Top 12 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Lịch Sử Bài 3 Trung Quốc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Bài Tập Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc

Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 3: Trung Quốc

(trang 13 sgk Lịch Sử 11): – Xác định trên bản đồ Trung Quốc (treo tường) những vùng bị các nước đế quốc chiếm đóng.

Trả lời:

Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc.

Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc,…

(trang 14 sgk Lịch Sử 11): – Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Nội dung

Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc

Phong trào vận động Duy Tân năm Mậu Tuất(1898)

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Diễn biến chính

Diễn ra 1/1/1851 tại Kim Điền (Quảng Tây) → lan rộng khắp nước bị PK đàn áp.

Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.

1899 bùng nổ Sơn Đông sang Trực Lệ, Sơn Tây tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Bị liên quân 8 nước ĐQ tấn công → thất bại.

Lãnh đạo

Hồng Tú Toàn

Khang Hữu Vi Lương Khải Siêu

Lực lượng

Nông dân

Quan lại, sĩ phu tiến bộ, vua Quang Tự

Nông dân

Tính chất,Ý nghĩa

Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống PK, làm lung lay triều đình PK Mãn Thanh.

Cải cách dân chủ TS, khởi xướng khuynh hướng dân chủ TS ở TQ.

Phong trào yêu nước chống ĐQ, giáng một đòn mạnh vào ĐQ.

(trang 17 sgk Lịch Sử 11): – Dựa trên lược đồ (hình 8), trình bày diễn biến chính của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo.

→ Nguyên nhân:

– Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc

– Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc

→ Diễn biến chính:

– 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc

– 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp

– 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc.

→ Ý nghĩa:

– Đã làm chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.

– Mở đường cho Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển.

– Có ảnh hưởng nhất định đến các cuộc đấu tranh giải phóng của một số nước Châu Á.

Câu 1 (trang 17 sgk Sử 11):Nêu kết quả của Cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Lời giải:

→ Kết qủa:

– Vua Thanh thoái vị.Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên thay làm tổng thống.

→ Tính chất:

– Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để

– Bởi vì:

– Chưa thủ tiêu giai cấp Phong Kiến

– Không đánh đuổi các đế quốc đang xâm lược.

– Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân.

Câu 2 (trang 17 sgk Sử 11):Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

– Phong trào diễn ra một cách liên tục, rộng lớn, quyết liệt, hết sức sôi nổi và nó cũng có kết quả nhất định.

– Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân TQ chống lại PK và ĐQ

– Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân

– Các phong trào đấu tranh đều thất bạido bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu.

– Mang tính chất dân tộc

– Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa khu vực Châu Á.

– Để lại bài học kinh nghiệm trong tiến hành cách mạng.

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 11 Bài 3: Trung Quốc

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 3: Trung Quốc

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 11

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 3

Bài tập 1 trang 8 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Hãy khoanh tròn chữ in hoa truớc ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Chiến tranh thuốc phiện diễn ra trong thời gian

A. từ tháng 6-1804 đến tháng 8-1812.

B. từ tháng 8-1840 đến tháng 6-1842.

C. từ tháng 6-1840 đến tháng 8-1842.

D. từ tháng 10-1840 đến tháng 8-1842.

Trả lời: C

2. Hiệp ước Nam Kinh đã

A. thể hiện sự bạc nhược của chính quyến Mãn Thanh.

B. tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc.

C. đánh dấu mốc mở đầu của quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. biến Trung Quốc thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

Trả lời: C

3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911) là

A. lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại phong kiến mới tiến bộ hơn.

B. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điếu kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc.

C. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

D. lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.

Trả lời: C

Bài tập 2 trang 9 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Chiến tranh thuổc phiện đã dẫn đến hậu quả gì đổi với Trung Quốc?

Trả lời:

Chiến tranh thuốc phiện đã với sự tấn công như vũ bão của quân Anh, triều đình Thanh hoang mang lo sợ và trong một thời gian rất ngắn đã đầu hàng. Và đồng ý ký kết hiệp ước Nam Kinh (bán quyền lợi của dân tộc Trung Hoa), nội dung bao gồm: Triều đình nhà Thanh phải bồi thường 2100 vạn ngân lượng cho chính phủ Anh, nhượng đảo Hồng Kông, khu vực mới mở rộng của Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải…

Đây được coi là điều ước không bình đẳng mà quân ngoại quốc đã ép buộc Trung Quốc phải ký kết. Trung Quốc từ đây trở thành một đất nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Bài tập 3 trang 10 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Hãy nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B cho phù hợp.

1.Từ giữa thế kỉ XIX

a) Cuộc vận động Duy tân (do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng) bầt đầu.

Trả lời:

1- b

2- d

3- a

4- e

5- c

6-đ

Bài tập 4 trang 10 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Hãy nêu nội dung cơ bản học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Trả lời:

Nội dung cơ bản học thuyết Tôn Trung Sơn là học thuyết Tam dân:

Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân. Trong đó nêu rõ: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”

Bài tập 5 trang 11 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Điền các sự kiện tương ứng với mốc thời gian trong bảng sau để phản ánh đúng diễn biến của phong trào cách mạng ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Bài tập 6 trang 12 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Vì sao nói: Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Trả lời:

Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:

Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.

Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.

Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất.

Bài tập 7 trang 12 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Nêu nhận xét vế phong trao đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX diễn ra hết sức sôi nổi, mạnh mẽ, phạm vi rộng khắp cả nước

Hình thức đấu tranh phong phú và thu hút đông đảo các tầng lớpnhân dân tham gia

Giai đoạn đầu diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giai cấp Tư sản lớn mạnh đã thành lập được chính đảng của giai cấp và lãnh đạo cách mạng đến đỉnh cao

Cũng có kết quả nhất định nhưng sức ảnh hưởng chưa lớn vì: Kết quả đều thất bại do bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu. Nhưng để lại bài học kinh nghiệm to lớn và thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Trung Quốc…

Bài tập 8 trang 12 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Giải ô chữ: Một số nhân vật và sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX và nêu một vài thông tin về nội dung ở chữ đậm hàng dọc.

Ô chữ hàng ngang:

Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời năm 1905.

Cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi của Tôn Trung Sơn.

Cuộc khởi nghĩa do Đổng Minh hội phát động ngày 10-10-1911.

Tên ông vua trị vì ở Trung Quốc trong những năm cuối thể kỉ XIX.

Một trong hai nhà nho yêu nước ở Trung Quốc đã lãnh đạo cuộc vận động Duy tân.

Một cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu cuối thế kỉ XIX.

Người được Quốc dân đại hội bầu làm Đại Tổng thống đứng đầu Chính phủ làm thời năm 1911.

Tên một đại thần của triều đình Mãn Thanh giữ chức Đại Tổng thống khi vua Thanh thoái vị.

Ô chữ đậm hàng dọc: Tên triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc.

Trả lời:

– Hàng ngang:

1. Đồng minh hội

2.Cách mạng Tân Hợi

3. Vũ Xương

4. Quang Tự

5. Khang Hữu Vi

6. Nghĩa Hoà Đoàn

7. Tôn Trung Sơn

8. Viên Thế Khải

– Nội dung ô chữ đậm hàng dọc: Mãn Thanh

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến

Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

(trang 30 sgk Lịch Sử 10): – Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần

Trả lời:

Trả lời:

– Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,… làm cho năng suất tăng.

+ Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

+ Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

– Chính trị:

+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

(trang 31 sgk Lịch Sử 10): – Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện như thế nào?

Trả lời:

– Sự xuất hiện của công trường thủ công quy mô lớn, có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ và người làm thuê là chủ xuất vốn, thợ xuất sức.

– Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn liếng và thu sản phẩm gọi là hình thức bao mua.

– Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh: Bắc Kinh, Nam Kinh.

(trang 33 sgk Lịch Sử 10): – Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?

Trả lời:

Các chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh làm mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu. Sự suy yếu của nhà Thanh tạo điều kiện cho các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc.

(trang 36 sgk Lịch Sử 10): – Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến?

Trả lời:

Bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến là giấy, cách in, la bàn, thuốc súng.

– Giấy: Thế kỉ U TCN, nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. Nến năm 105, một viên hoạn quan thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách… để làm giấy. Từ đó nghề sản xuát giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung QUốc được truyền sang Arap và nhiều nước khác.

– Kĩ thuật in: bắt đầu phát minh từ thời Đường nhưng bấy giờ người ta chỉ biết in bản khắc trên gỗ. Đến giữa thế kỉ XI, một người dân thường là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Phát minh này là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in.

– La bàn: Vào thế kỉ X, người Trung QUốc bắt đầu biết mài lên đá nam châm để hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ người ta cắt miếng sắt có từ tính để nối vào bát nước hoặc treo vào dây ở chỗ kín gió.

– Phát minh ra thuốc súng: Từ xua người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Cho đến thời Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường xuyên gây ra những vụ nổ, do tình cờ người ta đã tìm ra một chất liệu mới là thuốc súng.

Câu 1 (trang 36 sgk Sử 10): Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Lời giải:

– Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung QUốc, vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng

– Dưới thời Tần các giai cấp mới được hình thành:

+ Những quan lại và một số nông dân đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

+ Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

– Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến kiến hiện. Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.

Câu 2 (trang 36 sgk Sử 10): Sự thịnh trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

– Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,… làm cho năng suất tăng.

+ Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

+ Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

– Chính trị:

+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

Câu 3 (trang 36 sgk Sử 10): Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?

Lời giải:

– Tư tưởng:

+ Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.

+ Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường

– Sử học

+ Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên

+ Thời Đường, Sử quán được thành lập

– Văn học

+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

+ Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam QUốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

– Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học, Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,…

– Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

– Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,….

