Top 15 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Giáo Dục Công Dân 8 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 4: Giữ chữ tín giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 14 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín?

Lời giải:

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, và biết tin tưởng.

Câu 2 trang 14 SBT GDCD 8: Hãy nêu một số biểu hiện của giữ chữ tín và một số biểu hiện trái với giữ chữ tín trong cuộc sống.

Lời giải:

Một số biểu hiện của giữ chữ tín: thực hiện lời hứa, hoàn thành công việc đúng hẹn, có vay sẽ trả…

Một số biểu hiện trái với giữ chữ tín: thất hẹn, không hoàn thành nhiệm vụ, không trả nợ…

Câu 3 trang 14 SBT GDCD 8: Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta phải biết giữ chữ tín?

Lời giải:

Việc giữ chữ tín nó chính là bước ngoặc để bạn có được những thứ mình cần và nó giúp bạn cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn so với việc làm tổn hại đến sự trung thực của chính mình.

Câu 4 trang 15 SBT GDCD 8: Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta phải làm gì ?

Lời giải:

Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần làm tốt công việc được giao, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối.

A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiộn thực hiện lời hứa.

B. Chỉ giữ đúng lời hứa với người thân.

C. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận.

D. Khi cần thì cứ hứa, còn làm được đến đâu sẽ tính sau.

E. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo, còn bạn bè thì không cần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C

A. Lòng vả cũng như lòng sung

B. Một sự bất tín, vạn sự bất tin.

C. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật.

D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 15 SBT GDCD 8: Giờ kiểm tra môn Toán, sau khi thầy đọc đề bài, cả lớp chăm chú làm bài. Huy đang loay hoay với tờ giấy nháp, với những con số nhằng nhịt và bỗng trở nên lúng túng. Chả là tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài. Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Lúc này, Huy đang cố gắng nhưng với hài toán nó đã làm chỉ đáng được 3 điểm. Huy bối .rối quay sang cậu bạn ngồi bên cạnh cầu cứu nhưng cậu này cũng đang bí và xui Huy mở sách giải ra. Huy nghĩ, nếu mình chép được một bài nữa thì ít ra cũng không bị điểm dưới trung bình, không bị ảnh hưởng đến danh dự của một học sinh khá. Bàn tay Huy di chuyển xuống dưới ngăn bàn, động vào quyển sách toán, mắt nhìn thầy giáo đứng trên bảng. Nó thấy đôi mắt thầy mỉm cười như đang khích lệ học trò. Thầy nhìn khắp lớp, nhưng không nhìn nó, Huy biết thầy rất tin tưởng nó. Nếu biết được việc làm của nó, thầy sẽ mất niềm tin ở người học trò của mình. Nó là một học sinh khá và ngoan cơ mà ! Bàn tay Huy từ từ rời quyển sách trong ngăn bàn, nó thấy lòng nhẹ nhõm hơn…

Câu hỏi:

1 / Huy vốn là một học sinh như thế nào? Vì sao Huy định mở sách giải ra chép?

2/ Điều gì đã ngăn Huy không phạm sai lầm đó ?

Lời giải:

1/ Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Do tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài.

2/ Nhìn thấy ánh mắt thầy mỉm cười, ánh mắt của người rất tin tưởng Huy nên bạn ý đã không vi phạm sai lầm đó.

Câu 8 trang 16 SBT GDCD 8: H. là con nhà nghèo nhưng tính tình lại đua đòi, luôn tỏ ra là người sành điệu qua cách ăn mặc, nói năng, chơi bời. Để có tiền tiêu xài, H. đã làm những chuyện gian dối. Một lần, người cô của H. đã đến tận trường gọi H. ra đòi nợ. Thì ra, H. đã mượn danh nghĩa của mẹ đến nhà cô vay tiền để mua sắm riêng cho mình và chơi ở quán net. Khi cô tới đòi nợ thì mẹ H. mới sững sờ vì thấy con gái dám làm chuyện như vậy.

Câu hỏi:

1 / Hãy nêu nhận xét của em về H.

