Top 8 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Bản Đồ Địa Lý 7 Dân Số Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 9 Bài 2: Dân Số Và Gia Tăng Dân Số

Đánh dấu x vào ô trống ý em cho là đúng.

Tính đến năm 2009, dân số nước ta là:

☐ 85,2 triệu người

☐ 85,5 triệu người

☐ 85,8 triệu người

☐ 86,3 triệu người

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: Tính đến năm 2009, dân số nước ta là 85,8 triệu người

Hướng dẫn giải

Tính đến năm 2009, dân số nước ta là:

☐ 85,2 triệu người

☐ 85,5 triệu người

☒ 85,8 triệu người

☐ 86,3 triệu người

Điền tiếp nội dung vào chỗ chấm (…):

Nước ta có dân số đứng thứ …… ở Đông Nam Á và thứ …… trên thế giới. Điều đó chứng tỏ nước ta là nước ……

Phương pháp giải

Để hoàn thành nội dung của câu trên cần ghi nhớ vị thứ về dân số của Việt Nam so với Đông Nam Á và thế giới.

Hướng dẫn giải

Nước ta có dân số đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới. Điều đó chứng tỏ nước ta là nước đông dân.

Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta. Giải thích vì sao tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?

Phương pháp giải

– Dựa vào kiến thức về dân số để nêu tình hình gia tăng dân số: thời gian bùng nổ dân số và ổn định lại, tỉ lệ gia tăng tự nhiên

– Để giải thích tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh, dựa vào: quy mô dân số, cơ cấu dân số, số người trong độ tuổi sinh đẻ

Hướng dẫn giải

– Tình hình gia tăng dân số:

+ Nước ta bắt đầu “bùng nổ dân số” từ cuối những năm 50.

+ Đến những năm cuối thế kỷ XX thì tình hình dân số dần ổn định.

+ Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.

+ Hiện nay dân số Việt Nam vẫn tăng 1 triệu người/ năm.

– Giải thích:

+ Nước ta có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

Trình bày hậu quả của việc dân số đông và gia tăng dân số nhanh ở nước ta.

Phương pháp giải

Dựa vào thực trạng và kiến thức về dân số để chỉ ra hậu quả của việc dân số đông và gia tăng dân số nhanh:

– Sức ép đối với sự phát triển kinh tế

– Sức ép đối với phát triển xã hội

– Sức ép đối với tài nguyên môi trường

Hướng dẫn giải

– Sức ép đối với sự phát triển kinh tế.

+ Khó khăn trong giải quyết vấn đề việc làm.

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy.

– Sức ép đối với phát triển xã hội.

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện

+ GDP bình quân đầu người thấp.

+ Gây sức ép lên các vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế…

– Sức ép đối với tài nguyên môi trường

+ Suy giảm nguồn tài nguyên.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Không gian cư trú chật hẹp,…

Đáp Án Tập Bản Đồ Địa Lý Lớp 7

Định Luật ôm Cho Đoạn Mạch Nối Tiếp, Công Nhân Nước Ngoài Và Số An Sinh Xã Hội, Mẫu Di Chúc, Đề Thi Lý Thpt Quốc Gia 2019, Template Of Powerpoint 2007, Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng, Báo Cáo Nghiên Cuus Khả Thi, Kế Hoạch Hướng Dẫn Tổ Chức Hội Nghị Điển Hình Tiên Tiến Cấp Cơ Sở, Bản Khai Cá Nhân Theo Quyết Định 24/2016, Nhân Sinh, Công Văn Liên Ngành, Chứng Táo Bón Và Kiểm Soát Đại Tiện, Xem Truyện Ngôn Tình Sủng Full, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Công Chứng Nhà Đất, Công Văn Số 90/sgdĐt-gdth Ngày 10/1/2019 V/v Hướng Dẫn Trình Bày Giáo án, Viết Chữ Đẹp, Điều 4 Nghị Quyết Số 42/2017/qh14, Tiếng Anh Lớp 8 Thí Điểm, Quy Định Luật Giao Thông 2020, Hướng Dẫn Sử Dụng Note 8, Biểu Mẫu 1a, An Sinh Xã Hội, Phác Đồ Điều Trị Tiêu Chảy Trẻ Em, Hiệp ước An Ninh Mỹ Nhật, Quy Trình Công Tác Phát Triển Đảng Viên, Truyện Tranh 9+, Bài Tập Chuyên Đề Vectơ, Chuyên Đề An Toàn Giao Thông, Điều 11 Quy Định 126, Mẫu Bảng Kê 606, Mẫu Đơn Tố Cáo Lãnh Đạo, Kỹ Năng Mềm Gồm Những Gì, Thủ Tục Đăng Ký Xe 16 Chỗ, Dan Y Giai Thich Vau Tuc Ngu An Qua Nho Ke Trong Cay, Bài Tham Luận Đại Hội Chi Đoàn Công An, Hợp Đồng Rửa Xe, Sổ Đăng Ký Bán Đấu Giá Tài Sản, Mẫu Tờ Khai Báo Cáo Thuế Tháng, Thông Tư Số 29/bca, Bảng Cửu Chương Chia 2, Văn Bản Hướng Dẫn Điều 32a, Đề Cương ôn Tập Học Kì 2 Toán 7, Một Đề Thi Trắc Nghiệm Gồm 12 Câu Hỏi, Lin He Ban Than, Thể Lệ Môn Kéo Co, Mẫu Làm Đơn Xin Nghỉ Việc, Thông Báo Tuyển Dụng Của Doanh Nghiệp, 2 Định Luật Len-xơ Cho Phép Ta Xác Định, Sổ Tay Bsci, Mẫu Đơn Xin Mắc Điện 3 Pha, Câu Thơ 2 Dòng Chế,

