Top 9 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Gdqp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Trắc Nghiệm Gdqp 11 Bài 6 (Có Đáp Án) – Đề Số 2

Tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 bài 6 có đáp án chi tiết. Bộ đề trắc nghiệm GDQP 11 bài 6 chọn lọc hay nhất.

Đề bài Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6

1. Khi ném lựu đạn, người ném buông lựu đạn ra khỏi tay khi nào là đúng thời cơ nhất?

a. Cánh tay vung lên ở góc độ cao nhất

b. Cánh tay phải hợp với mặt phẳng ngang 45o

c. Thân người hợp với mặt phẳng ngang 45o

d. Cánh tay phải hợp với mặt phẳng ngang 90o

2. Đặc điểm về mục tiêu của ném lựu đạn trúng đích là gì?

a. Có vòng không tính điểm

b. Tính điểm nhưng không có vòng

c. Có vòng tính điểm

d. Như mục tiêu bài bắn súng tiểu liên AK

3. Đặc điểm về tư thế của ném lựu đạn trúng đích là gì?

a. Rất gò bó do địa hình, địa vật

b. Tư thế ném thoải mái

c. Gặp khó khăn do vừa ném vừa cầm súng

d. Tương đối thoải mái vì không cần đúng hướng

4. Sức ném và hướng ném trong ném lựu đạn trúng đích phải như thế nào?

a. Sử dụng tối đa sức ném để lựu đạn đi đúng hướng, đúng cự li

b. Phải ngắm chuẩn về hướng ném để lựu đạn đi đúng hướng

c. Dùng sức ném thật mạnh để lựu đạn đi đúng cự li

d. Phải kết hợp để lựu đạn đi đúng hướng, đúng cự li

5. Bài kiểm tra ném lựu đạn trúng đích có cự li bao nhiêu m?

a. Nam 25m, nữ 20m

b. Nam 30m, nữ 25m

c. Nam 35m, nữ 30m

d. Nam 40m, nữ 35m

6. Ném lựu đạn trúng đích có mấy vòng tròn đích, bán kính mỗi vòng bao nhiêu m?

a. Ba vòng trên bán kính 1m, 2m, 3m

b. Ba vòng trên bán kính 2m, 3m, 4m

c. Ba vòng trên bán kính 3m, 4m, 5m

d. Ba vòng trên bán kính 4m, 5m, 6m

7. Đánh giá thành tích loại Giỏi trong ném lựu đạn trúng đích như thế nào?

a. Trúng mục tiêu trong vòng tròn 1

b. Trúng tâm vòng tròn 1

c. Trúng vòng tròn 1

d. Trúng mép ngoài vòng tròn 2

8. Đánh giá thành tích loại Khá trong ném lựu đạn trúng đích như thế nào?

a. Trúng mục tiêu trong vòng tròn 1

b. Trúng tâm vòng tròn 2

c. Trúng vòng tròn 2

d. Trúng mép ngoài vòng tròn 3

9. Đánh gía thành tích loại Trung bình trong ném lựu đạn trúng đích như thế nào?

a. Trúng mục tiêu trong vòng tròn 2

b. Trúng vòng tròn 3

c. Trúng vòng tròn 2

d. Trong mép trong vòng tròn 2

10. Đánh giá thành tích trong ném lựu đạn trúng đích, lấy điểm rơi của lựu đạn như thế nào?