2/ Theo em, hậu quả của hành vi của H. và những hành vi gian dối tương tự là gì ?

Lời giải:

1/ H làm như vậy là sai, H đã lừa gạt lấy danh nghĩa của mẹ ra để vay tiền vô.

2/ Sau này, khi biết được sự thật, H sẽ làm mất sự tin tưởng của mẹ và cô.

Câu hỏi: Theo em, vì sao bố mẹ N. không đưa tiền học cho N. nữa?

Lời giải:

Bố mẹ N không đưa tiền cho N nữa, vì N đã lừa gạt bố mẹ khiến bố mẹ mất niềm tin, không còn tin bạn nữa.

Câu 10 trang 17 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: “Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin” ? Em có thể hỏi cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn để hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu tục ngữ này và lấy đó làm phương châm hành động, rèn luyện cho mình.

Lời giải:

Câu tục ngữ đề cao giá trị của việc giữ lời hứa cũng như nhắc nhở rằng: Đã hứa thì phải cố thực hiện, bởi một lần thất hứa vạn lần chẳng còn tin.

Trả lời câu hỏi trang 18 SBT GDCD 8: Câu hỏi:

1/ Hãy nêu nhận xét của em về cách ứng xử của hai người lái xe và của tác giả trong truyện trên?

2/ Em tán thành cách ứng xử nào và không tán thành cách ứng xử nào? Vì sao?

Lời giải:

1/ Cùng là lái xe, nhưng 2 người có 2 cách hành xử trái ngược nhau. Anh lái xe khách thì không giữ chữ tín, đã hứa là giữ chỗ cho tác giả mà lại không giữ lời hứa. Còn anh taxi, vì giữ lời hứa với khách mà dù đầu bị băng bó, tay trắng toát nhưng vẫn đến lái xe để đưa chị về.

2/ Em tán thành ứng xử của anh taxi và không tán thành cách ứng xử của anh xe khách. Vì khi không giữ lời hứa vừa làm mất khách, vừa ảnh hưởng đến công việc của người khác.

