Top 9 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Sinh Học Lớp 9 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 3

– Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:

P: Hoa đỏ (AA ) x hoa trắng (aa)P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)

– Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội?

– Điền từ thích hợp vào những chỗ trống của câu sau?

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ……… cần xác định …… với cá thể mang tính trạng …………… Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen ………….., còn nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen ………………..

Lời giải chi tiết

– Xác định kết quả các phép lai

Phép lai 1:

P: AA (hoa đỏ) x aa(hoa trắng)

G: A ………………….a

F1: 100% Aa (hoa đỏ)

Phép lai 2:

P: Aa(hoa đỏ) x aa (hoa trắng)

G: A,a…………….a

F1: 1Aa(đỏ) : 1 aa(trắng)

– Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (đối tượng cần kiểm tra) ta phải thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

– Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với những cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.

Lời giải chi tiết

Để xác định giống có thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân tích:

– Điền những cụm từ vào chỗ trống:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện ………….. giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là ………..

Lời giải chi tiết

Sự khác nhau về kiểu hình ở F 1, F 2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menden được mô tả trong bảng sau:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 1

Bài 1 trang 13 SGK Sinh học 9

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

Lời giải chi tiết

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích. Nếu kết quả phép lai phân tích xuất hiện:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 2

Giải bài 2 trang 13 SGK Sinh học 9. Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất

Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất

Lời giải chi tiết

Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 3

Giải bài 3 trang 13 SGK Sinh học 9. So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là như thế nào?

Điền nội dung phù hợp vào những ô trống ở bảng 3

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Lời giải chi tiết

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 4

Giải bài 4 trang 13 SGK Sinh học 9. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được…

Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được:

a) Toàn quả vàng

b) Toàn quả đỏ

c) Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng

d) Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.

Lời giải chi tiết

Đáp án: b.

Giải thích: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Ta có sơ đồ lai

P : AA (quả đỏ) x aa (quả vàng)

GP : A a

F1 : Aa (quả đỏ)

st

Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 4

– Giải thích tại sao ở F 2 lại có 16 hợp tử.

– Điền nội dung phù hợp vào bảng 5.

Bảng 5: Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Bảng 5: Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Soạn Sinh 9 bài 4 trang 19 câu 1

Giải bài 1 trang 19 SGK Sinh học 9. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?

Lời giải chi tiết

Menden cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (cặp gen) quy định. Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử dẫn đến sự phân li độc lập của các tính trạng.

Sau đó các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) được tổ hợp tự do với nhau trong thụ tinh dẫn đến phát sinh các biến dị tổ hợp.

Soạn Sinh 9 bài 4 trang 19 câu 2

Giải bài 2 trang 19 SGK Sinh học 9. Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.

Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.

Lời giải chi tiết

Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

Soạn Sinh 9 bài 4 trang 19 câu 3

Giải bài 3 trang 19 SGK Sinh học 9. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá?

Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

Lời giải chi tiết

– Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.

– Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài vô tính

Vì sự phân li độc lập của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử sẽ tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.

Hai cơ thể có kiểu gen khác nhau tiến hành giao phối sẽ dẫn đến sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau và phát sinh ra nhiều biến dị tổ hợp

Ở loài sinh sản vô tính con cái có kiểu gen và kiểu hình giống mẹ, nên không xuất hiện các biến dị

Soạn Sinh 9 bài 4 trang 19 câu 4

Giải bài 4 trang 19 SGK Sinh học 9. Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh.

Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau.

Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có mắt đen tóc xoăn?

a) AaBb

b) AaBB

c) AABb

d) AABB

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án d

Vì:

st

Giải Bài Tập Sinh Học 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời:

Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 42 trang 123: Em chọn khả năng nào trong 3 khả năng trên? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Trả lời:

Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu. Điều này chứng tỏ ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.

Bài 1 (trang 124 sgk Sinh học 9) : Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưu bóng?

Lời giải:

Thực vật ưu sáng Thực vật ưa bóng

Bao gồm những cây sống nơi quang đãng.

Bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như sống dưới tán cây khác, được đặt trong nhà.

Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.

Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.

Lá có tầng cutin dày, mô giậu phát triển.

Lá có mô giậu kém phát triển.

Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn (khi mọc trong rừng).

Chiều cao thân cây bị hạn chế.

Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.

Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.

Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.

Điều tiết thoát hơi nước kém.

Bảng 42.2. Các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và ưa bóng Lời giải:

– Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?

– Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào.

Lời giải:

– Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng khác nhau, ánh sáng chiếu xuống các tầng cũng khác nhau. Các tầng phía trên có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới, nên lá cây ở tầng trên hứng được nhiều ánh sáng hơn lá cây ở dưới.

– Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ để bù lượng tiêu hao do hô hấp, đồng thời khả năng hút nước kém, cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên, đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên.

Bài 4 (trang 125 sgk Sinh học 9) : Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Lời giải:

Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và khả năng định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành hai nhóm:

+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày như chích choè, chào mào, trâu, bò, dê, cừu…

+ Nhóm động vật ưa tối: là những động vật hoạt động về ban đêm hay sống trong hang, trong đất, đáy biển như: vạc, diệc, sếu, cú mèo, chồn, cáo, sóc,…

Giải Bài Tập Vbt Sinh Học Lớp 9 Bài 56

Bài tập 1 trang 132 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 56.1.

Trả lời:

Bảng 56.1. Các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm

Bài tập 2 trang 133 VBT Sinh học 9: Hoàn thành bảng 56.2.

Trả lời:

Bảng 56.2. Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm

Bài tập 3 trang 133 VBT : Hoàn thành bảng 56.3.

Trả lời:

Bảng 56.3. Điều tra tác động của con người tới môi trường

Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại

Xu hướng biến đổi các thành phần của hệ sinh thái trong thời gian tới

Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái

Đề xuất biện pháp khắc phục

Thành phần vô sinh: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, …

Thành phần hữu sinh: con người, các loài động vật, thực vật

II. Thu hoạch

1. Tên bài:

2. Họ và tên:

3. Nội dung thực hành: Trả lời các câu hỏi sau:

– Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không?

Trả lời:

Nguyên nhân gây ô nhiễm hệ sinh thái quan sát: hoạt động của con người.

Khắc phục bằng cách nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân (không xả rác bừa bãi, phân loại và xử lí rác thải trước khi xả ra môi trường, trồng cây xanh, sản xuất nông nghiệp an toàn,…)

– Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?

Trả lời:

Hoạt động của con người làm biến đổi hệ sinh thái: sử dụng chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng nhà cửa, canh tác, xả nước thải sinh hoạt ra môi trường, sử dụng nhiều phương tiện giao thông,…

Hệ sinh thái đang biến đổi theo hướng xấu đi

Khắc phục: Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, xử lí nghiêm các cá nhân và tổ chức có hoạt động gây ô nhiễm môi trường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng nguồn năng lượng sạch,…

-Cảm tưởng của em sau khi học xong bài thực hành về tìm hiểu môi trường ở địa phương? Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm là gì?

Trả lời:

Môi trường ở địa phương đang bị ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm là do hoạt động của con người. Môi trường ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của con người và các loài sinh vật.

Nhiệm vụ của học sinh trong phòng chống ô nhiễm môi trường: thực hiện bảo vệ môi trường: bỏ rác nơi quy định, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phương tiện sạch, dọn dẹp nhà cửa, trồng cây xanh,… và tuyên truyền để người thân và bạn bè cùng thực hiện bảo vệ môi trường.

Bài viết khác