a. Trúng vạch của vòng tròn nào sẽ tính điểm vòng tròn ngoài

b. Chạm vạch của vòng tròn sẽ tính điểm cho vòng có điểm cao hơn

c. Chạm vạch của vòng tròn sẽ tính điểm cho vòng có điểm thấp hơn

d. Chạm vạch vòng tròn sẽ không tính điểm

11. Không dùng tư thế, động tác đứng ném lựu đạn trong trường hợp nào?

a. Có vật cản che đỡ, cao ngang tầm ngực

b. Phía sau không bị vướng khi ném

c. Mục tiêu ở khoảng cách xa nơi ném

d. Phía trước không bị che khuất, mục tiêu ở khoảng cách gần

12. Người ném lựu đạn thật phải căn cứ vào đâu để xác định tư thế, động tác ném phù hợp?

a. Điều kiện tính hình ta và địa vật

b. Căn cứ tình hình ta và địch

c. Tùy theo điều kiện địa hình, địa vật, tình hình địch

d. Tùy theo điều kiện thời tiết, khí hậu

13. Khi ném lựu đạn xong, người ném phải làm gì?

a. Quan sát ngay tình hình địch xung quanh

b. Nằm úp xuống để tránh mảnh lựu đạn

c. Di chuyển ngay vị trí để bảo đảm an toàn

d. Quan sát kết quả ném và tình hình địch để xử lí kịp thời

14. Trong quy tắc giữ gìn và sử dụng, lựu đạn được cất giữ ở đâu?

a. Nơi quy định, khô ráo, thoáng gió

b. Nơi quy định, kín đáo, ngầm sâu dưới đất

c. Không quy định cụ thể, nhưng phải bí mật

d. Không quy định, nhưng thường để nơi có độ ẩm phù hợp

15. Nếu trong kho có nhiều vũ khí, vật chất khác thì lựu đạn được cất giữ như thế nào?

a. Có thể để cùng với thuốc nổ, nhưng không gần vật dễ cháy

b. Không để lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, vật dễ cháy

c. Khi để lẫn với thuốc nổ phải kê đệm chắc chắn

d. Khi để lẫn với vật dễ cháy phải chuẩn tốt dụng cụ cứu hỏa

16. Trong quá trình vận chuyển, giữ gìn lựu đạn cần lưu ý gì?

a. Phải kiểm tra chốt an toàn lựu đạn xong mới được vận chuyển

b. Không để rơi, không va chạm mạnh

c. Phải kiểm tra cẩn thận khi vận chuyển cùng thuốc nổ

d. Động tác nhẹ nhàng khi tung, ném trong vận chuyển

17. Trong quy tắc giữ gìn và sử dụng lựu đạn, cần lưu ý gì với chốt an toàn?

a. Phải cẩn thận khi rút chốt an toàn để kiểm tra

b. Nếu rút chốt an toàn phải thay chốt an toàn khác

c. Khi chưa dùng không được rút chốt an toàn

d. Nếu rút chốt an toàn phải hủy lựu đạn ngay

18. Tại sao lựu đạn vỏ làm bằng gang?

a. Gang nhẹ hơn sắt nên khi ném được xa hơn

b. Gang có giá thành rẻ hơn sắt, thép

c. Gang giòn, khi lựu đạn nổ phá vụn thành nhiều mảnh sắc

d. Gang có độ bền và không bị han rỉ như sắt, thép

Đáp án 

Trắc nghiệm: 1b; 2c; 3b; 4d; 5a; 6a; 7c; 8c; 9b; 10b; 11d; 12c; 13d; 14a; 15b; 16b; 17c; 18c

Trắc Nghiệm Gdqp 11 Bài 3 (Có Đáp Án) – Đề Số 1

Tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 bài 3 có đáp án chi tiết. Bộ đề trắc nghiệm GDQP 11 bài 3 chọn lọc hay nhất.

Đề bài Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 Bài 3

1. Lãnh thổ quốc gia được cấu thành từ các yếu tố nào?

a. Lãnh thổ; dân cư; nhà nước

b. Lãnh thổ; dân tộc; hiến pháp; pháp luật

c. Lãnh thổ; dân cư; hiến pháp

d. Lãnh thổ; nhân dân; dân tộc

2. Trong các yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia, yếu tố nào quan trọng nhất, quyết định nhất?

a. Dân cư

b. Lãnh thổ

c. Nhà nước

d. Hiến pháp, pháp luật

3. Trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia được xác định như thế nào?

a. Là trách nhiệm của toàn lực lượng vũ trang và toàn dân

b. Là trách nhiệm của toàn Đảng và các tổ chức xã hội

c. Là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân

d. Là trách nhiệm của giai cấp, của Đảng và quân đội

4. Lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia bao gồm những bộ phận nào?

a. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất, vùng nước; lòng đất dưới chúng

