tắc tam giác như sau:
1.2. Biểu diễn vector trong hệ trục tọa độ Descartes:
Một vector với các điểm và thì được biểu diễn trong hệ trục tọa độ Descartes bởi bộ số:
.
Ta định nghĩa 3 vector đơn vị ứng với 3 trục tọa độ Ox, Oy, Oz. Khi đó, vector được biểu diễn dưới dạng:
.
1.3. Tích vô hướng và tích hữu hướng hai vector:
1.3.1. Tích vô hướng: (Dot Product)
Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến khái niệm tích của 2 vector hình học 3D .
Tích vô hướng của 2 vector và , hợp với nhau góc là một số vô hướng:
Trong tọa độ Descartes, ta có thể tính tích vô hướng của 2 vector và như sau:
.
1.3.2. Tích hữu hướng: (Cross Product)
Khác với tích vô hướng, tích hữu hướng của 2 vector và , hợp với nhau góc là một vector có độ lớn :
và có phương vuông góc với 2 vector trên, chiều xác định bởi quy tắc vặn nút chai.
Trong tọa độ Descartes, ta có thể tính tích hữu hướng của 2 vector và như sau:
1.4 Một số tính chất của tích vô hướng và tích hữu hướng:
1.4.1. Bộ vector đơn vị:
Bộ 3 vector đơn vị trong hệ tọa độ Descartes thỏa mãn các hệ thức sau:
(chuẩn hóa)
(trực giao)
1.4.2 So sánh tích vô hướng và tích hữu hướng:
Tích vô hướng
Tích hữu hướng
Định nghĩa Là một số vô hướng Là một vector
Giao hoán (có tính giao hoán) (có tính phản giao hoán)
Phân phối với vô hướng
Kết hợp với +
1.4.3 Các tích hỗn hợp:
Tích ba có hướng:
a) Đẳng thức Jacobi:
b) Đẳng thức Lagrange:
Tích ba vô hướng:
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Tóm Lược Một Số Kiến Thức Về Đại Số Tổ Hợp Ứng Dụng Trong Tin Học
Toán học tổ hợp (hay giải tích tổ hợp, đại số tổ hợp, lý thuyết tổ hợp) là một ngành toán học rời rạc, nghiên cứu về các cấu hình kết hợp các phần tử của một tập hợp có hữu hạn phần tử. Các cấu hình đó là các hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp,… các phần tử của một tập hợp.
Toán học tổ hợp được dùng nhiều trong khoa học máy tính với các bài toán cơ bản như:
Bài toán đếm: Đếm các cấu hình thỏa mãn những tính chất nào đó
Bài toán liệt kê tổ hợp: Liệt kê tất cả các cấu hình thỏa mãn một tính chất nào đó
Bài toán tìm kiếm: Tìm kiếm một hoặc một số cấu hình thỏa mãn một tính chất nào đó
Bài toán tồn tại: Chỉ ra sự tồn tại/không tồn tại một cấu hình tổ hợp thoả mãn một tính chất nào đó
Bài toán sinh ngẫu nhiên
Bài viết nêu tóm tt khái niệm và một số ví dụ, cũng như công thức đếm cho một số loại cấu hình phổ biến trên một tập hợp hữu hạn các số. Trong bài viết này, ta xét tập hợp gồm n phần tử A = {a₁, a₂, a₃,...,aₙ}.
Mỗi cách sắp xếp n phần tử của A theo một thứ tự nào đó được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
Ví dụ: với tập A = {1, 2, 3}, có tất cả 6 hoán vị của 3 phần tử này là:
Gọi Pₙ là số lượng hoán vị của n phần tử. Dễ thấy:
Giải thích: có n cách chọn phần tử thứ nhất của hoán vị, n-1 cách chọn phần tử thứ 2 (phải khác phần tử đầu), n-2 cách chọn phần tử thứ 3 (khác hai phần tử đầu tiên)… đến phần tử cuối cùng chỉ còn 1 cách chọn (khác tất cả n-1 phần tử đầu).
Bài toán 1
Có bao nhiêu cách xếp 5 người thành một hàng?
