Top 3 # Xem Nhiều Nhất Giải Bài Tập Sinh 11 Bài 3 Ngắn Nhất Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Asianhubjobs.com

Sinh Học 11 Bài 3 Thoát Hơi Nước Ngắn Nhất

Sinh học 11 bài 3 Thoát hơi nước là tâm huyết biên soạn của nhiều thầy cô giáo bộ môn sinh học giúp các em hệ thống lại kiến thức vận dụng làm bài tập sinh học 11 bài 3 SGK. Top bài giải sinh học lớp 11 hay nhất được cập nhật chi tiết tại Soanbaitap.com.

Sinh học 11 bài 3 Thoát hơi nước thuộc: CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG và nằm trong A – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Hướng dẫn giải bài tập Sinh học 11 bài 3 Thoát hơi nước

Đọc bảng 3 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?

+ Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?

– Dựa vào các số liệu trong bảng 3, hình 3.3 và những điều vừa nêu, hãy cho biết những cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá.

Lời giải chi tiết

+ Số liệu về số lượng khí khổng/mm 2 ở mặt trên và mặt dưới với cường độ thoát hơi nước mg/24 giờ của mỗi mặt lá: mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên, ở cả ba loài cây cường độ thoát hơn nước của mặt dưới cao hơn mặt trên.

→ Tốc độ thoát hơi nước tỉ lệ với số lượng khí khổng phân bố trên bề mặt lá.

+ Mặt trên của cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi nước chứng thực rằng quá trình thoát hơi nước có thể xảy ra không qua con đường khí khổng. Bởi vì, hơi nước có thể khuếch tán qua lớp biểu bì của lá khi nó chưa bị lớp cutin dày che phủ, gọi là thoát hơi nước qua cutin.

– Cấu trúc tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá là khí khổng và cutin.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 bài 3 Thoát hơi nước ngắn nhất

Giải bài 1 trang 19 SGK Sinh học 11. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?

Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:

– Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều thoát ra ngoài môi trường, và phần lớn thoát ra qua khí khổng ở lá, việc này làm cho phía dưới tán cây, nhiệt độ thường thấp hơn khoảng 6-10 độ C so với môi trường, người dưới gốc cây sẽ thấy mát hơn.

– Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O2 cũng được khuếch tán ra môi trường và CO2 cũng được lá hấp thu. Việc có nhiều O2 và ít CO2 xung quanh sẽ khiến cho người đứng dưới tán cây dễ chịu hơn.

– Các mái che bằng vật liệu xây dựng không thể làm được hai điều trên, ngoài ra chúng còn hấp thu nhiệt độ môi trường và khó giải phóng nhiệt. Vì vậy người đứng dưới mái che sẽ luôn cảm thấy nóng hơn so với khi đứng dưới bóng cây.

Giải bài 2 trang 19 SGK Sinh học 11. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?

So với cây ở trên đồi, thì cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn. Vì:

– Cây ở trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi, do vậy chúng có khả năng lấy được nhiều nước hơn (được tưới thường xuyên, được chăm sóc nhiều hơn, và độ dốc của vườn cũng thường thấp hơn so với độ dốc của sườn đồi) vì vậy lượng nước được thoát ra cũng nhiều hơn.

– Ngược lại cây trên đồi được sống trong điều kiện ít được chăm sóc và tưới nước, môi trường nhiều gió và nhiều nắng hơn → chúng thích nghi với điều kiện sống khô hạn, lá cây hình thành lớp cutin dày hơn để hạn chế sự thoát hơi nước qua cutin .

Giải bài 3 trang 19 SGK Sinh học 11. Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?

Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Vì:

– Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ khí mở ra, hơi nước thoát ra.

– Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng lại làm lỗ khí đóng lại, hơi nước không thể thoát ra.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Giải Bt Sinh 8 (Ngắn Nhất)

Giới thiệu về Giải BT Sinh 8 (ngắn nhất)

Bài 1: Bài mở đầu Bài 2: Cấu tạo cơ thể người Bài 3: Tế bào Bài 4: Mô Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô Bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận động

Bài 7: Bộ xương Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Bài 10: Hoạt động của cơ Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Chương 3: Tuần hoàn

Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Bài 17: Tim và mạch máu Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chương 4: Hô hấp

Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Bài 21: Hoạt động hô hấp Bài 22: Vệ sinh hô hấp Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Chương 5: Tiêu hóa

Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Bài 31: Trao đổi chất Bài 32: Chuyển hóa Bài 33: Thân nhiệt Bài 34: Vitamin và muối khoáng Bài 35: Ôn tập học kì 1 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần Bài 37: Thực hành: Tiêu chuẩn một khẩu phần cho trước

Chương 7: Bài tiết

Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Bài 39: Bài tiết nước tiểu Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da Bài 42: Vệ sinh da

Chương 9: Thần kinh và giác quan

Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh Bài 45: Dây thần kinh tủy Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian Bài 47: Đại não Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác Bài 50: Vệ sinh mắt Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội tiết

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận Bài 58: Tuyến sinh dục Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương 11: Sinh sản

Bài 60: Cơ quan sinh dục nam Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người Bài 66: Ôn tập – Tổng kết

Soạn Bài: Lượm (Ngắn Nhất)

Soạn Câu 1 trang 76 ngắn nhất

Bài thơ kể và tả về Lượm qua các sự việc khi Lượm đi liên lạc, bằng lời nhân vật người chú.

