Top 3 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Sgk Ngữ Văn 7 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Bài 2 Trang 9 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 9 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cổng trường mở ra

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 9 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Cổng trường mở ra ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

Trả lời bài 2 trang 9 SGK Ngữ văn 7 tập 9

Gợi ý làm bài

Viết đoạn văn theo hệ thống ý sau:

– Sự chuẩn bị trước ngày khai trường

– Cảm xúc tối trước ngày khai trường

– Khung cảnh đường đến trường

– Suy nghĩ và cảm xúc khi rời vòng tay mẹ bước vào bên trong cánh cổng trường.

– Cảnh vật ngôi trường mới ( cây cối, sân trường, lớp học, bạn bè mới, thầy cô…)

– Cảm xúc khi nghe thầy cô phát biểu ngày khai trường

– Cảm xúc khi gặp cô giáo chủ nhiệm lớp

Bài văn tham khảo

Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc trôi đi, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi trưa tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yểm nắm Lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần nầy tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi dang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dúm nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thầm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Đã trải qua 7 mùa khai trường rồi. Nhưng với em những kí ức về ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời mình vẫn cứ hiện lên một một khi em nghĩ về nó. Chỉ cần nghĩ tới là em lại cảm thấy rạo rực và nhớ y nguyên cảm xúc ban đầu ấy. Buổi sáng hôm đó không cần mẹ phải đánh thức dậy, em đã dậy rất sớm để chuẩn bị trang phục và chải tóc thật gọn gàng rồi xem lại cặp sách, mở nó ra em cảm nhận được mùi thơm của những quyển sách đã được bọc nhãn cẩn thận, tất cả mọi thứ đều mới. Tâm trạng của em hôm ấy ôi sao cũng rạo rực lạ kì như thế. Mọi thứ đã sẵn sàng, mẹ dắt tay em đi trên con đường làng quen thuộc, cùng mẹ bước đi nhưng lòng em lại bắt đầu thấy hơi hồi hộp và lo lắng, chắc cũng đã cảm nhận được sự hồi hộp của em mà mẹ đã an ủi em bằng cách kể lại ngày đầu tiên mẹ được ông ngoại dẫn tới ngày khai trường đầu tiên của mình. Em như cuốn vào câu chuyện của mẹ mà quên đi cảm giác hồi hộp ban đầu. Ngày đầu tiên tới trường của em đã diễn ra rất suôn sẻ và tuyệt vời.

Bài 1 Trang 47 Sgk Ngữ Văn 7

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo).

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 47 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm. Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

Trả lời bài 1 trang 47 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

* Các trạng ngữ trong hai đoạn văn:

a)

– Ở loại bài thứ nhất

– Ở loại bài thứ hai

b)

– Đã bao lần

– Lần đầu tiên chập chững bước đi

– Lần đầu tiên tập bơi

– Lần đầu tiên chơi bóng bàn

– Lúc còn học phổ thông

– Về môn hóa

* Tác dụng của các trạng ngữ trên:

– Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

– Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

Cách trả lời 2:

a) Trạng ngữ:

b) Trạng ngữ:

Cách trả lời 3:

a)

– Kết hợp các bài này lại : trạng ngữ chỉ cách thức.

– Ở loạt bài thứ nhất ; Ở loạt bài thứ hai : trạng ngữ chỉ trình tự lập luận. Nhấn mạnh về sự phong phú trong thơ Hồ Chí Minh.

b)

– Lần đầu tiên chập chững bước đi; Lần đầu tiên tập bơi; Lần đầu tiên chơi bóng bàn; Lúc còn học phổ thông : trạng ngữ chỉ thời gian, nhấn mạnh vào thời điểm.

– Về môn hóa : trạng ngữ chỉ phương diện.

Chúc các em học tốt !

Giải Soạn Bài Điệp Ngữ Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 112 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Phân tích cái hay của điệp ngữ trong bài thơ.

Bài tập 1. Bài tập 1, trang 153, SGK. 2. Bài tập 2, trang 153, SGK. 3. Bài tập 3, trang 153, SGK. 4. Bài tập 4, trang 153, SGK. 5. Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất ?

Khăn …

Khăn vắt lên vai ?

Khăn …

Khăn chùi nước mắt ?

