Top 7 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 4 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 4

Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 3, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 1, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 4, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 5, Uef Nguyên Lí Kế Toán Chương 3, Bài Tập Chương 6 Nguyên Lý Kế Toán, Chương 6 Nguyên Lý Kế Toán, Chương 7 Nguyên Lý Kế Toán, Chương 5 Nguyên Lý Kế Toán, Chương 1 Nguyên Lý Kế Toán, Nguyên Lý Kế Toán Chương 1, Nguyên Lý Kế Toán Chương 3, Nguyên Lý Kế Toán Chương 2, Bài Tập Chương 1 Nguyên Lý Kế Toán, Đề Cương ôn Tập Chương 2 Số Nguyên Toán 6, Nguyên Lí Kế Toán Chương Tài Khaonr Và Ghi Sổ, Giải Sách Bồi Dưỡng Năng Lực Tự Học Toán 6 Phần 2 Dố Nguyên Tiết 1 Phép Cộng Và Phép Trừ 2 Số Nguyên, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Neu, Bài Giải Nguyên Lý Kế Toán, Bài Giải Toán Rời Rạc Nguyễn Hữu Anh, Giải Nguyên Lí Kế Toán, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán, Bài Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Võ Văn Nhị, Giai Bai Tap Toan Roi Rac Chuong 1, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 3 Toán Đại 12, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 4 Toán 9, Giải Toán 11 Bài 1 Chương 4, Giải Bài Tập Toán Lớp 6 Chương 2, Bài Giải Nguyên Lý Kế Toán Đại Học Kinh Tế, Giai Bài 33 Trang 39 Toán Rời Rạc Nguyễn Huu Anh, Bài Giải Kế Toán Quản Trị Ueh Chương 3, Giải Bài Tập Chương 7 Euh Kế Toán Quản Trị, Bài Giải Kế Toán Quản Trị Chương 4 Ueh, Cẩm Nang Giải Toán Vật Lý 12 Nguyễn Anh Vinh, Giải Sách Bồi Dưỡng Năng Lực Toán 6 Phần 2 Số Nguyên Tiết 1, Chương 1 Nguyên Lý Máy, Chương 5 Nguyên Lý Marketing, Chương 5 Nguyên Lý Thống Kê, Chương 1 Nguyên Lý Thống Kê, Bài Tập Chương 8 Nguyên Lý Thống Kê, Nguyên Lý Marketing Chương 4, Chương Trình Đào Tạo Ngành Quản Lý Tài Nguyên Rừng, Báo Cáo Tổng Kết Chương Trình Tình Nguyện Bảo Tồn Rùa Biển Côn Đảo, Chương Trình Tình Nguyện Bảo Tồn Rùa Biển Hòn Cau, Bình Thuận, Giải Bài Tập 1 Nguyên Hàm, Giải Bài Tập 2 Nguyên Hàm, Bài Giải Nguyên Hàm, Giải Bài Tập Nguyên Hàm, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 3 Đại Số 12, Giải Bài Tập Chương 5 Vật Lý 12, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 3 Lớp 7, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 4, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 3 Đại Số 9, Giải Bài ôn Tập Chương 2 Lớp 6, Giải Bài Tập Hóa 9 Chương 4, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 3, Giải Bài Tập Chương 4 Vật Lý 12, Giải Bài Tập Chương 4 Vật Lý 10, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 4 Đại Số 12, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 4 Đại Số 10, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 4 Đại Số Lớp 11, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 2, Giải Bài Tập ôn Tập Chương Iii Đại Số 9, Giải Bài Tập Lý 11 Chương 4, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 6, Giải Bài ôn Tập Chương 1 Đại Số 8, Giải Bài ôn Tập Chương 1 Đại Số 7, Bài Giải Nguyên Lý Thống Kê, Giải Bài Tập Phần Nguyên Hàm, Nguyên Tắc Giải ô Số Sudoku, Toán 8 Giải Bài Toán Bằng Cách Lập Phương Trình Tiếp, Toán 8 Giải Bài Toán Bằng Cách Lập Phương Trình Violet, Lười Giải Phiếu Bài Tập Toán Cuối Tuần Toán 4tuân 16, Toán 9 Giải Bài Toán Bằng Cách Lập Phương Trình Violet, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 3 Hình Học 12, Giải Bài Tập Chương Halogen, Giải Bài Tập Kinh Tế Vĩ Mô Chương 3, Bài 4 ôn Tập Chương 3 Giải Tích 12, Giải Bài Tập Chương 2 Sinh Học 12, Giải Bài Tập Kinh Tế Vĩ Mô Chương 2, Bài Giải ôn Tập Chương 1 Hình Học 12, Giải Bài ôn Tập Chương 1 Hình Học 10, Giải Bài Tập ý Nghĩa Văn Chương, Giải Bài Tập Chương 5 Kinh Tế Vĩ Mô, Giải Bài Tập Chương 3 Kinh Tế Vĩ Mô, Giải Bài ôn Tập Chương 1 Hình Học 8, Bài 5 ôn Tập Chương 1 Giải Tích 12, Bài 3 ôn Tập Chương 3 Giải Tích 12, Bài 6 ôn Tập Chương 1 Giải Tích 12, Giải Bài Tập Kinh Tế Vĩ Mô Chương 4, Bài 8 ôn Tập Chương 1 Giải Tích 12, Giải Bài 2 ôn Tập Chương 1 Hình Học 11, Giải Bài ôn Tập Chương 1 Hình Học 7, Giải Bài Tập Chương 2 Sinh Học 12 Cơ Bản, Bài Giải Kinh Tế Vi Mô Chương 2, Bài Tập Kinh Tế Vi Mô Chương 3 Có Giải, Giải Bài Tập Xử Lý Tín Hiệu Số Chương 1, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 3 Hình 8, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 2 Hình Lớp 10, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 2 Hình Học 11,

Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 3, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 1, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 4, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 5, Uef Nguyên Lí Kế Toán Chương 3, Bài Tập Chương 6 Nguyên Lý Kế Toán, Chương 6 Nguyên Lý Kế Toán, Chương 7 Nguyên Lý Kế Toán, Chương 5 Nguyên Lý Kế Toán, Chương 1 Nguyên Lý Kế Toán, Nguyên Lý Kế Toán Chương 1, Nguyên Lý Kế Toán Chương 3, Nguyên Lý Kế Toán Chương 2, Bài Tập Chương 1 Nguyên Lý Kế Toán, Đề Cương ôn Tập Chương 2 Số Nguyên Toán 6, Nguyên Lí Kế Toán Chương Tài Khaonr Và Ghi Sổ, Giải Sách Bồi Dưỡng Năng Lực Tự Học Toán 6 Phần 2 Dố Nguyên Tiết 1 Phép Cộng Và Phép Trừ 2 Số Nguyên, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Neu, Bài Giải Nguyên Lý Kế Toán, Bài Giải Toán Rời Rạc Nguyễn Hữu Anh, Giải Nguyên Lí Kế Toán, Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán, Bài Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Võ Văn Nhị, Giai Bai Tap Toan Roi Rac Chuong 1, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 3 Toán Đại 12, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 4 Toán 9, Giải Toán 11 Bài 1 Chương 4, Giải Bài Tập Toán Lớp 6 Chương 2, Bài Giải Nguyên Lý Kế Toán Đại Học Kinh Tế, Giai Bài 33 Trang 39 Toán Rời Rạc Nguyễn Huu Anh, Bài Giải Kế Toán Quản Trị Ueh Chương 3, Giải Bài Tập Chương 7 Euh Kế Toán Quản Trị, Bài Giải Kế Toán Quản Trị Chương 4 Ueh, Cẩm Nang Giải Toán Vật Lý 12 Nguyễn Anh Vinh, Giải Sách Bồi Dưỡng Năng Lực Toán 6 Phần 2 Số Nguyên Tiết 1, Chương 1 Nguyên Lý Máy, Chương 5 Nguyên Lý Marketing, Chương 5 Nguyên Lý Thống Kê, Chương 1 Nguyên Lý Thống Kê, Bài Tập Chương 8 Nguyên Lý Thống Kê, Nguyên Lý Marketing Chương 4, Chương Trình Đào Tạo Ngành Quản Lý Tài Nguyên Rừng, Báo Cáo Tổng Kết Chương Trình Tình Nguyện Bảo Tồn Rùa Biển Côn Đảo, Chương Trình Tình Nguyện Bảo Tồn Rùa Biển Hòn Cau, Bình Thuận, Giải Bài Tập 1 Nguyên Hàm, Giải Bài Tập 2 Nguyên Hàm, Bài Giải Nguyên Hàm, Giải Bài Tập Nguyên Hàm, Giải Bài Tập ôn Tập Chương 3 Đại Số 12, Giải Bài Tập Chương 5 Vật Lý 12,

Giảng Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 4

Tính giá xuất kho là nội dung trọng tâm của Nguyên lý kế toán chương 4. Có 3 phương pháp để tính giá xuất kho là bình quân gia quyền (BQGQ), FIFO và thực thể đích danh. Nhưng phương pháp thực thể đích danh chúng ta chỉ tham khảo vì không ra bài tập, kể cả thi. Sử dụng bảng chữ T ở chương 3 sẽ hổ trợ nhiều cho các bài tập này.

Bài viết này mình sẽ không giới thiệu nhiều lý thuyết ngoài lề. Tập chung giải thích phương pháp tính cho các bạn là chủ yếu.

Phương pháp học

BQGQ cố địnhLà phương pháp đơn giản nhất của chương 4. Bạn chỉ cần hiểu công thức và áp dụng. Và chỉ tính giá xuất kho 1 lần duy nhất trong bài.

BQGQ chuyển độngSử dụng chung công thức của BQGQ cố định, tuy nhiên rất dễ sai vì phải tính giá kho nhiều lần trong bài. Đây là phương pháp khó nhất (theo mình). Các bạn cần bình tỉnh giải từng nghiệp vụ đến hết bài. Làm khoảng 4 bài các bạn sẽ thấy không còn khó gì nữa 😀

Có nhập thì mới có cái để xuất chứ :-P. Khi mua hàng nhập kho, các bạn có công thức tính giá nhập như sau.

Giá trị thức tế (1 đơn vị) = đơn giá + Thuế không hoàn lại + Chi phí mua – Khoản giảm được hưởng

Giải thích

Đơn giá: của 1 đơn vị khối lượng (như 1 tấn, 1 kg). Đề cho.