Bố cục:

– 5 khổ thơ đầu: hai chú cháu gặp gỡ ở Huế.

– 7 khổ thơ tiếp: Lượm hi sinh anh dũng

– Phần còn lại: Hình ảnh Lượm trong lòng người dân và tổ quốc

Soạn Câu 2 trang 76 ngắn nhất

* Hình ảnh Lượm từ khổ 2 đến khổ 5 dược miêu tả:

– Trang phục: Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch.

– Hình dáng: Loắt choắt.

– Cử chỉ: Thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên

– Lời nói: Tự nhiên, thật thà.

→ Làm nổi bật lên hình ảnh Lượm là cậu bé nhỏ nhắn, vui tươi, nhanh nhẹn, hồn nhiên và rất dũng cảm

* Các yếu tố nghệ thuật đã góp phần khắc họa rõ nét và sinh động hình ảnh Lượm.

Soạn Câu 3 trang 76 ngắn nhất

– Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm vô cùng nguy hiểm. Sự hy sinh anh dũng của Lượm gợi ra sự thương mến, đáng khâm phục.

– Những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:

+ Ra thế

Lượm ơi !…

→ diễn tả sự đau xót, sửng sốt đến lặng người.

+ Thôi rồi, Lượm ơi! → lời cảm thán, niềm hy vọng cậu bé còn sống đã vụt tắt.

+ Lượm ơi, còn không? → sự thảng thốt của người chú khi hiểu rằng Lượm đã chết, nhưng không tin vào sự thật

Soạn Câu 4 trang 76 ngắn nhất

Người kể gọi Lượm bằng: Cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

Quan hệ giữa chú cháu cũng là giữa hai đồng chí, giữa nhà thơ và một chiến sĩ đã hy sinh. Từ “chú bé” – người cháu của mọi người, của đất nước. → thể hiện tình cảm gần gũi, yêu mến của nhà thơ với chú bé.

Soạn Câu 5* trang 76 ngắn nhất

Lượm ơi, còn không?

Sau câu thơ, tác giả lặp lại 2 khổ thơ đầu qua đó muốn khẳng định Lượm không chết trong lòng chú, Lượm còn sống mãi cùng non sông, đất nước.

Luyện tập

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Gợi ý:

– Sự chuẩn bị của chú bé Lượm, ngoại hình, tâm trạng của Lượm?

– Hoàn cảnh đi liên lạc, mật thư rất quan trọng, trận đánh dữ dội, đạn như mưa.

– Khi Lượm bị trúng đạn …

– Cảm nghĩ của em trước sự hy sinh anh dũng của Lượm.

Tổng kết bài thơ Lượm

Soạn Văn Lớp 9 Bài Mã Giám Sinh Mua Kiều Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn hay nhất : Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Phân tích những nét về ngoại hình, tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh. Câu 2(trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều. Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích.

Câu hỏi bài Mã Giám Sinh mua Kiều tập 1 trang 99

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phân tích những nét về ngoại hình, tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.

Câu 2(trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Trả lời câu 1 soạn văn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trang 99

Trong đoạn trích, từ ngoại hình tới tính cách, bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh được bộc lộ

– Ngoại hình: nhẵn nhụi, bảnh bao

– Cử chỉ, hành động, cách nói năng: ngồi tót sỗ sàng, đắn đo cân sắc cân tài, ép cùng cầm nguyệt, thử bài quạt thơ, cò kè bớt một thêm hai…

+ Tính cách: thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người như món hàng hóa để mua bán, bớt xén, giả dối từ việc giới thiệu lí lịch, trình bày mục đích mua Kiều

Trả lời câu 2 soạn văn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trang 99

Cuộc đời Kiều là cô gái tài hoa bạc mệnh, cuộc đời nàng là chuỗi bi thương đau đớn

– Tình cảnh tội nghiệp: gia đình Kiều gặp cơn nguy biến, Kiều phải bán mình cứu cha

b, Nỗi đau đớn tới quặn lòng khi một cô gái khuê các, sống trong cảnh êm ấm bị ném vào cuộc đời đầy ô trọc, ngang trái, bất công

+ Nỗi đau đớn khi “thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”, nỗi đau đớn khi phải chấp nhận bán mình

+ Trong lòng nàng nhiều mối lo lắng, sợ hãi: tình duyên dang dở, gia đình gặp nạn, vẫn phải đàn hát làm thơ cho Mã Giám Sinh vừa lòng, trong lòng chất chứa nỗi lo lắng cho thân phận, cuộc đời bất định của mình

Trả lời câu 3 soạn văn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trang 99

Đoạn trích là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:

+ Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị xem thường, chà đạp

+ Vạch trần bộ mặt, thực trạng xã hội đen tối, thế lực, đồng tiền lộng hành

Gián tiếp lên án thế lực phong kiến đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, lên án thế lực đồng tiền bất nhân

– Thể hiện thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 1, giải ngữ văn lớp 9 tập 1, soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Mã Giám Sinh mua Kiều siêu ngắn