Vbt Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc Thời Phong Kiến

VBT Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Bài 1 trang 7 VBT Lịch sử 7:

a) Thời cổ đại, Trung Quốc đã trải qua các triều đại nào? Hãy đánh dấu X vào ô trống mà em cho là đúng:

b) Do sản xuất ngày một phát triển, năng suất lao động tăng làm cho xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc. Em hãy điền tiếp vào sơ sđồ sau để làm rõ sự biển đổi giai cấp và sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc:

Trả lời:

a) Hạ, Thương, Chu.

b)

Địa chủ

Nông dân lĩnh canh (Tá điền)

Bài 2 trang 8 VBT Lịch sử 7: Trong quá trình xây dựng đất nước, vua nhà Tần đã thi hành nhiều chính sách quan trọng. Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là sai:

Trả lời:

– Tổ chức thi cử để chọn người làm quan.

– Xây dựng nhiều công trình, ăn chơi xa hoa, tốn kém.

Bài 3 trang 8 VBT Lịch sử 7: Các vua nhà Hán đã thi hành một số chính sách khác với nhà Tần. Hãy kể tên các chính sách đó về các mặt sau:

– Kinh tế

– Chính trị – xã hội

Trả lời:

– Kinh tế: Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển nông nghiệp.

– Chính trị – xã hội: Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

Bài 4 trang 8-9 VBT Lịch sử 7:

a) Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng nhiều biện pháp. Hãy đánh dấu X vào các ô trống đầu câu mà em cho là sai:

b) Thế nào là chế độ quân điền?

c) Tại sao nói thời dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á? Nêu một số đặc điểm về:

– Kinh tế

– Đối nội

– Đối ngoại

Trả lời:

a) Phát triển thủ công nghiệp, thương mại với các nước.

b) Nhà nước lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền.

c)

– Về kinh tế: Nhà nước giảm tô thuế, chia ruộng công và ruộng bỏ hoang cho nông dân. Nhờ vậy sản xuất nông nghiệp phát triển.

– Đối nội: Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Xã hội thời Đường đạt tới sự phồn thịnh.

– Đối ngoại: Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, độ hộ An Nam, ép Tây vực thuần phục, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng hơn bao giờ hết.

Bài 5 trang 9 VBT Lịch sử 7: SGK viết: “Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh” (tr. 12). Hãy chứng minh nhận định này về các mặt sau đây:

– Tổ chức bộ máy nhà nước

– Kinh tế

– Xã hội

Trả lời:

– Tổ chức bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

– Kinh tế: Nhà nước giảm tô thuế, chia ruộng công và ruộng bỏ hoang cho nông dân. Nhờ vậy sản xuất nông nghiệp phát triển.

– Xã hội: Xã hội thời Đường đạt tới sự phồn thịnh.

Bài 6 trang 10 VBT Lịch sử 7: Để ổn định đời sống của nhân dân, nhà Tống đã thi hành một số chính sách quan trọng. Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là sai:

Trả lời:

Khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt.

Bài 7 trang 10 VBT Lịch sử 7: Tại sao nhân dân Trung Quốc nhiều lần nổi dậy chống ách thống trị của Mông – Nguyên. Hãy viết tiếp vào các nguyên nhân sau đây:

– Ách bức, bóc lột

– Sự phân biệt đối xử

– Mâu thuẫn dân tộc

Trả lời:

– Ách bức, bóc lột: Người Mông Cổ đem quân tiêu diệt nhà Tống, lập ra nhà Nguyên. Thực hiện nhiều chính sách bóc lột, vơ vét của cải.

– Sự phân biệt đối xử: người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền; người Hán ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như cấm mang vũ khí, cấm luyện võ nghệ,…

– Mâu thuân dân tộc: Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với ách thống trị của nhà Nguyên.

Bài 8 trang 10 VBT Lịch sử 7: Thời Minh – Thanh nhiều nhân tố làm cho mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện ở Trung Quốc. Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng:

Trả lời:

Nhiều xưởng thủ công lớn có trình độ chuyên môn cao, thuê nhiều nhân công buôn bán với nước ngoài phát triển, hình thành nhiều thương cảng lớn.

Bài 9 trang 11 VBT Lịch sử 7: Nêu những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến:

– Tư tưởng

– Văn học

– Sử học

– Khoa học – kĩ thuật

Trả lời:

– Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

– Văn học: Nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am với bộ tiểu thuyết Thủy Hử, La Quán Trung với Tam quốc diến nghĩa,…

– Sử học: Sử kí Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán. Ngoài ra còn có Hán thư, Đường thư, Minh sử,…

– Khoa học – kĩ thuật: người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng như giấy viết, nghệ in, la bàn, thuốc súng, kĩ thuật đóng thuyền, kĩ nghệ luyện sắt,…

Bài 10 trang 11 VBT Lịch sử 7: Em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật của Trung Quốc thời phong kiến?

Trả lời:

Nền nghệ thuật với trình độ cao thể hiện trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ,..nổi tiếng. Cung điện cổ kính, tượng phật điêu khắc sinh động, tinh xảo được lưu giữ đến ngày nay cho thấy sự tài hoa của các nghệ nhân.