Top 7 # Xem Nhiều Nhất Công Nghệ 8 Lời Giải Hay Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Lý Thuyết Công Nghệ 11 Bài 16: Công Nghệ Chế Tạo Phôi (Hay, Chi Tiết).

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (hay, chi tiết)

I – CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC

1. Bản chất

Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại,…

2. Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

a) Ưu điểm

Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

Đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.

Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao.

b) Nhươc điểm

Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…

3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát

Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm các bước chính sau đây:

Quá trình đúc tuân theo các bước :

Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.

Mẫu làm bằng gỗ hoặc nhôm có hình dạng và kích thước giống như chi tiết cần đúc. Vật liệu làm khuôn cát là hỗn hợp của cát (khoảng 70-80%), chất dính kết là đất sét (khoảng 10-20%), còn lại là nước. Trộn đều hỗn hợp

Bước 2: Tiến hành làm khuôn.

Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống vật đúc.

Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu.

Vật liệu nấu gồm gang, than đá và chất trợ dung (đá vôi) được xác định theo một tỉ lệ xác định.

Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.

Tiến hành nấu chảy rồi rót gang lỏng vào khuôn. Sau khi gang kết tinh và nguội, dỡ khuôn, thu được vật đúc.

Vật đúc sử dụng ngay được gọi là chi tiết đúc .

Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là phôi đúc .

II – CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC

1. Bản chất

Gia công kim loại bằng áp lực là dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ, thiết bị (búa tay, búa máy) làm cho kim loại biến dạng dẻo nhằm tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. Khi gia công kim loại bằng áp lực, thành phần và khối lượng vật liệu không đổi.

Khi gia công áp lực, người ta thường sử dụng các dụng cụ:

Gia công áp lực dùng chế tạo các dụng cụ gia đình như dao, lưỡi cuốc,… và dùng để chế tạo phôi cho gia công cơ khí. Có các phương pháp gia công áp lực sau:

– Rèn tự do: Người công nhân làm biến dạng kim loại ở trạng thái nóng theo hướng định trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

– Dập thể tích: Khuôn dập thể tích được bằng thép có độ bền cao. Khi dập, thể tích kim loại ở trạng thái nóng bị biến dạng trong lòng khuôn dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép.

2. Ưu, nhược điểm

a) Ưu điểm

Có cơ tính cao. Dập thể tích dễ cơ khí hoá và tự động hoá, tạo được phôi có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước. Tiết kiệm được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt.

b) Nhược điểm

Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn. Không chế tạo được các sản phẩm có tính dẻo kém. Rèn tự do có độ chính xác kém, năng xuất thấp , điều kiện làm việc nặng nhọc

III – CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG HÀN

1. Bản chất

Hàn là phương pháp nối được các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.

2. Ưu, nhược điểm

a) Ưu điểm

Tiết kiệm được kim loại, Nối được các kim loại có tính chất khác nhau.

Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp.

Mối hàn có độ bền cao, kín.

b) Nhược điểm

Do biến dạng nhiệt không đều nên chi tiết dễ bị cong, vênh.

3. Một số phương pháp hàn thông dụng

Một số phương pháp hàn thông dụng được trình bày trong bảng 16.1

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-16-cong-nghe-che-tao-phoi.jsp

Giải Bài Tập Công Nghệ 8

Sách giải bài tập công nghệ 8 – Tổng kết và ôn tập Phần một giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Câu 1 trang 52 Công nghệ 8: Vì sao phải học vẽ kĩ thuật?

Lời giải:

Vì học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học – kĩ thuật khác.

Câu 2 trang 52 Công nghệ 8: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì?

Lời giải:

Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống

Bản vẽ kĩ thuật dùng để chế tạo ra một sản phẩm đúng với thiết kế

Câu 3 trang 53 Công nghệ 8: Thế nào là phép chiếu vuông góc? Phép chiếu này dùng để làm gì ?

Lời giải:

Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu

Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các vẽ hình chiếu vuông góc

Câu 4 trang 53 Công nghệ 8: Các khối hình học thường gặp là các khối nào?

Lời giải:

Các khối hình học thường gặp là hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp

Câu 5 trang 53 Công nghệ 8: Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện

Lời giải:

Đặc điểm

* Hình hộp chữ nhật: cả 3 hình chiếu đều là hình chữ nhật

* Hình lăng trụ đều: có 2 hình chiếu là hình chữ nhật và hình chiếu còn lại là đa giác đều

* Hình chóp đều: có 2 hình chiếu là tam giác cân và hình chiếu còn lại là đa giác đều

Câu 6 trang 53 Công nghệ 8: Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào?

Lời giải:

Thường dùng hai hình chiếu để biểu diễn khối tròn xoay, một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặc định

Câu 7 trang 53 Công nghệ 8: Thế nào là hình cắt? Hình cắt được dùng để làm gì?

Lời giải:

Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt (khi giả sử cắt vật thể)

Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.