Chi phí mua: thường là chi phí vận chuyển. Nếu đề cho thì đó là chi phí vận chuyển cho cả đợt nhập kho, bạn phải tính ra cho 1 đơn vi.

Khoản giảm được hưởng: là các khoản giảm giá được hưỡng. Lưu ý ngoại trừ Chiết khấu thanh toán là xem như không có khoản giảm vì nó được tính vào thu nhập khác cho doanh nghiệp.

Ví dụ 1: Mua 5000 kg vật liệu A nhập kho. Giá mua 25/kg. Chiếc khấu thương mại được hưởng ngay khi mua là 1/kg.

Đơn giá 1 kg = 25 – 1

Đơn giá 5000 kg = 24*5000 = 120000

Phương pháp FIFO

First in first out (FIFO) hiểu là Nhập trước xuất trước. Trong kỳ doanh nghiệp có nhiều lần mua vật liệu thì đơn giá để tính khi xuất kho chúng ta ưu tiên xuất số lượng từ cũ nhất đến mới. Số lượng của nghiệp vụ nào thì dùng đơn giá của nghiệp vụ đó.

Ví dụ 2: Trong kỳ có tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu A như sau. (ĐVT 1000 đồng)

Tồn kho đầu kỳ: 1000 kg. Đơn giá 20/kg

Ngày 1: Mua 3000 kg vật liệu A nhập kho. giá mua 22/kg.

Ngày 2: Xuất kho 2000 kg vật liệu A cho trực tiếp sản xuất.

Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO ngày 2 hiểu như như sau:

Giá trị NVL nhập ngày 1: 3000*22 = 66000

Tồn kho cuối kỳ: 2000*22 = 44000

Cách trình bày bài làm

Như vậy các bạn thấy dùng phương pháp FIFO thì mình đã lấy vật liệu tồn kho đầu kỳ là 1000 để xuất trước và sử dụng đơn giá của đầu kỳ là 20/kg, khi không đủ số lượng để xuất mình tiếp tục lấy thêm 1000 vật liệu đã nhập ở ngày 1 với đơn giá của ngày 1 là 22/kg. Sau khi xong nghiệp vụ ở ngày 2 thì trong kho còn lại lượng vật liệu là 2000 với đơn giá 22/kg.

Phương pháp bình quân gia quyền cố định

Công thức phương pháp bình quân gia quyền cố định

Đơn giá xuất kho = (Tổng giá trị NVL đầu kỳ và nhập)/(Tổng số lượng NVL đầu kỳ và nhập)

Giải thích: Phương tính giá xuất kho này là đơn giản nhất, các bạn chỉ việc tính đơn giá xuất kho một lần. Sau đó thế vào đơn giá cho tất cả các nghiệp vụ xuất kho. Giá trị của NVL dư cuối kỳ cũng tính bằng đơn giá xuất kho đó.

Ví dụ 2.1: Trong kỳ có tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu A như sau. (ĐVT 1000 đồng)

Tồn kho đầu kỳ: 1000 kg. Đơn giá 20/kg

Ngày 1: Mua 3000 kg vật liệu A nhập kho. giá mua 22/kg.

Ngày 2: Xuất kho 2000 kg vật liệu A cho trực tiếp sản xuất.

Ngày 3: Mua 5000 kg vật liệu A nhập kho. Giá mua 25/kg. Chiết khấu thương mại được hưởng ngay khi mua là 1/kg.

Ngày 4: Xuất 3000 kg vật liệu A đi gia công.

Tính giá xuất kho theo phương pháp Bình quân gia quyền cố định trong kỳ được hiểu như sau:

Giá trị NVL đầu kỳ: 1000*20 = 20000

Giá trị NVL nhập ngày 1: 3000*22 = 66000

Giá trị NVL nhập ngày 3: 5000*24 = 120000

Đơn giá xuất kho = (20000+66000+120000)/(1000+3000+5000) = 22.89

Cách trình bày bài làm

Phương pháp bình quân gia quyền chuyển động

Công thức phương pháp bình quân gia quyền chuyển động

Giống y chang phương pháp bình quân gia quyền cố định. Nhưng cách sử dụng thì khác.

So sánh khác nhau giữa phương pháp bình quân gia quyền cố định và bình quân gia quyền chuyển động

BQGQ Cố định: Tính giá 1 lần duy nhất như ví dụ của nó.

BQGQ Chuyển động: Mỗi lần xuất kho phải tính lại đơn giá xuất kho và giá trị tồn kho còn lại sau khi xuất. Hơi khó hiểu đúng không? Vậy cùng Hiếu làm ví dụ phía dưới nè.

Ví dụ 2.1 làm theo phương pháp BGQG chuyển động hiểu như sau.

