Top 6 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Bài Tiếng Gà Trưa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Bài 13: Tiếng Gà Trưa

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 13 SGK

Giải bài tập Ngữ văn bài 13: Tiếng gà trưa

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 13: Tiếng gà trưa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Tiếng gà trưa I. Kiến thức cơ bản – Về tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), là nhà thơ nữ xuất sắc trong nên thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu hiện những rung cảm khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết, đằm thắm. – Về bài thơ: “Tiếng gà trưa” đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ là tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Bài thơ làm theo thể loại năm tiếng, có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực. II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản Câu 1. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

– Cảm hứng của bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà gáy ban trưa mà người lính nghe được trên đường hành quân.

– Diễn biến của mạch cảm xúc Hiện tại → quá khứ → hiện tại → tương lai – theo dòng hồi tưởng.

+ Khổ thơ đầu: Âm thanh tiếng gà gáy bên xóm nhỏ trên đường hành quân ở hiện tại.

Câu 2. Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà gáy trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả. – Những hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ

+ Hình ảnh đàn gà: Hiện lên rất đẹp rất sinh động từ những quả trứng nằm trong ổ rơm hồng, đến con gà mái mơ đốm trắng, mái vàng màu nắng.

+ Tiếng bà mắng cháu: Tiếng mắng đầy yêu thương, qua tiếng mắng ấy là cuộc sống sinh hoạt của làng quê bình dị.

+ Hình ảnh người bà: Chắt chiu, tảo tần, lo lắng từng quả trứng con gà để mua cho cháu quần áo mới.

– Tình cảm của tác giả

Tha thiết gắn bó với tuổi thơ, với người bà yêu quý của mình.

Câu 3. Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ? – Hình ảnh người bà gợi lên trong kỉ niệm:

+ Lo lắng, chắt chiu, tần tảo trong cảnh nghèo.

Dành từng quả chắt chiu Mong trời đừng sương muối – Chăm sóc, yêu thương cháu hết mực.

+ Lo cháu bị lang mặt

Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt

+ Mua cho cháu quần áo mới

– Tình cảm bà cháu

+ Bà: Chắt chiu từng quả trứng để mua áo quần mới cho cháu.

+ Cháu: Cháu mặc bộ quần áo bà mua tặng tràn đầy sung sướng, hạnh phúc và sự hồn nhiên của trẻ thơ.

Câu 4. Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt, Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng thơ trong mỗi khổ thơ. – Nhận xét thể thơ

Bài thơ làm thể thơ 5 tiếng (ngũ ngôn) có nguồn gốc từ hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian (Nguồn gốc từ Việt Nam). Thể thơ 5 tiếng rất phù hợp với giọng điệu kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, thủ thỉ, có thể kết hợp được nhiều phương thức thể hiện: Tự sự, miêu tả, biểu cảm…

– Nhận xét về cách gieo vần, về số câu

+ Thông thường bài thơ theo thể thơ 5 tiếng được chia thành nhiều khổ và mỗi khổ có 4 câu. Ở bài thơ này số lượng dòng thơ trong mỗi khổ rất đa dạng: 4 dòng (khổ 6), 6 dòng (khổ 5), 7 dòng (khổ 1), 10 dòng (khổ cuối).

+ Gieo vần: rất linh hoạt, không cố định như trong thơ ngũ ngôn của thơ Đường.

Ví dụ 1: xa – nhỏ – ở – ta trưa mỏi – thơ.

Câu 5. Câu thơ “Tiếng gà trưa” trưa được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

– Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần và có vị trí đứng đầu trong mỗi khổ (2, 3, 4, 7).

– Tác dụng của điệp ngữ tiếng gà trưa

+ là mạch chủ đạo kết nối các dòng thơ, “điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của tác giả”, neo giữ trong lòng độc giả ấn tượng về tác phẩm.

+ gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu.

+ Tiếng gà trưa là tiếng gọi về tuổi thơ, gọi dậy những kỉ niệm trong lòng người.

+ Mở ra cho trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu.

III. Hướng dẫn luyện tập Câu 1. Chọn học thuộc một đoạn của bài thơ, khoảng 10 dòng.

Em có thể chọn bất cứ đoạn nào mà mình yêu thích.

Câu 2. Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.

Em nên viết thành một đoạn văn khoảng 10 dòng.

Tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa thật ngọt ngào, nồng ấm, tác giả thật hạnh phúc có người bà tuyệt vời như vậy. Người bà hiền từ nhân hậu như bà tiên trong cổ tích. Bà yêu thương chăm chút cho cháu hết mực từ làn da trên khuôn mặt đến chiếc áo mới. Cháu cũng vô cùng thương yêu, trân trọng, biết ơn những gì bà đã dành cho mình, điều đó thể hiện qua những hình ảnh của bà đã trở thành kí ức thiêng liêng về tuổi thơ của cháu và bằng bài thơ cháu viết dâng tặng bà khi cháu đi chiến đấu xa quê.

IV. Tư liệu tham khảo

… Do đó nhịp điệu của các dòng thơ là một nhịp điệu chậm rãi của độc thoại bên trong đầy chất suy tưởng. Và dòng thơ cuối cùng của khổ thơ này xuất hiện thật bất ngờ, thật cảm động: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Một chi tiết nhỏ bé đơn giản là thế mà chứa đựng một tình yêu thương sâu sắc, vô bờ bến của bà.

Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất, nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên con đường hành quân.

Giải Soạn Bài Tiếng Gà Trưa Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Em hiểu như thế nào về khổ thơ cuối của bài : “Cháu chiến đấu hôm nay… Ổ trứng hồng tuổi thơ” ?

Bài tập 1. Dựa theo diễn biến mạch cảm xúc trong bài thơ, hãy lập một dàn ý của bài. 2. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ. Hãy nêu vị trí và tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ ấy trong bài. Những kỉ niệm nào của tuổi thơ được gợi lại qua tiếng gà trưa ? 3. Phân tích hình ảnh người bà và tình bà cháu được thê hiện trong bài thơ. 4. Em hiểu như thế nào về khổ thơ cuối của bài : “Cháu chiến đấu hôm nay… Ổ trứng hồng tuổi thơ” ? 5. Gợi ý làm bài Bài thơ làm theo thể 5 tiếng (chữ), nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ ?

1. Dựa theo mạch cảm xúc trong bài thơ, có thể lập một dàn ý như sau :

– Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ (phần Mở bài).

– Những kỉ niệm về tuổi thơ và bà gắn với tiếng gà trưa (phần Thân bài) :

+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và kỉ niệm về tuổi thơ.

+ Hình ảnh người bà với tình yêu thương, sự chắt chiu chăm lo cho cháu.

+ Mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới để đón năm mới, dành dụm từ tiền bán đàn gà con.

– Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ, khắc sâu thêm tình cảm quê hương, đất nước (phần Kết bài).

2. a) Trong bài thơ, câu thơ “Tiếng gà trưa” được nhắc lại bốn lần, không kể ở đầu đề bài thơ và ở hai khổ đầu và cuối có miêu tả tiếng gà. Câu thơ này chỉ có ba tiếng trong cả bài thơ làm theo thể năm tiếng và ba tiếng ấy đều được đặt ở dòng mở đầu các khổ thơ. Mỗi lần nhắc lại, câu thơ này lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi thơ, như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.

b) Đọc lại bài thơ và nêu ra lần lượt những hình ảnh, kỉ niệm được gợi ra sau mỗi lần nhắc lại câu thơ “Tiếng gà trưa”.

3. Hình ảnh người bà hiện lên qua kỉ niệm và tình cảm của đứa cháu, với những nét nổi bật :

– Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo (chú ý các chi tiết, hình ảnh : “Tay bà khum soi trứng, Dành từng quả chắt chiu”, “Bà lo đàn gà toi, Mong trời đừng sương muối”).

– Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu : dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới.

– Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.

Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu ; cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà.

4. Khổ thơ cuối đã khái quát một quy luật của tình cảm : Những kỉ niệm dù nhỏ bé nhất về tuổi thơ, về những người thân đã góp phần làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc chiến đấu cho độc lập, tự do của đất nước cũng là cuộc chiến đấu để gìn giữ những giá trị và tình cảm tốt đẹp, bình dị của con người.

5. Thơ 5 chữ có nguồn gốc từ thể ngũ ngôn trong thơ cổ và thể hát dặm Nghệ Tĩnh. Mỗi khổ có 4 câu (dòng), cũng có thể nhiều hoặc ít hơn 4 câu. Gieo vần liền ở cuối câu 2 và 3, hoặc theo vần cách (câu 1 với 3, 2 với 4). Có thể nối vần ở câu cuối khổ trước sang câu đầu khổ sau, nhưng phần nhiều giữa các khổ không cần nối vần.

Dựa vào những hiểu biết sơ lược về thể thơ 5 chữ nêu trên, đối chiếu với bài Tiếng gà trưa để chỉ ra đặc điểm về thể thơ của bài thơ này.