Đáp án: P(5) = 5! = 120 cách
Bài toán 2
Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau
Lời giải: có 4 cách để chọn ra chữ số hàng chục ngàn (do chứ số này phải khác 0). Vậy còn 4 chữ số và có 4!=24 hoán vị của chúng. Vậy có 4 × 4! = 96 số.
Mỗi cách sắp xếp n phần tử của A thành một vòng khép kín theo một thứ tự nào đó được gọi là một hoán vị vòng quanh của n phần tử. Ở đây ta phân biệt thứ tự theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ và không phân biệt điểm bắt đầu của vòng.
Ví dụ với tập A = {1, 2, 3}, chỉ có 2 hoán vị vòng quanh là {1, 2, 3} và {1, 3, 2}. Các hoán vị như {2, 3, 1} và {3, 1, 2} cũng chính là hoán vị {1, 2, 3} với điểm bắt đầu khác.
Số lượng các hoán vị vòng quanh của n phần tử được ký hiệu là .
Do n hoán vị bình thường sẽ cho ra cùng 1 hoán vị vòng quanh (với điểm bắt đầu khác nhau), nên dễ thấy:
Bài toán
Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 người vào một bàn tròn có 5 chỗ, biết hai cách sắp xếp là khác nhau nếu từ cách sắp xêp thứ nhất ta không thể thu được cách xếp thứ hai khi xoay cùng chiều tất cả mọi người theo cùng một khoảng cách?
Đáp án: đây chính là số hoán vị vòng quanh của 5 phần tử, tức là 4! = 24 cách.
Để dễ hình dung, ta bắt đầu từ một bài toán: có bao nhiêu hoán vị của các chữ cái trong chuỗi AABC.
Nhận xét: chuỗi có 4 phần tử, nếu 4 phần tử này khác nhau, ta sẽ có P(4) = 4! = 24 hoán vị. Tuy nhiên do chữ A xuất hiện 2 lần, nên các hoán vị của 2 chữ A này ( 2!=2 hoán vị) sẽ không được tính, vậy số lượng hoán vị trong trường hợp này sẽ là 4! ÷ 2! = 12 hoán vị.
Hoán vị của n phần tử, trong đó một số giá trị có thể lặp lại được gọi là hoán vị lặp của n phần tử đó.
Tổng quát: cho n phần tử, trong đó có k giá trị khác nhau. Giá trị thứ nhất xuất hiện n₁ lần, giá trị thứ 2 xuất hiện n₂ lần…, giá trị thứ k xuất hiện nₖ lần ( n₁ + n₂ + ... + nₖ = n).
Khi đó, số lượng các hoán vị lặp của n phần tử này sẽ là:
Bài toán
Có bao nhiêu hoán vị của chuỗi MISSISSIPPI?
Mỗi cách chọn ra k ( n ≥ k ≥ 0) phần tử của A và sắp xếp theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử.
Ví dụ, với tập A = {1, 2, 3, 4}, các chỉnh hợp chập 2 của A sẽ là:
Do vậy, số lượng các chỉnh hợp chập k của n phần tử:
Lưu ý: với k = n, các chỉnh hợp trở thành các hoán vị:
Bài toán 1
Có bao nhiêu cách xếp 5 người vào một băng ghế có 7 chỗ?
Đáp án: đây chính là mô hình của bài toán chỉnh hợp, đáp số chính là số lượng chỉnh hợp chập 5 của 7, tức là: 7! ÷ (7-5)! = 2520 cách.
Bài toán 2
Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau, được tạo thành bởi các chữ số {0, 1, 2, 3, 4, 5}?
Lời giải: có 5 cách chọn chữ số đầu tiên (chữ số này phải khác 0). Còn lại 3 vị trí và 5 chữ số, số cách chọn cho 3 vị trí này chính là số chỉnh hợp chập 3 của 5 chữ số còn lại. Kết quả: 5 × A(3, 5) = 5 × 5! ÷ (5-3)! = 300 số.
Một dãy bao gồm k phần tử của A, trong đó mỗi phần tử có thể được lặp lại nhiều lần, sắp xếp theo một thứ tự nhất định được gọi là một chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử.