Giá trị NVL đầu kỳ: 1000*20 = 20000

Giá trị NVL nhập ngày 1: 3000*22 = 66000

Đơn giá xuất kho ngày 2 = (20000 + 66000)/(1000 + 3000) = 21.5

Giá trị NVL xuất kho ngày 2 = 2000* 21.5 = 43000

Giá trị tồn kho NVL ngày 2 = 2000* 21.5 = 43000

Giá trị nhập kho ngày 3: 5000*24 = 120000

Đơn giá xuất kho ngày 4 = (43000 + 120000)/(2000 + 5000) = 23.286

Giá trị NVL xuất kho ngày 4 = 3000* 23.286 = 69858

Giá trị tồn kho NVL ngày 4 = 4000* 23.286 = 93144

Cách trình bày bài làm

Kết

Giảng Giải Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Chương 3

Phản ánh tài khoản, ghi sổ kép và bảng cân đối tài khoản là 3 phần quan trọng trong chương 3 của môn nguyên lý kế toán. Từ chương này sẽ không còn nhiều lý thuyết như các chương trước nữa. Tuy hơi dài nhưng để hiểu và giải bài tập thôi các bạn ạ 😀

Phương pháp học

Phản ánh tài khoảnCác bạn cần nắm loại tài khoản nào tăng bên Nợ hay bên Có, giảm bên Nợ hay bên Có và có số dư hay không. Cách tính số dư cuối kỳ. (Tập trung ở mục 1.2 phần nội dung)

Ghi sổ kép & định khoảnCũng như phản ánh tài khoản (không tính số dư) nhưng các bạn chú ý các bước ghi sổ kép.

Bảng cân đối tài khoảnLà việc phản ánh tất cả tài khoản vào 1 bảng lớn, tính tổng ở tất cả cột Nợ và Có. Các bạn cũng nắm vững quy tắc như Phản ánh tài khoản.

Khái niệm tài khoản

Tài khoản là phương pháp phân loại các đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế. Mỗi đối tượng kế toán khác nhau được theo dõi trên một tài khoản riêng.

Về hình thức biểu hiện thì tài khoản là sổ kế toán được dùng để ghi chép số hiện có, số tăng lên, số giảm xuống cho từng đối tượng kế toán.

Tài khoản được nhà nước quy định thống nhất về tên gọi, số hiệu, nội dung và công dụng.

Kết cấu tài khoản và nguyên tắc phản ánh từng loại tài khoản

Kẽ bảng chữ “T”, bên trái là Nợ (Debits) bên phải là Có (Credits). Chính giữa là số hiệu tài khoản (xem trong hệ thống tài khoản kế toán) như hình dưới.

Tài khoản tài sản

Số hiệu bắt đầu là 1 và 2. Tăng bên Nợ, giảm bên Có và số dự bên Nợ.

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Cộng phát sinh tăng – Cộng phát sinh giảm

Tài khoản nguồn vốn

Số hiệu bắt đầu là 3 và 4. Tăng bên Có, giảm bên Nợ và số dự bên Có.

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Cộng phát sinh tăng – Cộng phát sinh giảm

Tài khoản doanh thu và thu nhập khác

Số hiệu bắt đầu là 5 và 7. Tăng bên Có, bên Nợ kết chuyển (911), không có số dư.

Tài khoản chi phí

Số hiệu bắt đầu là 6 và 8. Tăng bên Nợ, bên Có kết chuyển (911), không có số dư.

Tài khoản 911

Là tài khoản liên kết giữa doanh thu và chi phí. Chi phí kết chuyển ghi bên Nợ, doanh thu kết chuyển ghi bên Có và không có số dư.

Mẹo để nhớ

Tăng bên nợ là Tài sản và Chi phí.

Tăng bên có là Nguồn vốn và doanh thu.

Tài sản ngược với Nguồn vốn và Chi phí ngược với Doanh thu.

Chi phí, doanh thu và 911 không có số dư.

Doanh nghiệp sẽ mở bao nhiêu tài khoản?Doanh nghiệp có bao nhiêu đối tượng kế toán cần theo giỏi thì cần mở bấy nhiêu tài khoản.

Làm sao phân biệt được tài khoản này với tài khoản khác?Thông qua tên gọi và mỗi tên gọi phản ánh đúng đối tượng kế toán cần theo giỏi.

Giả sử chỉ dừng lại ở tên gọi thì có những tài khoản rất dài thì trong học tập và nghiên cứu phải ghi chép rất dài, có cách nào để khắc phục?Dùng số hiệu kế toán.

“Những nghiệp vụ kinh tế làm đối tượng kế toán tăng lên sẽ ghi một bên, làm đối tượng kế toán giảm sẽ ghi vào một bên.” Phát biểu này đúng hay sai?Đúng cmnr 😀

Ghi sổ kép

Khái niệm ghi sổ kép

Các bước ghi sổ kép

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán bị ảnh hưởng trong nghiệp vụ kinh tế.

Bước 2: Xác định tính tăng giảm của đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kinh tế đó.

Bước 3: Tính chất của đối tượng kế toán.

Bước 4: Định khoản.

Ví dụ 1: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 10 triệu.

Bước 1: 112 (Tiền gửi ngân hàng), 111 (tiền mặt).

Bước 2: 112↓, 111↑.

Bước 3: (112 giảm bên có, 111 tăng bên nợ)

Bước 4:

Nợ 111: 1.000.000. Có 112: 1.000.000

Ví dụ 2: Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 50 triệu đồng trả bằng tiền mặt 30 triệu, còn lại nợ người bán.

Bước 1: 221, 111, 331.

Bước 2: 221↑, 111↓, 331↑.