Thông Tư 02, Quy Định Số Lượng Đại Biểu Dự Đại Hội Đảng, Mẫu Xác Nhận Khuyết Tật, Giải Hóa 8 Đề Cương, Rút Hồ Sơ Nhà Đất, Bí Quyết Thành Công Sinh Viên Huỳnh Ngọc Phiên, 18a/tb-hĐgc/gsql, Văn Bản Yêu Cầu Hoàn Thuế, 9, Truyện X Có Hình, Câu Hỏi Trắc Nghiệm Về ô Nhiễm Không Khí, Tim Tai Lieu Gvmn 2, Giấy Cung ứng Séc, 415/tccp-vc, 500 Câu Trắc Nghiệm Chứng Khoán Có Đáp án, Quá Trình Truyền âm Trong Các Môi Trường, Bảo Hiểm Xã Hội Bảo Hiểm Y Tế, Xin Nghỉ Bí Thư Đoàn, Tiêu Chuẩn 33-2006, Thông Tư 38/2020/tt-bgdĐt Ngày06/10/2020, Thần Xích , Phiếu Giao Nhận 606, Nghị Định 10/2020, Bài Tập Chuyên Đề Bất Phương Trình Lớp 10, Báo Cáo 2 Năm Thực Hiện Chỉ Thị 05, Giải Bài Tập 16 Sách Tiếng Pháp Taxi, Chỉ Thị 202/2016 Của Bộ Quốc Phòng Về, Quan Niệm Phát Triển, Hông Tư Số 65/2016/tt-bqp Ngày 16 Tháng 5 Năm 2016 Của Bộ Quốc Phòng Về Quy Định Và Hướng Dẫn Về Tra, Bản Thảo Văn Bản,

Địa Lý Lớp 7 Bài 1: Dân Số Giải Bài Tập Địa

Địa lý lớp 7 bài 1: Dân số. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì 1 môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo. BÀI 1. DÂN SỐ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.

– Đọc biểu đồ tháp tuổi và biểu đồ gia tăng dân số, hiểu cách xây dựng tháp tuổi.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Dân số, nguồn lao động

– Dân số là tổng số người dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm nhất định.

– Để biết được dân số, nguồn lao dộng của một địa phương, một nước…, cần phải điều tra dân số.

– Dân số thường được biểu hiện bằng tháp tuổi (tháp dân số).

2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.

– Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi là số chênh giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

– Gia tăng cơ giới do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyến đến.

– Gia tăng dân số là tổng số của gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới.

– Trong nhiều thế kỉ trước, dân số tăng hết sức chậm chạp, do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh.

– Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ XIX và XX nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế.

– Năm 2001, dân số thế giới đạt 6,16 tỉ người.

3. Sự bùng nổ dân số

– Bùng nổ dân số

+ Xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới đạt 2,1%.

+ Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia-tăng dân số tự nhiên cao.

+ Dân số tăng nhanh và đột biến dẫn đến sự bùng nổ dân số ở nhiều nước châu Á, Phi và Mĩ latinh.

– Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm… đã trở thành gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.

– Các chính sách dân số và phát triển kinh tế – xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.

III. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Quan sát hai tháp tuổi ở hình 1.1, cho biết:

– Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?

– Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?

Trả lời: Kết quả quan sát hai tháp tuổi ở hình 1.1 cho biết:

– Số bé trai (bên trái) và bé gái (bên phải) cùa tháp tuổi thứ nhất đều khoảng 5,5 triệu. Ở tháp tuổi thứ hai, có khoảng 4,5 triệu bé trai và gần 5 triệu bé gái.

– Số người trong độ tuổi lao động (tô màu xanh nước biển) ở tháp tuổi thứ hai nhiều hơn về hình dạng ở tháp tuổi thứ nhất.

– Sự khác nhau về hình dạng của hai tháp tuổi.

+ Tháp tuổi thứ nhất có đáy rộng, thân tháp thon dần.

+ Tháp tuổi thứ hai có đáy tháp thu hẹp lại, thân tháp phình rộng ra.

– Tháp tuổi có hình dáng thân rộng, đáy hẹp (như tháp tuổi thứ hai) có số người trong độ tuổi lao động cao.