Câu 8 trang 53 Công nghệ 8: Kể một số loại ren thường dùng và công dụng của chúng?

Lời giải:

Các loại ren thường dùng là: ren trục, ren lỗ, ren khuất, Ren tam giác, ren hình than, ren tròn vv.

Ren dùng lắp ghép các chi tiết lại với nhau.

Câu 9 trang 53 Công nghệ 8: Ren được vẽ theo quy ước như thế nào?

Lời giải:

Quy ước ren:

1. Ren nhìn thấy:

– Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm

– Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren vẽ 3/4 vòng

2. Ren bị che khuất:

– Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ran đều vẽ bằng nét đứt

Câu 10 trang 53 Công nghệ 8: Kể một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng

Lời giải:

Một số bản vẽ thường dùng là:

* Bản vẽ chi tiết. Công dụng: Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy, dùng trong lao động, chế tạo, lắp ráp, thi công vận hành.

* Bản vẽ lắp. Công dụng: Dùng để diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết sản phẩm.

* Bản vẽ nhà. Công dụng: Dùng trong thiết kế, thi công, xây dựng ngôi nhà.

Bài 1 trang 53 Công nghệ 8: Cho vật thể và bản vẽ hình chiếu của nó (h2). Hãy đánh dấu (x) vào bảng 1 để chỉ sự tương quan giữa các mặt A, B, C, D của vật thể với các hình chiếu 1, 2, 3, 4, 5 của các mặt

Lời giải:

Bảng 1:

Bài 2 trang 54 Công nghệ 8: Cho các hình chiếu đứng 1,2,3; hình chiếu bằng 4,5,6; hình chiếu cạnh 7,8,9 và các vật thể A, B, C (h3). Hãy điền số thích hợp vào bảng 2 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu với vật thể

Lời giải:

Bảng 2:

Bài 3 trang 55 Công nghệ 8: Đọc bản vẽ các hình chiếu (h4.a và h4.b), sau đó đánh dấu (x) vào bảng 3 và 4 để chỉ rõ sự tương quan giữa các khối với hình chiếu của chúng

Lời giải:

Bảng 3:

Bảng 4:

Bài 4 trang 55 Công nghệ 8: Hãy vẽ hình cắt (ở các vị trí hình chiếu đứng) và hình chiếu bằng của các chi tiết A, B, C(h5) theo kích thước đã cho

Lời giải:

* Chi tiết A:

* Chi tiết B:

* Chi tiết C:

Bài 5 trang 55 Công nghệ 8: Đọc lại các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà trong sgk

Lời giải:

Tóm tắt

* Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết đó

* Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm

* Bản vẽ nhà gồm hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt …) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và kết cấu ngôi nhà

Giáo Án Công Nghệ 8

– Rèn tư duy không gian, phân tích vật thể.

– Nghiêm túc trong giờ học., làm việc theo qui trình.

– Bản vẽ, vật mẫu chi tiết côn có ren.

-Thước ,êke, compa, giấy A 4, kẻ trước bảng 9.1 vào vở

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định lớp :