b. Vùng đất; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng

c. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng

d. Vùng đất; vùng trời; lòng đất dưới chúng

5. Lãnh thổ quốc gia được cấu thành gồm những vùng nào?

a. Vùng đất; vùng trời; vùng tiếp giáp lãnh hải

b. Vùng đất; vùng trời; vùng lãnh hải; vùng thềm lục địa

c. Vùng đất; vùng trời; vùng đặc quyền kinh tế

d. Vùng đất; vùng nước; vùng trời; vùng lòng đất

6. Vùng lòng đất quốc gia là:

a. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia

b. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia

c. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng đảo thuộc chủ quyền quốc gia

d. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia

7. Vùng trời quốc gia là:

a. Không gian bao trùm trên vùng đất quốc gia

b. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng đảo quốc gia

c. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước quốc gia

d. Không gian bao trùm trên vùng đảo và vùng biển quốc gia

8. Vùng nước quốc gia bao gồm:

a. Vùng nước nội địa, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải

b. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới

c. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải

d. Vùng nước nội địa, vùng nước lãnh hải

9. Vùng lãnh hải là vùng biển

a. Tiếp liền bên ngoài vùng thềm lục địa của quốc gia

b. Tiếp liền bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia

c. Tiếp liền bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia

d. Tiếp liền bên ngoài vùng nước nội thủy của quốc gia

10. Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?

a. 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

b. 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

c. 12 hải lí tính từ vùng đặc quyền kinh tế

d. 12 hải lí tính từ đường bờ biển

11. Vùng nội thủy là vùng nước:

a. Nằm ngoài đường cơ sở

b. Bên trong đường cơ sở

c. Nằm trong vùng lãnh hải

d. Dùng để tính chiều rộng lãnh hải

12. Vùng đất của quốc gia bao gồm:

a. Vùng đất lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia

b. Toàn bộ vùng đất lục địa và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

c. Toàn bộ vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

d. Vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

13. Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm:

a. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên khu vực biên giới

b. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm tại khu vực cửa biển

c. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm ngoài khu vực biên giới

d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên vùng đất liền

14. Vùng nước biên giới của quốc gia bao gồm:

a. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trên khu vực biên giới quốc gia

b. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ở khu vực rừng núi của quốc gia

c. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trong nội địa của quốc gia

d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ngoài khu vực biên giới quốc gia

15. Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn

a. Bởi một bên là biển rộng, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

b. Bởi một bên là biển cả, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

c. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

d. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường ngoài cùng của lãnh hải

16. Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào?

a. Mỗi quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau

b. Các quốc gia đều thống nhất cùng một độ cao

c. Phụ thuộc vào khả năng bảo vệ của tên lửa phòng không quốc gia

d. Độ cao vùng trời quốc gia ngoài khu vực khí quyển của Trái Đất

17. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền gì?

a. Tuyệt đối và riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó

b. Hoàn toàn, riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó

c. Tối cao, tuyệt đối và hoàn toàn riêng biệt của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của quốc gia đó

d. Tuyệt đối của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của quốc gia đó

18. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là

a. Văn hóa, là ý chí của dân tộc

b. Thể hiện tính nhân văn của dân tộc

c. Truyền thống của quốc gia, dân tộc

d. Quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của quốc gia

19. Xác định biên giới quốc gia trên đất liền bằng cách nào?

a. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống sông suối

b. Đánh dấu trên thực địa bằng làng bản nơi biên giới

c. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới

d. Đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống tọa độ

20. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, phía ngoài vùng lãnh hải còn có những vùng biển nào?

a. Vùng nội thủy, vùng kinh tế , vùng đặc quyền và thềm lục địa

b. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa

c. Khu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế và thềm lục địa

d. Vùng biên giới trên biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

21. Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?