Bước 3:

Bước 4:

Nợ 221: 50.000.000. Có 111: 30.000.000. Có 331: 20.000.000

Các loại định khoản

Khái niệm

Định khoản kế toán là việc ghi nợ vào tài khoản nào và ghi có vào tài khoản nào ^_^

Các loại:

Mẹo lưu ý cho định khoản

Nợ và Có luôn luôn = nhau.

Nợ ghi trước, Có ghi sau và chữ “Có” thục vào bên phải chữ “Nợ” giống như 2 ví dụ trên.

Bảng cân đối kế toán cuối kỳ

Cái này không quan trọng, chỉ là ghi lại tài khoản và số dư cuối kỳ sau các khi hoàn thành tất cả các nghiệp vụ trong kỳ thôi. 😛 (Kiểm tra & thi 96.69% không cho làm cái này)

Bảng cân đối tài khoản

“Số TK” chính là số hiệu tài khoản, phần còn lại nhìn chắc các bạn cũng đủ hiểu, hơi bị đuối khi đề yêu cầu làm bảng này :))

Bài tập chương 3 – Tài khoản và ghi sổ kép

Bài tập 1

Tại doanh nghiệp Sona, trong tháng 1/201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (ĐVT: 1000 đồng)

Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 500.000

Khách hàng X thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt 200.000

Xuất quỹ tiền mặt 5.000 hỗ trợ phong trào xây nhà tình thương của thành phố.

Xuất quỹ tiền mặt 40.000 trả tiền mua nguyên vật liệu cho nhà cung cấp B.

Bổ sung vốn kinh doanh bằng tiền mặt 300.000

Xuất quỹ tiền mặt 400.000 trả tiền vay dài hạn ngân hàng.

Vay ngắn hạn công ty Z một khoản tiền 150.000 trong thời hạn 1 năm, đã nhập quỹ tiền mặt.

Xuất quỹ tiền mặt 50.000 nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước.

Thu khoản phải thu khác bằng tiền mặt 10.000

Cuối kỳ kiểm kê quỹ phát hiện thừa một khoản tiền 1.000 không rõ nguyên nhân.

Yêu cầu:

Hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản tiền mặt.

Tính tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm và số dư cuối kỳ tài khoản tiền mặt. Tài liệu bổ sung: Số dư đầu kỳ là 150.000

Bài tập 2

Tại doanh nghiệp Lee Sin, trong tháng 1/201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (ĐVT: 1000 đồng)

A. Giá trị vốn đầu tư của CSH trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/201X là 800.000

Nhà nước cấp cho doanh nghiệp 1 tài sản cố định trị giá 300.000

Doanh nghiệp dùng quỹ đầu tư phát triển bổ sung vốn đầu tư CSH 50.000

Nhận góp vốn tham gia liên doanh bằng tiền mặt 150.000

Thực hiện bút toán kết chuyển nguồn vốn từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản sang vốn đầu tư CSH 400.000

Xuất quỹ tiền mặt trả lại vốn góp công ty A 200.000

Yêu cầu:

Hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản nguồn vốn đầu tư của CSH

Tính tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm và số dư cuối kỳ của tài khoản vốn đầu tư của CSH

Bài tập 4

Tính lương phải trả cho bôn phận quản lý doanh nghiệp 30.000

Tính khấu hao phân bổ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000

Tiền điện, nước, điện thoại phải trả ở các bộ phận quản lý doanh nghiệp 15.000

Chi phí tiếp khách đã chi bằng tiền mặt được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp 5.000

Yêu cầu:

Hãy phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.

Thực hiện bút toán kết chuyển chi phi vào lúc cuối kỳ, tính tổng phát sinh tăng, tổng phát sinh giảm và số dư cuối kỳ tài khoản thu nhập khác.

Bài tập 5

Hãy ghi sổ kép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây.

Rút quỹ tiền mặt đem gửi vào ngân hàng 2.500.000

Mua hàng hóa nhập kho thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 80.000

Dùng lãi chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển là 10.000

Dùng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bổ sung vốn đầu tư của CSH 200.000

Nhận bổ sung thêm vốn kinh doanh bằng tiền mặt 200.000

Dùng lãi chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triễn 25.000 và quỹ khen thưởng phúc lợi 10.000

Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 10.000 và công dụng cụ trị giá 20.000 chưa thanh toán người bán.

Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một lượng hàng hóa trị giá 50.000 và một tài sản cố định trị giá 100.000

Xuất quỹ tiền mặt trả lương cho công nhân viên là 80.000 và trả các khoản phải trả khác là 10.000

Nhân viên đơn vị thanh toán tạm ứng bằng lượng nguyên vật liệu trị giá 40.000 và công dụng cụ trị giá 20.000

Bài tập 6

Anh Hiếu thành lập công ty với các thông tin như sau (ĐVT: 1000 đồng)

Chuyển khoản góp vốn vào tài khoản ngân hàng của công ty 1.000.000

Mua tài sản cố định hữu hình chưa thanh toán người bán X 500.000

Chuyển khoản trả tiền mua nguyên vật liệu cho người bán Y còn nợ 100.000

Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập bảng cân đối kế toán sau khi kết thúc các nghiệp vụ.

