Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ảnh Quân Giải Phóng Miền Nam Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thăm Quân Giải phóng miền Nam tại miền Đông Nam Bộ. (Ảnh tư liệu – theo Báo QĐND)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá; trong đó có bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mà việc thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cách đây 50 năm là một sáng tạo điển hình của nghệ thuật tổ chức chỉ đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng ta.

Thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965) của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) là đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ở hai miền Nam – Bắc; trong đó, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam đủ mạnh, để từng bước đánh bại từng chiến lược, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15-2-1961, tại chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), Quân giải phóng miền Nam (QGPMN) Việt Nam được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân. QGPMN đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự thuộc Trung ương Cục. QGPMN có nhiệm vụ chủ yếu là làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngay sau khi ra đời, QGPMN bám sát phương châm phát triển lực lượng, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965). Thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, QGPMN tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị. Chỉ sau một năm thành lập (1962), QGPMN đã xây dựng được 2 trung đoàn bộ binh ở miền Đông Nam Bộ và 3 trung đoàn bộ binh ở Quân khu 5. Đó là những đơn vị bộ đội chủ lực đầu tiên đặt nền móng cho QGPMN không ngừng phát triển lớn mạnh. Các đơn vị đã thực hiện tốt việc kết hợp vừa xây dựng, vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến với nhiều trận đánh quy mô vừa và nhỏ, tiêu biểu là trận đánh Ấp Bắc (Mỹ Tho) tháng 1-1963, giành thắng lợi, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên toàn chiến trường miền Nam. Từ đánh tập trung quy mô đại đội, tiểu đoàn, phát triển lên quy mô trung đoàn; trong chiến dịch Bình Giã (từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965), lần đầu tiên ta sử dụng 2 trung đoàn bộ binh tiến công, đánh bại các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch. Tiếp đó, QGPMN mở chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10-5 đến ngày 22-7-1965) và chiến dịch Ba Gia (từ ngày 28-5 đến ngày 20-7-1965) giành thắng lợi, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến tập trung, làm thất bại các biện pháp chiến lược của địch, góp phần cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

QGPMN tiếp tục phát triển lực lượng, đẩy mạnh hoạt động tác chiến, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968). Để cứu vãn tình thế thất bại trên chiến trường, đế quốc Mỹ vội vàng đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Lực lượng này được trang bị hiện đại, có hoả lực mạnh, sức cơ động cao và là đối tượng tác chiến của QGPMN. Để giành thắng lợi trước đối tượng mới, QGPMN đã tích cực nghiên cứu nắm địch, đồng thời chủ động phát triển nhanh lực lượng từ quy mô 5 trung đoàn lên 6 sư đoàn, bố trí thành ba khối chủ lực cơ động, triển khai hợp lý trên các chiến trường. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, QGPMN đã đẩy mạnh tác chiến tập trung của các đơn vị bộ đội chủ lực, kết hợp với tác chiến rộng khắp quy mô vừa và nhỏ của lực lượng dân quân du kích, để thắng ngay trận đầu, giành thắng lợi từng bước tiến tới làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Những chiến thắng liên tiếp: Vạn Tường (ngày 18-8-1965), đánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” quy mô lớn của đế quốc Mỹ, Chiến dịch Plây Me (từ ngày 19-10 đến ngày 26-11-1965) tiêu diệt gần hết và đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn kỵ binh và diệt 1 chiến đoàn cơ giới của Mỹ, 1 tiểu đoàn bộ binh nguỵ, phá 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay. Điều đó chứng minh rằng, QGPMN đủ sức đánh thắng quân đội viễn chinh Mỹ và đồng minh, dù chúng được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Thắng lợi kế tiếp của Chiến dịch Bàu Bàng-Dầu Tiếng mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà diệt”, “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Phát triển thế tiến công, QGPMN đánh bại liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược (mùa khô 1965-1966, 1966-1967) và đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn-xi-ty (từ ngày 22-2 đến ngày 15-4-1967), bẻ gẫy hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của 45.000 quân Mỹ… Trước tình thế có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết tâm đẩy mạnh tiến công giành thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Theo đó, QGPMN thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam, trọng tâm là Huế, Sài Gòn-Gia Định, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng 1,4 triệu dân; giáng một đòn quyết định làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển cách đánh phong phú, đa dạng và sáng tạo của QGPMN.