Tuần : 06 Ngày soạn :20/09/2014 Tiết : 11 Ngày dạy: 22/09/2014 Bài 12 : BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ REN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. 2. Kĩ năng : - Rèn tư duy không gian, phân tích vật thể. 3. Thái độ : - Nghiêm túc trong giờ học., làm việc theo qui trình. II. CHUẨN BỊ : 1. GV : - Bản vẽ, vật mẫu chi tiết côn có ren. 2. HS : -Thước ,êke, compa, giấy A 4, kẻ trước bảng 9.1 vào vở III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút Câu 1 Em hãy vẽ 3 hình chiếu của hình cầu với kích thước tùy ý? (6đ) Câu 2 Kể tên các loại chi tiết có ren?so sánh sự khác nhau giữa quy ước ren trong và ren ngoài? (4đ) Đáp án thang điểm Câu 1 Mỗi hình vẽ đúng được (2đ) Câu 2 Đáp án Điểm - Đai ốc, đinh vít, lọ mực, đuôi đèn 1 đ - Sự khác nhau giữa quy ước ren trong và ren ở chỗ vị trí nét liền đậm của đỉnh ren và nét liền mảnh chân ren. 1.5đ - Đối với ren ngoài nét liền đậm của đỉnh ren năm ở phía ngoài nét liền mảnh của chân ren và ngược lại đối với ren trong nét liền đậm của đỉnh ren ở phía trong nét liền mành chân ren 1.5đ 3. Đặt vấn đề : Chúng ta đã làm quen với cách đọc bản vẽ hình cắt vậy đối với bản vẽ có ren thi ta đọc thế nào?bài mới 4. Tiến trình bài dạy : HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Hoaït ñoäng 1: Giới thiệu bài, cách trình bày bài làm -HS chú ý lắng nghe Nêu rõ mục tiêu của bài, nội dung của bài,trình tự tiến hành. Hoaït ñoäng 2 : Tổ chức thực hành : -HS nhắc lại các bước đọc bản vẽ - Trả lời các câu hỏi theo bảng 12.1 - Tìm hiếu kí hiệu các loại ren và giải thích ý nghĩa - Đọc bản vẽ đã chuẩn bị. - Vẽ hình vào giấy A 4 - Yêu cầu Hs đọc bản vẽ và ghi nội dung cần hiểu vào vở - Chú ý cho Học sinh kí hiệu các loại ren cách đọc và ý nghĩa . * Hệ ren -M (meter): Ren hệ mét -Tr (Trapezium): Ren hình than cân. -Sq (Square): Ren hình vuông. -Rd (Round): Ren hình cung tròn. +Hướng xoắn phải không ghi kí hiệu. +Hướng xoắn trái LH(left-hand). +d: đường kính ngoài của Ren. +p: bước Ren - Gọi một số em lên đọc bản vẽ - Yêu cầu các em vẽ bản vẽ hình cỏn? Hoạt động 3 : Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Nhận xét, đánh giá bài thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Lắng nghe dặn dò - Chuẩn bị bài 13 . - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài thực hành của mình qua mục tiêu -Làm bài tập trong SGK. -Đọc phần có thể em chưa biết. -Đọc trước bài 13. -Thu bài của học sinh - Khuyên khích học sinh thực hiện tốt bài 5. Nội dung ghi bảng I. BẢN VẼ CÔN CÓ REN: Trình tự đọc Nội dung cần hiểu Bản vẽ chi tiết côn có ren 1.Khung tên -Tên gọi chi tiết. -Vật liệu. -Tỉ lệ. -Côn có Ren. -Thép. -1:1 2.Hình bieåu dieãn. -Tên gọi hình chiếu. -Vị trí hình cắt. -HCC. -Cắt ở hình chiếu đứng 3.Kích thöôùc -Kích thöôùc chung cuûa chi tieát. -Kích thöôùc caùc phaàn cuûa chi tieát. -f18, 10 -Ñaàu lôùn f18, ñaàu nho fû 14, M8x1 4.Yêu cầu kĩ thuật. -Gia công. -Xử lý bề mặt. -Tôi cứng. -Mạ kẽm. 5.Tổng hợp -Mơ tả hình dạng, cấu tạo. -Công dụng của chi tiết. - Hình nón cụt, có lỗ Ren ở giữa. -Dùng để lắp với trục của cọc lái . IV. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trả Lời Câu Hỏi Bài 15 Công Nghệ 6

Gợi ý trả lời câu hỏi bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí, trang 67-73 Sách giáo khoa công nghệ lớp 6

Câu hỏi trang 67

Tại sao chúng ta cần phải ăn uống?

Trả lời

Chúng ta cần ăn uống để duy trì sự sống.

Câu hỏi 1 trang 71

Ngoài nước uống, còn có nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể?

Trả lời

Ngoài nước uống, còn có nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể như: nước trong thực phẩm chúng ta ăn, nước dinh dưỡng truyền qua kim tiêm,…

Câu hỏi 2 trang 71

Chất xơ có trong những loại thực phẩm nào?

Trả lời

Chất xơ có trong các loại thực phẩm:

– Rau, đậu và hạt: đậu tương,…

– Trái cây: Táo, đào, quýt,…

– Ngũ cốc: gạo lức, bắp (ngô),…

Câu hỏi trang 72

Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé ở hình 3.11. Em đó đang mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây nên?

Trả lời

Tình trạng của cậu bé: Tay chân gầy gộc, ốm yếu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa,.. → Em đó đang bị thiếu chất đạm.

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 73 Sách giáo khoa CN 6

Câu hỏi 1 trang 73

Em sẽ khuyên cậu bé ở hình 3.12 như thế nào để có thể gầy bớt đi?

Trả lời

Em sẽ khuyên cậu bé đó giảm ăn đồ ăn chứa chất đường bột như kẹo, bánh,… nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả và tăng cường vận động.

Câu hỏi 2 trang 73

Em hãy cho biết thức ăn nào có thể làm răng dễ bị sâu?

Trả lời

Thức ăn chứa nhiều chất đường có thể làm răng dễ bị sâu nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.

Câu hỏi 3 trang 73​​​​​​​

Nếu hàng ngày em ăn quá nhiều chất béo, cơ thể có bình thường không? Em sẽ bị hiện tượng gì?

Trả lời

Nếu hàng ngày em ăn quá nhiều chất béo, cơ thể em có thể thừa chất béo, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

***

Để các em học sinh lớp 6 học tốt môn Công nghệ lop 6, chúng tôi đã tổng hợp lời giải bài tập SGK Công nghệ lop 6 cho các em để giúp các em hiểu bài và ôn luyện bài được tốt hơn. Chúc các em học tốt môn học ý nghĩa này.