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 7

TUẦN DẠY: 11. 12 Ngày soạn:16/10/2014 TIẾT: 11. 12 Ngày day:21/10/2014 Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA I/ Mục tiêu : 1/ Kiến thức : -Kể được những tiêu chuẩn chính của gia đình văn hóa . -Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa . -Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa . 2/Kĩ năng : -Biết phân biệt các hành vi đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn háo ở gia đình . -Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa . -Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình . Các KNS cơ bản được áp dụng -Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa. -Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em-HS trong gia đình. -Kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình. 3/Thái độ : -Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa . -Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa . 2/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 2.1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án. - SGK. - Bảng tiêu chuẩn gia đình văn hóa. 2.2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học thuộc bài 8 - Chuẩn bị bài 9: + Đọc phần truyện đọc ở bài 9 (trong SGK GDCD 7) và tìm hiểu theo gợi ý. + Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa ở địa phương. III/ Các hoạt động dạy- học : 1/ Ổn định : (1 phút). 2/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút). a/ Khoan dung là gì ? → Khoan dung là rộng lòng tha thứ . Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm . b/Hãy nêu 1 vài việc làm thể hiện khoan dung . → Không giận bạn khi bạn vô ý va vào em ; bỏ qua lỗi cho bạn nếu bạn không cố ý ,.. 3/ Bài mới : Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung TIẾT 1: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (4') - Nêu câu hỏi : Theo em, gia đình như thế nào được công nhận gia đình văn hóa ? Nhận xét, chốt ý : Để hiểu thêm về gia đình văn hóa, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa : (20 phút) a. Mục tiêu: Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật. Tích hợp bảo vệ môi trường c. Các bước của hoạt động -Mời 3 HS đọc truyện đọc : Một gia đình văn hóa . (SGK trang 26-27) . Nhóm 1: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa ? Nhóm 2 : Mọi thành viên trong gia đình cô Hòa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa ? Nhóm 3 : Theo em, gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? * Tích hợp bảo vệ môi trường : -Nêu câu hỏi : Khoản 1 điều 5 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 Nhận xét, chốt ý : Bảo vệ môi trường là 1 trong các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa . Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa: (15 phút ) a. Mục tiêu: Tìm hiểu HS tìm hiểu ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa .Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật. b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c. Các bước của hoạt động: - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập e SGK trang 29. - Nêu câu hỏi: Những gia đình có cha mẹ bất hòa, thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng ảnh hưởng như thế nào đối với các thành viên trong gia đình ấy? Gia đình có cần thiết cho bản thân không, gia đình em có được công nhận là gia đình văn hóa? Trong gia đình, có người thân của em bị nghiện ma túy. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì? Chốt lại:ý đúng Giới thiệu điều 4 của Luật phòng chống ma túy năm 2000 - Nêu câu hỏi động não: Xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì cho bản thân em, củng như các thành viên trong gia đình mình? Vậy theo em, dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, gia đình? Mỗi gia đình đều xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì đối với xã hội? - Chốt lại ý nghĩa đối với xã hội. TIẾT 2: Hoạt động 4: Hướng dẫn HS liên hệ với tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương ( 15 phút) a. Mục tiêu: GIúp HS biết tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương. b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c.Cách tiến hành: -Yêu cầu HS trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được . - Nêu câu hỏi : Gia đình em đã thực hiện tốt các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em chưa ? Kết luận : Căn cứ vào các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa nói trên mà tùy theo điều kiện địa phương mà có những tiêu chuẩn gia đình văn hóa cho phù hợp. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa:( 26 phút ). a. Mục tiêu: GIúp HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa.Tích hợp bảo vệ môi trường b.Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, c.Cách tiến hành: - Nêu câu hỏi : Hãy nêu 1 số kiểu gia đình đang tồn tại ở xã hội ta . -Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập b, d -Nhận xét, đưa ra đáp án đúng : Bài tập b: Không phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng có hạnh phúc . Bài tập d : Đồng ý :5 . Nhận xét, chốt ý : Gia đình văn hóa là sự kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần . Hãy nêu biểu hiện đúng, lành mạnh góp phần xây dựng gia đình văn hóa . Hãy nêu biểu hiện sai,thiếu, lành mạnh trong việc xây dựng gia đình văn hóa . Nhận xét, bổ sung . Vậy để xây dựng gia đình văn hóa, các thành viên trong gia đình cần phải làm gì ? -Yêu cầu HS làm bài tập c SGK trang 29 . -Nhận xét, đưa đáp án đúng : điều chỉnh thói quen của mình vì lợi ích chung của gia đình, không làm ảnh hưởng đến người khác . * Tích hợp bảo vệ môi trường : - Nêu câu hỏi : HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa không ? HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ? Em cần có thái độ như thế nào với việc xây dựng gia đình văn hóa ? Nhận xét, chốt ý : HS cần tham gia xây dựng gia đình văn hóa bằng những việc làm cụ thể, vừa sức , trong đó có việc bảo vệ môi trường -Yêu cầu HS liên hệ bản thân . Em đã làm tốt trách nhiệm của mình trong việc xây dựng gia đình văn hóa chưa ? -Tuyên dương biểu hiện tốt, uốn nắn các biểu hiện chưa tốt . Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?( BT g SGK Trang 29 ) -Yêu cần HS giải thích câu danh ngôn trong SGK . Nhận xét , chốt ý : gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục con cái, bên cạnh đó con cái cũng phải tự giác làm tốt trách nhiệm của mình với gia đình . - Suy nghĩ, phát biểu . → Hòa thuận, hạnh phúc, con cái học hành đầy đủ,... -3 HS đọc phần truyện đọc theo phân vai, HS còn lại theo dõi SGK . -Suy nghĩ, phát biểu. → Ngăn nắp, sinh hoạt có giờ giấc ổn định, mọi người chia sẻ lẫn nhau, đầm ấm, con cái ngoan ngoãn, học hành giỏi,... → Quan tâm giúp đỡ nhau trong công việc, hoàn thành tốt công việc của mình . Cha mẹ là tấm gương cho con, con cái chăm học hành, vợ chồng cô hòa đi đầu vận độngh bà con xây dựng nếp sống văn hóa , vệ sinh môi trường, chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ làng xóm,... → Hòa thuận, hạnh phúc, kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân. -Suy nghĩ, phát biểu . → Tiêu chuẩn làm tốt nghĩa vụ công dân . - Làm bài tập e SGK trang 29 . - Suy nghĩ, phát biểu . → Các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy gia đình không phải là tổ ấm của mình và sẽ dẫn đến việc dễ sa vào tệ nạn, không phát triển nhân cách toàn diện . HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân - Trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được . - Suy nghĩ, phát biểu . → Có 2 hướng trả lời :Thực hiện tốt hoặc chưa tốt . -Suy nghĩ, phát biểu . →-Gia đình giàu có nhưng có cha mẹ bất hòa, con cái ăn chơi, đua đòi . -Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu . -Gia đình có đông con, con cái khổ cực, thiếu học hành . - Gia đình tuy không giàu nhưng hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn . -Làm bài tập. → Tích cực học tập, tìm hiểu tình hình đất nước địa phương ; có nhu cầu, sở thích văn hóa lành mạnh như : đọc sách báo, xem phim ảnh, nghệt thuật khác..; thường xuyên giúp đỡ nhau thực hiện tốt bổn phận của mình với gia đình,... → Ăn chơi sa đọa, đua đòi, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém, sa vào tệ nạn xã hội, thiếu tình cảm trách nhiệm với gia đình, bạo lực gia đình,... →Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình ; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội . - Làm bài tập c SGK trang 29 . - Suy nghĩ, phát biểu . → HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa. → Chăm học, chăm làm, kính trọng , vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình, tham gia các việc làm vừa sức mình, bảo vệ môi trường ở gia đình và khu dân cư, tuyên truyền nếp sống văn hóa,... →Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa: quan tâm rèn luyện theo các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ; tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa . -Liên hệ bản thân . →Chăm ngoan, học giỏi, không sa vào tệ nạn xã hội, giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà vừa sức mình, kính trọng ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ,... 1/Khái niệm: Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân. 2/ Ý nghĩa của việc xây dựng xây dựng gia đình văn hóa : -Đối với cá nhân: +Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục con người. +Hình thành con người phát triển toàn diện, sống có văn hóa, có đạo đức và chính họ giúp cho gia đình phát triển bền vững. -Đối với xã hội: -Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. 3/ Trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa : +Đối với mọi người nói chung: Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với gia đình, sống giản dị, không ham thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. + Đối với HS: Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình . 4/ Củng cố: (2 phút) Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi : - Gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? - HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa . 5/Dặn dò : (2 phút) -Học bài . - Chuẩn bị bài 10 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ . +Tìm hiểu phần truyện đọc và trả lời gợi ý. + Tìm hiểu phần nội dung bài học . + Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em . +Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ em . +Tìm các việc làm nên làm và cần tránh để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ Duyệt, Ngày18/10/2014 Cô Thành Phận