QGPMN thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1975). Các chiến lược, chiến thuật của Mỹ bị khủng hoảng nghiêm trọng, buộc chúng phải thay đổi phương thức tác chiến “tìm diệt” sang “quét và giữ”, tạo ra những vùng trắng ở ven đô thị, nhất là Sài Gòn, nhằm bảo vệ an toàn trung tâm đầu não; đồng thời, thực hiện Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đánh phá miền Bắc, xâm lược Lào, Cam-pu-chia, với ý đồ kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Trong khi đó, QGPMN gặp nhiều khó khăn: lực lượng bị tổn thất chưa kịp khôi phục, không tiếp tế được vật chất hậu cần do bị đánh phá liên tục… Để duy trì lực lượng tiếp tục chiến đấu, QGPMN tổ chức thành nhiều bộ phận đứng chân ở các vùng, miền khác nhau (vùng lõm căn cứ đồng bằng, vùng giáp ranh hoặc căn cứ miền núi).

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Tiếp đó, tháng 4-1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ mới”, nhằm động viên quân và dân hai miền Nam – Bắc, phát triển thế tiến công, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang lên một bước mới; trong đó, tập trung xây dựng các đơn vị chủ lực QGPMN. Bộ Tổng tư lệnh điều động nhiều đơn vị với đủ quân số và vũ khí, trang bị từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam và điều chỉnh các đơn vị chủ lực đứng chân ở từng địa bàn chiến lược, nhất là trên hướng trọng điểm. QGPMN được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục phát triển, nâng cao sức mạnh chiến đấu, giữ vững thế có lợi trên các chiến trường; đồng thời, tích cực phối hợp tác chiến với quân và dân hai nước Lào, Cam-pu-chia, liên tiếp giành thắng lợi, làm thay đổi cục diện chiến tranh ở ba nước Đông Dương. Đối với chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương phát triển thế tiến công chiến lược, nhằm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Thực hiện kế hoạch tác chiến năm 1972 của Quân uỷ Trung ương, QGPMN mở Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, điển hình là các chiến dịch: Trị – Thiên (từ ngày 30-3 đến ngày 27-6), Bắc Tây Nguyên (từ ngày 30-3 đến ngày 5-6), Nguyễn Huệ (từ ngày 31-3-1972 đến ngày 28-1-1973)… Thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tranh thủ thời cơ, tháng 10-1973, Bộ Chính trị quyết định phát triển lực lượng chủ lực từ quy mô sư đoàn lên quy mô quân đoàn 1, có nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày. Đây là sự phát triển vượt bậc về quy mô tổ chức, vũ khí trang bị và trình độ tác chiến, chuẩn bị cho QGPMN mở các chiến dịch tiến công, hiệp đồng binh chủng tiêu diệt lớn quân địch trên toàn chiến trường miền Nam, nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam, trong nước, thế giới, nhất là khả năng quay trở lại của quân Mỹ, Bộ Chính trị đã hạ Quyết tâm chiến lược: mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy quy mô lớn vào mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện quyết tâm đó, QGPMN cùng với quân và dân cả nước tích cực tạo lực, tạo thế, chủ động mở Chiến dịch Tây Nguyên, chọc thủng tuyến phòng thủ chiến lược của địch, tạo đà cho QGPMN liên tiếp mở các chiến dịch: Trị – Thiên, Huế – Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30-4-1975) giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của QGPMN về trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Trải qua 14 năm (1961-1975) xây dựng và chiến đấu, QGPMN – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam – đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền, QGPMN đã phát huy truyền thống, bản chất cách mạng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa xây dựng, vừa chiến đấu, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới rất nặng nề, đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; trước tiên, xây dựng lực lượng Hải quân, Phòng không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, xây dựng Quân đội nhân dân có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển ở trình độ cao khi đất nước có chiến tranh. Cùng với đó, phải tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học quân sự, lý luận nghệ thuật tác chiến của các quân chủng, binh chủng và các lực lượng, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng của quân đội từng bước hiện đại. Trước mắt, tập trung đổi mới công tác huấn luyện-đào tạo, nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định.

và Thượng tá, ThS. ĐỖ HẢI ÂU

1- Quân đoàn 1 ở hậu phương miền Bắc, thành lập 10-1973; Quân đoàn 2 ở Trị-Thiên, thành lập tháng 5-1974; Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, thành lập tháng 3-1975; Quân đoàn 4 ở Đông Nam Bộ, thành lập tháng 7-1974.