Giải bài tập nguyên lý kế toán chương 3

Nếu không hiểu chổ nào các bạn cứ tự nhiên đặt câu hỏi, mình sẽ giải đáp.

Full Giải Bài Tập Tự Luận Chương 4 Nguyên Lý Kế Toán 2022

04:24:07 07-04-2020

Đáp án chi tiết Chương 4 tự luận môn Nguyên Lý Kế Toán, các em dùng để tham khảo học tập, trong quá trình làm khó tránh khỏi sai sót, các bạn có thể trao đổi và hỏi đáp cũng như phản hồi về group Ôn luyện Nguyên lý kế toán NEU, đội ngũ Admin sẽ hỗ trợ học tập. Ảnh group Facebook

Chương 4 : HÀNG TỒN KHO

Bài 1: Công ty MUSIC

1)

Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Giá trị tồn kho đầu kỳ = 250 x 100 = 25.000 Giá trị tồn kho thực nhập trong kỳ = 200 x 90 + 100×92 + 50×86 = 31.500 Số lượng tồn kho đầu kỳ = 250 Số lượng thực nhập trong kỳ = 200 + 100 + 50 = 350 Áp dụng CT, ta có Từ đề bài, SL hàng bán trong kỳ = 160 + 35 + 150 + 180 = 525 Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

  Nhập Xuất Tồn

  Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền

1/6/15             250 100 25.000

6/6/15       160 100 16.000 90 100  9.000

13/6/15 200 90 18.000       90 100  9.000

              200 90 18.000

18/6/15       35 100  3.500 55 100  5.500

              200 90 18.000

22/6/15       55 100  5.500      

        95 90  8.550 105 90  9.450

28/6 100 92 9.200       105 90  9.450

              100 92  9.200

30/6 50 86 4.300       105 90  9.450

              100    92  9.200

              50 86  4.300

30/6       105 90  9.450      

        75 92  6.900 25 92  2.300

              50 86  4.300

CK 350   31.500 525   49.900 75    6.600

Phương pháp thực tế đích danh Giá trị xuất kho ngày 06/06: 160×100 = Giá trị xuất kho ngày 18/06: 35×90 = Giá trị xuất kho ngày 22/06: 90×100 + 60×90 = Giá trị xuất kho ngày 30/06: 100 x 92 + 80×90 = 2) Định khoản NV1a: Nợ TK Giá vốn hàng bán: 15.067 Có TK Hàng hóa: 15.067 NV1b Nợ TK Phải thu khách hàng: Tổng Có TK Doanh thu bán hàng: 160×130 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 160x130x10% NV2 Nợ TK Hàng hóa: 200×90 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 10%x200x90 Có TK Phải trả người bán: Tổng NV3a Nợ TK Giá vốn hàng bán: 94×35 Có TK Hàng hóa: 94×35 NV3b Nợ TK Tiền mặt: tổng Có TK Doanh thu bán hàng: 35×150 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 35x150x10% NV4a: Nợ TK Giá vốn hàng bán: 150×94 Có TK Hàng hóa: 150×94 NV4b: Nợ TK Phải thu khách hàng: tổng Có TK Doanh thu bán hàng: 150×145 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 150x145x10% NV5: Nợ TK Hàng hóa: 100×92 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 100x92x10% Có TK TGNH: tổng NV6: Nợ TK Hàng hóa: 86×50 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 86x50x10% Có TK Phải trả người bán: tổng NV7a: Nợ TK Giá vốn hàng bán: 180*94 Có TK Hàng hóa: NV7b: Nợ TK TGNH:Tổng Có TK Doanh thu bán hàng: 180×150 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 180x150x10% Yêu cầu 1

Hạch toán sai Hạch toán đúng Điều chỉnh Ảnh hưởng BC

NV1 Nợ TK Hàng hóa: 378.800 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 37.880 Có TK Phải trả người bán: 416.680 NV1 Nợ TK Hàng hóa: 387.800 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 38.780 Có TK TGNH: 426.580 NV1 Nợ TK Hàng hóa: 9.000 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 900 Nợ TK Phải trả người bán: 416.680 Có TK TGNH: 426.580 NV1 Tổng TS và Tổng NV giảm 416.680 Chi tiết: Hàng hóa bị đánh giá thấp hơn thực tế 9000, thuế gtgt đầu vào thấp đi 900, Phải trả người bán bị đánh giá cao: 416.680, TGNH bị đánh giá cao : 426.580

NV2 x2 Nợ TK Hàng hóa: 2a Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 2×10%a Có TK TGNH: 2,2a NV2   Nợ TK Hàng hóa: a Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 10%a Có TK TGNH: 1,1a NV2   Nợ TK TGNH: 1,1a Có TK Hàng hóa: a Có TK Thuế GTGT đầu vào 0,1 a NV2 Giá trị HTK sai lệch 60.000 Từ đó, ta có Hàng hóa bị ghi tăng lên a, (tức a = 60.000). Ảnh hưởng là TGNH bị đánh giá thấp hơn thực tế 66.000, thuế GTGT bị đánh giá cao: 6.000, hàng hóa bị đánh giá cao: 60.000

NV3 NV3 NV3 NV3 Phụ tùng xe máy bị đánh giá thấp hơn thực tế 50.000 Không ảnh hưởng