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 2: Liêm khiết giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 (trang 10 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Liêm khiết

Trái với liêm khiết

– Cố gắng vươn lên để đạt hiệu quả cao trong học tập

– Quay cóp bài để đạt điểm cao

– Chịu khó làm ăn để thoát nghèo

– Các bộ lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ

– Nhặt được của rơi trả người đã mất

– Buôn lậu, trốn thuế

– Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình

– Sử dụng tài sản chung vào mục đích cá nhân

– Làm việc theo đúng trách nhiệm của bản thân

– Quan hệ với cấp trên để được thăng quan tiến chức

Câu 2 (trang 10 VBT GDCD 8):

Trả lời:

– Đối với cá nhân: Giúp cho mỗi người sống thanh thản, ý nghĩa hơn, sẽ nhận được sự giúp đỡ, yêu quý, tin yêu từ mọi người

– Đối với xã hội: Làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn, góp phần tạo nên sự công bằng, bình đẳng trong xã hội.

Câu 3 (trang 10 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Để trở thành người có tính liêm khiết, theo em, học sinh phải:

– Rèn luyện ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân

– Biết chống lạo cái xấu, cái ác bảo vệ lẽ phải

– Trung thực, tôn trọng những điều đúng với chân lí, đạo đức

– Phê phán, lên án những hành vi sống không trong sạch

Câu 4 (trang 11 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Một vài tấm gương liêm khiết:

Mạc Đĩnh Chi là một người liêm khiết với quan niệm sống cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến

Anh Diệu – một nhân viên bán hàng ở siêu thị tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi của khách hàng, bên trong có giấy tờ tùy thân và tiền mặt, anh đã tìm cách trả lại số tiền đó cho người đã mất.

Câu 5 (trang 11 VBT GDCD 8): Những câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện sự liêm khiết?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm

Chớ có bờm xờm để lại tiếng xấu

B. Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở người người giàu sang

C. Làm người biết nghĩ biết suy

Ngồi trên lưng ngựa biết đi đường dài

D. Của thấy không xin

Của công giữ gìn

Của rơi không nhặt

E. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười

F. Của mình thì giữ bo bo

Của người thì đớp cho no rồi về

G. Áo rách cốt cách người thương

H. Làm người phải đắn phải đo

Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.

Trả lời:

Chọn đáp án: A, B, D, G

Câu 6 (trang 11 VBT GDCD 8):

Trả lời:

a. Chú cảnh sát giao thông không nhận tiền của người vi phạm pháp luật giao thông. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết, không dung túng cho điều sai, không lợi dụng chức vụ để nhận tiền.

b. Hùng hay tặng quà cho lớp trưởng để mong bạn không ghi sổ mỗi khi đi học muộn. Hành vi thể hiện sự không liêm khiết

c. Mai nhận được tiền của Nam bị rơi và đã đem trả lại. Đây là hành vi thể hiện sự liêm khiết.

Câu 7 (trang 12 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Em sẽ chạy ra báo cho người khách để quên biết. Tại vì để khách hàng có thể nhanh chóng nhận lại được tài sản của mình và để tự tay mình có thể trả lại cho khách hàng.

Câu 8 (trang 12 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Câu 9 (trang 12 VBT GDCD 8):

Trả lời:

a. Việc làm của anh Huy khiến người khác vô cùng khâm phục và cảm động. Đó không chỉ là hành động cho thấy sự liêm khiết mà nó còn thể hiện tấm lòng của một con người có nhân cách, có đạo đức. Dù nghèo nhưng không làm phôi phai đi phẩm chất làm người của anh. Đó là hành động rất đáng được biểu dương, trân trọng

b. Nếu nhặt được tiền mà không biết ai làm rơi thì em cũng không được lấy số tiền đó vì đó không phải là tiền của mình, không phải số tiền mình làm ra nên không được phép sở hữu. Em sẽ mang số tiền đó đến đồn công an trình báo để số tiền đó sớm tìm được chủ nhân thực sự.

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 14 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Em không đồng tình với quan điểm của bạn bởi vì, biểu hiện của liêm khiết không chỉ là việc không tham ô, lãng phí, không nhận hối lộ. Liêm khiết đối với học sinh là việc tự phấn đấu nỗ lực trong học tập, vươn lên bằng chính khả năng của mình, trung thực trong học tập,…Chính vì thế học sinh càng cần phải rèn luyện sự liêm khiết.

Câu 2 (trang 14 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Những hậu quả nghiêm trọng do hành vi không liêm khiết gây ra: Quan chức nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, bộ mặt của cá nhân, tổ chức, làm hao hụt ngân sách nhà nước.

III. Truyện đọc, thông tin

Câu a (trang 16 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Những chi tiết chứng tỏ chị Bùi Phương Liên là người liêm khiết:

– Mọi khoản thu chi trong kho bạc đều được thực hiện nghiêm túc, khoa học, đảm bảo đúng nguyên tắc.