Ví dụ, với tập A = {1, 2, 3}, các chỉnh hợp lặp chập 2 của A sẽ là:
Mỗi phần tử trong số k phần tử của chỉnh hợp lặp đểu có thể nhận n giá trị khác nhau (do các giá trị có thể lặp lại). Vì vậy, số lượng các chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử sẽ là:
Bài toán
Biển đăng kí ô tô có 6 chữ số và 2 chữ cái tiếng Anh, không dùng chữ O và I . Hỏi số lượng ô tô có thể được đăng kí nhiều nhất là bao nhiêu?
Lời giải: Có F(6,10) cách chọn ra 6 chữ số, và F(2, 24) cách chọn ra 2 chữ cái (bảng chữ cái tiếng Anh có 26 chữ cái, trừ đi 2 chữ O và I do dễ nhầm với số 0 và 1). Vậy kết quả là: 10⁶ × 24² = 576.000.000 ôtô.
Mỗi cách chọn ra k ( n ≥ k ≥ 0) phần tử của A (không tính đến thứ tự của chúng) được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử.
Ví dụ, với tập A = {1, 2, 3, 4}, các tổ hợp chập 2 của A sẽ là:
Nhận xét: mỗi tổ hợp chập k phần tử có thể tạo ra k! chỉnh hợp chập k phần tử bằng cách hoán vị k phần tử của tổ hợp này. Do vậy, số lượng tổ hợp chập k có thể dễ tính tính được thông qua số lượng chỉnh hợp như sau:
Bài toán 1
Có bao nhiêu cách chọn ra 4 cuốn sách trong số 10 cuốn sách cho trước.
Đáp án: C(4, 10) = 10! ÷ 4! ÷ (10-4)! = 210 cách chọn.
Bài toán 2
Một nhóm có 5 nam và 3 nữ. Có bao nhiêu cách chọn ra 3 người sao cho trong đó có ít nhất 1 nữ?
Lời giải:
Tổng cộng: 30 + 15 + 1 = 46 cách.
Bài toán 3
Có bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau mà các chữ số giảm dần theo chiều từ trái qua phải.
Lời giải:
Với mỗi cách chọn 4 chữ số khác nhau (từ 10 chữ số 0, 1, …, 9), ta tạo được thành đúng 1 số có 4 chữ số thỏa mãn yêu cầu. Vậy số lượng các số như vậy sẽ là C(4, 10) = 10! ÷ 4! ÷ (10-4)! = 210 số.
Một dãy bao gồm k phần tử ( k có thể lớn hơn n) của A, trong đó mỗi phần tử có thể được lặp lại nhiều lần (không tính đến thứ tự sắp xếp của chúng) được gọi là một tổ hợp lặp chập k của n phần tử.
Ví dụ, với tập A = {1, 2, 3}, các tổ hợp lặp chập 2 của A sẽ là:
Phần tính toán số lượng các tổ hợp lặp chập k của n phần tử sẽ khó hơn một chút so với các loại cấu hình ở trên.
Bài toán 1
a) Số cách xếp khác nhau n viên bi vào m cái hộp là C(n, m+n-1)
b) Trong C(n, m+n-1) cách xếp đó cóC(m-1, n-1) cách xếp cho tất cả các hộp đều có bi.
Hệ quả: Từ bài toán trên ta suy ra hai hệ quả thú vị sau:
a) Số nghiệm nguyên không âm của phương trình x₁ + x₂ + x₃ + ... + xₘ = n là C(n, m+n-1).
b) Số nghiệm nguyên dương của phương trình x₁ + x₂ + x₃ + ... + xₘ = n (m≤n) là C(m-1, n-1).
Bài toán 2
Lời giải:
Viết lại 3 điều kiện trên thành: x₁ ≤ 3; x₂ ≥ 2; x₃ ≥ 5.
Ta sẽ tính số nghiệm của phương trình với điều kiện x₂ ≥ 2; x₃ ≥ 5 (1) và trừ đi số nghiệm của cùng phương trình đó với điều ngược của điều kiện thứ nhất, tức là: x₁ ≥ 4; x₂ ≥ 2; x₃ ≥ 5 (2).
(1). Đặt y₁=x₁; y₂=x₂-2; y₃=x₃-5; y₄=x₄, bài toàn trở thành tính số nghiệm nguyên không âm của phương trình: y₁ + y₂ + y₃ + y₄ = 13. Theo hệ quả ở trên, số nghiệm là: C(4-1, 4+13-1) = C(3,16) = 560.