  Yêu cầu 2: Có ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh khi mà bán hàng hóa đó.   Yêu cầu 3: Đã thực hiện trên bảng trên ở cột điều chỉnh

Yêu cầu 1Yêu cầu 2:Có ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh khi mà bán hàng hóa đó.Yêu cầu 3:Đã thực hiện trên bảng trên ở cột điều chỉnh

Bài 3: Công ty Mobile

Yêu cầu 1: Xác định giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán = Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị mua trong kỳ – Giá trị tồn kho cuối kỳ = 189.700 + 879.000 + 40.000 -15.500 – 212.000 = a Yêu cầu 2: Tính lợi nhuận gộp và lập BCKQKD Lợi nhuận gộp = Doanh thu – CK thương mại,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại – giá vốn hàng bán = 1.100.000 – 10.000 – a Báo cáo KQKD – Công ty Mobile Quý 4/N (đơn vị tính: 1.000đ)

CHỈ TIÊU Thành tiền

Doanh thu bán hàng 1.100.000

CK bán hàng (10.000)

Doanh thu thuần 1.090.000

Giá vốn hàng bán (881.200)

Lợi nhuận gộp 208.800

Doanh thu hoạt động tài chính –

Chi phí hoạt động tài chính –

Chi phí bán hàng và quản lý chung (112.000)

Lợi nhuận từ HĐKQ 96.800

Ảnh group FacebookYêu cầu 1: Xác định giá vốn hàng bánGiá vốn hàng bán = Giá trị tồn kho đầu kỳ + Giá trị mua trong kỳ – Giá trị tồn kho cuối kỳ = 189.700 + 879.000 + 40.000 -15.500 – 212.000 = aYêu cầu 2: Tính lợi nhuận gộp và lập BCKQKDLợi nhuận gộp = Doanh thu – CK thương mại,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại – giá vốn hàng bán = 1.100.000 – 10.000 – aBáo cáo KQKD – Công ty MobileQuý 4/N (đơn vị tính: 1.000đ)

Bài 4: Công ty WEATHER

Yêu cầu 1: – Đơn giá xuất kho vải sợi thiên nhiên: Tổng giá trị tồn kho đầu kỳ = 1000 x 200 Tổng giá trị nhập kho trong kỳ = 3000×180 – 10000 Số lượng tồn kho đầu kỳ = 1000 Số lượng thực nhập trong kỳ =  3000 – Đơn giá xuất kho vải sợ nhân tạo: Tổng giá trị tồn kho đầu kỳ = 2000×100 Tổng giá trị nhập kho trong kỳ = 440000+10000 Số lượng tồn kho đầu kỳ = 2000 Số lượng thực nhập trong kỳ =  4000 Yêu cầu 2: NV1 Nợ TK Nguyên vật liệu_Vải sợi thiên nhiên: 3000×180 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 10%x3000x180 Có TK Phải trả người bán: Tổng NV2a Nợ TK Nguyên vật liệu_Vải sợi nhân tạo: 440000 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 44000 Có TK TGNH: Tổng NV2b Nợ TK Nguyên vật liệu_Vải sợi nhân tạo: 10000 Có TK Tiền mặt: 10000 NV3 Nợ TK Chi phí NVL: Tổng Có TK Nguyên vật liệu_Vải sợi thiên nhiên: 1000×182,5 Có TK Nguyên vật liệu_Vải sợ nhân tạo: 2000×108,33 NV4 Nợ TK Phải trả người bán: 11000 Có TK Nguyên vật liệu_Vải sợi thiên nhiên: 10000 Có TK Thuế GTGT đầu vào:  1000 NV5 Nợ TK Chi phí NVL:Tổng Có TK Nguyên vật liệu _Vải sợi thiên nhiên: 500×182,5 Có TK Nguyên vật liệu_Vải sợi nhân tạo:  1000×108,33 NV6 Nợ TK Nguyên vật liệu_Vải sợi thiên nhiên Có TK Chi phí NVL: 100×182,5 Yêu cầu 3: Xem hướng dẫn bằng video trong khóa học online trên

Bài 5: Công ty TNHH ICH

Yêu cầu 1: Tổng giá trị tồn kho đầu kỳ: 1200×1250 Tổng giá trị thực nhập trong kỳ = 800×1342/1,1 – 800×1342/1,1×0,8% Số lượng tồn kho đầu kỳ: 1200 Số lượng thực nhập trong kỳ: 800 Đơn giá bình quân xuất kho: = (1200×1250+800×1342/1,1 – 800×1342/1,1×0,8%)/(1200+800) =   1234 Tổng giá trị xuất kho: =1234x(200+350+500) = 1.295.700 (nghìn đồng) Yêu cầu 2: Doanh thu bán hàng = 200×1400 + 350×1380 + 500×1370 = 1448000 Chiết khấu bán hàng = 1%x350x1380x1,1 = 4830 Giá vốn hàng bán = 1.295.700 Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng – Chiết khấu bán hàng – Giá vốn hàng bán =  147.470