Đèn …

Mà đèn chẳng tắt ?

Mắt …

Mắt không ngủ yên ?

6. Phân tích cái hay của điệp ngữ trong bài thơ sau đây

Ò… ó… o

Ò… ó… o

Tiếng gà

Tiếng gà

Giục quả na

Mở mắt

Tròn xoe

Giục hàng tre

Đâm măng

Nhọn hoắt

Giục hàng chuối

Thơm lừng

Trứng cuốc

Giục hàng đậu

Nảy mầm

Giục bông lúa

Uốn câu

Giục con trâu

Ra đồng

Giục đàn sao

Trên trời

Chạy trốn

Gọi ông trời

Nhô lên

Rửa mặt

Ôi bốn bề

Bát ngát

Tiếng gà

Ò… ó… o

Ò… ó… o

Gợi ý làm bài

1. a) Đoạn thứ nhất : Em hãy đặt lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào bối cảnh lịch sử của nước ta năm 1945 để thấy rõ ở thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề gì (vấn đề mà tác giả lặp đi lặp lại).

b) Đoạn thứ hai : Tìm từ được lặp lại nhiều lần (điệp ngữ) và giải thích vì sao tác giả dùng điệp ngữ đó.

2. Trước hết, tìm các điệp ngữ, sau đó vận dụng kiến thức đã học để xác định dạng của điệp ngữ này (điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp hay điệp ngữ chuyên tiếp).

3. a) Sử đụng điệp ngữ là để đạt hiệu quả diễn đạt tốt chứ không phải viết những câu văn rườm rà, lặp đi lặp lại các từ ngữ một cách không cần thiết như trong đoạn văn này.

b) Bỏ bớt những từ ngữ trùng lặp không cần thiết. Có thể gộp hai hoặc nhiều câu thành một câu.

4. Khi viết đoạn văn phải chú ý sử dụng điệp ngữ có tác dụng tốt như đã học.

5. Đọc qua cả bài để tìm xem ở đây tác giả muốn nhấn mạnh điều gì, từ đó xác định điệp ngữ thích hợp.

6. Chú ý đến tác dụng của các điệp ngữ trong việc tạo âm thanh, cảnh sắc làng quê lúc rạng sáng.

Soạn Bài Chơi Chữ Trang 163 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

I. THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ?

Đọc bào ca dao sau đây và trả lời câu hỏi.

Bà già đi chợ Cầu Đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. 1. Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này? 2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa trên hiện tương gì của từ ngữ. 3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì? Trả lời: 1.

– Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.

– Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ

3. Cách vận dụng như thế gây cảm giác bất ngờ thú vị. Câu trả lời của thầy bói tuy đượm chút hài hước nhưng không cay độc.

(2) Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm “m” tới 14 lần ⟹ Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

(3) Nói lái: Cá đối nói lái thành cối đá – Mèo cái nói lái thành mái kèo ⟹ nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

(4) Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

+ Sầu riêng – danh từ – chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ – chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

III. LUYỆN TẬP 1. Trong bài thơ trên, cho biết tác giả đã dùng các từ ngữ nào để chơi chữ? Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà, Rắn đầu biếng học chẳng ai tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối, Lằn lưng cam chịu dấu roi tra, Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

(Lê Quý Đôn)

Trả lời:

– Liu diu, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, lưng, lổ…là tên các loài rắn.

– Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:

++) liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)

++) Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.

2. Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không? – Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn. – Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp. Trả lời:

Câu 1: thịt, mỡ, giò, nem, chả.

Câu 2: nứa tre, trúc, hóp.

Cách nói này cũng là một lối chơi chữ.

3. Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo. Trả lời:

hay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):

Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả. Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò. Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện. 4. Trong bài thơ Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào? Cảm ơn bà biếu gói cam, Nhận thì không đúng, từ làm sao đây? Ăn quả nhớ kẻ trống cây, Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai? Trả lời:

Trong bài thơ này, Bác Hồ đã chơi chữ bằng các từ đồng âm: cam. Thành ngữ Hán việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận; hết, cam: ngọt, lai: đến)

Nghĩa bóng của thành ngữ này là hết khổ sở đến lúc sung sướng. “Cam” trong “cam lai” và cam trong gói “cam” là đồng âm.