Soạn Bài “Tiếng Gà Trưa “

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.1. Tác giảXuân Quỳnh (1942 – 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.Xuân Quỳnh (1942 – 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.2. Tác phẩmTiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK1. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?Trả lời:– Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu cùng khắc sâu thâm tình của đất nước quê hương.– Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa ⟹ tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ⟹ Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm.⟹ Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.2. Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì?Trả lời:Những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ được tiếng gà trưa gợi lại:Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.3. Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?Trả lời:– Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo: Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu– Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới.– Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.⟹ Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu thương yêu, kính trọng và biết ơn bà.4. Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đối khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?Trả lời:– Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.– Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.– Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

Bài 24: Văn Bản: Ý Nghĩa Văn Chương – Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7

Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài văn bàn về ý nghĩa văn chương đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn, đề cập đến giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương, nêu lên những điều cơ bản đúng và hay về văn chương. Tác giả đã dùng nhiều câu, chữ gợi cảm vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh nên bài văn đọc lên rất hấp dẫn, rất gợi cảm, rất hay. Đây là bài nghị luận văn chương tiêu biểu cho phong cách của nhà phê bình văn học Hoài Thanh. Cách viết nhẹ nhàng biểu cảm, sử dụng những hình ảnh có duyên và đậm đà do đó lí lẽ đưa ra có tính thuyết phục. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Tìm ý ở 4 dòng đầu. * Nhà phê bình Hoài Thanh đã nêu lên nguồn gốc cốt yếu của văn chương là “Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…”. *Tuy nhiên có người nói “văn chương còn bắt nguồn từ cuộc sống lao đông của con người”. Quan niệm này cũng rất đúng nhưng không loại trừ Luan điểm trên. 2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Hãy đọc lại chú thích (5) rồi giải thích và tìm dẫn chứng làm rõ các ý đó Theo Hoài Thanh “Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”, câu này có hai ý nghĩa: 152 giaibai5s.com Lâm Thị Mỹ Dạ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật… mà ta hình dung, tái hiện được cuộc sống chiến đấu ác liệt thời kì chống Pháp, chống Mĩ. 3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy tìm ý trong bài để trả lời. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là “gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Nghĩa là văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. 4. Đọc lại các bài văn nghị luận 18, 19, 20 từ đó trả lời các câu hỏi: Đọc lại các bài văn nghị luận 18, 19, 20, ta có thể xác định: – Các văn bản đều có ý nghĩa văn chương nên thuộc: Nghị luận văn chương. – Riêng bài văn nghị luận văn chương của Hoài Thanh vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. III. LUYỆN TẬP Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng chứng minh cho câu nói đó. Hướng dẫn “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. (Hồ Chí Minh) Đúng vậy, khi bước vào đời không phải chúng ta đã sẵn có tất cả những kiến thức, những tình cảm của người đời, nhất là vốn liếng dùng cho cuộc sống. Nhưng nhờ có giáo dục, học tập truyện cổ, ca dao, tục ngữ… mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân, đầy sóng gió nhưng cũng ngọt ngào thi vị biết bao. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng tình cảm mới “thương yêu những người lao động có những thân phận đầy đắng cay”. “Tôi buộc hồn tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. (Từ ấy – Tố Hữu) Vì vậy có thể nói xoá bỏ văn chương đi thì cũng sẽ xoá bỏ hết những dấu vết lịch sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm hồn đến mức nào. | Nhờ học tập văn chương mà ta bồi dưỡng thêm tinh thần và tình yêu quê hương làng xóm đã có đến yêu đất nước nồng nàn “Thương người như thể thương thân”. Qua các tác phẩm truyền thuyết Lạc Long Quân và u Cơ, giaibai5s.com nhất là những tác phẩm văn chương sáng ngời nói về chủ nghĩa yêu nước của Bác Hồ, chúng ta được bồi dưỡng thêm về tinh thần yêu nước, thương dân. Từ đó mới có được những nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống. “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi cần thơ – bom đạn phá cường quyền”. (Sóng Hồng) Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, vì vậy nó có thể gây cho ta những tình cảm chưa có, như lòng yêu “cây xanh” qua những bài văn nói về tác dụng của rừng đối với con người. Lòng yêu những động vật, chim muông làm đẹp cho cuộc sống. “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. (Từ ấy – Tố Hữu)

Bài 24: Văn bản: Ý nghĩa văn chương – Giải bài tập ngữ văn lớp 7

5

(100%)

3

votes

(100%)votes