a. Vùng thềm lục địa cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí

b. Vùng đặc quyền kinh tế cách phía ngoài đường cơ sở 200 hải lí

c. Vùng đặc quyền kinh tế cách vùng lãnh hải 200 hải lí

d. Ranh giới ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải cách đường cơ sở 24 hải lí

22. Nội dung nào sau đây về các vùng biển không đúng với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?

a. Từ đường cơ sở ra ngoài 12 hải lí là vùng lãnh hải

b. Từ mép ngoài lãnh hải ra ngoài 12 hải lí là vùng tiếp giáp lãnh hải

c. Từ mép ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải ra biển là vùng đặc quyền kinh tế cách 200 hải lí so với đường cơ sở

d. Tính từ vùng lãnh hải ra biển 200 hải lí lãnh hải là vùng thềm lục địa

23. Một trong những nội dung chủ quyền của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia là:

a. Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế

b. Không được tự do lựa chọn lĩnh vực kinh tế

c. Do các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ

d. Do có sự chi phối bởi các nước trong khu vực

24. Đường biên giới quốc gia trên đất liền của Việt Nam dài bao nhiêu km?

a. 4540 km

b. 4530 km

c. 4520 km

d. 4510 km

25. Việt Nam có chung đường biên giới quốc gia trên đất liền với những quốc gia nào?

a. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Mianma

b. Trung Quốc, Malaysia, Indonesia

c. Trung Quốc, Lào, Campuchia

d. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia

26. Biến Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?

a. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin

b. Singgapo, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin

c. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia

d. Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin, Đài loan

27. Biến Đông được bao bọc bởi những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?

a. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philipin

b. Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Singgapo, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philipin, Đài Loan

c. Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Đài Loan

d. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philipin

28. Một trong những nội dung về khái niệm biên giới quốc gia là gì?

a. Là đường lãnh thổ của một quốc gia

b. Là giới hạn ngoài của mặt đất quốc gia

c. Là mặt phẳng giới hạn không gian của một quốc gia

d. Là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia

29. Một trong những nội dung về chủ quyền biên giới quốc gia là gì?

a. Là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia đối với lãnh thổ

b. Chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ

c. Là chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ

d. Thuộc chủ quyền toàn diện của quốc gia đối với lãnh thổ

30. Tên gọi nào sau đây không chuẩn về tên gọi các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia?

a. Đường biên giới trên bộ

b. Biên giới trên không

c. Biên giới trên biển

d. Biên giới quốc gia trên đất liền

Đáp án 

Trắc nghiệm: 1a; 2b; 3c; 4a; 5d; 6b; 7c; 8c; 9d; 10a; 11b; 12c; 13d; 14a; 15c; 16a; 17c; 18d; 19c; 20b; 21c; 22d; 23a; 24d; 25c; 26a; 27b; 28d; 29c; 30a

Bài 4 Gdqp An 12, Nhà Trường Quân Đội, Công An Và Tuyển Sinh Đào Tạo, Giáo Dục Quốc Phòng An Ninh 12

Bài 4 GDQP AN 12, Nhà trường Quân đội, Công an và tuyển sinh đào tạo, Giáo dục Quốc Phòng An Ninh 12

Bài 4 GDQP AN 12, Nhà trường Quân đội, Công an và tuyển sinh đào tạo, Giáo dục Quốc Phòng An Ninh 12

5 , nan , #Bài #GDQP #Nhà #trường #Quân #đội #Công #và #tuyển #sinh #đào #tạo #Giáo #dục #Quốc #Phòng #Ninh