(2). Đặt y₁=x₁-4; y₂=x₂-2; y₃=x₃-5; y₄=x₄, bài toàn trở thành tính số nghiệm nguyên không âm của phương trình: y₁ + y₂ + y₃ + y₄ = 9. Theo hệ quả ở trên, số nghiệm là: C(4-1, 9+4+-1) = C(3,12) = 220.
Kết quả cuổi cùng: (1) - (2) = 560 - 220 = 340.
Trong lập trình, một lớp bài toán phổ biến là bài toán liệt kê tất cả các cấu hình của một loại tổ hợp nào đó. Ví dụ: liệt kê các tập hợp con của một tập hợp, liệt kê tất cả các cách xếp hàng, liệt kê các hoán vị của một xâu để tìm hoán vị phù hợp…
Các bài toán liệt kê có thể được giải bằng phương pháp sinh lần lượt tất cả các cấu hình như vậy. Để làm được điều này, bài toán cần thỏa mãn hai điều kiện sau:
Có thể xác định được một thứ tự trên tập các cấu hình tổ hợp cần liệt kê (thứ tự từ điển). Từ đó có thể biết được cấu hình đầu tiên và cấu hình cuối cùng trong thứ tự đó.
Xây dựng được thuật toán từ một cấu hình chưa phải cấu hình cuối, sinh ra được cấu hình kế tiếp nó.
Tóm Tắt Kiến Thức Và Bài Tập Vận Dụng Vật Lý 12 Bài 1 Dao Động Điều Hòa
I. Mục tiêu vật lý 12 bài 1 dao động điều hòa
Vật lý 12 bài 1 về dao động điều hòa có các mục tiêu các em cần hoàn thành sau:
– Phát biểu được định nghĩa của dao động điều hòa
– Viết được phương trình dao động điều hòa, xác định được các yếu tố của phương trình như: li độ, biên độ dao động, chu kỳ, pha ban đầu,…
– Nêu được mối quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa.
II. Tóm tắt lý thuyết vật lý 12 bài 1 dao động điều hòa
Lý thuyết vật lý 12 bài 1 gồm 5 phần được trình bày sau đây:
1. Định nghĩa dao động cơ và dao động tuần hoàn
– Dao động cơ là những chuyển động qua lại của một vật quanh vị trí cân bằng.
– Dao động tuần hoàn là những dao động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau ( chu kỳ).
2. Dao động điều hòa
a. Ví dụ về dao động điều hòa
– Giả sử điểm M chuyển động theo chiều dương vận tốc ω, P là hình chiếu của M lên trục Ox, ta có:
+ Tại t = 0, M có tọa độ góc là φ
+ Sau khoảng thời gian t, M sẽ có tọa độ góc φ + ωt
+ Lúc này, OP= x, x = OM cos( ωt + φ)
+ Đặt A = OM, ta được x = Acos( ωt + φ), trong đó A, ω, φ là các hằng số
Do hàm cosin là hàm điều hòa nên điểm P dao động điều hòa
b. Định nghĩa dao động điều hòa
Dao động điều hòa là dao động mà li độ (x) của vật biến đổi theo hàm cos (hoặc sin) theo thời gian
c. Phương trình dao động
– Phương trình x = Acos( ωt + φ) được gọi là phương trình dao động điều hòa
+ Với : A: biên độ dao động
ωt + φ (rad): pha dao động tại thời điểm t
φ(rad): pha ban đầu tại t = 0
Chú ý: Dao động điều hòa là hình chiếu của chuyển động tròn đều.