Những Hình Ảnh Lịch Sử Giải Phóng Miền Nam

Thứ ba – 03/05/2016 22:27

41 năm sau ngày Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 (30/4/1975 – 30/4/2013), bản hùng ca về những con người, những chiến dịch huyền thoại… vẫn ngân vang cùng bài ca đất nước. Để tạo nên chiến thắng ấy là một tư tưởng chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta khi thời cơ đến trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là tư tưởng “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

Sự kiện mùa xuân 1975 chỉ diễn ra trong 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo về quân sự và chính trị tích lũy từ những năm chống Mỹ, quân và dân ta đã giành toàn thắng với ba chiến dịch lớn: Giải phóng Tây Nguyên mở đầu bằng trận đánh Buôn Ma Thuột đêm 10/3/1975, chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng, ngày 26 và 29/3 đồng thời quét sạch địch tại các tỉnh ven biển miền Trung và kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Cuối tháng 3/1975, đồng chí Lê Đức Thọ từ miền Bắc vào Nam cùng đồng chí Phạm Hùng và Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Bộ đội Sư đoàn 316 tiến công tiêu diệt Buôn Ma Thuột trong trận mở màn Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24/3/1975).

Nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở Quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn.

Lữ đoàn tăng 203 cùng Sư đoàn bộ binh 304, Quân đoàn 2 đánh địch trên xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn, tiến vào giải phóng Thành phố Sài Gòn

Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Quân giải phóng tiến vào Bộ Tổng tham mưu chính quyền Sài Gòn

Tổng thống Dương Văn Minh (mặc áo đen, đeo kính) chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30 /4/ 1975

Đại diện chính phủ Cách mạng lâm thời tuyên bố trả tự do cho Tổng thống Dương Văn Minh và các thành viên của Chính phủ Sài Gòn.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng trên lễ đài trong Lễ chào mừng chiến thắng ở Sài Gòn 15/5/1975

Sự Ra Đời Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam: Khẳng Định Giá Trị Lịch Sử

Cách đây tròn 60 năm, ngày 15/02/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam – một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, hoàn thành sứ mệnh của mình.

Đầu năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đứng trước tình thế mới, phong trào Đồng khởi trong hai năm 1959, 1960 của nhân dân miền Nam thắng lợi đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Cuối tháng 1-1961, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam đã họp bàn về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của Cách mạng miền Nam, đề ra phương châm đấu tranh “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”.

Về bản chất quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp xuyên suốt của Đảng lao động Việt Nam. Những đoàn quân vượt qua vĩ tuyến 17, đều được gọi là quân giải phóng miền Nam Việt Nam cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cho thống nhất nước nhà. Cũng từ đây Cách mạng miền Nam có bước chuyển bước căn bản từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh Cách mạng, đáp ứng yêu cầu quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của Cách mạng miền Nam sẵn sàng đương đầu và đập tan các kế hoạch quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam Quân ủy Bộ chỉ huy miền, Quân giải phóng miền Nam đã không ngừng lớn mạnh trưởng thành về mọi mặt, làm nên những chiến công xuất sắc, sau chặng đường 15 năm quân giải phóng miền Nam – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Giải Phóng Hoàn Toàn Miền Nam