Bài 4 GDQP AN 12, Nhà trường Quân đội, Công an và tuyển sinh đào tạo, Giáo dục Quốc Phòng An Ninh 12 I. NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI VÀ TUYỂN SINH QUÂN SỰ 1. Hệ thống nhà trường quân đôi a. Các học viện 1. Học viện quốc phòng (Cầu Giấy – Hà Nội) 2. Học viện lục quân (TP Đà Lạt). 3. Học viện chính trị quân sự ( TX Hà Đông – Hà Tay). 4.Học viện hậu cần (Long Biên – Hà Nội). 5. Học viện kĩ thuật quân sự (từ năm 1991 được nhà nước cho mang thêm tên dân sự là trường đại học kĩ thuật Lê Quý Đôn – Nghĩa Đô – Hà Nội ). 6. Học viện quân y ( TX Hà Đông – Hà tay). 7. Học viện khoa học quân sự (tên cũ là trường đại học ngoại ngữ quân sự, Từ Liêm – Hà Nội ). 8. Học viện hải quân (TP Nha Trang – Khánh Hoà). 9. Học viện phòng không – không quân (do học viện không quân và học viện phòng không hợp nhất năm 1999 – Thanh Xuân – Hà Nội ). 10. Học viện biên phòng b. Các trường Sĩ quan, trường Đại học, Cao đẳng 1. Sĩ quan Lục quân I – Trường Đại Học Trần Quốc Tuấn ( Sơn Tây – Hà Tây ). 2. Sĩ quan Lục quân II – Trường Đại Học Nguyễn Huệ ( Long Thành – Đồng nai). 3. Trường Đại học Chính Trị ( Trường Sĩ quan Chính trị). 4. Trường Sĩ quan Pháo binh ( Sơn Tay – Hà Tay). 5. Trường Sĩ quan Công binh ( chúng tôi – Bình Dương). 6. Trường Sĩ quan Thông tin (TP. Nha Trang – Khánh Hoà). 7. Trường Sĩ quan Tăng – Thiết Giáp ( Tam Đảo – Vĩnh Phúc). 8. Trường Sĩ quan Đặc công ( Xuân Mai – Hà Tay). 9. Trường Sĩ quan Phòng hoá (Sơn Tây – Hà Tây). 10. Trường Sĩ quan Không quân. 11. Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội. 12. Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự). *Thời gian đào tạo: – Học viện quân Y : 6 năm – Học viện kĩ thuật quân sự : 5 năm – Các học viện, các trường đại học: 4 năm.

II. NHÀ TRƯỜNG CÔNG AN TUYỂN SINH ĐÀO TẠO 1. Hệ thống nhà trường công an nhân dân Hiện nay,công an nhân dân có 3 học viện đào tạo đại học: Học viện An ninh nhân dân, Học viện cảnh nhân dân, Học viện tình báo và 3 trường đại học: Đại học An ninh nhân dân:Đại học cảnh sát nhân dân;Đại học phòng cháy, chữa cháy.

2. Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường CAND a) Mục tiêu , nguyên tắc tuyển chọn – Mục tiêu :Tuyển chọn công dân vào CAND phải bảo đảm đúng qui trình , đối tượng chỉ tiêu , tiêu chuẩn . Quá trình phải hực hiện đúng dân chủ , – Nguyên tắc tuyển chọn : Hằng năm, căn cứ vào tổng biên trế của CAND đã được phê duyệt, Bộ trưởn Bộ Ca phân bố chỉ tiêu và hướng dẫn cụ thể trình tự ,thủ tục tuyển chọn công dân vảo công an nhân dân. b) Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn: – Trung thành với Tổ quốc, lý lịch bản thân, gia đình rõ ràng, gương mẫu, phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, sức khỏe, trình độ học vấn, năng khiếu phù hợp, có nguyện vọng phục vụ trong Công an. – Có qui định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện, với từng lực lượng, từng vùng, miền và thời kỳ cụ thể. *. Lưu ý: – Tất cả các thí sinh dự thi đều phải qua sơ tuyển. – Về tuổi đời: Học sinh phổ thông không quá 20 tuổi: học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi. – Học sinh nữ do chỉ tiêu tuyển sinh qui định. – Thí sinh không trúng tuyển được tham gia xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự. c) Ưu tiên tuyển chọn: – Sinh viên, học viên tốt nghiệp xuất sắc ở các trường dân sự có đủ tiêu chuẩn để đào tạo. bổ sung vào Công an. Công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian thường trú từ 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. d) Tuyển chọn, đào tạo công dân ở miền núi, vùng cao vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào Công an nhân đân. – Bộ Công an được ươ tiên tuyển chon công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian cư trú từ 10 năm lien tục trở lên ở miền núi.….. – Bộ Công an có kế hoạch tuyển chon, công khai chỉ tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ pháp luaatjphuf hợp với yêu cầu công tác của Công an. e) Chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ công an nhân dân đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài Công an nhân dân – Để đào tạo ngành nghề thích hợp phục vụ nhiệm vụ công tác ở trong ngành Công an.