3. Chu kì, tần số và tần số góc của dao động điều hòa
– Khi vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ thì ta nói vật đã thực hiện được một dao động toàn phần.
a. Chu kì (T): là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần, đơn vị tính là giây (s)
b. Tần số (f): là số dao động thực hiện trong một giây, đơn vị tính là 1/s hoặc Hz.
c. Tần số góc ():
Trong dao động điều hòa, ω được gọi là tần số góc, đơn vị tính là rad/s
Mối liên hệ giữa tần số góc, chu kỳ và tần số:
4. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa
a. Vận tốc
– Vận tốc là đạo hàm của li độ theo thời gian: v = x’= -ωAcos( ωt + φ)
– Vận tốc trong dao động điều hòa cũng biến thiên theo thời gian
+ Tại x = ±A thì v=0
+ Tại x = 0 thì v= vmax= ωA
b. Gia tốc
Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian: a =x”= v’= -ω2Acos( ωt + φ)
a = -ω2x
+ Tại x = 0 thì a= 0
+ Tại x = ±A thì a= amax= ω2A
5. Đồ thị dao động điều hòa
Đồ thị dao động điều hòa khi φ = 0 có dạng hình sin nên người ta còn gọi là dao động hình sin.
III. Một số bài tập vận dụng lý thuyết vật lý 12 bài 1 dao động điều hòa
Bài 1: Một vật dao động điều hòa trên một đoạn thẳng AB dài 5cm có tần số f= 10Hz. Lúc t=0, vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương của quỹ đạo. Hãy viết phương trình dao động của vật.
Hướng dẫn:
Tần số góc ω =2πf= 2π.10 = 20π
Biên độ A = AB/2 = 2.5 cm
Bài 2: Một vật dao động điều hòa có phương trình dạng: x= – 5cos(π t +π/6) (cm). Hãy xác định biên độ, chu kỳ và pha ban đầu của dao động này.
Hướng dẫn:
Ta có: x= – 5cos( πt +π/6) = 5cos( πt +π/6 -π ) = 5cos( πt – 5π/6 ) (cm)
Vậy A = 5cm, T = 2π/π= 2 (s); φ = -5π/6 (rad)
Bài 3: Một vật dao động điều hòa có phương trình dạng: x= 10cos( πt +π/3)(cm). Viết phương trình vận tốc của vật và tính vận tốc cực đại vật đạt được.
Hướng dẫn:
Phương trình vận tốc của vật:
v = x’= -10πcos( πt +π/3) (cm/s)
Vận tốc cực đại vật đạt được: vmax= 10π(cm/s).
Soạn Gdqp 10 Bài 5. Thường Thức Phòng Tránh Một Số Loại Bom, Đạn Và Thiên Tai ( Soạn + Tóm Tắt Lý Thuyết)
Lý thuyết GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai
Soạn GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai
Hướng dẫn bài Soạn GDQP 10 bài 5 chi tiết, đầy đủ nhất. Tóm tắt lý thuyết Giáo dục Quốc phòng 10 Bài 5 hay, ngắn gọn, dễ hiểu.
Soạn GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai
Câu 1.
Nêu tác hại của một số loại bom, đạn.
– Huỷ diệt sự sống của ta,
– Gây cho nhân dân ta những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của,
– Huỷ diệt môi trường sống,
– Để lại di chứng chiến tranh cho các thế hệ kế tiếp.
Câu 2.
Nêu một số biện pháp phòng tránh bom, đạn thông thường.
– Quan sát, báo động
– Ngụy trang, giữ bí mật
– Làm hầm hố phòng tránh bom đạn
– Sơ tán người và phương tiện máy móc ở các trọng điểm địch có thể đánh phá
– Đánh trả
Câu 3.
Nếu một số loại thiên tai và tác hại của chúng.
* Một số loại thiên tai:
– Bão : là một trong những thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam; thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài gây lũ lụt.
– Lũ quét : thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. Cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy. Lũ quét gây thiệt hai nặng về người và của.
– Lũ bùn đá : là một loại hình lũ quét sườn đặc biệt với dòng nước có lượng vật chất đậm đặc bùn đá và động năng lớn. Lũ bùn đá phát sinh từ thượng nguồn các suối nhỏ, nơi đất đá bị trượt lở mạnh và tuôn chảy ra các cửa suối. Theo phân loại truyền thống, chỉ khi mật độ đất đá trong dòng nước lớn hơn 60%, mới gọi là lũ bùn đá.
* Tác hại của thiên tai
– Cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội.
– Gây hậu quả về môi trường, tác động xấu đến sản xuất và đời sống.
– Gây hậu quả đối với quốc phòng – an ninh; phá hủy các công trình, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, gây mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội.
Câu 4.