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Song, chúng không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam, tiếp tục viện trợ, tạo điều kiện cho chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari. Mỹ ra sức xây dựng quân đội ngụy Sài Gòn thành một đội quân tay sai “mạnh nhất ở Đông – Nam á”, với số quân trên 1 triệu 10 vạn tên, được tổ chức thành 4 quân đoàn gồm 13 sư đoàn và nhiều lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, với 1.850 máy bay các loại, 1.588 khẩu pháo, 2.074 xe tăng, 1.611 tàu chiến; với hàng triệu tấn vật tư chiến tranh được đưa vào miền Nam trước và sau khi ký Hiệp định Pari. Ngoài ra còn có lực lượng bảo an, dân vệ được trang bị đầy đủ. Chúng liên tiếp đưa ra nhiều kế hoạch chiến tranh với mục tiêu trong 3 năm (từ 1973-1975), chiếm hết tất cả các vùng giải phóng và đặt toàn bộ miền Nam dưới quyền kiểm soát của chúng. Sau Hiệp định Pari, ở miền Nam Việt Nam đã hình thành hai vùng kiểm soát, hai quân đội, hai chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng đang đứng vững trên các địa bàn chiến lược quan trọng. Uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Hội nghị cấp cao của gần 80 nước Không liên kết họp tại Angiê, tháng 9-1973 đã công nhận Cộng hoà miền Nam Việt Nam là thành viên chính thức của Phong trào Không liên kết, công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên là thắng lợi của chiến dịch Huế-Đà Nẵng (từ 19 đến 29-3-1975). Từ lúc chiến dịch Tây Nguyên mở đầu, quân và dân Trị-Thiên đã phối hợp hoạt động mạnh, tiến công và nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 19-3-1975 toàn bộ tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Tiếp đó, quân và dân Thừa Thiên-Huế đã hình thành thế bao vây Huế bằng nhiều mũi và khống chế chặn đường rút chạy ra biển và vào Đà Nẵng. Ngày 24-3, Tam Kỳ và Quảng Ngãi được giải phóng. Ngày 26-3-1975, các lực lượng vũ trang nhân dân đã tiến hành hợp vây và cùng với đông đảo lực lượng quần chúng cách mạng nổi dậy tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên-Huế gồm 4 vạn tên địch, làm chủ thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên. Từ đầu tháng 4-1975, các binh đoàn chủ lực trên đường hành quân tiến về Sài Gòn đã đánh địch, giải phóng Phan Rang, Bình Thuận, Bình Tuy, Xuân Lộc, đánh chiếm Bà Rịa. Ngày 26-4-1975, cuộc tiến công lớn vào Sài Gòn bắt đầu. Những trận chiến đấu quyết liệt và những trận bão lửa dữ dội diễn ra trước hết ở hướng đông là hướng địch tập trung nhiều lực lượng và tổ chức chống cự rất điên cuồng. Từ khắp các hướng, năm cánh quân lớn phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương và được sự giúp sức của quần chúng nổi dậy, nhất loạt tấn công địch với sức mạnh vũ bão. Từ ngày 26 đến ngày 28-4, một bộ phận quan trọng lực lượng địch trên tuyến phòng thủ vòng ngoài bị tiêu diệt. Các binh đoàn chủ lực của quân giải phóng xiết chặt vòng vây xung quanh Sài Gòn. Hoảng sợ trước nguy cơ sắp bị tiêu diệt hoàn toàn, từ ngày 18-4-1975, Tổng thống Mỹ chúng tôi ra lệnh di tản gấp người Mỹ ở Sài Gòn bằng một lực lượng không quân và hải quân Mỹ. Ngụy quyền tay sai, sau khi Trần Văn Hương lên thay Thiệu (21-4) rồi Dương Văn Minh lên thay Hương (28-4) đã thực sự lâm vào cảnh tuyệt vọng. Ngày 30-4, với sự hiệp đồng chiến đấu rất anh dũng của các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, các lực lượng biệt động, tự vệ vùng ven và nội đô, cùng với sự nổi dậy đều khắp và rất kịp thời của quần chúng trong và ngoài thành phố, các cánh quân hùng mạnh đã thần tốc thọc sâu, tiến thẳng vào chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn-Gia Định: Dinh Độc lập (tức Phủ Tổng thống ngụy), Bộ Tổng tham mưu và Khu Bộ tư lệnh các binh chủng của địch, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, Biệt khu thủ đô và Tổng nha cảnh sát. Nhân dân thành phố Sài Gòn hân hoan chào đón các lực lượng vũ trang, con em của mình và cùng bộ đội truy lùng địch, tước vũ khí của chúng, dẫn đường cho bộ đội, bảo vệ các cơ sở kinh tế và văn hoá. Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đúng 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, lá cờ Cách mạng được cắm trên nóc Dinh Độc lập. Đây là thời điểm đánh dấu thành phố Sài Gòn-Gia Định hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Trên đà chiến thắng, từ ngày 30-4-1975, đồng bào và chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ đất liền miền Nam đã được giải phóng.