Video Giáo dục Quốc phòng An ninh:

Bài 4, bai 4, lý thuyết, ly thuyet, GDQP, AN, Lớp 12, Bài giảng, Giáo dục, Quốc phòng, An ninh, bai giang, giao duc, quoc phong, an ninh, Nhà trường, nha truong, tuyển sinh, tuyen sinh, dao tao, đào tạo, , Quân đội, Công an, nhân dân, Việt Nam, to chuc, quan doi, cong an, nhan dan, viet nam, qdnd, cand, qđnd, GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, LỚP 12, giao duc quoc phong, lop 12, gdqp, AN NINH, AN, 12, thpt,

Nguồn: https://duhochoaky.edu.vn/

Giải Bài Tập Bài Luyện Tập 5

1. Khí Oxi là một đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.

2. Oxi là chất khí cần cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong quá trình sản xuất.

3. Nguyên liệu thường được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

4. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa.

5. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Oxit gồm hai loại chính : oxit axit và oxit bazơ.

6. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là : 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm,…).

7. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

8. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của các đơn chất trong oxi : cacbon, photpho, hiđro, nhôm biết rằng sản phẩm lần lượt là những hợp chất lần lượt có công thức hóa học : CO 2, P 2O 5, H 2O, Al 2O 3. Hãy gọi tên các chất tạo thành.

+ P 2O 5 : đi photpho pentaoxit ;

Những biện pháp phải thực hiện để dập tắt sự cháy là gì ? Tại sao nếu thực hiện được các biện pháp ấy thì sẽ dập tắt được sự cháy ?

Biện pháp dập tắt sự cháy :

+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy ;

+ Cách li chất cháy với oxi

Khi thực hiện được các biện pháp trên sẽ dập tắt được sự cháy vì khi đó điều kiện để sự cháy diễn ra đã không còn và dĩ nhiên sự cháy không thể tiếp tục được nữa.

Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ ? Vì sao ?

+ Oxit axit : CO 2 (cacbon đioxit), SO 2 (lưu huỳnh đioxit), P 2O 5 (điphotpho pentaoxit). Vì các oxit của phi kim và có những axit tương ứng.

+ Oxit bazơ : Na 2O ( natri oxit),MgO(magie oxit), Fe 2O 3 (sắt III oxit). Vì các oxit là các oxit của kim loại và có những bazơ tương ứng.

Khoanh tròn ở đầu những câu phát biểu đúng :

Oxit là hợp chất của oxi với :

a. Một nguyên tố kim loại ;

b. Một nguyên tố phi kim khác ;

c. Các nguyên tố hóa học khác ;

d. Một nguyên tố hóa học khác ;

e. Các nguyên tố kim loại.

Những phát biểu sau đây, phát biểu nào sai ?

a. Oxit được chia ra làm hai loại chính là : oxit axit và oxit bazơ.

b. Tất cả các oxit đều là oxit axit.

c. Tất cả các oxit đều là oxit bazơ.

d. Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

e. Oxit axit đều là oxit của phi kim.

f. Oxit bazơ là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ.

Những phát biểu sai là : b, c, e.

Các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang chúng tôi để tải tài liệu Giải bài tập Bài luyện tập 5 – Oxi không khí (Ôn tập chương 4) SGK Hóa 8 về máy tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Tính chất – Ứng dụng của Hiđro SGK Hóa 8.