Bài 6: Công ty TNHH ICH

NV1a Nợ TK Giá vốn hàng bán: 200×1234 Có TK Hàng hóa: 200×1234 NV1b Nợ TK Phải thu khách hàng: Tổng Có TK Doanh thu bán hàng: 200×1400 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 10%x200x1400 NV1c Nợ TK Chi phí bán hàng: 1200 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 120 Có TK Tiền mặt: 1320 NV2a Nợ TK Giá vốn hàng bán: 350×1234 Có TK Hàng hóa: 350×1234 NV2b Nợ TK TGNH: Tổng Có TK Doanh thu bán hàng: 350×1380 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 350x1380x10% NV2c Nợ TK Chiết khấu bán hàng: 1%x350x1380 Nợ TK Thuế GTGT phải nộp: 1%x350x1380x0,1 Có TK Tiền mặt: tổng NV3a Nợ TK Hàng hóa: 800×1342/1,1 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 10%x800x1342/1,1 Có TK Phải trả người bán: Tổng 1 NV3b: Nợ TK Phải trả người bán: Tổng 2 Có TK Hàng hóa: 800x1342x0,8%/1,1 Có TK Thuế GTGT đầu vào: 800x1342x0,8%x10%/1,1 NV3c: Nợ TK Phải trả người bán: Tổng 1 – Tổng 2 Có TK TGNH: NV4a: Nợ TK Giá vốn hàng bán: 500×1234 Có TK Hàng hóa: NV4b: Nợ TK Phải thu khách hàng: Tổng Có TK Doanh thu bán hàng: 500×1370 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 500x1370x10%

Bài 7: Công ty TVT. FIFO

Nợ TK Hàng hóa: 1000×1875 Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 10%x1000x1875 Có TK Phải trả người bán: Tổng NV2a Nợ TK Giá vốn hàng bán: = 500×1800+300×1875= 1.462.500 [1] Có TK Hàng hóa: 1.462.500 NV2b Nợ TK Phải thu khách hàng: Tổng Có TK Doanh thu bán hàng: 800×2450 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 10%x800x2450 NV2c Nợ TK Chiết khấu thương mại: 2% x 800×2450 Nợ TK Thuế GTGT phải nộp: 10%x2%x800x2450 Có TK Tiền mặt: Tổng NV3 Nợ TK Hàng gửi bán 250×1875 Có TK Hàng hóa: 250×1875 NV4a Nợ TK Giá vốn hàng bán: 110000 Có TK Hàng gửi bán: 110000 NV4b Nợ TK TGNH: Tổng Có TK Doanh thu bán hàng: 170000 Có TK Thuế GTGT phải nộp: 17000  

Bài 8: Công ty TVT

Yêu cầu 1: Xem video bài giảng chị Nguyễn Ngọc Linh trên chúng tôi <Chương 1- free) Yêu cầu 2: Theo pp BQ Cả kỳ dự trữ Tổng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ: 500×1800 Tổng giá trị hàng tồn kho nhập trong kỳ: 1000×1875 Số lượng tồn đầu kỳ = 500 Số lượng nhập kho trong kỳ = 1000 Đơn giá xuất kho bình quân = (500×1800 + 1000×1875)/(500+1000) = 1850 Tổng giá vốn bán hàng trong kì [2] = 1850 x 800 =  1.480.000 Khi thay đổi phương pháp tính giá trị xuất kho từ FIFO sang BQ cả kỳ dự trữ thì giá vốn hàng bán thay đổi từ [1] sang [2] tức là 1.462.500 – 1.480.000 =  (17.500) tức là giảm 17.500 Lập luận tý: Giá trị hàng hóa cuối kỳ = Giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ  – giá vốn hàng bán trong kỳ Phương pháp tính giá xuất kho tác động ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, không tác động đến giá trị tồn đầu kỳ và giá trị thực nhập trong kỳ. Vì vậy nếu giá vốn hàng bán giảm 17.500 khi thay đổi từ FIFO sang BQCKDT thì tức là giá trị hàng hóa cuối kỳ sẽ tăng 17.500 khi thay đổi từ FIFO sang BQCKDT.  

Bài 10: Công ty Hoa Ban

(1) FIFO Xác định giá vốn: Giá trị tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ = 2000×60 + (2500×68+4000×73+2500×82) = 787000 Giá trị tồn kho cuối kỳ = 2500×82 +1000×73 = 278000 Tổng giá vốn = 509000  (2) LIFO Xác định giá vốn: Giá trị tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ = 2000×60 + (2500×68+4000×73+2500×82) = 787000 Giá trị tồn kho cuối kỳ = 2000×60 + 1500×68 = 222000 Tổng giá vốn = 565000 (3) Bình quân Tổng giá trị tồn đầu kỳ: = 2000×60 Tổng giá trị nhập trong kỳ: = 2500×68 + 4000×73 + 2500×82 SL tồn đầu kỳ: 2000 SL nhập trong kỳ: 2500+4000+2500 Đơn giá xuất bình quân = (2000×60+2500×68 + 4000×73 + 2500×82)/( 2000+2500+4000+2500) = 71,55 Giá trị tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ = 2000×60 + (2500×68+4000×73+2500×82) = 787000 Giá trị tồn kho cuối kỳ = (2000+2500-2300+4000+2500-5200)* 71,55 Tổng giá vốn = 536.575

Bộ tài liệu tham khảo mới nhất năm 2020

: Nguyên Lý Kế Toán