Câu 2. Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX.

Trả lời: Kết quả quan sát hình 1.2 cho nhận xét sau:

– Từ đầu Công nguyên cho đến thế kỉ XVI, dân số thế giới tăng chậm (vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người; đến thế kỉ XVI, tăng gấp đôi, nhưng cùng chưa đến 1 tỉ người).

– Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804 (1 tỉ người), tăng vọt vào năm 1960 đến năm 1987 (đường biểu diễn gần như dốc đứng).

– Sau đó, dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng nhanh.

Trả lời: Kết quả quan sát hình 1.3 và 1.4 cho biết:

– Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn.

– Nguyên nhân: Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh rất cao (nhìn trên biểu đồ, đường xanh thể hiện tỉ suất sinh của các nước đang phát triển luôn ở mức trên 25%, của các nước phát triển – dưới 20%).

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Câu 1. Tháp tuổi cho ta biết nhừng đặc điểm gì của dân số?

Trả lời: Tháp tuổi cho ta biết:

– Kết cấu theo độ tuổi của dân số: Bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

– Kết cấu theo giới tính của dân số: Bao nhiêu nam, nữ ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

Câu 2. Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự phân bố dân cư trên thế giới theo các châu lục (trang 6 SGK), hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất và châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng.

Trả lời:

– Giai đoạn 1990 – 1995 so với giai đoạn 1950 – 1955, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao nhất (tăng thêm 0,45%), của Nam Mĩ thấp nhất (giảm đi 0,95%).

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới lại tăng, vì:

+ Dân số của châu Á đông (chiếm 55,6% dân số thế giới năm 1950 và 6,5% dân số thế giới năm 1996).

+ Tỉ lệ gia tăng dân số vẫn còn cao (1,53% giai đoạn 1990 – 1995).

Câu 3: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.

Trả lời:

– Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

– Nguyên nhân: Do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

– Hậu quả: Gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,… do có nhiều trẻ em và thanh niên.

– Phương hướng giải quyết: Ngăn chặn sự bùng nổ dân số bằng các biện pháp: Kiểm soát sinh đẻ, phát triển giáo dục, cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hóa…

Giải Bài Tập Sgk Địa Lý Lớp 6 Bài 2: Bản Đồ, Cách Vẽ Bản Đồ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 2

Địa lý lớp 6 bài 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ

. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo A. Kiến thức trọng tâm 1. Bản đồ là gì?

– Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ trái đất trên một mặt phẳng.

2. Vẽ bản đồ là gì?

– Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất trên mặt phẳng của tờ giấy bằng các phương pháp chiếu đồ.

3. Cách vẽ bản đồ

– Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí.

– Tính tỉ lệ, lựa chọn các kí hiệu để thể hiện chúng trên bản đồ

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Quan sát bản đồ hình 5 cho biết:

– Bản đồ này khác bản đồ hình 4 ở chỗ nào?

– Vì sao diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km 2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km 2?

Trả lời:

– Quan sát bản đồ hình 5 và hình 4 ta thấy có sự khác nhau. Đó chính là bản đồ hình 4 chưa nối liền những chỗ bị đứt còn bản đồ hình 5 những chỗ bị đứt đã được nối liền.

– Diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ là bởi vì: Theo cách chiếu của Mec – ca – to (các đường kính, vĩ tuyến trên bản đồ bao giờ cũng là những đường thẳng song song) thì càng xa xích đạo về phía hai cực, sai số về diện tích càng lớn. Điều đó đã lí giải cho việc tại sao diện tích đảo Grơn – len trên thực tế chỉ bẳng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ, nhưng trên bản đồ Mec – ca – to thì diện tích đảo Grơn – len trên bản đồ lại to bằng diện tích lục địa Nam Mĩ.

Câu 2: Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7? Trả lời:

Sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7:

– Ở hình 5: Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến đều là các đường thẳng.

– Ở hình 6: Kinh tuyến giữa 0 độ là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm ở cực. Các đường vĩ tuyến là đường thẳng song song.

– Ở hình 7: Kinh tuyến là các đường cong chụm lại ở cực, xích đạo là đường thẳng, các đường vĩ tuyến Bắc là những đường cong hướng về cực Bắc, các đường vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

Câu 3: Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí? Trả lời:

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng. Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn…)

– Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.

Câu 4: Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng? Trả lời:

Bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến đường thẳng là bản đồ sử dụng phép chiếu đồ hình trụ đứng. Theo phép chiếu đồ này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất, không có sai số độ dài; càng xa xích đạo càng kém chính xác; tỉ lệ theo lưới chiếu kinh tuyến vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Hơn nữa ở góc chiếu này góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên địa cầu. Đó là lí do các nhà hàng hải hay sử dụng bản đồ có lưới kinh tuyến vĩ tuyến là những đường thẳng.

Câu 5: Để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì? Trả lời:

Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp, sau đó lần lượt làm các công việc sau:

– Thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ.

– Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

– Thu nhỏ khoảng cách.

– Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.