– Nhiều lần trả lại tiền nộp thừa với đồ vật của khách hàng bỏ quên.

Câu b (trang 16 VBT GDCD 8):

Trả lời:

Bài học rút ra: Sống liêm khiết, trung thực, có trách nhiệm sẽ được mọi người yêu quý, nể trọng.

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 10

A. Mục tiêu bài học

Học xong bài này học sinh cần nắm được:

1. Về kiến thức

– Thế nào là hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

– Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên.

– Biết nhận xét , lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội.

– Biết thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

– Yêu quý, trân trọng các mối quan hệ trong gia đình.

– Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay.

A. Kiến thức trọng tâm

– Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và chức năng của gia đình.

– Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ gia đình.

Người soạn: Lê Thanh Thủy Ngày soạn: 22-3-2015 BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ( tiết 2) Mục tiêu bài học Học xong bài này học sinh cần nắm được: Về kiến thức Thế nào là hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên. Về kỹ năng Biết nhận xét , lý giải, phê phán một số quan niệm, thái độ, hành vi trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội. Biết thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình. Về thái độ Yêu quý, trân trọng các mối quan hệ trong gia đình. Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc sai trái về quan hệ tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay. Kiến thức trọng tâm Làm rõ những đặc trưng của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và chức năng của gia đình. Làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ gia đình. Phương pháp, phương tiện dạy học Phương pháp dạy học Phương tiện dạy học Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10 Máy tính, máy chiếu Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Tiến trình dạy học Ổn định tổ chức lớp(1 phút) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp Kiểm tra bài cũ Dạy bài mới (36 phút) Đặt vấn đề (1phút) Qua bài học hôm trước các em đã biết được thế nào là tình yêu, làm thế nào để có được một tình yêu chân chính. Theo năm tháng sự phát triển của tình yêu sẽ dẫn hai người ấy đến đâu? Gia đình là gì? Làm thế nào để xây dựng cho mình một gia đình hạnh phúc? Tìm hiểu bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trên. Dạy bài mới ( 35 phút) Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung bài học Đơn vị kiến thức 1: Hôn nhân Giáo viên nêu tình huống " Anh A và chị B tự ý chung sống với nhau. Sau một thời gian giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác" Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được coi là vợ chồng hay không? Vì sao? Học sinh trả lời giáo viên nhận xét : Nhận xét, giải thích: Quan hệ giữa anh, chị A và B về mặt pháp lí không được coi là vợ chồng vì không có đăng kí kết hôn theo qui định của nhà nước Gv: Vậy hôn nhân là gì? Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. -Nó thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của hai vợ chồng với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được pháp luật bảo vệ. Giáo viên hỏi: Theo các em ở nước ta pháp luật quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu? -Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nước ta có quy định : Độ tuổi kết hôn của Nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên nước ta khuyến khích kết hôn ở độ tuổi cao hơn là : nam :22, nữ: 20. Giáo viên hỏi: Theo các em việc kết hôn được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý nào? Nếu không có sự kiện pháp lí đó thì có được coi là hôn nhân hay không? -Nó được đánh dấu bằng sự kiện pháp lý là đăng ký kết hôn, được pháp luật thừa nhận, nếu không đăng kí kết hôn thì không được gọi là hôn nhân Gv: sau khi đăng kí kết hôn đôi nam nữ thường ra mắt làng xóm, bạn bè, bằng cách tổ chức lễ cưới linh đình, vì cả đời chỉ có một lần. Em có suy nghĩ gì về điều đó? Hs: Trình bày ý kiến cá nhân Gv: nhận xét giải thích: Đám cưới là việc hệ trọng của cá nhân và gia đình. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cho phép mà tổ chức hợp lí. Nhà nước khuyến khích lễ cưới nên tổ chức trang trọng, vui vẻ, tiết kiệm thực hiện đời sống mới của nhân dân. Không nên tổ chức linh đình phô trương, gây tốn kém tiền của, thời gian sức khoẻ của gia đình và người thân qua đó bài trừ các hủ tục trong cưới xin. Giáo viên nêu vấn đề: chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay như thế nào cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu phần b. Gv:Chế độ hôn nhân hiện nay có khác gì so với trước kia? Học sinh trả lời. Giáo viên đưa ra câu trả lời: +Nguyên thuỷ: chế độ quần hôn. +Xã hội phong kiến: đa thê. + hiện nay: hôn nhân tự nguyện và tiến bộ Xét tình huống sau: anh Hoàng và chị Hoa gần nhà nhau. Hoàng 21T Hoa 17T. cha mẹ Hoa do làm ăn thua lỗ nợ nhà Hoàng nhiều. Hoàng thì đã thích hoa từ lâu nên đòi mẹ cưới Hoa cho Hoàng rồi hứa sẽ trừ hết khoản nợ. Hoa phải nghe theo lời ba mẹ và lấy Hoàng dù chưa đủ tuổi nhưng gia đình Hoàng lo hết về mặt pháp lý. Sau một thời gian chung sống Hoa luôn buồn rầu vì người chồng có tính trăng hoa và cô quyết định li hôn với chồng. nhưng gia đình chồng và chồng nhất định không cho. Gv: theo em tình huống trên hôn nhân của Hoàng và hoa có tự nguyện không có tiến bộ không? Vì sao? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét giải thích thêm và kết luận: Hôn nhân trong tình huống trên không được gọi là tự nguyện và tiến bộ. Hoa không vì trả nợ cho ba mẹ nên phải lấy người mình không yêu. Hoa chưa đủ tuổi nhưng nhờ địa vị và tiền của nhà Hoàng đã bất chấp tất cả. Hoa đã bị dằn vặt va không được chấp nhận li hôn là không đúng dù cho cô có lí do chính đáng. + Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. + Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật đinh, tuy nhiên không phủ nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè + Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lý, tức là phải đăng ký kết hôn theo luật. + Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm các quyền tự do li hôn. - Thứ hai: hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng Gv:Em hiểu thế nào là hôn nhân một vợ một chồng? Hs: Trả lời: Gv: Nhận xét chốt ý: Hôn nhân dựa trên cơ sở là tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu không thể chia sẻ được, vợ chồng phải sống chung thủy, yêu thương nhau. Gv:Em hiểu vợ chồng bình đẳng như thế nào? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, tổng kết + Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng không phải là sự cào bằng, chia đôi bình đẳng cần hiểu là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. Giáo viên hỏi học sinh : Trước kia hôn nhân có bình đẳng một vợ một chồng hay không ? Nếu không thì hôn nhân trước kia được biểu hiện như thế nào? Trước kia hôn nhân không bình đẳng, nam năm thê bảy thiếp, con gái chỉ được lấy một chồng. Giáo viên thuyết trình: Sau khi đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới, hai người chung sống với nhau tạo thành gia đình. Vậy gia đình là gì? Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên ra sao chúng ta chuyển sang tìm hiểu phần 3. Đơn vị kiến thức 2: Gia đình Giáo viên nêu câu hỏi, gọi bất kỳ học sinh nào trả lời: Gia đình em sống ở đâu, có bao nhiêu người, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình em như thế nào? Nhóm 1 và 2: Theo em, gia đình có các chức năng cơ bản nào? Nội dung Nhóm 3 và 4: Theo em gia đình có những mối quan hệ cơ bản nào? Là một thành viên trong gia đình, em đã làm gì để giúp gia đình mình duy trì và phát triển các mối quan hệ đó? Thời gian cho mỗi nhóm chuẩn bị là 2 phút, trình bày là 3 phút. Đại diện mỗi nhóm lên trình bày Chức năng duy trì nòi giống. Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Nó góp phần tái sản xuất sức lao động và gắn với sự tồn vong của xã hội. Theo em, một gia đình Việt Nam nên có mấy con? Vì sao? Mỗi gia đình nên có 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt. Chức năng kinh tế. Đây là chức năng rất quan trọng, nếu thực hiện chức năng này không tốt sẽ ảnh hưởng tới các chức năng khác của gia đình. ?Gia đình em có tổ chức sản xuất kinh tế không? Chức năng tổ chức đời sống gia đình. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc gia đình. ? Chức năng tổ chức đời sống gia đình có quan trọng không, để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc, em có thể làm được gì? Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Đây là chức năng vô cùng quan trọng của gia đình, tuy nhiên không phải ai cũng thấy được tầm quan trọng của nó. Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái là chức năng đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước ?Có người cho rằng việc giáo dục trẻ em là việc của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này? Giáo dục cần kết hợp gia đình nhà trường xã hội, gia đình là trường học đầu đời của mỗi con người, quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em Trong các chức của gia đình thì chức năng nào quan trọng hơn cả? Vì sao? Chức năng kinh tế là quan trọng nhất vì nó là tiền đề để thực hiện các chức năng khác. Giáo viên đặt câu hỏi: ? Theo em, trong gia đình có những mối quan hệ nào? Gv: quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân Quan hệ giữa vợ chồng: Là mối quan hệ cơ bản nhất trong gia đình. Mối quan hệ này có bềm vững hòa thuận thì các mối quan hệ khác mới phát triển hài hòa. ? Theo em, nếu trong gia đình vợ chồng bất hoà sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con cái? Quan hệ cha mẹ và con cái: +Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái. +Ngược lại con cái có nghĩa vụ, bổn phận yêu quý, kính trọng, phụng dưỡng ông bà cha mẹ. ? Để trở thành một người con hiếu thảo, em phải làm gì? Quan hệ giữa ông bà và các cháu. +Ông bà có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. +Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. ? Em đã làm gì để phụng dưỡng, chăm sóc ông bà? Em có thích những việc đó không? Quan hệ giữa anh, chị em. Phải có trách nhiệm thương yêu tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống ? Trong gia đình em, quan hệ giữa anh chị em có tốt không? Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: "Anh em như thể tay chân" Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân va gia đình không chỉ là trách nhiệm, đạo đức của mỗi công dân với xã hội mà là trách nhiệm, đạo đức của bản thân. 2. Hôn nhân a.Hôn nhân là gì? -Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay: -Thứ nhất: hôn nhân tự nguyện và tiến bộ - Thứ hai: hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng 3. Gia đình chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. a.Gia đình là gì? -Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. b.Chức năng của gia đình. -Chức năng duy trì nòi giống. -Chức năng kinh tế. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. - Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. c)Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của mỗi thành viên. -Quan hệ giữa vợ và chồng. -Quan hệ giữa cha mẹ và con cái -Quan hệ giữa ông bà và các cháu. - Quan hệ giữa anh, chị em. Luyện tập củng cố ( 3 phút) Giáo viên khẳng định cho học sinh thấy rằng: Tình yêu chân chính của con người là tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân và bước vào xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc là nền tảng để xã hội ổn định và phát triển. Câu 1:tình yêu đích thực diễn biến theo 3 giai đoạn nào? x a.tình yêu-hôn nhân-gia đình hạnh phúc b.hôn nhân-gia đình hạnh phúc-tình yêu c.hôn nhân-tình yêu-gia đình hạnh phúc Câu 2: Sau khi đăng kí kết hôn, nam nữ thường tổ chức lễ cưới. Lễ cưới nên: a. Tổ chức không cần trang trọng, vui vẻ là được b. Tổ chức linh đình, sang trọng để mở mày mở mặt với xóm làng xc. Tổ chức đơn giản nhưng trang trọng, tiết kiệm, vui vẻ Cho học sinh làm bài tập 3 SGK, kể tên một số câu ca dao tục ngữ về gia đình và tình cảm anh chị em. Dặn dò, nhắc nhở ( 1 phút ) Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập trong SGK, chuẩn bị bài mới bài 13: Công dân với cộng đồng.