Nêu các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
a) Chấp hành nghiêm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
d) Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai.
e) Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn. Sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn.
g) Cứu trợ khắc phục hậu quả; cứu người bị nạn, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ các gia đình bị nạn, khôi phục sản xuất và sinh hoạt.
h) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
Câu 5.
Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng tránh bom, đạn và thiên tai.
Học sinh tích cực học tập tốt, rèn luyện tốt, học tập ,nắm vững các kiến thức về quốc phòng, nắm vững kiến thức về tác hại bom,đạn và thiên tai
-Học sinh tuyên truyền về tác hại bom đạn và thiên tai
-Có ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây, vệ sinh
-Khi phát hiện bom đạn báo ngay cho người có trách nhiệm
-Giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả
-Chấp hành các văn bản pháp luật về bom đạn và thiên tai.
Lý thuyết GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai
II. Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh.
1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
a) Bão
– Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam. Bão vào thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt.
– Nước ta nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là một trong những vùng bão có số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng.
b) Lũ lụt
Lũ lụt miền Trung năm 2020
– Lũ các sông khu vực Bắc Bộ thừng xuất hiện sớm so với các vùng khác, hằng năm trung bình có 3-5 trận lũ, thời gian kéo dài từ 8-15 ngày.
– Lũ các sông miền Trung (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, từ Quảng Bình đến Bình Thuận xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12), đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh, các sông ở khu vực này có hệ thống ngăn lũ tháp hoặc không có đê. Nước lũ không chỉ chạy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng.
– Lũ các sông khu vực Tây Nguyên thường mang đặc điểm lũ núi, lũ quét.
– Lũ các sông miền Đông Nam Bộ do cường độ mưa lớn, có lớp phủ thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ thường không lớn nhưng thời gian ngập lụt kéo dài.
– Lũ các sông đồng bằng sông Cửu Long thường diễn biến chậm, nhưng kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ 4-5 tháng, làm ngập hầu hết toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
c) Lũ quét, lũ bùn đá
– Thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi.
– Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy.
Lũ quét xảy ra thường bát ngờ trong phạm vi hẹp nhưng khốc liệt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
d) Ngập úng
Ngập úng do mưa lớn gây ra, tuy ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
e) Hạn hán và sa mạc hóa
Là loại thiên tai đứng thứ ba về mức độ thiệt hại bão, lũ. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi.
Ngoài ra, còn có các loại thiên tai xâm nhập mặn, lốc, sạt lở, động đất sóng thần, nước biển dâng…
2. Tác hại của thiên tai
– Thiên tai là tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, là trở lực lớn của quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Hiện nay nước ta có khoảng trên 80% dân số chịu ảnh hưởng của thiên tai, chỉ tỉnh trong 5 năm (2002 – 2006) thiên tai đã làm khoảng 1.700 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản nhà nước ước tính 75.000 tỷ đồng.
– Thiên tai gây hậu quả về môi trường: tàn phá gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng.
– Thiên tai còn gây ra hậu quả đối với quốc phòng an ninh như: phá huỷ các công trình quốc phòng an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là tác nhân gây ra sự mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội.
3. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
a) Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
c) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
– Các nghiên cứu về sạt lở sông biển, phòng, chống lũ lụt, hạn hán cho đồng bằng sông Hồng.
– Mô hình nhà an toàn trong thiên tai.
– Các phương pháp đánh gía thiệt hại và cứu trợ thiên tại, phân vùng ngập lụt các tỉnh miền Trung, quy hoạch phòng tránh lũ quét.
– Ứng dụng công nghệ mới trong công tác dự báo, cảnh báo và quản lí thiên tai; ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
d) Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tạo điều kiện cho tầu thuyền tránh trú bão, khai thác hợp lý an toàn các nguồn lợi trên biển với các nước có chung biên giới trên đất liền, trên biển.
e) Công tác cứu hộ cứu nạn
Từng người và gia đình cần chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.
g) Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả.
– Cấp cứu người bị nạn.
– Làm vệ sinh môi trường.
– Giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống.
– Khôi phục sản xuất và sinh hoạt.
h) Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai làm cho mọi ngời thấy rõ nguyên nhân tác hại của thiên tai, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tóm Tắt Một Số Kiến Thức Về Giải Tích Vector (P1) trên website Asianhubjobs.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!